-->
Hiển thị các bài đăng có nhãn Dinh dưỡng cho bé. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Dinh dưỡng cho bé. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Các mẹ cùng tìm hiểu nhu cầu chung nhất của bé 9-10 tháng để chăm bé tốt nhất nhé.

Bé 9 – 10 tháng tuổi đã có nhiều thay đổi đáng kể về nhu cầu dinh dưỡng cũng như nhịp sinh hoạt. Các mẹ cùng tìm hiểu các nhu cầu chung nhất của các bé để chăm bé một cách hợp lý nhé:

- Mẹ cần cho bé ăn đủ ba bữa chính (bột hoặc cháo nấu nhuyễn) và bổ sung thêm khoảng 700 – 900 ml sữa mẹ hoặc sữa công thức mỗi ngày. Thời gian này, mẹ có thể bắt đầu tập cho bé tự bốc các loại thức ăn mềm cắt nhỏ cũng như để học cách tự uống sữa với bình sippy.

- Bé ngủ khoảng 14 giờ một ngày bao gồm hai giấc ngủ dài vào ban đêm và buổi trưa và hai giấc ngủ ngắn trong ngày.

- Bé bắt đầu dành nhiều thời gian cho việc phát triển các kỹ năng và học cách tương tác với mọi người xung quanh.

Mẹ cần cho bé 9-10 tháng tuổi ăn đủ 3 bữa

Mẹ cần cho bé 9-10 tháng tuổi ăn đủ 3 bữa (Ảnh minh họa).

Mẫu 1: Bé 9 tháng tuổi bú bình, mẹ làm việc tại nhà

Vì có điều kiện làm việc tại nhà nên chúng tôi không phải ra khỏi nhà vào buổi sáng (chỉ trừ 10h sáng thứ 6 là thời gian tôi tham gia câu lạc bộ dành cho các mẹ nuôi bé sơ sinh).

6h30 – 7h30 sáng: Bé tỉnh giấc và được bố mẹ vuốt ve và chơi cùng. Sau đó mẹ sẽ cho bé ăn khoảng 210 – 240 ml sữa.

8h sáng: Tôi bắt đầu công việc trên máy tính xách tay của mình. Hầu hết thời gian tôi và con ở phòng khách. Bé rất ngoan và tự chơi trên xe tập đi xung quanh mẹ.

8h30 – 9h sáng: Ăn bột.

9h – 10h sáng: Bé tự chơi, xem phin hoạt hình và ngắm nghía cuốn truyện tranh màu mè.

10h sáng: Bé ăn khoảng 210 – 240 ml sữa rồi ngủ một giấc từ 1,5 đến 2 tiếng.

12h trưa: Giờ ăn trưa. Bé đã làm quen và rất thích thú với việc tự cầm thức ăn. Tôi cho con ăn khá đa dạng từ bánh mềm, phô mai, mỳ cho đến rau củ luộc và trái cây. Ngoài ra, bé còn ăn thêm 180 – 210 ml sữa.

12h45 – 3h chiều: Mẹ vừa làm việc vừa chơi cùng bé.

3h chiều: Mẹ làm việc xong. Hai mẹ con cùng chơi với nhau hoặc cùng làm việc nhà hoặc đi mua sắm. Vào khoảng 3h30 đến 4h, bé sẽ ngủ một giấc chừng 1,5 đến 2h. Sau khi thức dậy bé sẽ bú thêm 210 – 240 ml sữa.

5h30 – 6h chiều: Ăn tối với khẩu phần giống với bữa trưa.

6h30: Chồng tôi về nhà. Hai chúng tôi ăn tối và chồng tôi sẽ chơi với con đến khoảng 7h30.

7h30 tối: Tắm cho bé xong, tôi sẽ cho con ăn thêm khoảng 240 ml sữa và cho bé ngủ

Thường xuyên chơi đùa với bố mẹ, bé phát triển tốt

Thường xuyên chơi đùa với bố mẹ, bé phát triển tốt (Ảnh minh họa).

Mẫu 2: Bé 9 tháng tuổi bú bình, mẹ ở nhà

9h sáng: Sau khi thức dậy bé không khóc nhè mà nằm chơi và ê a nói chuyện với bạn khỉ bông.

9h15 sáng: Mẹ thay tã cho bé và đưa bé ra phòng khách chơi.

9h30 sáng: Bé ăn bột và uống khoảng 150 ml sữa.

11h: Bé ngủ khoảng 1 tiếng.

12h trưa: Bé thức dậy và chơi. Bé rất thích mân mê những món đồ chơi lạ hoặc là khám phá những con đường mới.

1h chiều: Ăn trưa. Ngoài khẩu phần là bột với thịt hoặc trứng cùng với rau xay nhuyễn tôi còn chọn các loại trái cây mềm để bổ sung vitamin cho con.

2h chiều: Bé bú khoảng 150 ml sữa.

3h chiều: Bé ngủ ngắn khoảng 1 đến 1,5 giờ.

5h chiều: Ăn tối và uống thêm 150 ml sữa.

7h tối: Bé chơi để tiêu hao hết số năng lượng còn lại.

8h tối: Tôi tắm cho bé.

8h30 tối: Bé ăn khoảng 150 – 180 ml sữa.

9h tối: Sau khi bú xong bình sữa, nếu bé chưa ngủ, tôi sẽ hát để ru con ngủ.

Mẫu 3: Bé 10 tháng tuổi bú bình, mẹ làm ngày, bố làm đêm

Vì ông xã tôi thường xuyên làm ca đêm nên nhịp sinh hoạt của gia đình tôi luôn muộn hơn mọi người.

11h30 sáng: Bé thức dậy và ăn bữa sáng với khoảng 270ml sữa đậu nành, 1 bát nhỏ bột ngũ cốc dinh dưỡng và một ít trái cây tươi.

Buổi trưa: Bé chơi với bố ở trong nhà. Bé rất thích các đồ chơi phát ra âm thanh như đàn, búp bê biết khóc hay là các đồ vật nhiều màu sắc như truyện tranh, bóng bay,…

1h – 2h chiều: Bé ngủ khoảng 2 tiếng.

3h – 4h chiều: Bé thức dậy và ăn bữa trưa.

4h chiều: Chơi cùng bố.

5h30 chiều: Mẹ đi làm về. Khi tôi và chồng ăn tối thì bé cũng sẽ tự mình thưởng thức một chút đồ ăn nhẹ. Bố sẽ đi làm vào lúc 6h30 tối.

6h45 tối: Bé ngủ một giấc khoảng 45 phút.

7h30 tối: Ăn bữa tối.

8h tối: Đi tắm.

9h – 11h tối: Chơi cùng mẹ cho đến khi buồn ngủ. Sau khi ti sữa và làm vệ sinh răng miệng xong tôi sẽ cho bé đi ngủ.

Mẫu 4: Bé 10 tháng tuổi bú mẹ, mẹ ở nhà.

7h – 8h sáng: Bé thức dậy, ti mẹ rồi chơi trên sàn nhà hoặc trên giường.

Trước 9h sáng: Bé ăn sáng, thường là bột hoặc váng sữa. Sau đó, mẹ đưa bé đi dạo hoặc cùng mẹ làm việc nhà.

10h sáng: Bé ngủ khoảng 30 đến 60 phút.

11h: Bú mẹ.

12h – 1h trưa: Ăn trưa. Tôi thường xuyên đổi bữa cho bé với đa dạng các loại bột thịt, bột rau, trứng và sữa.

1h – 2h chiều: Giờ chơi trong nhà (nghe nhạc, chơi bóng hoặc tập đi)

2h chiều: Ngủ 2 đến 3 tiếng trong nôi.

4h – 5h chiều: Sau khi bú mẹ, bé sẽ tự chơi với các món đồ chơi hoặc chơi cùng anh trai.

Trước 7h tối: Tôi tắm cho bé rồi để bé chơi cùng bố.

8h tối: Mẹ đọc truyện và nói chuyện cùng bé. Bé bú mẹ và đi ngủ. Bé sẽ nằm ngủ ngoan ngoãn trong nôi qua đêm.
Nguồn: eva
Hỏi: Con trai em hiện đã được 10 tháng. Lúc mới sinh bé nặng 2.6kg, hiện được 8.2kg. Bé rất lười ăn, mỗi lần ăn bột thường mất tới 30 phút và bé chỉ ăn được khoảng 20g mỗi bữa. Thực đơn của bé như sau ạ:

7h: Ăn bột
9h30’: 120ml sữa công thức
10h30’: Sữa chua
11h30’: Ăn bột
15h: 120ml sữa công thức
17h30’: Ăn bột
19h: 90ml sữa công thức
Từ 21h đến sáng hôm sau bé bú mẹ theo nhu cầu.
Xin bác sĩ cho em hỏi thực đơn của bé nhà em như vậy đã hợp lý chưa ạ? Em phải làm sao để bé không biếng ăn nữa ạ. Em cảm ơn! (Thu Huyền)

Trả lời: 

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi.
Theo thông tin của bạn cung cấp, sự phát triển của bé hiện tại hoàn toàn bình thường, phù hợp với cân nặng lúc sinh. Tuy nhiên, cân nặng lúc bé sinh hơi nhẹ hơn so với trẻ bình thường nên hiện tại, bé cũng đang nhẹ cân hơn so với các bé khác. Do đó, bạn cần chú ý bổ sung thêm các thức ăn giàu năng lượng cho bé để bé tăng cân và phát triển chiều cao tốt hơn. Các thức ăn năng lượng cao bạn nên cho bé sử dụng là váng sữa, phô mai; đồng thời tăng cường bột ăn dặm, cháo… cho bé. 

Thực đơn cho bé 10 tháng tuổi lười ăn

Bé 10 tháng tuổi cần phải được cung cấp 600-950ml sữa/ngày

Ở tuổi này, bạn nên cung cấp cho bé từ 600-950ml sữa/ngày (3-4 bữa/ngày, mỗi bữa 150-240 ml). Nếu mỗi lần uống bé chỉ uống được ít sữa, bạn có thể chia nhỏ và tăng số bữa lên cho bé.

Về chế độ ăn dặm, bé ăn được 20g bột/bữa, như vậy không phải là quá ít. Tuy nhiên, bạn nên tìm hiểu xem con thích ăn ngũ cốc gì (nếu bé thích ăn súp ngô, súp khoai… bạn có thể tăng cường các món này vào bữa ăn phụ cho bé), thích ăn bột nấu với gì, thích ăn cháo/bột nấu theo cách nào… Nhiều bé không thích ăn bột mà thích ăn cháo nát, hoặc cháo nấu ra rồi mới xay chứ không thích bột xay rồi đem nấu… Việc biết được sở thích của con sẽ giúp mẹ cho bé ăn đỡ vất vả hơn. Ngoài ra, Methongthai.vn khuyên mẹ bé không nên cho bé ăn một bữa quá 30 phút. Việc bữa ăn kéo dài quá 30 phút sẽ dễ dẫn đến tình trạng bé bị chán ăn. Khi bé ăn lâu quá 30 phút mà vẫn chưa xong, bạn vẫn nên dừng lại, không cho bé ăn cố.
Chúc bé nhà bạn hay ăn chóng lớn! 
Bác sĩ Uông Thành
Thực đơn cho trẻ từ 10 đến 12 tháng tuổi
Trải qua giai đoạn ăn dặm từ lúc 7 đến 9 tháng tuổi, bé đã trở nên quen dần hơn với những món ăn dặm. Chính vì thế các bà mẹ thường lo lắng về việc thay đổi khẩu phần ăn, đa dạng thực đơn cho bé từ 10 đến 12 tháng tuổi.

Để cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết ở lứa tuổi này, một ngày các bạn có thể cho bé ăn như sau:

1. BỮA CHÍNH

Có thể cho bé ăn bột hoặc cháo nhưng phải đủ 4 nhóm chất bao gồm: chất bột (gạo, đỗ...), chất đạm ăn cả cái (thịt, cá, trứng, tôm, cua...), chất béo (dầu ăn, mỡ động vật), vitamin và chất khoáng (các loại rau xanh, hoa quả).

Lưu ý:

- Chất béo là nhóm quan trọng, việc thiếu chất béo cũng dẫn tới việc hấp thu một số các vitamin (A, D, E, K) bị hạn chế, đó là các vitamin tan trong dầu.
- Một ngày nên cho bé ăn 3-4 bữa chính

2. BỮA PHỤ

- Bữa phụ bao gồm: sữa chua, sữa, súp, bún, phở, bánh ngọt... thay đổi. Ở lứa tuổi này, nguồn cung cấp năng lượng từ sữa rất quan trọng, mỗi ngày bạn nên cho bé bú khoảng 600-800ml sữa (có thể gồm sữa ngoài, sữa mẹ hoặc sữa chua). 

Lưu ý: Khi cho bé bú sữa, tránh để bé bị sặc và phải biết cách chữa sặc sữa cho bé.

- Mỗi ngày bạn nên cho bé ăn 2-3 bữa phụ.
- Từ 1 đến 2 bữa hoa quả chín hoặc nước hoa quả
Đối với các bé từ 10 đến 12 tháng tuổi, lượng thực phẩm trong một bữa bột cho bé là: 20-25g bột, 30-40g chất đạm (thịt, tôm, cá, cua...), 10-15g rau xanh, 10g dầu ăn.
Thực đơn cho trẻ từ 10 đến 12 tháng tuổi
Khi con bạn đến tuổi ăn dặm

LÚC BÉ “ĐÒI ĂN!”

Cho đến 6 tháng tuổi, sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng chính cho bé. Tuy nhiên, khi đạt mốc 6 tháng tuổi, bé sẽ có dấu hiệu đói nhiều hơn và ngừng tăng cân. Đó là lúc bé cần chế độ ăn dặm. Mặc dù vậy, hãy nhớ rằng vào giai đoạn này, con bạn vẫn còn rất nhỏ nên phần lớn nhu cầu dinh dưỡng của bé vẫn phải là sữa. Bất kể loại thức ăn đặc nào cũng chỉ là “phụ thêm”, với mục đích giúp bé làm quen nhiều mùi vị khác nhau.
chăm sóc bé sáu tháng tuổi


DẤU HIỆU CHO BIẾT BÉ ĐÃ SẴN SÀNG

Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa kỳ (AAP) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị nên cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Điều này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mẫn cảm hóa dị ứng cho bé. Đợi đến khi bé tròn 6 tháng, bé sẽ có hệ tiêu hóa trưởng thành hơn, có khả năng tăng sản xuất các men tiêu hóa để phân giải protein. Lúc này, những cái răng đầu tiên sẽ bắt đầu nhú và bé có sự phối hợp cơ miệng tốt hơn.

Khi đó, bạn hãy để ý xem bé có các dấu hiệu nào sau đây để biết con bạn đã sẵn sàng cho việc ăn dặm:
  • Bé có các cử động nhai không?
  • Bé có thể ngồi vững khi được mẹ đỡ không?
  • Có phải bé vẫn đói sau khi bú mẹ 8 – 10 cữ hoặc 900ml sữa / ngày?
  • Bé có tăng gấp đôi cân nặng so với lúc mới sinh và nặng ít nhất 5,9kg không?
  • Bé có tỏ ra tò mò những gì bạn ăn không? 
Nếu bé có từ 2 dấu hiệu trở lên, thì đã đến lúc cho bé thử thức ăn đặc đầu tiên

HÃY TUÂN THEO THỨ TỰ ƯU TIÊN!

1. Trước tiên, chỉ nên cho bé ăn thức ăn đơn giản, phổ biến nhất là ngũ cốc. Chúng không có chứa gluten (nhờ đó giúp giảm nguy cơ dị ứng), chỉ cần trộn với nước hoặc sữa.
2. Cho bé ăn từng phần nhỏ: 1 – 2 muỗng cà phê là được, dần dần tăng lượng khi thấy bé không đủ no nếu chỉ bú sữa.
3. Mỗi lần chỉ nên cho bé thử một món mới, và các món mới nên cách nhau 2 – 3 ngày. Bằng cách này, bạn tránh làm bé ngán và cũng giúp bạn dễ nhận biết phản ứng của bé với từng loại thức ăn.
Hướng dẫn chăm sóc bé sáu tháng tuổi

THÁP THỰC PHẨM

Bữa ăn dặm tốt nhất phải đảm bảo cung cấp cho bé đầy đủ dưỡng chất thiết yếu. Cách tốt nhất là phối hợp nhiều loại nguyên liệu từ các nhóm thực phẩm khác nhau được trình bày theo dạng tháp dưới đây. Không chỉ là công cụ hữu ích giúp chuẩn bị những bữa ăn dặm bổ dưỡng, việc phối trộn sáng tạo các nhóm trong tháp thực phẩm còn giúp mang đến cho bé sự ngon miệng với nhiều hương vị khác nhau, khiến bé thích thú với việc ăn dặm.
Có thể cân nhắc 3 loại phối hợp. Những kiểu kết hợp này gọi là Phối Gấp Đôi, Phối Gấp Ba và Phối Gấp Bốn.

Nhóm A: Món Chính
Nhóm B: Nguồn đạm
Nhóm C: Bổ sung Vitamin & Khoáng chất
Nhóm D: Bổ sung năng lượng
Tháp thực phẩm

ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

Không nên dùng sữa bò gầy hoặc ít béo vì sữa bò chứa khoảng gấp 3 lần lượng protein và khoáng chất so với sữa mẹ, có thể gây áp lực lên thận của bé.

Ở độ tuổi này, uống nước quá độ có thể gây hại cho não của bé. Mỗi bé trung bình cần 1,5ml nước trên mỗi kilocalo (kcal) thức ăn. Việc bú mẹ hoặc uống sản phẩm dinh dưỡngđã đủ cung cấp lượng nước này. Bạn có thể bổ sung thêm nước cho bé khi trời nóng hoặc khi bé bị tiêu chảy, ói và sốt. Mỗi lần chỉ cho bé uống một ít, tổng cộng khoảng 113 ml/ngày, trừ phi được bác sĩ nhi khoa hướng dẫn cho thêm.

Tránh những thức ăn gây sặc, nghẹt thở như các loại hạt, quả nho, thịt cắt miếng lớn, rau sống, táo và bắp rang.

Sự thay đổi màu và mùi của phân là điều bình thường khi bé dùng thức ăn đặc. Rau quả có màu như càrốt, rau bó xôi và đậu có thể thay đổi màu sắc phân. Tính chất phân cũng có thể bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn. Tuy nhiên, nếu bé bị đau bụng, đau quặn hoặc tiêu chảy sau khi dùng một loại thực phẩm, hãy ngưng cho ăn loại đó trong vài tuần, rồi thử lại.

BỔ SUNG HÀM LƯỢNG DHA, ARA CÀNG CAO, TRÍ NÃO BÉ CÀNG PHÁT TRIỂN.

Bạn có biết não bé phát triển không ngừng từ sau khi được sinh ra, đặc biệt là trong hai năm đầu đời. Do đó, việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển trí não vượt trội thời kỳ đầu rất quan trọng. Trong số các dưỡng chất có lợi cho não, DHA và ARA đóng vai trò cực kỳ quan trọng vì chúng giúp kiến tạo 25% trọng lượng não. Ngoài sữa mẹ, cá và rau là những thực phẩm có nhiều DHA và ARA
Tuy nhiên, các bé từ 6 đến 12 tháng tuổi chưa ăn được nhiều, vì thế không thể hấp thu đầy đủ lượng DHA và ARA cần thiết. Sữa có chứa hàm lượng DHA và ARA cao là một lựa chọn tốt cho bé giai đoạn này.

Nếu bé có tiền sử dị ứng, tránh cho bé ăn trứng, thịt gà gà, bắp (ngô), cá, các trái họ chanh, và các loại hạt.
Nguồn: giadinhenfa
Làm cha mẹ ai cũng mong muốn có đứa con thông minh và khỏe mạnh. Vậy trí thông minh do những yếu tố nào quyết định? Thực sự có những loại thực phẩm nào ăn vào để phát triển sự thông minh của trẻ hay không? 

Sự phát triển trí thông minh ở trẻ phụ thuộc vào 3 yếu tố: 

- Do di truyền (do gen) 

- Do chế độ dinh dưỡng 

- Do sự rèn luyện, học tập, môi trường sống Như vậy thực sự không thể có một loại thực phẩm nào có thể làm trẻ thông minh, mà các chất dinh dưỡng chỉ có tác dụng hỗ trợ để phát huy những tiềm năng di truyền về gen thông minh đã sẵn có. Ngoài ra sự giáo dục, rèn luyện học tập cũng có tác dụng hỗ trợ cho trí thông minh phát triển. 

Tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số chất dinh dưỡng nếu bị thiếu hụt cũng ảnh hưởng đến sự phát triển trí não ở trẻ em đó là:

Dinh dưỡng phát triển trí não trẻ em

1. Chất đạm (protein): Protein là vật liệu xây dựng nên các tế bào mô, cơ quan, cung cấp các nguyên liệu cần thiết cho sự hình thành các dịch tiêu hóa, các nội tiết tố, các men và các vitamin. Khi thiếu chất đạm sẽ ảnh hưởng sự phát triển của cơ thể nói chung và não bộ nói riêng.

2. Iốt: Khi trong thực phẩm thiếu iốt thì không những lượng iốt di chuyển qua nhau thai của người mẹ sang bào thai sẽ không đủ để đáp ứng sự phát triển não bộ tối ưu, mà nguy cơ hàm lượng iốt trong sữa mẹ cũng sẽ rất thiếu dẫn đến suy giảm sự phát triển não bộ và dẫn đến bệnh đần độn do thiểu năng tuyến giáp.

3. Sắt: Sắt là thành phần của huyết sắc tố myoglobin, các xitrocrom và nhiều engym khác. Sắt vận chuyển oxy và giữ vai trò quan trọng trong hô hấp tế bào. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh thiếu sắt đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển não bộ trong thời thơ ấu. Trẻ bị thiếu máu thiếu sắt có chỉ số phát triển tâm thần và vận động thấp hơn trẻ cùng trang lứa cùng môi trường sống. Khi trẻ đã lớn thiếu máu thiếu sắt cũng ảnh hưởng đến sự phát triển trí nhớ và ảnh hưởng đến kết quả học tập do ngủ gật trong giờ học và thiếu oxy não.

4. Các axit béo không no chuỗi dài: Thành phần của não bộ có đến 60% là chất béo. Trong đó DHA (Docosahexaenoic Acid) và ARA (Arachidonic Acid) là các thành phần lipid chính của não. Trong thời gian có thai người mẹ huy động DHA và ARA để hỗ trợ cho sự phát triển não bộ thai nhi. Người mẹ tiếp tục cung cấp hai dưỡng chất quan trọng này qua nguồn sữa của mình nên nuôi con bằng sữa mẹ làm tăng chỉ số thông minh của trẻ. Trẻ được bú sữa mẹ có chỉ số thông minh (IQ) cao hơn trẻ bú bình từ 3 - 5 điểm. 

Ngoài 4 chất dinh dưỡng kể trên còn nhiều các vi chất dinh dưỡng khác như: kẽm, magiê, đồng, crom, selen…cũng rất quan trọng cho sự phát triển cơ thể của trẻ cũng như não bộ. Vậy muốn con thông minh, các bà mẹ cần phải làm gì? Trước và trong thời kỳ mang thai, thời gian cho con bú người mẹ phải ăn uống đầy đủ các dưỡng chất quan trọng để phát triển tốt não đó là: chất đạm, iốt, sắt, axit folic, các axit béo chưa no (DHA, ARA) có trong các loại thực phẩm như thịt, cá, tôm, cua, trứng, sữa, rau xanh và quả chín. Người mẹ nên ăn nhiều cá nhất là các loại cá biển có chứa nhiều axit béo chưa no (DHA, ARA), uống thêm dầu gan cá, ăn các loại dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu oliu…) cũng cung cấp các tiền DHAvà ARA, đó là các anpha linolenic, axit linoleic…khi vào trong cơ thể sẽ được tổng hợp thành DHA và ARA. Nhiều nghiên cứu đã được chứng minh khi có thai bà mẹ ăn cá thường xuyên > 5 lần/tuần sinh ra con có chỉ số IQ cao hơn 8 điểm so với các bà mẹ không ăn cá trong thời kỳ mang thai. Tiếp tục 2 năm cho con bú nếu bà mẹ thường xuyên ăn cá, dầu thực vật thì nguồn DHA và ARA trong sữa cao giúp cho sự phát triển thị lực và trí não của trẻ. 

Trong giai đoạn quan trọng của 2 năm đầu đời, thời kỳ ăn dặm (từ 7 tháng - 3 tuổi): Trẻ cần được ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để cung cấp chất đạm, chất sắt, qua nguồn thức ăn động vật như thịt, cá, trứng, sữa, ăn muối, nước mắm có bổ sung iốt. Các axit béo không no từ dầu ăn, dầu gan cá, cá biển, các loại vitamin và muối khoáng khác từ nguồn rau xanh và quả chín, uống các loại sữa có bổ sung DHA, ARA, Iốt, sắt, taurin và các vi chất dinh dưỡng khác. 

Như vậy muốn có đứa con thông minh, khỏe mạnh các bà mẹ phải chuẩn bị từ trước khi mang thai 1 - 3 tháng. Ăn uống đầy đủ khi mang thai, nuôi con bằng sữa mẹ, cho trẻ ăn bổ sung đầy đủ và hợp lý thì trẻ sẽ phát triển tốt về thể lực và trí não, kết hợp với việc giáo dục và môi trường sống tốt chúng ta sẽ có những trẻ em thông minh và khỏe mạnh, trở thành nguồn nhân tài cho đất nước mai sau.
Nguồn: viendinhduong
Trừ các loại hải sản có vỏ, bạn có thể cho bé ăn cá ở dạng bột sệt hoặc nghiền nhuyễn ngày từ 6 tháng tuổi khi bé bắt đầu ăn dặm. Tuy nhiên do đạm trong hải sản nói chung cũng như cá thường hay gây dị ứng cho trẻ vì vậy nên cho bé ăn từ tháng thứ 7 trở đi là tốt nhất, nhưng điều quan trọng là cho ăn từ từ ít một cho bé thích nghi dần, với những trẻ có cơ địa dị ứmg thì các bà mẹ cần phải thận trọng hơn

Nên cho bé ăn những loại hải sản nào ?

Trong số các loại hải sản, cá biển là thực phẩm tuyệt vời đối với sức khoẻ do chứa đạm có giá trị sinh học cao với tỷ lệ cân đối, phù hợp với cơ thể người. Cá còn rất giàu chất béo không no omega-3 cần để tạo màng tế bào thần kinh và có tác dụng phòng chống bệnh tim mạch. Do đó, ăn cá ít nhất 3 lần/tuần rất có lợi cho sức khoẻ. Gan cá còn rất giàu vitamin A và D. Hàu thì rất giàu kẽm là thành phần của hơn 300 enzyme bên trong cơ thể, là chất cần thiết để trẻ tăng trưởng, và cũng rất cần để phát triển hệ sinh dục. Hầu hết các loại hải sản đều giàu canxi (nhất là các loại cá nhỏ ăn được cả xương) nên rất cần cho xương và răng. Nhưng nếu không biết lựa chọn, bảo quản, chế biến hải sản đúng cách và ăn có mức độ thì có thể “lợi bất cập hại”.
Khi nào có thể cho bé ăn hải sản

Ảnh minh họa 

Cá đồng tuy không chứa nhiều các axit béo chưa no như các biển, nhưng cá đồng cũng chứa nhiều chất đạm quí, dễ hấp thu, lại ít gây dị ứng hơn cá biển, vì vậy khi mới bắt đầu ăn cá các bà mẹ nên cho ăn cá đồng trước, nên chọn cá nạc ít xương như : cá quả, cá trắm, cá trê..

Cá biển nên ăn cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá basa các loại cá này chứa nhiều omega 3 ( các axit béo chưa no rất tốt cho sự phát triển thần kinh và thị giác của trẻ, phát triển trí não giúp bé thông minh hơn)

Tôm cũng là thức ăn giàu đạm và canxi, từ tháng thứ 7 trở di các bà mẹ có thể cho con ăn tôm đồn, tôm biển

Cua đồng là thức ăn chứa hàm lượng canxi cao, vì vậy nên cho trẻ ăn thường xuyên để cung cấp canxi cho trẻ.

Các loại hải sản có vỏ như : hàu, ngao, hến, trai … nên cho bé ăn khi đã 1 tuổi, dùng nước nấu cháo, còn thith xay băm nhỏ, các laọi hải sản này chứa nhiều kẽm, một vi chất quan trọng đối với trẻ em.

Hải sản thường giàu đạm và các dưỡng chất cần thiết khác. Hải sản cũng rất ít chất béo no và chứa axit béo không no omega-3, là chất béo thiết yếu cho cơ thể. Hải sản còn giàu vitamin (đặc biệt là vitamin nhóm B) và khoáng chất (canxi, kẽm, sắt, đồng, kali…). Do đó, hải sản sẽ góp phần đa dạng cho chế độ ăn cân đối, khoẻ mạnh và giúp trẻ tăng trưởng. Tuy nhiên, hải sản cũng ẩn chứa một số nguy cơ đối với sức khoẻ.

Những loại hải sản nào không nên cho bé ăn ?

Một số loại cá chứa hàm lượng thủy ngân và các chất ô nhiễm cao. Nên tránh ăn cá mập, cá kình, cá lưỡi kiếm (cá cờ), cá thu lớn, cá ngừ lớn.

Điều quan trọng nhất là khi cho bé ăn hải sản các bà mẹ phải chọn laọi còn tươi, không ăn hải sản đã chết vì dẽ gây ngộ độc thức ăn cho bé.

Cách chế biến hải sản như thế nào ?

Cách chế biến hải sản không đúng cũng có thể gây bất lợi cho cơ thể bé . Hải sản chế biến chưa chín hẳn (gỏi cá sống, hàu sống, sò, mực nướng…) có thể ẩn chứa vi trùng và ký sinh trùng. Đó là nguyên nhân của không ít trường hợp nhiễm trùng đường ruột khi ăn hải sản. Ngày nay, khi môi trường ngày một ô nhiễm thì một nguy cơ nữa phải kể đến khi ăn nhiều hải sản là khả năng nhiễm kim loại nặng như thuỷ ngân.

Khi trẻ còn trong giai đoạn ăn bột và cháo : tốt nhất là xay, nghiền nhỏ cá, tôm để nấu bột hoặc cháo, nếu là cá đồng nhiều xương, bạn nên luộc chín cá rồi gỡ xương, cá biển nạc có thể xay sống như xay thịt rồi cho vào nấu bột, nấu cháo cho bé, với cua đồng thì giã lọc lấy nước để nấu bột, cháo, tôm to thì bóc vỏ sau đó xay hoặc băm nhỏ, với tôm quá nhỏ có thể giã lọc lấy nước như nấu bột cua.

Với các loại hải sản có vỏ thì luộc chín lấy nước nấu cháo, bột , thịt xay băm nhỏ cho vào cháo, bột

Trẻ đã lớn hơn từ 3 tuổi trở lên : ngoài ăn các loại cháo, mỳ, miến… nấu với hải sản có thể cho bé ăn dạng luộc hấp : cua luộc, ghẹ hấp, luộc, ngao hấp…

Điều quan trọng nhất là phải nâú chín kỹ không cho trẻ ăn gỏi cá, hoặc nấu chưa chín kỹ.

Lượng hải sản ăn bao nhiêu là đủ ?

Ngày nào bạn cũng có thể cho bé ăn 1 – 2 bữa từ hải sản, nhưng tuỳ theo tháng tuổi mà lượng ăn mỗi bữa khác nhau :

Trẻ 7 – 12 tháng : mỗi bữa có thể ăn 20 – 30 thịt của cá, tôm ( đã bỏ xương, vỏ ) nấu với bột, cháo, mỗi ngày có thể ăn 1 bữa, tối thiểu ăn 3 – 4 bữa/tuần

Trẻ 1 -3 tuổi : mỗi ngày ăn 1 bữa hải sản nấu với cháo hoặc ăn mỳ, bún , súp…mỗi bữa ăn 30 - 40 g thịt của hải sản

Trẻ từ 4 tuổi trở lên : có thể ăn 1 – 2 bữa hải sản/ngày, mỗi bữa có thể ăn 50 – 60g thịt của hải sản, nếu ăn ghẹ có thể ăn ½ con/bữa, tôm to có thể ăn 1 – 2 con/bữa (100g cả vỏ).

Với những lợi ích về dinh dưỡng không thể chối cãi của các loại hải sản các bà mẹ nên cho bé ăn hàng ngày, nhưng phải tập cho bé ăn ít một, từ ít đến nhiều, chọn loại tươi ngon, chế biến nấu chín kỹ để tránh ngộ độc thức ăn ở trẻ.
Nguồn: viendinhduong
Khi đến tuổi ăn dặm rau, củ, quả là một trong những thực phẩm không thể thiếu bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. Các loại vitamin và chất xơ giàu năng lượng có trong các loại rau củ giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất ở bé và cải thiện hệ tiêu hóa cho bé yêu. Tuy nhiên nếu chế biến và cho con ăn rau củ không đúng cách không những không hấp thụ được chất dinh dưỡng từ rau củ mà còn có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bé nữa. Xin mách các mẹ 7 điều cần lưu ý khi chế biến rau củ cho con.

Phải rửa rau thật kỹ

Với nỗi lo thực phẩm ngày nay đầy chất hóa học độc hại không ít các bà mẹ lựa chọn mua rau củ trong siêu thị hay các cửa hàng rau siêu sạch trên thị trường. Tuy nhiên mặc dù được gán mác rau siêu sạch thì ở đó vẫn có rất nhiều chất bẩn và vi khuẩn hơn mẹ nghĩ và có thể nhìn thấy. Vì thế khi mua rau về mẹ vẫn nên lưu ý khâu rửa rau thật sạch. Tốt nhất mẹ nên ngâm rau trong nước 20-30 phút cho hết hoàn toàn thuốc trừ sâu, rồi rửa lại bằng nước sạch 2-3 lần, kết thúc ngâm trong hỗn hợp nước muối nhạt từ 10-15 phút để rau được khử trùng hoàn toàn.

Nên cho con ăn nhiều loại rau có lá

Trẻ con có xu hướng thích ăn các loại củ quả hơn là các loại rau có lá xanh. Tuy nhiên mẹ cần nhớ trong các loại rau lá xanh có chứa nhiều loại vitamin hơn trong củ quả. Vì thế mẹ hãy chế biến các món từ rau lá xanh thật phong phú, hấp dẫn, kết hợp màu sắc ngon mắt thì chắc chắn bé sẽ ăn thun thút ngay.
7 điều cần lưu ý khi chế biến rau củ cho con

Để con tự chủ động chọn loại rau mình thích sẽ tốt hơn là ép uổng

Bố mẹ cũng cần ăn rau xanh

Trẻ con sẽ không chịu ăn rau nếu nhìn thấy bố mẹ cũng không ăn. Rất nhiều người lớn có thói quen chỉ ăn cơm, thịt và rau ăn rất ít nhưng lại ép trẻ ăn thật nhiều chất xơ. Điều này là không công bằng và bé sẽ không có được chút hứng thú nào với các loại rau củ khi chứng kiến bố mẹ mình cũng không thích ăn loại thực phẩm này.

Tuyệt đối đừng ép bé ăn quá mức

Nếu bé không thích ăn rau xanh hay bất cứ một loại thực phẩm nào khác, mẹ cũng đừng vì thế mà ép con ăn quá mức. Ăn uống do ép buộc sẽ khiến trẻ hấp thụ được ít chất dinh dưỡng hơn và càng tăng cảm giác biếng ăn ở trẻ. Thay vào chiêu áp bức, ép buộc mẹ hãy tìm cách ngon ngọt dỗ dành và dụ dỗ cho bé ăn rau thì tốt hơn.

Trái cây không thay thế được rau củ

Nhiều mẹ có quan điểm sai lầm khi nghĩ con không thích ăn rau cũng không sao, có thể cho bé ăn bù bằng nhiều loại trái cây khác. Nhưng điều này là hoàn toàn không đúng. Ở rau xanh có chất xơ và các loại vitamin mà ở hoa quả không đủ để thay thế. Hãy lựa chọn hoa quả như một thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng bên cạnh rau xanh bổ dưỡng các mẹ nhé.

Sử dụng nồi nhôm hoặc inox để chế biến rau

Các mẹ hãy sử dụng nồi nhôm hoặc inox để chế biến rau cho bé, nhất là để luộc rau, tránh không sử dụng các loại nồi đồng. Chúng ta biết rằng, trong các món ăn cũng như rau đều có chứa một lượng axit nhất định. Lượng axit này sau khi ngâm trong nồi sẽ làm thôi ra một lượng kim loại hoặc làm oxy hóa lớp bề mặt vật đựng bằng kim loại. Mặc dù nồng độ cũng như hàm lượng kim loại bị thôi nhiễm không nhiều, tuy nhiên điều này cũng hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe của bé.

Một thói quen khác rất không tốt của các mẹ khi chế biến các món rau là cứ để rau trong nồi và đậy vung một lúc cho rau mềm. Làm thế không những mất chất dinh dưỡng của rau mà những chất không tốt từ nồi có thể ngấm vào nước và rau đấy mẹ nhé.

Không lưu trữ các loại rau đã chế biến quá lâu

Các mẹ tuyệt đối không nên tái chế các món rau lưu trữ nhé. Nếu thức ăn thừa, đặc biệt là các loại rau xanh được lưu trữ quá lâu, sẽ sản xuất một lượng lớn nitrit có khả năng gây ra ngộ độc thực phẩm đặc biệt đối với những bé có cơ thể yếu và nhạy cảm.

Rau xanh và các loại củ quả là một trong những thực phẩm quan trọng hàng đầu đối với sức khỏe của mỗi người. Vì thế các mẹ hãy chú ý để con yêu được hấp thụ chất dinh dưỡng từ rau xanh một cách tối đa và lớn khỏe mỗi ngày nhé.
Nguồn: meyeucon
Nhiều bà mẹ có thói quen ninh xương để lấy nước nấu bột cho con và tin rằng nước xương hầm rất giàu canxi, chứa tất cả những chất bổ tinh túy nhất của thực phẩm. Vị ngọt của nước hầm xương giúp bé cảm thấy ngon miệng, dễ tiêu hóa và giúp xương chắc khỏe. Nhưng các chuyên gia dinh dưỡng thì không nghĩ như thế.

Đối với trẻ, việc sử dụng chất béo hợp lý là cực kỳ cần thiết cho sự phát triển. Trọng lượng của trẻ tăng gấp đôi so với lúc sinh khi được năm tháng, gấp ba lúc một tuổi, gấp bốn lúc hai tuổi. Não của trẻ cũng tăng gấp ba so với lúc sinh khi trẻ một tuổi, đạt 80% não người lớn lúc hai tuổi, bằng não người trưởng thành khi trẻ sáu tuổi. Trong khi đó, chất béo lại chiếm đến 70 - 85% cấu tạo của não và dây thần kinh. Vì vậy, thời gian này trẻ cần năng lượng và chất béo rất nhiều.

Mặc dù trong tủy xương có nhiều chất béo, nhưng đây là chất béo động vật, khó tiêu hóa. Nếu trẻ ăn nhiều, sẽ gây tiêu chảy hoặc phân sống. Quan niệm cho rằng chỉ cần cho trẻ ăn bột, cháo với nước hầm xương là đầy đủ chất dinh dưỡng, hoàn toàn sai. Bởi nước hầm thịt, xương không chứa nhiều chất dinh dưỡng, mà chỉ chứa rất ít vitamin, đạm, canxi...
Trẻ chỉ ăn nước hầm xương có đảm bảo dinh dưỡng

Nước hầm xương, thịt không chứa nhiều chất dinh dưỡng.Ảnh: H. Thu

Canxi là thành phần quan trọng trong cấu trúc xương và răng, giúp xương phát triển vững chắc và giúp trẻ phát triển chiều cao. Trong xương có nhiều canxi nhưng đó là canxi vô cơ, cơ thể trẻ không thể hấp thụ được. Đây chính là nguyên nhân khiến trẻ còi xương, chậm mọc răng do thường xuyên chỉ ăn bột, cháo với nước hầm xương.

Chất đạm có trong thịt, cá, tôm… dù có nấu bao lâu vẫn tồn ở bã thịt. Nếu trẻ chỉ ăn nước mà không ăn cái sẽ bị thiếu chất đạm dẫn đến suy dinh dưỡng và thiếu máu. Còn các loại vitamin C, E, A, sắt, kẽm… có trong rau củ chỉ hòa tan vào nước một lượng ít, trẻ sẽ bị táo bón nếu chỉ cho ăn nước do thiếu chất xơ. Vì vậy, nên cho trẻ ăn cả phần cái bằng cách nghiền, xay hoặc băm nhỏ để đảm bảo đầy đủ chất.

Cháo, bột hoặc cơm nếu trộn với nước hầm xương mà không có rau, thịt, sẽ tạo cho trẻ cảm giác dễ nuốt. Lâu dần, trẻ sẽ hình thành thói quen lười nhai, hay ngậm thức ăn và dẫn đến chán ăn. Nhai đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tiêu hóa thức ăn. Nhai không chỉ làm nhỏ thức ăn, trộn lẫn chúng với nước bọt chứa men tiêu hóa mà còn tác động đến hệ xương hàm của trẻ. 

Để đảm bảo đủ dinh dưỡng, thức ăn cho trẻ cần phải chứa bốn nhóm dinh dưỡng sau:
  • Tinh bột (gạo, mì, ngô, khoai…): Cung cấp phần lớn năng lượng, hơn 1/2 nhu cầu về đạm và vitamin mà cơ thể bé cần.
  • Đạm (thịt, cá, tôm, cua…): Rất cần cho sự tăng trưởng, phát triển của trẻ.
  • Chất béo (dầu ăn): Rất cần cho sự phát triển của bộ não, cung cấp nhiều năng lượng, giúp hấp thu các vitamin tan trong chất béo, đồng thời làm bột mềm, dễ nuốt. 
  • Các loại rau không chỉ cung cấp vitamin, sắt, các chất khoáng khác cần thiết cho cơ thể, mà còn cung cấp chất xơ giúp bé tránh được táo bón.
    Nguồn: viendinhduong
Bà mẹ đang trong thời kỳ cho con bú phải dùng thuốc chữa bệnh đều rất phân vân, lo lắng về ảnh hưởng của thuốc thông qua sữa mẹ đối với sức khỏe của con. Đã có nhiều bà mẹ lựa chọn giải pháp tạm thời ngừng cho con bú trong giai đoạn dùng thuốc. Tuy nhiên, có rất nhiều nguy cơ nếu không thể cho con bú, vì thế cần xem xét một số điều sau. 

Một ít thuốc tiết qua sữa có làm cho việc bú mẹ nguy hiểm hơn so với dùng sữa bình không? Hầu như không đáng lo ngại. Nói cách khác, thái độ thận trọng nghĩa là tiếp tục cho con bú chứ không phải là chuyển sang bú bình. Cần lưu ý rằng, ngừng cho bú 1 tuần có thể làm cho trẻ thôi bú vĩnh viễn vì trẻ không chịu bú mẹ nữa. 

Cho con bú khi người mẹ dùng thuốc, nhìn nhận thế nào? Hầu hết thuốc mà người mẹ dùng đều có trong sữa nhưng thường chỉ ở mức rất nhỏ. Mặc dù một số rất ít thuốc vẫn có thể gây ra vấn đề cho trẻ dù với lượng rất nhỏ nhưng đa số không như vậy. Khi mẹ cho bú mà phải dùng thuốc chữa bệnh cần tham khảo ý kiến thầy thuốc để được thay thế bằng loại thuốc an toàn chứ không cần ngừng cho bú. 

Tại sao phần lớn thuốc mà người mẹ dùng chỉ có trong sữa với lượng rất nhỏ? Vì nồng độ thuốc trong máu mẹ thường chỉ tính bằng microgram, thậm chí nanogram (một phần triệu hay một phần tỷ của gram) trong khi người mẹ dùng thuốc ở liều milligram (một phần nghìn của gram) hoặc gram. Hơn nữa, không phải mọi thứ thuốc có trong máu mẹ đều có thể chuyển qua sữa. Chỉ có loại thuốc không gắn với protein trong máu mẹ mới có thể chuyển qua sữa. Nhiều thuốc hầu như gắn hoàn toàn với protein trong máu mẹ, do đó trẻ không nhận được lượng thuốc tương tự như liều lượng người mẹ dùng mà luôn thấp hơn nhiều.


Các bà mẹ không nên quá lo lắng vì ảnh hưởng của thuốc tới con.

Thuốc như thế nào được coi là an toàn?

Hầu hết, thuốc là an toàn nếu đảm bảo các tiêu chí sau: 
  • Thuốc thường chỉ được dùng cho trẻ em: Lượng thuốc qua sữa ít hơn nhiều so với khi trẻ dùng trực tiếp.
  • Thuốc được coi là an toàn khi mang thai: Điều này không phải bao giờ cũng đúng, vì khi mang thai, cơ thể mẹ lại giúp cho thai không tiếp nhận thuốc. Do đó, về lý thuyết, sự tích tụ chất độc lại có thể xảy ra khi cho con bú chứ không xảy ra khi mang thai (mặc dù điều này hiếm khi diễn ra). 
  • Thuốc không được hấp thụ ở dạ dày hay ruột: Những thuốc này bao gồm nhiều loại thuốc tiêm, tuy không phải tất cả. Ví dụ, thuốc gentamycin (và nhiều thuốc khác thuộc dòng kháng sinh), heparin, interferon, thuốc gây tê tại chỗ, omperazole... 
  • Thuốc không thải trừ qua sữa mẹ: Một số thuốc chỉ vì quá to nên không thể chuyển qua sữa mẹ, ví dụ heparin, interferon, insulin.
Những thuốc nào được coi là an toàn khi cho con bú? Một số thuốc thường dùng được xem là an toàn khi cho con bú, bao gồm: 
  • Acetaminophen (tylenol, tempra), rượu (với lượng hợp lý), aspirin (liều thông thường, trong thời gian ngắn). Hầu hết, thuốc chống động kinh, thuốc hạ huyết áp, tetracyclin, codein, thuốc chống viêm không steroid (như ibuprofen), prednisone, thyroxin, warfarin, các thuốc chống trầm cảm, metronidazole (flagyl)...
  • Thuốc bôi ngoài da, thuốc hít (như thuốc chữa hen) hay thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi đều gần như an toàn khi cho con bú.
  • Thuốc gây tê tại chỗ hay khu vực dùng cho người mẹ không được hấp thụ vào dạ dày trẻ và an toàn. Những thuốc dùng trong gây mê toàn thân cho mẹ chỉ đi vào sữa mẹ với lượng rất nhỏ (giống như các thuốc khác) và rất khó có thể tác động đến trẻ. Những thuốc này có thời gian bán thải rất ngắn và bị thải trừ rất nhanh khỏi cơ thể mẹ. Người mẹ có thể cho con bú ngay sau khi tỉnh. 
  • Gây miễn dịch (tiêm hay uống vaccin) cho mẹ không đòi hỏi phải ngừng cho bú. Trái lại, việc gây miễn dịch cho mẹ còn giúp trẻ phát triển sự miễn dịch nếu như chất có trong vaccin vào sữa. Trong thực tế, hầu hết các vaccin đều không đi vào sữa.
  • Chụp Xquang hay scan (phương pháp chẩn đoán hiện đại dựa trên hình ảnh): Xquang thông thường không đòi hỏi bà mẹ ngừng cho con bú ngay cả khi có dùng chất cản quang (ví dụ chụp bể thận với thuốc tiêm tĩnh mạch). Lý do là thuốc không đi vào sữa và dù có thì trẻ cũng không hấp thụ. Cũng như vậy với CT scan (chụp cắt lớp vi tính) và MRI scan (cộng hưởng từ) không cần ngừng cho bú dù có làm lần thứ hai. 
  • Còn phương pháp chẩn đoán bằng chất phóng xạ? Khi mẹ cần đến phương pháp chẩn đoán có dùng chất đồng vị phóng xạ (để có hình ảnh tổn thương ở phổi, hệ bạch mạch, xương) thì nên dùng chất technetium vì chất phóng xạ này có thời gian bán thải là 6 giờ, có nghĩa là sau 12 giờ, 75% chất technetium đã được thải trừ và nồng độ trong sữa đã rất thấp.
  • Sau khi thăm dò bằng chất phóng xạ, bà mẹ đều có thể cho con bú, chỉ nên chờ qua 12 giờ (với technetium). Thăm dò tuyến giáp trạng với chất phóng xạ lại khác vì chất iodine phóng xạ tập trung nhiều ở sữa, được trẻ hấp thụ và sẽ đi đến tuyến giáp của trẻ rồi tồn tại ở đó lâu dài. Điều này rõ ràng đáng lo ngại nhưng may mắn là loại thăm dò này không mấy khi cần làm cho bà mẹ cho con bú. 
Nguồn: viendinhduong
Mỗi bà mẹ đều có những cách riêng để giúp con ăn ngoan hơn, ngon miệng hơn. Hãy xem “bí quyết” của các mẹ là gì nhé!


Sử dụng liệu pháp tâm lý


Làm kinh doanh nên chị Hải (26 tuổi, nhân viên kinh doanh) cũng không bố trí được nhiều thời gian cho con ăn nên cuối cùng chị chọn giải pháp là: mặc kệ. Nếu bé Thỏ con chị không muốn ăn thì chị cũng không nài ép mà cứ để con thấy đói lúc nào sẽ cho ăn lúc ấy.

Hồi mới đầu “bỏ đói” con chị Hải cũng run. Nhìn con bé gầy gò mà không chịu ăn chị xót lắm, lại nghe người ta bảo có bỏ đói chưa chắc nó đã chịu ăn làm chị càng lo… “Nhưng mình hạ quyết tâm rồi, không thể ngày nào cũng mất vài tiếng đồng hồ cho con ăn được, chưa kể việc phải bế nó đi ăn rong khắp phố nữa. Nhờ trời, cuối cùng bé Thỏ nhà chị ăn uống rất ngoan, mẹ cũng không phải mất công dỗ dành gì cả (chắc Thỏ thấy mình bơ đi và bị đói vài lần nên sợ rồi!). Thế mới biết, yêu con, chăm con cũng cần “cái đầu lạnh”!”.

Khác với chị Hải, vì làm giáo viên nên chị Trâm (27 tuổi) “luyện” cho con ăn ngoan cũng bài bản hơn. Đầu tiên chị dành một buổi để đi mua một bộ đồ ăn dành riêng cho trẻ con gồm: bát, thìa, đĩa, đũa. Sau đó, chị dạy bé Chíp cách sử dụng bộ đồ ăn này.

“Đũa, bát, thìa, đĩa của người lớn thường có kích thước và trọng lượng lớn hơn so với khả năng cầm nắm của tay trẻ con nên khi sử dụng, các bé tỏ ra lóng ngóng và tập trung vào việc làm sao cầm chắc được thìa, bát hơn là để ý đến việc ăn. Thế nên sau khi được chị sắm cho bộ đồ ăn riêng và dạy cách sử dụng, Chíp hào hứng lắm, cứ đòi mẹ cho ăn cơm luôn mà chẳng quấy khóc mè nheo như ngày xưa. Tất nhiên con cũng làm rơi vãi thức ăn ra nhà và làm bẩn quần áo nhưng thế còn hơn lúc trước cứ phải huy động cả nhà “diễn trò” để dỗ con ăn”, chị Trâm hồ hởi nói.

Để con ăn ngoan và ngon miệng hơn

Còn anh Nam (31 tuổi, kỹ sư) lại cho biết vợ anh có một “chiêu” rất hiệu quả là trước bữa ăn “rủ rê” con trai dọn bát, sắp đũa, có hôm còn bày biện bàn ăn với mẹ. Anh quan sát thấy cậu con trai 4 tuổi của mình dù đang chơi trò gì cũng rất vui vẻ đứng lên đi dọn mâm với mẹ và sau đó sau đó ăn uống rất nhiệt tình vì: “Bát này là con lấy đấy”, “Món này con đặt lên bàn, ngon lắm bố ạ!”. Anh nghĩ chắc vì con được chuẩn bị tâm lý (được báo trước sắp đến giờ ăn cơm), hơn nữa được ăn bữa cơm có phần đóng góp của mình nên cu cậu cũng nhiệt tình hơn.

Giải quyết vấn đề bằng chính món ăn

Với những bà mẹ có tài nội trợ như chị Hạnh Chi (26 tuổi, y tá) thì chính việc thường xuyên đổi món và thay đổi cách chế biến thức ăn cho con lại là biện pháp hữu hiệu để trị chứng biếng ăn, kén ăn của bé Mèo.

Theo kinh nghiệm của chị, trẻ con ăn không ngoan, không muốn ăn nhiều, có khi không phải do thức ăn không ngon mà là vì không hợp khẩu vị hoặc ăn mãi một món nên chán. Vì thế nên phương châm của chị là ít nhất không lặp lại món cũ trong tuần, nếu sử dụng lại nguyên liệu thì cách chế biến phải khác hẳn. Ngoài ra, chị cũng cập nhật các món mới thường xuyên, kể cả món nước ngoài. Khâu trình bày món ăn cũng rất quan trọng trong việc dụ con ăn, như Mèo nhà chị rất thích ăn món nào có nhiều màu sắc.

Tự nhận không khéo tay và không thể có nhiều thời gian chăm con quá kỹ nên chị Hảo (28 tuổi, Trợ lý Giám đốc) áp dụng biện pháp không cho con ăn vặt trước bữa ăn cơm. Chị tâm sự: “Vẫn biết cho ăn nhiều bữa một ngày với lượng thức ăn ít là có lợi cho sức khỏe của trẻ con nhưng cứ ăn bim bim, sữa chua hay khoai tây chiên trước bữa ăn là y như rằng con mình không chịu ăn cơm cháo gì nữa. Thế là mình phải cấm tiệt, chỉ cho ăn vặt trước bữa chính 1 – 2 tiếng thôi, mà cũng vất vả lắm vì cháu được cả nhà chiều nên mình phải thuyết phục mãi ông bà và cả bố cháu mới chịu hợp tác”.
Và những “độc chiêu” khác

“Ở nhà mình thì theo tinh thần dân chủ, phát triển tự nhiên nên ngay từ bé, con thích gì ăn nấy, không thích cũng chẳng ép làm gì. Ông xã mình còn “quy định” tuyệt đối không được la mắng con trong bữa ăn, thêm nữa ông í cũng hay kể chuyện cười và rủ con thi ăn xem ai ăn nhiều hơn, nhanh hơn nên bữa cơm nhà mình vui lắm, không có cảnh bố mẹ hò hét, con thì khóc lóc đâu” là bí quyết của gia đình chị Trang (26 tuổi, thợ may).

Chị Loan (30 tuổi, thiết kế) khiêm tốn cho rằng cách của mình chẳng có gì cao siêu cả, chị cũng chỉ làm như các bà mẹ khác là không cho con xem ti vi trong lúc ăn, dỗ con là ăn cơm mới không bị tiêm và “có sức khỏe để bảo vệ mẹ không bị ai bắt nạt”. Bên cạnh đó, chị cũng luôn khen ngợi, khích lệ nếu con ăn ngoan. Thỉnh thoảng chị cũng tặng cho con một món quà nho nhỏ kèm lời cám ơn vì “đã ăn hết món ăn mẹ nấu”. Chị cho biết bé Mic nhà chị thích được mẹ cám ơn lắm nên dạo này rất ngoan trong việc ăn uống, không kén ăn như trước nữa.
Nguồn: meyeucon
Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng và Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, hiện nay nhu cầu đáp ứng vitamin của trẻ em đặc biệt là trẻ nhỏ và trẻ tiểu học còn thấp. Trong đó, đặc biệt với vitamin nhóm B, mới chỉ đáp ứng 60 – 70% nhu cầu khuyến nghị. Vitamin C chỉ đáp ứng 60%.

Theo Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM “Nguyên nhân chính trong việc dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, bé biếng ăn hay bé mập mạp nhưng vẫn có nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng là do sự thiếu hụt vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B. Thiếu hụt vitamin không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao, trí não của trẻ ở thời điểm hiện tại, mà hậu quả lâu dài trẻ sẽ bị di chứng trở thành người thấp bé trong quãng đời trước mắt và tiếp nối ở những thế hệ sau”. (Nguồn O2TV)
Hiểu thêm về vitamin nhóm B trong sự phát triển của trẻ

Vitamin nhóm B và sự phát triển của bé

Đây là nhóm vitamin được gọi là “vi chất dinh dưỡng”. Vitamin nhóm B bao gồm các loại B5, B6, B7, B8, B9, B12. Vitamin nhóm B tham gia tích cực vào quá trình hình thành của tất cả các loại tế bào. Phần lớn các cơ bắp của chúng ta có hoạt động được hay không là do nó có được cung cấp năng lượng từ quá trình chuyển hóa năng lượng, đặc biệt là Protein (chất đạm) và vitamin nhom B, giúp cho các tế bào hình thành và phát triển dài ra, xương cơ chắc hon. Vitamin nhóm B còn góp phần điều hòa tâm sinh lý, giúp chống lại những tâm trạng tiêu cực, mệt mỏi, ủ rũ o trẻ.

Bên cạnh chức năng chung của nhóm, mỗi loại vitamin B có những vai trò riêng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ. Vitamin B5 tham gia vào quá trình lên men tiêu hóa. Vitamin B6 tham gia đóng vai trò thiết yếu trong chuyển hóa chất đạm và chất béo, đảm bảo hoạt động hệ thần kinh trung ương. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nhìn thấy một vai trò rất quan trọng của vitamin nhom B, nhu vitamin B9 chẳng hạn. Vitamin B9 tham gia vào quá trình hình thành các tế bào hồng cầu. Nếu bị thiếu thì em bé rơi vào tình trạng thiếu máu, hồng cầu to.

Đối với trẻ nhỏ, việc bổ sung đầy đủ vitamin nói chung và vitamin nhóm B nói riêng sẽ đảm bảo sự phát triển đều đặn và cân đối trong những năm đầu đời.
Nguồn: meyeucon
Khi nhắc đến protein,hẳn tất cả các bà mẹ đều liên tưởng đến hình ảnh những miếng thịt bò đỏ tươi, những những chiếc đùi gà với lớp da vàng hay những con tôm nhảy tanh tách. Tuy nhiên, đó không phải là tất cả. Rất nhiều những loại rau củ và hoa quả cũng chứa một lượng protein thực vật tuyệt vời cho trẻ. Để con có thể vừa hấp thụ được protein giúp tăng cân, lại vừa có lượng chất xơ dồi dào giúp con không lo táo bón, mẹ nên biết những siêu rau củ sau đây.

Đậu nành

Đậu nành là loại rau củ có chứa protein hàng đầu mẹ không thể bỏ qua. Protein thực vật trong đậu nành là loại protein hoàn chỉnh, nó chứa đầy đủ các axit amin thiết yếu cho cơ thể. Mẹ có thể cho bé uống bổ sung sữa đậu nành hàng ngày, một ly đậu nành nấu chín có chứa khoảng 29g protein. Một cách tuyệt vời khác để thưởng thức đậu nành, đó là mẹ có thể tự tay làm đậu phụ tươi cho bé. Cháo đậu phụ, đậu phụ rán, canh đậu phụ rong biển hoặc một bát tào phớ nước đường là những gợi ý tuyệt vời.

Những loại thực phẩm nhiều… protein nhất cho bé
Bông cải xanh (Súp lơ xanh)

Bông cải xanh cũng là một trong những loại rau rất giàu protein. Hàm lượng protein trong bông cải xanh có thể chiếm đến 34%. Trong 150 gram bông cải xanh nấu chín có chứa 4,6 gram protein. Súp lơ trắng – người “anh em” của bông cải xanh cũng chứa đến 3 gram protein trong một 150 gram súp lơ nấu chín, tương đương với lượng protein chiếm 27%.

Những loại thực phẩm nhiều… protein nhất cho bé
Rau bina (Cải bó xôi)

Không ai còn nghi ngờ lượng dinh dưỡng khổng lồ có trong siêu thực phẩm mang tên Cải bó xôi. Được biết đến với hàm lượng dinh dưỡng tuyệt vời, cải bó xôi cũng là một nguồn cung cấp protein.Cải bó xôi nấu chín có chứa 5,3 g protein cho mỗi 180 gram rau. Mẹ có thể nấu cho bé những món cháo ngon từ cải bó xôi như cháo tôm cải bó xôi hay cháo thịt bò cải bó xôi.

Những loại thực phẩm nhiều… protein nhất cho bé
Ngô

Món ngon rẻ tiền mà lại rất tốt cho sức khỏe. Cứ trong 170 gram ngô hạt có chứa 3 gram protein. Với trẻ lớn, ngô luộc, salat ngô hay ngô xào là món ăn chiều rất ngon và bổ. Với trẻ nhỏ, mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo ngô xay hay làm sữa ngô cho con uống. Sữa ngô từ sữa công thức sẽ là một sự kết hợp tuyệt vời mang lại lượng dinh dưỡng tối đa cho bé.

Những loại thực phẩm nhiều… protein nhất cho bé
Quả bơ

Xét về trái cây, bơ là loại quả giàu protein đầu tiên mà mẹ nên bổ sung trong thực đơn hàng ngày của trẻ. Rất bất ngờ, lượng protein tìm thấy trong quả bơ cao hơn cả trong sữa bò. Protein của bơ thậm chí còn tốt hơn protein của thịt bò nấu chín vì protein nấu chín không tồn tại được trong gan – cơ quan sản xuất protein cho cơ thể.

Bơ mềm, thơm và ngọt tự nhiên rất hợp để mẹ cho bé ăn ngay từ tháng thứ 6.

Quả chuối

Mỗi 100g chuối chứa 3.89g protein. Cho bé ăn một quả chuối vào bữa sáng sẽ giúp trẻ no lâu và tăng hứng khởi học hành. Với bé tập ăn dặm, chuối lại càng là loại hoa quả lý tưởng bới vị ngọt tự nhiên và độ mềm phù hợp với ngay cả trẻ mới tập ăn dặm.

Những loại thực phẩm nhiều… protein nhất cho bé
Dừa

Cùi dừa rất giàu protein. Với trẻ lớn, món thịt kho tàu cùng cùi dừa sẽ khiến trẻ mê mẩn. Tuy vậy, mẹ cũng đừng lo trẻ nhỏ không ăn được cùi dừa. Nạo cùi dừa non, mềm tan như thạch sẽ khiến bé 1 tuổi cũng rất thích thú. Nước cốt dừa cũng rất giàu protein và chất béo. Tuy nhiên với trẻ nhỏ, mẹ nên tránh cho con ăn dừa với đường.


Măng tây

Mỗi 100 gram măng tây có chứa đên 3gram protein. Loại rau này rất linh hoạt trong cách nấu nướng.Mẹ có thể luộc, hấp, xào tỏi hay nướng cho bé đều ngon tuyệt vời. Măng tây có thể được tìm mua tại các siêu thị hoặc chợ ở các thành phố lớn.

Atiso

Loại cây đặc trưng thường được trông ở Đà Lạt nay có thể dễ dàng tìm mua tại các chợ và siêu thị. Nói về hàm lượng protein, Atiso không thua kém bất cứ một loại thực phẩm nào. Trong 120 gram bông Atiso nấu chín có chứa 3 gram protein. Mẹ có thể nấu cho bé cháo Atiso hoặc hầm với chân giò.

Những loại thực phẩm nhiều… protein nhất cho bé
Măng cụt

Loại trái cây nhiệt đới này rất tốt và có giá trị dinh dưỡng không kém những hoa quả phương Tây đắt tiền như quả việt quất hay dâu tây. Ăn 2 quả măng cụt là bé đã hấp thụ tới 0,89 gram protein.

Những loại thực phẩm nhiều… protein nhất cho bé

Nguồn: afamily
Việc đánh thức bé dậy để bú sữa khi bé đang ngủ sau có thể ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ đấy nhé!

Giấc ngủ sâu giúp trẻ tăng chiều cao

Một số mẹ có suy nghĩ cho bé ăn thật no trước khi đi ngủ sẽ giúp con có giấc ngủ sâu hay thậm chí, khi đã thấy con ngủ rồi, nhiều mẹ còn cố đánh thức bé dậy cho bú bữa đêm để con no giấc, lớn nhanh. Nhưng liệu điều này có đúng?

Quan niệm này là hoàn toàn sai lầm. Trên thực tế, bé lớn lên và phát triển chiều cao phần lớn khi ngủ. Lúc này, hormone làm tăng chiều cao của con người sẽ hoạt động mạnh mẽ.

Các yếu tố kích thích sinh trưởng sẽ được tiết ra nhiều nhất khi bé đạt được giấc ngủ sâu, thậm chí cao gấp ba lần so với lượng kích thích tố tiết ra vào ban ngày. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, để đi vào giấc ngủ sâu, bé sẽ cần 2 tiếng “khởi động”. Ví dụ, mẹ cho bé ngủ lúc 8h tối thì đến 10h bé mới thực sự đi vào giấc ngủ sâu – giai đoạn các hocmone kích thích sinh trưởng hoạt động mạnh.

Do vậy, nếu cho bé ăn quá nhiều trước khi ngủ, dạ dày phải kéo dài thời gian hoạt động, chuyển hóa thức ăn, khiến bé khó có được giấc ngủ ngon, ảnh hưởng tới khả năng tiết kích thích tố sinh trưởng trong thời điểm lý tưởng này.

Để đảm bảo con phát triển chiều cao tốt, mẹ cần lưu ý không nên cho con ăn quá nhiều hay cố đánh thức con dậy ăn đêm. Bé sơ sinh cần ngủ ít nhất 20 tiếng mỗi ngày, bé từ 2-6 tháng tuổi cần 15-18 giờ ngủ, từ 6-18 tháng cần 13-15 giờ ngủ và bé từ 18 tháng đến 3 tuổi cần ngủ trong vòng 12-13 tiếng.

Mẹ nào cũng muốn bé có chiều cao hoàn hảo vì thế, hãy để bé ngủ thật ngon giấc

Mẹ nào cũng muốn bé có chiều cao hoàn hảo vì thế, hãy để bé ngủ thật ngon giấc

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng từ trong bụng mẹ

Dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển chiều cao, thể chất và trí tuệ của trẻ. Phụ nữ khi mang thai cần hiểu rõ là bạn ăn cho mình và cho con. Vì vậy ngoài việc cần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng còn phải chú trọng việc ăn uống bổ sung các loại vitamin để giúp thai nhi phát triển tốt. Các loại vitamin có nhiều trong rau xanh, trái cây chín, thịt, cá, trứng, sữa… khi cần bạn nên đi khám để được bác sĩ chỉ định cho dùng thêm các loại vitamin và khoáng chất tổng hợp như vitamin A, D, C, nhóm B, canxi, magiê, sắt… Bạn cần nuôi dưỡng trẻ với một chế độ dinh dưỡng hợp lý: ăn đủ năng lượng để giúp cơ thể khoẻ mạnh và tăng trưởng liên tục.

Một ngày cho trẻ ăn 3 bữa ăn chính vào sáng, trưa, tối và thêm 2-3 bữa phụ vào giữa buổi sáng và sau giấc ngủ trưa để giúp trẻ tăng cân, tăng chiều cao hàng tháng đúng tiêu chuẩn. Thức ăn cần đủ 4 nhóm chất là đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất, đồng thời phải phong phú chủng loại thực phẩm, tốt nhất nên có trên 20 loại thức ăn mỗi ngày.

Ngoài ra còn các chất có ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao như: sắt, kẽm, iod. Thức ăn nhiều sắt: gan, huyết, trứng, thịt, cá, đậu đỗ, rau dền, sữa có bổ sung sắt. Thức ăn nhiều kẽm là hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành. Thức ăn nhiều iod: muối iod, phomai, trứng gà, sữa, cá biển, rau câu, tảo.
Những thức ăn mẹ nên cho bé ăn nhiều là:

Thịt gà: Đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là phát triển chiều cao, hàm lượng protein cần bổ sung là rất lớn. Không chỉ giúp chiều cao phát triển, protein còn làm tăng độ kết dính của xương, giúp xương dẻo dai hơn. Và thịt gà chính là thực phẩm chứa lượng protein cao nhất.

Thịt bò: Tương tự như thịt gà, thịt bò cũng là một thực phẩm cung cấp protein dồi dào, rất tốt cho “sự nghiệp” cải thiện và phát triển chiều cao của bé yêu. Các mẹ cũng nên chăm cho bé ăn thịt bò nhé.

Trứng: Nguồn dinh dưỡng cơ bản của trứng cũng là protein, có trong cả lòng trắng và lòng đỏ, nhất là lòng trắng trứng bao gồm 100% protein. Không chỉ có vậy, trứng còn là một trong số ít thực phẩm tự nhiên chứa vitamin D, giúp cơ thể hấp thụ canxi, giúp cho hệ xương khỏe mạnh.

Sữa: Protein và canxi trong các sản phẩm từ sữa cung cấp năng lượng cho não và cơ thể. Protein giúp xây dựng các mô não, còn canxi trong sữa giúp xương và răng trẻ chắc khỏe. Vì vậy không có lý do gì mà không bổ sung sữa vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày cho bé yêu cả, phải không các mẹ.

Nước: Uống đủ nước luôn luôn tốt với mọi người và đặc biệt là rất tốt với trẻ nhỏ. Uống từ 6 – 8 ly nước mỗi ngày giúp bé yêu đạt được chiều cao tối ưu bằng cách thúc đẩy tăng trưởng cơ bắp và giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Bởi vì các đĩa đệm của cột sống có đến 90% là nước. Nên nếu cơ thể không được cung cấp đủ nước, chúng sẽ bị mất nước và co lại. Và tất nhiên, chúng cũng sẽ không làm việc hiệu quả nếu bé uống quá nhiều soda, nước ngọt hoặc các đồ uống tăng lực khác.

Hoa quả: Mẹ nên ưu tiên cho bé ăn các loại quả họ nhà cam chanh vì chúng rất giàu vitamin C. Vitamin C có công dụng giúp cơ thể hấp thụ canxi một cách tối ưu nhất. Vậy nên các mẹ nhớ bổ sung những trái cây này vào thực đơn cho bé nhé.

Cho trẻ rèn luyện thể lực thường xuyên

Sự vận động cơ bắp sẽ kích thích, đẩy mạnh quá trình chuyển hóa năng lượng, trao đổi chất, thúc đẩy tăng trưởng cơ thể, tăng cường lượng canxi vào mô xương giúp xương vững chắc hơn và phát triển ttốt hơn. Vì lợi ích như vậy, bạn cần hướng dẫn và tạo cho con thói quen tập thể dục hàng ngày với những bài thể dục vừa sức, phù hợp với độ tuổi của con bạn. Bạn có thể tham khảo các bài thể dục hướng dẫn trên truyền hình, trong sách vở và bài thể dục của cháu ở trường để dạy con luyện tập.
Nguồn: meyeucon

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Ăn uống cân bằng khoa học là một trong những tiêu chí vô cùng quan trọng đối với mọi người nói chung và với rẻ em nói riêng. Dưới đây là một số khuyến cáo có liên quan đến ăn uống đối với nhóm trẻ dưới 1 năm tuổi.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi

  • Trẻ sơ sinh bị vàng da: Dễ bị chứng tâm thần vận động
  • Trẻ em đối mặt với suy dinh dưỡng
  • Dinh dưỡng và sự phát triển não bộ ở trẻ em
Nhóm trẻ sơ sinh đến 4 tháng tuổi

Đây là giai đoạn trẻ cần được bú sữa mẹ hoặc nuôi bộ, nhưng nguồn sữa phải đảm bảo đầy đủ dưỡng chất, trong đó sữa mẹ được xem là nguồn thức ăn cần thiết và tốt nhất cho nhóm trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.

Nếu nuôi bằng sữa mẹ nên cho trẻ bú từ 8-12 lần/ ngày( trung bình cứ 2 đến 4 tiếng cho bú một lần). Đến tháng thứ 4 giảm còn 6 lần/ngày nhưng lượng sữa mỗi lần bú lại tăng lên.

Nếu nuôi bộ, nên duy trì tần suất 6-8 lần/ngày, mỗi lần cho ăn đạt từ 56-146 gam, đưa tổng lượng sữa dùng cả ngày lên 500-1000 gam. Khi trẻ lớn, số lần cho ăn giảm nhưng lượng sữa mỗi lần ăn tăng từ 100-200 gam.

Không nên pha thêm mật ong vào sữa vì nó làm tăng rủi ro ngộ độc do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu. Nếu trẻ nhẹ cân, ăn ban ngày không đủ thì cho ăn bổ xung vào ban đêm, nhưng trọng tâm vẫn là ăn uống ban ngày là chính.

Giai đoạn từ 4-6 tháng tuổi

Giai đoạn này trẻ nên ăn từ 800 gam đến 1200 gam sữa/ngày sau đó dần dần chuyển sang thức ăn rắn. Nếu cho trẻ ăn thực phẩm rắn, quá sớm cũng không có lợi.

Việc cho trẻ ăn thức ăn rắn cũng còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như sở thích của trẻ. Nên bắt đầu bằng ngũ cốc tăng cường sắt (bột gạo) kết hợp với sữa mẹ hay sữa ngoài.

Giai đoạn 6-8 tháng

Tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ hoặc bú bình, tần suất 3-5 lần/ngày và ăn thêm bột ngũ cốc, nước hoa quả, rau nghiền.

Trọng tâm đến nước ép không đường, giàu vi tamin C như nước ép táo, nho cam…, không nên đựng vào bình cho trẻ ngậm bú khi ngủ. Nếu có tiền sử mắc bệnh dị ứng thì sau 9 tháng hãy cho trẻ dùng nước cam ép vì các loại hoa quả có thể gây dị ứng cho trẻ.

Ban đầu sử dụng các loại rau xanh củ quả mềm như khoai tây, cà rốt, khoai lang đậu đỗ, chuối, dưa hấu vv…Mỗi ngày nên ăn 2-3 bữa rau xanh hoa quả, mỗi bữa 2-3 thìa cà phê. Nếu cho ăn trực tiếp nên cắt thành miếng nhỏ, tránh ăn thực phẩm quá cứng, quá nóng làm trẻ tắc nghẹn hoặc bị bỏng miệng.

Giai đoạn 8-12 tháng

Tiếp tục cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình tần suất 3-4 lần/ngày. Bổ sung thêm thịt cho trẻ do sữa mẹ thiếu sắt. Có thể cho trẻ ăn thêm 3-4 bữa thịt/ngày mỗi bữa chỉ khoảng 1 thìa cà phê, bổ sung 4 lần ăn rau xanh, hoa quả, mỗi lần từ 1-2 thìa cà phê.

Cũng có thể cho trẻ ăn 3 bữa trứng/tuần nhưng chỉ ăn lòng đỏ cho đến khi trẻ được 1 tuổi, lòng trắng nên bỏ vì dễ gây dị ứng.

Giai đoạn 1 năm tuổi

Khi trẻ được 1 năm nên dùng sữa nguyên chất “Vitamin D” hoặc 4% thay cho sữa mẹ hoặc dùng cho bú bình. Trẻ dưới 2 năm tuổi không nên ăn sữa có hàm lượng mỡ thấp (2% hoặc sữa tách mỡ).

Lý do, cơ thể trẻ cần bổ sung calo từ mỡ để cung cấp nhu cầu năng lượng. Tuy nhiên trẻ dưới 1 năm không nên dùng sữa nguyên chất vì nó có thể làm tăng nguy cơ thiếu máu. Các đồ ăn như bơ, phó mát, sữa chua chỉ nên ăn vừa phải.

Đối với nhóm trẻ 1 tuổi do sữa mẹ hoặc bú bình không đủ dưỡng chất, năng lượng nên cần bổ sung thêm dưỡng chất từ thịt, rau xanh, hoa quả, ngũ cốc và các loại sữa động vật khác.

Việc đa dạng hóa nguồn thức ăn cho trẻ có tác dụng tích cực, cung cấp đầy đủ vitamin khoáng chất. Khi trẻ lẫm chẫm biết đi do thể trạng phát triển mạnh nên việc cung cấp đủ dưỡng chất và năng lượng đóng vai trò quan trọng.

Khi cho trẻ ăn cần chú ý chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều lần, mỗi bữa chỉ ăn vừa đủ (có thể ăn tới 4-5 bữa/ngày), ngoài ra có thể cho trẻ ăn vặt.

Một số chú ý về ăn uống

- Khi cho trẻ ăn thêm chú ý không cho trẻ ăn miếng quá to, thức ăn quá cứng và không nên ăn quá nhiều trong một lần ăn.

- Mỗi lần chỉ nên giới thiệu một loại thức ăn mới, vài ngày ăn một món mới, tránh những thực phẩm dễ gây dị ứng.

- Không nên cho thực phẩm vào bình để cho trẻ nằm bú

- Xen kẽ giữa thức ăn cũ và mới để trẻ chóng làm quen

- Nên bón cho trẻ trực tiếp từ bát chứa thức ăn, hoặc từ siêu nấu bột.

- Thực phẩm cho dùng cho trẻ cần được bảo quản kín trong tủ lạnh với thời gian không quá 2 ngày.

- Khi bón cho trẻ nên dùng thìa nhỏ vừa với miệng trẻ.

- Không nên cho trẻ ngậm bú bình khi nằm ngủ, nhất là nước ép trái cây vì nó có thể gây ra các loại bệnh về răng lợi.

- Không nên cho trẻ ăn những thực phẩm dễ gây sặc, nghẹn như bỏng ngô, lạc hạt, chip khoai tây, quả nho, rau nguyên chất, thực phẩm cắt thái miếng quá to.

- Trong khi đang ăn nên bổ xung nước cho trẻ. Vừa ăn vừa uống giúp trẻ dễ nuốt.

- Không nên dùng đồ uống có gas, nước ngọt cho trẻ uống vì nó có thể gây nghiện, giảm tính ngon miệng và gây hư hỏng răng lợi.

- Không nên cho trẻ ăn đồ quá cay, quá nóng quá ngọt, quá mặn đồ uống kích thích như chè, cà phê v v…
Nguồn: bethongminh

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Những hiểu biết về dinh dưỡng được truyền miệng và bạn áp dụng ngay cho bé, nhưng hãy cẩn trọng, bởi có thể, điều đó hoàn toàn sai lầm.

Cho con ăn hoa quả và uống sữa cùng lúc

Nếu cho con ăn trái cây và các sản phẩm làm từ sữa cùng một lúc thì rất dễ dàng bị ngộ độc thực phẩm. Nhiều trường hợp nghiêm trọng hơn còn dẫn đến tiêu chảy cấp tính và thậm chí là viêm đường ruột.

Trên thực tế, khi mua sữa chua, các mẹ cần chú ý đọc các thông số về thành phần của sản phẩm. Bởi lẽ, trong nhiều sản phẩm được chế biến từ sữa có những chất gây mẫn cảm khi sử dụng chung với trái cây.

Tốt nhất để đảm bảo sức khỏe cho con, các mẹ nên dành thời gian tìm hiểu thêm và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để sức khỏe của con không bị ảnh hưởng.
Cho trẻ dưới 6 tháng dùng bông cải xanh

Thêm rau vào thực đơn cho con là rất cần thiết. Tuy nhiên sự thiếu hiểu biết về các loại rau đôi lúc sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của bé. Đã có nhiều trường hợp trẻ phải nhập viện vì bố mẹ đã kém hiểu biết trong việc bổ sung dinh dưỡng cho con.

Có những bà mẹ vì thấy rằng trẻ 6 tháng tuổi cần phải được ăn rau. Vì thế các mẹ đã cho thêm bông cải xanh vào cháo ăn dặm của bé. Hậu quả là trẻ bị đau bụng, đầy hơi, khó chịu, quấy khóc suốt ngày.

Bông cải xanh là loại rau có thể gây ra chứng đầy hơi, trong khi đó, dạ dày của trẻ còn rất yếu. Bởi vậy các bác sĩ khuyên rằng người lớn không nên cho rau cải xanh vào chế độ ăn khi trẻ chưa được 1 tuổi.
Cho bé ăn dặm càng sớm càng tốt

Cho trẻ ăn dặm quá sớm có thể dẫn tới rối loạn hấp thu, tiêu chảy vì lúc này men tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, không thể hấp thu tinh bột. Ngược lại, ăn dặm quá trễ sẽ làm bé bị suy dinh dưỡng, sẽ không chịu ăn gì khác ngoài sữa trong khi sữa vào giai đoạn này không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của bé.

Sai lầm nghiêm trọng trong dinh dưỡng cho bé mà mẹ cần biết

Cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi là thích hợp nhất

Độ tuổi phù hợp để bắt đầu ăn dặm là từ 6 tháng tuổi và chỉ cho ăn vài muỗng bột mỗi ngày để bé tập quen dần. Bà mẹ cần lưu ý sữa vẫn luôn là thức ăn chính trong giai đoạn này. Thấy bé ăn bột mau lên cân, nhiều bà mẹ hay có xu hướng cho bé ăn toàn bột, chẳng bao lâu sau sẽ sinh ra nhiều thứ bệnh rắc rối. Chế độ ăn dặm đúng cách cho bé phải gồm bốn nhóm thức ăn bột – đạm – dầu – rau. Khi tập ăn một loại thức ăn mới, nên tập từ ít một khoảng 3-5 ngày cho bé quen dần, sau đó mới tập thức ăn khác. Nếu lúc đầu tập thức ăn mới bé tỏ vẻ không thích, mẹ cần kiên nhẫn tập dần cho bé để bữa ăn được đa dạng.
Không cho trẻ ăn dầu mỡ để tránh béo phì

Các bé cần khoảng 30-40% lượng calo từ chất béo hàng ngày để đáp ứng bộ não và cơ thể đang phát triển nhanh chóng bởi não bộ có những yêu cầu đặc biệt từ axit béo và các thành phần khác của chất béo. Lượng chất béo phù hợp cho trẻ ăn dặm dưới 1 tuổi là 3,5g/kg mỗi ngày. Tốt nhất là cho trẻ ăn chất béo từ dầu thực vật, mỡ cá, có chứa hàm lượng Omega 3 cao giúp tăng sức đề kháng, giảm thiểu các căn bệnh viêm nhiễm, hỗ trợ hệ tuần hoàn hoạt động tốt hơn.
Khi trẻ bị ốm, nên cho trẻ ăn ít

Không nên kiêng ăn vì bé cần dinh dưỡng để chống lại bệnh tật. Tuy nhiên, do bị bệnh nên bé không cảm thấy ngon miệng, bạn không cần quá lo lắng mà ép bé ăn. Tóm lại, khi bé bệnh, nên cho bé ăn loại thức ăn và liều lượng mà bé thích. Nếu bé ăn quá ít thì có thể ăn thành nhiều bữa gần nhau, có thể cho bé ăn nhiều món trong một bữa để bổ sung dinh dưỡng.
Quá ưu tiên đạm

Nhiều mẹ nấu bột cho bé cứ cho thật nhiều thịt, cá, trứng… vì nghĩ đó là thức ăn bổ dưỡng và tốt cho bé, cho nhiều một chút càng tốt.

Nhưng thực tế, cái gì quá cũng không tốt, lượng đạm quá nhiều dễ làm bé bị rối loạn tiêu hóa và nguy cơ bé mắc chứng biếng ăn gia tăng.
Sai lầm trong dinh dưỡng cho con
Ưu tiên quá nhiều đạm dễ làm bé bị rối loạn tiêu hóa
Chỉ cho bé ăn nước hầm

Nhiều mẹ quan niệm rằng khi hầm nhừ, tất cả những chất bổ tinh túy nhất của thực phẩm sẽ tan vào nước. Dùng nước đấy nấu bột hay cháo cho bé ăn sẽ bổ dưỡng và đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho bé. Còn phần cái, vì tiếc của nên các mẹ hay ăn cố. Một thời gian sau, con vẫn cứ còi cọc còn mẹ thì béo mầm.

Thực tế, “khôn ăn cái, dại ăn nước”, nước thịt và nước xương hầm tuy tạo được hương vị thơm ngon và kích thích sự thèm ăn của bé, nhưng lại có rất ít chất đạm và canxi. Phần lớn đạm vẫn nằm ở bã thịt. Nếu mẹ chỉ dùng nước nấu cháo hay bột cho bé thì bé dễ bị còi cọc, suy dinh dưỡng.
Nghiền nhuyễn mọi thức ăn

Việc làm này của mẹ đã vô tình tước đi cơ hội học nhai của bé. Thức ăn được nghiền nhuyễn khiến bé chỉ còn biết nuốt chửng khi ăn. Do vậy, bé sẽ không cảm nhận được mùi vị thức ăn, dễ khiến bé nhanh chán và mắc chứng biếng ăn.

Thực tế, mẹ không nên lạm dụng máy xay sinh tố, nghiền nhuyền mọi thứ ăn cho bé. Hãy tập cho con học xúc và nhai ngay khi có cơ hội để đến tuổi mẫu giáo bé nhanh chóng hòa nhập được với bạn bè đồng trang lứa.
Sử dụng quá nhiều cà rốt

Mặc dù cà rốt rất tốt cho sức khoẻ của bé, tuy nhiên các mẹ không nên quá lạm dụng. Co con uống hay ăn nhiều cà rốt và cà chua cũng không tốt. Ăn nhiều cà rốt có thể khiến bé bị thiếu máu, do đó bé dễ mắc bệnh vàng da, chán ăn, tâm thần bất ổn, bồn chồn và khó ngủ. Thậm chí, ban đêm bé còn hay giật mình, sợ hãi, khóc và nhiều triệu chứng nữa.

Các chuyên gia cho rằng nên bổ sung lượng cà rốt hợp lý, mỗi ngày không nên quá 5mg. Ăn như vậy mới có tác dụng ức chế sự phát triển của các tế bào gây ung thư.
Chỉ sử dụng nước rau

Nhiều người quan niệm rằng nước hầm xương, thịt rất bổ dưỡng . Chính vì thế, sau khi hầm, xương, thịt, đa số các bà nội trợ đã bỏ phần “xác” đi mà giữ lại phần nước để nấu với rau mà thôi.
Nên cho bé ăn cả phần xác rau để cung cấp chất xơ

Tuy nhiên, các phân tích thành phần dinh dưỡng đã cho thấy chất đạm (thịt, cá, tôm…) có nấu trong bao lâu thì vẫn chỉ có ở phần xác mà không tan được vào trong nước, và chất xơ trong rau củ cũng vậy. Vì vậy muốn nhận đủ các chất dinh dưỡng, phải cho trẻ ăn cả phần cái (xác) của thực phẩm bằng cách băm nhuyễn, cắt nhỏ, nấu mềm. Nếu chỉ cho trẻ ăn nước rau thôi thì bé sẽ không nhận được các chất xơ có trong rau.
Sữa đậu nành cũng tốt như sữa bò

Sữa bò là tốt nhất để thay thế cho sữa mẹ vì đạm sữa bò khá tương đồng với đạm trong sữa mẹ. Đạm đậu nành hoàn toàn khác biệt với đạm động vật, trong khi trẻ sơ sinh sinh trưởng nhờ đạm động vật. Đậu nành khá an toàn, nhưng không phải luôn cần thiết. Phụ huynh có con bị đầy hơi thường có xu hướng chuyển sang cho bé bú sữa công thức từ đậu nành với hy vọng giảm tình trạng ứ hơi, nhưng đậu nành không hẳn là dễ tiêu hóa hơn sữa bò.

Đối với các bé bị dị ứng đạm sữa bò, sữa đậu nành có thể là một thay thế, nhưng lựa chọn tốt hơn cả là sữa có công thức thủy phân, trong đó đạm sữa bò được phân tách để tránh gây dị ứng. Sữa đậu nành nói chung chỉ được khuyên dùng cho trẻ đủ tháng, khỏe mạnh, không bú mẹ và có chủ đích nuôi như người ăn chay, loại sữa này cũng có thể dùng cho trẻ bị rối loạn carbon hydrat bẩm sinh do rối loạn trao đổi chất làm chúng không thể tiêu hóa được đường trong sữa bò.
Chất sắt khiến trẻ bị táo bón

Sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh chứa nhiều chất sắt, lượng chất sắt mà bé thu nạp không đủ để gây ra táo bón, trái lại nó lại vô cùng cần thiết và quan trọng cho sự phát triển thể chất và tinh thần cho bé. Trên thực tế, gần đây nhiều hãng sữa đã ngừng sản xuất các sản phẩm có hàm lượng sắt thấp.
Nguồn: meyeucon