-->
Hiển thị các bài đăng có nhãn chế độ dinh dưỡng cho bé. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chế độ dinh dưỡng cho bé. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2015

Nhu cầu dinh dưỡng cho bé là rất quan trọng cho việc phát triển chiều cao sau này, vì vậy nếu cảm thấy bé có dấu hiệu béo phì các mẹ cần lưu ý.

Để biết bé có dấu hiệu béo phì hay không các mẹ tham khảo bảng chiều cao cân nặng chuẩn để có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.

Do bé còn nhỏ, còn phát triển chiều cao nên ngoại trừ những trường hợp béo phì nặng cần giảm cân (độ 2, 3), thì đa số chỉ cần giữ nguyên cân nặng, không tăng cân, để khi bé phát triển chiều cao sẽ vẫn đạt cân nặng hợp lý. Vì thế, cần có một chế độ ăn uống phù hợp với nhu cầu phát triển chiều cao, hạn chế tăng cân của bé.

(Ảnh minh họa: Internet)

1. Nhu cầu chất đạm

Do bé đang tuổi lớn nên nhu cầu chất đạm cao hơn người trưởng thành: bé từ 1-3 tuổi nhu cầu đạm là 35gr/ngày, bé lớn hơn 45-65gr/ngày.

Nếu bé vẫn uống khoảng 500ml sữa/ngày sẽ cung cấp 12-13gr đạm/ngày, đạm động vật (ăn tăng tôm cua cá, ăn giảm thịt) sẽ cần khoảng 100g thịt, trứng, tôm, cá/ngày với bé dưới 3 tuổi và xung quanh 200gr/ngày ở bé lớn hơn. Cần lưu ý, với bé dưới 10 tuổi nhu cầu đạm động vật luôn luôn cao hơn đạm thực vật. Nên ăn đậu phụ, đậu xanh, đậu tương 150-200g đậu/ngày bên cạnh đạm động vật.

2. Nhu cầu chất béo

Việc tiêu thụ lượng lipid quá thấp trong bữa ăn hàng ngày ảnh hưởng đến chức phận nhiều cơ quan tổ chức trong cơ thể, đặc biệt là phát triển não bộ và hoàn thiện hệ thống thần kinh ở trẻ em, nhất là bé nhỏ. Các acid béo đồng thời là vật mang của các vitamin cần thiết tan trong dung môi dầu mỡ, như A, D, E, K để hòa tan và hấp thu.

Hậu quả của chế độ ăn quá nghèo nàn chất béo ở bé nhỏ và trẻ em nói chung là chậm tăng trưởng và thiếu dinh dưỡng do không chuyển hóa được các vitamin tan trong dầu mỡ. Còn nếu tiêu thụ quá thừa thì chúng ta đều biết sẽ làm nặng thêm tình trạng thừa cân béo phì có liên quan đến các bệnh mạn tính không lây và hội chứng rối loạn chuyển hóa.

Vì vậy, cho bé thừa cân béo phì ăn vừa đủ lượng chất béo là rất quan trọng và trên thực tế những đối tượng này dễ bị ăn quá nhiều (ăn như bình thường bé mập hay ăn) hoặc quá ít chất béo (do ăn kiêng nghiêm ngặt).

Cần lưu ý rằng, bé có nhu cầu năng lượng chất béo rất cao, tới 35-40% ở bé từ 1-3 tuổi, 30% ở bé trên 3 tuổi trong khi ở người trưởng thành không quá 25%. Do đó, tỷ lệ cân đối giữa lipid động vật và lipid thực vật được khuyến nghị là 70% và 30%.

Vì vậy, mặc dù thức ăn của bé thường có thịt, trứng, tôm, cá (vốn đã có một lượng nhất định lipid động vật) nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu lipid nên vẫn cần cho bé ăn thêm dầu mỡ theo tỷ lệ một bữa dầu ăn xen kẽ một bữa mỡ.

Và, ngay cả khi bé đang thừa cân béo phì, để đảm bảo nhu cầu chất béo cho bé phát triển, vẫn nên cho bé ăn dầu, mỡ tối thiểu 3 thìa cà phê loại 5ml/ngày (giảm chứ không nên bỏ hẳn những món xào rán).

3. Nhu cầu chất xơ và vitamin

Bé thừa cân nên ăn nhiều rau và hoa quả (ít ngọt: ví dụ như dưa chuột, dưa gang, sắn để năng lượng khẩu phần thấp và không bị cảm giác rỗng dạ dày): 200-500g rau củ/ngày, tùy độ tuổi của bé.

4. Nhu cầu nước
Bé nên uống nhiều nước, 1,5 lít/ngày.

5. Nhu cầu sữa

Sữa có nhiều canxi dưới dạng kết hợp với casein, tỷ lệ canxi/phospho thích hợp nên mức đồng hóa và hấp thu cao; Sữa còn là nguồn vitamin B1 và B2 rất cần thiết, vì thế bé vẫn cần uống được sữa tươi, sữa chua (tốt nhất là sữa không đường) 400-500ml/ ngày, không nên uống quá 600ml sữa/ngày.

Lưu ý là bé béo phì trên 1 tuổi không nên dùng sữa bột công thức, nếu bé không được bú mẹ, chỉ nên bổ sung sữa tươi, sữa chua với lượng khuyến nghị như trên. Bé dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn mà tăng cân nhanh (1-2kg hàng tháng) là rất hiếm gặp, nhưng trong những trường hợp này cũng không nên cai sữa mẹ mà vẫn cứ tiếp tục cho bú mẹ (có thể đến 2 tuổi), sau này khi cai sữa, những bé này sẽ phát triển bình thường nếu được ăn bổ sung hợp lý.

Theo http://www.ebe.vn/be-yeu/thuoc-phat-trien/mam-non/dinh-duong/nam/1/nhu-cau-dinh-duong-cua-be-beo-phi-4107

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Ăn uống cân bằng khoa học là một trong những tiêu chí vô cùng quan trọng đối với mọi người nói chung và với rẻ em nói riêng. Dưới đây là một số khuyến cáo có liên quan đến ăn uống đối với nhóm trẻ dưới 1 năm tuổi.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi

  • Trẻ sơ sinh bị vàng da: Dễ bị chứng tâm thần vận động
  • Trẻ em đối mặt với suy dinh dưỡng
  • Dinh dưỡng và sự phát triển não bộ ở trẻ em
Nhóm trẻ sơ sinh đến 4 tháng tuổi

Đây là giai đoạn trẻ cần được bú sữa mẹ hoặc nuôi bộ, nhưng nguồn sữa phải đảm bảo đầy đủ dưỡng chất, trong đó sữa mẹ được xem là nguồn thức ăn cần thiết và tốt nhất cho nhóm trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.

Nếu nuôi bằng sữa mẹ nên cho trẻ bú từ 8-12 lần/ ngày( trung bình cứ 2 đến 4 tiếng cho bú một lần). Đến tháng thứ 4 giảm còn 6 lần/ngày nhưng lượng sữa mỗi lần bú lại tăng lên.

Nếu nuôi bộ, nên duy trì tần suất 6-8 lần/ngày, mỗi lần cho ăn đạt từ 56-146 gam, đưa tổng lượng sữa dùng cả ngày lên 500-1000 gam. Khi trẻ lớn, số lần cho ăn giảm nhưng lượng sữa mỗi lần ăn tăng từ 100-200 gam.

Không nên pha thêm mật ong vào sữa vì nó làm tăng rủi ro ngộ độc do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu. Nếu trẻ nhẹ cân, ăn ban ngày không đủ thì cho ăn bổ xung vào ban đêm, nhưng trọng tâm vẫn là ăn uống ban ngày là chính.

Giai đoạn từ 4-6 tháng tuổi

Giai đoạn này trẻ nên ăn từ 800 gam đến 1200 gam sữa/ngày sau đó dần dần chuyển sang thức ăn rắn. Nếu cho trẻ ăn thực phẩm rắn, quá sớm cũng không có lợi.

Việc cho trẻ ăn thức ăn rắn cũng còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như sở thích của trẻ. Nên bắt đầu bằng ngũ cốc tăng cường sắt (bột gạo) kết hợp với sữa mẹ hay sữa ngoài.

Giai đoạn 6-8 tháng

Tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ hoặc bú bình, tần suất 3-5 lần/ngày và ăn thêm bột ngũ cốc, nước hoa quả, rau nghiền.

Trọng tâm đến nước ép không đường, giàu vi tamin C như nước ép táo, nho cam…, không nên đựng vào bình cho trẻ ngậm bú khi ngủ. Nếu có tiền sử mắc bệnh dị ứng thì sau 9 tháng hãy cho trẻ dùng nước cam ép vì các loại hoa quả có thể gây dị ứng cho trẻ.

Ban đầu sử dụng các loại rau xanh củ quả mềm như khoai tây, cà rốt, khoai lang đậu đỗ, chuối, dưa hấu vv…Mỗi ngày nên ăn 2-3 bữa rau xanh hoa quả, mỗi bữa 2-3 thìa cà phê. Nếu cho ăn trực tiếp nên cắt thành miếng nhỏ, tránh ăn thực phẩm quá cứng, quá nóng làm trẻ tắc nghẹn hoặc bị bỏng miệng.

Giai đoạn 8-12 tháng

Tiếp tục cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình tần suất 3-4 lần/ngày. Bổ sung thêm thịt cho trẻ do sữa mẹ thiếu sắt. Có thể cho trẻ ăn thêm 3-4 bữa thịt/ngày mỗi bữa chỉ khoảng 1 thìa cà phê, bổ sung 4 lần ăn rau xanh, hoa quả, mỗi lần từ 1-2 thìa cà phê.

Cũng có thể cho trẻ ăn 3 bữa trứng/tuần nhưng chỉ ăn lòng đỏ cho đến khi trẻ được 1 tuổi, lòng trắng nên bỏ vì dễ gây dị ứng.

Giai đoạn 1 năm tuổi

Khi trẻ được 1 năm nên dùng sữa nguyên chất “Vitamin D” hoặc 4% thay cho sữa mẹ hoặc dùng cho bú bình. Trẻ dưới 2 năm tuổi không nên ăn sữa có hàm lượng mỡ thấp (2% hoặc sữa tách mỡ).

Lý do, cơ thể trẻ cần bổ sung calo từ mỡ để cung cấp nhu cầu năng lượng. Tuy nhiên trẻ dưới 1 năm không nên dùng sữa nguyên chất vì nó có thể làm tăng nguy cơ thiếu máu. Các đồ ăn như bơ, phó mát, sữa chua chỉ nên ăn vừa phải.

Đối với nhóm trẻ 1 tuổi do sữa mẹ hoặc bú bình không đủ dưỡng chất, năng lượng nên cần bổ sung thêm dưỡng chất từ thịt, rau xanh, hoa quả, ngũ cốc và các loại sữa động vật khác.

Việc đa dạng hóa nguồn thức ăn cho trẻ có tác dụng tích cực, cung cấp đầy đủ vitamin khoáng chất. Khi trẻ lẫm chẫm biết đi do thể trạng phát triển mạnh nên việc cung cấp đủ dưỡng chất và năng lượng đóng vai trò quan trọng.

Khi cho trẻ ăn cần chú ý chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều lần, mỗi bữa chỉ ăn vừa đủ (có thể ăn tới 4-5 bữa/ngày), ngoài ra có thể cho trẻ ăn vặt.

Một số chú ý về ăn uống

- Khi cho trẻ ăn thêm chú ý không cho trẻ ăn miếng quá to, thức ăn quá cứng và không nên ăn quá nhiều trong một lần ăn.

- Mỗi lần chỉ nên giới thiệu một loại thức ăn mới, vài ngày ăn một món mới, tránh những thực phẩm dễ gây dị ứng.

- Không nên cho thực phẩm vào bình để cho trẻ nằm bú

- Xen kẽ giữa thức ăn cũ và mới để trẻ chóng làm quen

- Nên bón cho trẻ trực tiếp từ bát chứa thức ăn, hoặc từ siêu nấu bột.

- Thực phẩm cho dùng cho trẻ cần được bảo quản kín trong tủ lạnh với thời gian không quá 2 ngày.

- Khi bón cho trẻ nên dùng thìa nhỏ vừa với miệng trẻ.

- Không nên cho trẻ ngậm bú bình khi nằm ngủ, nhất là nước ép trái cây vì nó có thể gây ra các loại bệnh về răng lợi.

- Không nên cho trẻ ăn những thực phẩm dễ gây sặc, nghẹn như bỏng ngô, lạc hạt, chip khoai tây, quả nho, rau nguyên chất, thực phẩm cắt thái miếng quá to.

- Trong khi đang ăn nên bổ xung nước cho trẻ. Vừa ăn vừa uống giúp trẻ dễ nuốt.

- Không nên dùng đồ uống có gas, nước ngọt cho trẻ uống vì nó có thể gây nghiện, giảm tính ngon miệng và gây hư hỏng răng lợi.

- Không nên cho trẻ ăn đồ quá cay, quá nóng quá ngọt, quá mặn đồ uống kích thích như chè, cà phê v v…
Nguồn: bethongminh

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Theo bác sĩ Lê Thị Hải, để bé tăng chiều cao tốt mẹ nên cho con ăn nhiều tôm, cua cá hơn thịt, uống sữa đều đặn.
Nhờ bác sỹ tư vấn giúp em: em có 1 bé trai được 16 tháng, khi sinh cháu được 3,6kg. Em nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và cháu phát triển khá tốt (tháng đầu cháu tăng 1,8 kg. Sang tháng thứ 7 em bắt đầu cho cháu ăn dặm bằng bột ngọt, tháng thứ 8 em cho bé ăn thêm bột mặn. Và bây giờ cháu đã chuyển sang ăn cháo. Hiện tại cháu nặng 14kg và cao khoảng 81cm. 

Sang tháng thứ 16 em đã tập cho cháu uống thêm sữa ngoài. (Thỉnh thoảng em cũng cho cháu uống thêm vitamin D3 và 1 ống canxi nhưng không thường xuyên). Theo em tham khảo một số sách vở thì với cân nặng hiện tại cháu nhà em đang bị thừa cân, em nhờ bác sỹ tư vấn để giúp em điều chỉnh chế độ ăn giúp cháu phát triển tốt chiều cao và không tăng nhiều cân nữa. 

Thời gian ăn cho bé như sau:
8h: ăn cháo
10h: ăn một ít trái cây
10h30: uống 180ml sữa
12h30: ăn cháo
14h - 15h: uống 180ml sữa
17h30: ăn sữa chua
19h30: ăn cháo
Sau đó đêm cháu còn bú thêm mẹ nhưng hiện tại sữa em còn rất ít. 

Các bữa cháo trong ngày em cũng thay đổi thường xuyên các loại thực phẩm, các loại rau cho 2 bữa sáng và tối, còn lại bữa thứ 2 lúc 12h30 em cho cháu ăn với phô mai con bò cười. Các bữa ăn và uống sữa cháu đều ăn rất nhanh. 

Hiện tại cháu mới mọc được 8 răng và chạy nhảy rất nhanh nhẹn. Như vậy cháu nhà em có bị xếp vào tình trạng béo phì không? và em phải điều chỉnh như thế nào để cháu phát triển chiều cao và cân nặng tương đối? Em cảm ơn bác sỹ. (Mai Thanh - maithanh02...@gmail.com)

Chế độ dinh dưỡng để bé tăng chiều cao tốt nhất
Trả lời:

Em là một bà mẹ khá hiểu biết về dinh dưỡng và cách chăm con, ngay việc chỉ con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu không phải bà mẹ nào cũng làm được. 

Có lẽ do con em hấp thu quá tốt nên cháu tăng cân nhanh và em cũng đã biết cháu bị thừa cân béo phì, so với chuẩn con em thừa tới 3,5kg, chiều cao thì bình thường, với cân nặng này bé phải cao 95cm mới cân đối được. 

Trước hết để bé không tăng cân thêm nữa em nên giảm bớt lượng chất bột, chất béo trong các bữa ăn, không cho ăn phô mai nữa, cho rất ít dầu mỡ vào các bữa cháo, tăng thêm rau củ, giảm gạo nấu cháo đi cụ thể lượng thưc phẩm 1 ngày của bé chỉ ăn như sau: 

- Gạo tẻ: 60g (2 nắm tay)

- Thịt nạc, (cá, tôm): 100g

- Rau củ: 200 – 300g (nấu cùng với cháo để thay thế bớt lượng gạo đi): su hào, bí, susu, súp lơ, bắp cải, không nên nấu khoai tây. 

Mỗi bát cháo chỉ cho 2,5 ml dầu ăn, trứng gà 1 tuần 2 – 3 quả. 

Cháu đã hơn 1 tuổi em có thể chuyển sang cho bé uống sữa tươi không đường, còn uống sữa bột thì nên pha loãng sữa ½, chỉ nên uống 120 – 150ml/bữa thôi để dạ dày bé không bị giãn to vì như thế bé sẽ có nhu cầu ăn nhiều. Tối đa chỉ uống 500ml sữa/ngày, tuyệt đối không ăn bim bim, bánh kẹo, nước ngọt. 

Các loại quả chín hạn chế ăn chuối, xoài, mít, dứa; nên ăn thanh long, cam, bưởi lê, táo, ổi.

Để bé tăng chiều cao mẹ nên cho con ăn nhiều tôm, cua cá hơn thịt, uống sữa đều đặn. Ngoài ra cần đến khám tư vấn bác sĩ dinh dưỡng để được bổ sung các vi chất dinh dưỡng như: vitamin D, canxi, kẽm, vitamin A... Tăng cường cho trẻ vận động càng nhiều càng tốt, đến khi 2 tuổi có thể cho bé đạp xe, đi bộ... 5- 6 tuổi tập bơi, chạy bộ...
Nguồn: afamily