-->
Hiển thị các bài đăng có nhãn dịch sởi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dịch sởi. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

Khi trẻ bị sởi, cần cho trẻ ăn tăng rau, quả có màu vàng, đỏ (như cà rốt, cà chua, bí đỏ, cam, xoài, đu đủ, dưa hấu…) và các loại rau có lá xanh sẫm (rau muống, rau ngót...).
Bệnh sởi tiến triển nặng ở trẻ nhỏ có tình trạng dinh dưỡng kém, đặc biệt là thiếu vitamin A, suy dinh dưỡng hoặc trẻ có hệ thống miễn dịch suy giảm và do sức đề kháng của cơ thể suy giảm nên bệnh nhân dễ bị biến chứng.

Trẻ bị sởi thường chán ăn, bỏ ăn do bị viêm loét ở miệng. Tình trạng nhiễm trùng, nôn và tiêu chảy không chỉ làm tăng nhu cầu một số chất dinh dưỡng mà còn tăng đào thải và giảm hấp thu chất dinh dưỡng. Đặc biệt, bệnh làm tăng nhu cầu vitamin A của cơ thể, dẫn đến thiếu vitamin A, kể cả ở những trẻ trước đó được nuôi dưỡng tốt và không thiếu vitamin này. Vì thế, bắt buộc tất cả trẻ mắc sởi cần được uống ngay vitamin này. Bổ sung vitamin A đã được một số nghiên cứu chứng minh làm giảm 50% trường hợp tử vong do bệnh sởi.

Trẻ mắc sởi cần được bổ sung vitamin A 1
Ảnh minh họa: Spot.

Cụ thể:
Trẻ dưới 6 tháng: Uống 50.000 đơn vị/ngày x 2 ngày liên tiếp.
Trẻ 6-12 tháng: Uống 100.000 đơn vị/ngày x 2 ngày liên tiếp.
Trẻ trên 12 tháng và người lớn (trừ phụ nữ đang mang thai): Uống 200.000 đơn vị/ngày x 2 ngày liên tiếp.
Trường hợp có biểu hiện thiếu vitamin A: Lặp lại liều trên sau 4-6 tuần.
Viện Dinh dưỡng quốc gia đưa ra một số lời khuyên trong vấn đề chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bị sởi:

1. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn nhằm nâng cao miễn dịch
  • Chế độ ăn đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm. Nhóm cung cấp chất bột đường, chất đạm, chất béo, giàu vitamin - khoáng chất thiết yếu.
  • Ăn đa dạng thực phẩm: 15-20 loại thực phẩm mỗi ngày.
  • Đối với trẻ còn trong độ tuổi bú mẹ, bà mẹ cần tiếp tục cho con bú, cho bú nhiều lần hơn kết hợp với ăn bổ sung hợp lý. Thực hiện cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là biện pháp tốt nhất, góp phần phòng bệnh tốt nhất.
  • Cho trẻ ăn đủ nhu cầu dinh dưỡng, đa dạng thực phẩm, không quá kiêng khem để bù lại các chất dinh dưỡng mất đi (đặc biệt là năng lượng và protein).
  • Cần cho trẻ ăn đủ thức ăn giàu đạm, đặc biệt những loại có giá trị sinh học cao như thịt, cá (chép, quả, ba sa, bông lau, hồi…). Trứng, sữa, hải sản cũng là nguồn cung cấp kẽm và sắt giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho trẻ. Trong trường hợp trẻ bị biến chứng tiêu chảy hoặc viêm phổi, cần bổ sung kẽm theo hướng dẫn của y tế bằng đường uống cho trẻ.
  • Cần cho trẻ ăn tăng rau, quả có màu vàng, đỏ (như cà rốt, cà chua, bí đỏ, cam, xoài, đu đủ, dưa hấu…) và các loại rau có lá xanh sẫm (như rau muống, rau ngót, rau dền đỏ, cải bó xôi, xúp lơ xanh…). Những loại này có nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin A, C… giúp tăng cường miễn dịch, chống nhiễm trùng và làm nhanh lành các tổn thương. Các loại quả khác giàu vitamin C giúp nâng cao sức đề kháng và cung cấp nước cho trẻ như bưởi, táo, lê… cũng rất tốt.
  • Khi đang bị bệnh sởi không nên dùng các loại gia vị cay nóng như ớt, hạt tiêu, quế, hành tây, tỏi, cà ri… Hạn chế các thức ăn chứa nhiều chất béo no, nội tạng động vật. Tuyệt đối tránh, không dùng các thức ăn mà trẻ đã bị dị ứng hoặc các thức ăn lạ.
2. Lựa chọn thực phẩm
Sử dụng nguồn thực phẩm giàu vitamin A:
Thức ăn có nguồn gốc động vật như gan, chất béo từ thịt, lòng đỏ trứng… có nhiều vitamin A. Các thức ăn nguồn gốc thực vật có nhiều tiền vitamin A như các loại củ quả có màu vàng/đỏ, các loại rau màu xanh sẫm, dầu cọ và dầu ăn.

Vitamin A tan trong chất béo nên chế độ ăn cần có đủ dầu ăn/mỡ để giúp hấp thu và chuyển tiền vitamin A sang dạng vitamin A.

trẻ mắc sởi cần được bổ sung vitamin A 2

Lựa chọn các thực phẩm giàu kẽm.
Thiếu kẽm sẽ làm tổn thương chức năng miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virus từ đó làm giảm tăng trưởng, phát triển của trẻ, làm tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ.

Nên bổ sung kẽm cho cả trẻ em và người lớn.
  • Liều bổ sung kẽm: 10 mg kẽm/ngày cho trẻ < 6 tháng và 20 mg/ngày cho trẻ > 6 tháng cho đợt điều trị 14 ngày. Người lớn có thể dùng bổ sung 20-30 mg/ngày trong thời gian mắc sởi hay thủy đậu.
  • Lựa chọn thực phẩm có nhiều kẽm: Thức ăn nhiều kẽm là tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, lạc...), đậu xanh nảy mầm cũng nhiều kẽm và dễ hấp thu. Với trẻ nhũ nhi, để có đủ kẽm, nên cố gắng cho bú sữa mẹ vì kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn nhiều so với sữa bò
  • Các thực phẩm giàu vitamin C: Vitamin C có nhiều trong các loại quả chín như: cam, bưởi, chuối, xoài, dưa hấu… và các loại rau như rau ngót, rau dền, rau đay, mồng tơi, rau muống.
  • Khi trẻ bị bệnh nên cho uống nước quả chín (từ 1-2 cốc/ngày) để cung cấp đủ lượng vitamin C giúp nâng cao miễn dịch.
3. Chú ý về cách chế biến
  • Đảm bảo khẩu phần ăn hàng ngày với các món ăn hợp khẩu vị, nhưng thức ăn cần được cắt thái hoặc xay nhỏ hơn, chế biến mềm hơn, lỏng hơn so với lúc chưa bị bệnh.
  • Thay đổi món ăn và chia làm nhiều bữa nhỏ để giúp cho quá trình ăn nhai tốt hơn, ăn ngon miệng hơn và dễ tiêu hóa hơn.
  • Khi chế biến tránh làm rau bị dập nát, cắt/thái và cho rau vào nấu khi nước đã sôi, nấu xong ăn ngay để tránh mất các vitamin, nhất là vitamin C và beta-caroten.
  • Tất cả dụng cụ chế biến phải sạch sẽ, rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và khi cho trẻ ăn.
4. Một số chú ý khác
  • Cho trẻ uống đủ nước, nhất là trong giai đoạn trẻ đang sốt, nôn. Có thể cho trẻ uống nước quả như cam, bưởi, chanh và các loại nước quả, sinh tố khác. Khi trẻ sốt cao, nôn và tiêu chảy cần cho uống dung dịch oresol để bù nước và điện giải theo hướng dẫn.
  • Sau khi trẻ đã khỏi bệnh, cần cho ăn nhiều hơn trong giai đoạn hồi phục ít nhất là 2 tuần để trẻ có thể nhanh chóng trở về tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe bình thường.
  • Nên bổ sung đa vitamin - khoáng chất mà trong thành phần có vitamin A, E, C, kẽm, selen…, trong đó quan trọng hơn cả là vitamin A, C và kẽm giúp cho nâng cao miễn dịch.
 Nguồn: doisong.vnexpress.net

Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

Có vẻ như trong 4 nguyên nhân khiến dịch sởi giết chết nhiều trẻ mà bà Bộ trưởng Y tế đưa ra, người ta có thể hiểu rằng, 3 phần là tại dân, một phần tại trời.

Ngày 21/4, khi thị sát một số bệnh viện điều trị bệnh nhân mắc sởi tại Hà Nội, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã được biết thêm về những cái chết thương tâm vì căn bệnh này. Chỉ ít giờ trước khi bà đến khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, một bé trai 9 tháng tuổi đã tử vong. Trước đó, một em bé 2 tuổi khác đến từ Ứng Hòa, Hà Nội cũng bị thần chết đón đi, còn em ruột của bé, mới 7 tháng tuổi, đang vì bệnh sởi mà lâm vào tình trạng nguy kịch.

Bộ trưởng Tiến nói rằng, sở dĩ Hà Nội dịch sởi bùng lên mạnh cho dù đây không phải thời điểm phát dịch là do 4 nguyên nhân. Thứ nhất là các cháu bé không được tiêm vaccine. Thứ hai là bố mẹ các cháu cứ đưa con đổ dồn đến tuyến trung ương dẫn đến quá tải. Thứ ba là bệnh nhi dồn một chỗ quá đông, gây lây nhiễm chéo, và thứ tư là thời tiết miền Bắc từ sau Tết đến nay liên tục ẩm, khiến virus gây bệnh hô hấp phát triển mạnh, nhiều trẻ vốn bị viêm phổi, sau mới mắc sởi, bệnh chồng bệnh nên nguy cơ tử vong cao…

Dịch sởi bùng lên là tại dân, tại trời, không phải tại Bộ Y tế?

Dịch sởi bùng phát mạnh mẽ, ngành y tế có trách nhiệm?
Khi những nhận định khó cãi của nhà lãnh đạo y tế kiêm chuyên gia đầu ngành về vệ sinh dịch tễ được đăng tải trên báo chí, trên các mạng xã hội, nhiều người tỏ ý ngao ngán. Có người đã “tóm gọn lại” 4 nguyên nhân mà bà Bộ trưởng nêu thành 4 cái gạch đầu dòng. Nguyên nhân thứ nhất: Tại dân (ai bảo không đưa con đi tiêm vaccine đầy đủ, nhà nước vẫn luôn hô hào tiêm chủng, vaccine sởi do Việt Nam sản xuất tốt lắm chứ có phải không đâu).

Nguyên nhân thứ 2: Tại dân (tuyến xã có trạm xá, tuyến huyện có bệnh viện huyện, sao cứ hè nhau ôm con đến tuyến trung ương cho nó quá tải nhỉ, nói mãi không chịu nghe). Nguyên nhân thứ 3: Tại dân (thấy bệnh viện đông như kiến cũng cứ cố mà chen vào, chả trách mà lây nhiễm chéo). Nguyên nhân thứ tư: Thời tiết xấu (trời mà không ẩm thì bọn trẻ con đã chẳng viêm phổi, nhiều cháu tử vong vì viêm phổi kèm sởi chứ có phải chết vì sởi đâu)…

Tóm lại là tại trình độ dân ta hơi hạn chế, khiến cho dịch bệnh hoành hành, làm khổ lây cho ngành y tế phải còng lưng dẹp dịch. Lại thêm ông trời oái oăm, nói chung tại cái gì còn tìm cách khắc phục chứ tại trời thì xem ra không đỡ được rồi. Suốt những ngày qua, khi nói về dịch sởi, người ta vẫn luôn nhắc đi nhắc lại một câu hỏi, trách nhiệm ngành y tế (mà đại diện là Bộ Y tế) ở đâu? Giờ nghe mấy nguyên nhân mà bà Bộ trưởng đưa ra, ai nấy không khỏi thở dài về tài “đá bóng” điều nghệ của các nhà quản lý.

Ừ thì đúng là tại dân, có con không biết lo mang đi tiêm phòng. Nhưng mà nhà nước lập ra hẳn một Cục Y tế dự phòng, rồi các Sở Y tế đều có trung tâm y tế dự phòng, mở ra cả một Chương trình Tiêm chủng mở rộng… để làm gì? Nếu như vừa rồi, 11 tỉnh được phát hiện là có tỷ lệ tiêm vét vaccine phòng sởi đạt dưới mức 50% (nhất là các tỉnh như Bình Phước chỉ đạt 8,2%, Long An, Đồng Nai 27,3%...) thì có thể cứ nhắm mắt đổ lỗi cho trình độ dân trí và ý thức người dân được không?

Nếu cơ quan quản lý bó tay vì dân ý thức và trình độ hạn chế thì có lẽ, khoản tiền khổng lồ đầu tư cho tuyên truyền, tổ chức tiêm chủng có lẽ nên rút lại mà xây bệnh viện, nâng cấp y tế tuyến dưới nhỉ? Đằng nào cũng chẳng phòng được bệnh thì có chỗ rộng rãi cho các cháu nằm vẫn hơn, giảm được cái nguy cơ lây chéo do cái "tại dân" số 2 và số 3 đã nói ở trên, mà chung quy cũng chỉ là một: Đưa con lên bệnh viện trung ương làm chi cho vừa chen chúc lại vừa nhiễm thêm bệnh.

 Dịch sởi ở Việt Nam năm 2014 đã làm hàng trăm trẻ em tử vong.

Dịch sởi ở Việt Nam năm 2014 đã làm hàng trăm trẻ em tử vong.

Thực ra thì bao năm nay, nhiều vị bác sĩ, mệt nhừ vì quá tải và điên người vì xót xa trước nỗi đau của la liệt bệnh nhi, cũng đã quát lên như vậy với phụ huynh rồi. Bị hỏi thế, người dân chỉ biết nghệt mặt ra vâng dạ mà thôi. Ai có “trình độ” cao hơn, lý luận sắc sảo hơn thì cũng đợi về nhà trút bức xúc lên người khác, rằng các ông ấy hỏi như đúng rồi, nếu bệnh viện huyện, trạm y tế phường xã cũng có bác sĩ giỏi, cũng có đầy đủ thuốc men, thiết bị thì tôi mất tiền tàu xe lên đây làm gì để ăn mắng chứ? Nghe chẳng khác gì ông vua nào đó nghe “báo cáo” là dân đói, không có cơm ăn, đã sửng sốt hỏi rằng, sao chúng nó ngu thế, không có cơm sao không biết ăn nem công chả phượng, tay gấu gân hươu?

Ấy thế mà, bà Bộ trưởng Y tế sau khi quy nguyên nhân dịch bùng phát mạnh cho người nhà bệnh nhân đã không quên đưa ra chi tiết chứng minh điều mình nói là đúng, rằng những ngày gần đây, nhờ công tác truyền thông việc giảm tải Viện Nhi đã đạt hiệu quả, số trẻ nhập viện, tử vong đều giảm, từ 100 cháu vào viện mỗi ngày, nay đã giảm xuống 30 rồi xuống 4-5 bệnh nhân. “Giá mà truyền thông từ mấy tháng trước thì tốt", bà Tiến nói.

Câu nói này chắc làm không ít người sặc, vì rõ ràng đó cũng chính là ý của người dân, của báo chí nêu ra từ lâu. “Giá mà truyền thông từ mấy tháng trước thì tốt”. Ai mới là người có tư cách nói câu ấy đây? Truyền thông không sớm là do ai? Thử hỏi, thông tin thực sự về mức độ nghiêm trọng của dịch sởi, người dân biết được là từ mạng xã hội hay từ thông báo của ngành y tế? Đến giữa tháng tư, Bộ Y tế vẫn thông báo dịch sởi không có gì bất thường, con số tử vong cũng chỉ công bố là 25 cháu trong khi đã có hàng trăm trẻ vì dịch sởi mà bỏ mạng.

Quả vậy, giá mà truyền thông từ mấy tháng trước thì tốt, sẽ chẳng đến nỗi phải đổ tại trời.
Nguồn : Tin Mới / Nguoiduatin.vn