-->
Hiển thị các bài đăng có nhãn phát triển chiều cao cho trẻ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phát triển chiều cao cho trẻ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng và Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, hiện nay nhu cầu đáp ứng vitamin của trẻ em đặc biệt là trẻ nhỏ và trẻ tiểu học còn thấp. Trong đó, đặc biệt với vitamin nhóm B, mới chỉ đáp ứng 60 – 70% nhu cầu khuyến nghị. Vitamin C chỉ đáp ứng 60%.

Theo Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM “Nguyên nhân chính trong việc dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, bé biếng ăn hay bé mập mạp nhưng vẫn có nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng là do sự thiếu hụt vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B. Thiếu hụt vitamin không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao, trí não của trẻ ở thời điểm hiện tại, mà hậu quả lâu dài trẻ sẽ bị di chứng trở thành người thấp bé trong quãng đời trước mắt và tiếp nối ở những thế hệ sau”. (Nguồn O2TV)
Hiểu thêm về vitamin nhóm B trong sự phát triển của trẻ

Vitamin nhóm B và sự phát triển của bé

Đây là nhóm vitamin được gọi là “vi chất dinh dưỡng”. Vitamin nhóm B bao gồm các loại B5, B6, B7, B8, B9, B12. Vitamin nhóm B tham gia tích cực vào quá trình hình thành của tất cả các loại tế bào. Phần lớn các cơ bắp của chúng ta có hoạt động được hay không là do nó có được cung cấp năng lượng từ quá trình chuyển hóa năng lượng, đặc biệt là Protein (chất đạm) và vitamin nhom B, giúp cho các tế bào hình thành và phát triển dài ra, xương cơ chắc hon. Vitamin nhóm B còn góp phần điều hòa tâm sinh lý, giúp chống lại những tâm trạng tiêu cực, mệt mỏi, ủ rũ o trẻ.

Bên cạnh chức năng chung của nhóm, mỗi loại vitamin B có những vai trò riêng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ. Vitamin B5 tham gia vào quá trình lên men tiêu hóa. Vitamin B6 tham gia đóng vai trò thiết yếu trong chuyển hóa chất đạm và chất béo, đảm bảo hoạt động hệ thần kinh trung ương. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nhìn thấy một vai trò rất quan trọng của vitamin nhom B, nhu vitamin B9 chẳng hạn. Vitamin B9 tham gia vào quá trình hình thành các tế bào hồng cầu. Nếu bị thiếu thì em bé rơi vào tình trạng thiếu máu, hồng cầu to.

Đối với trẻ nhỏ, việc bổ sung đầy đủ vitamin nói chung và vitamin nhóm B nói riêng sẽ đảm bảo sự phát triển đều đặn và cân đối trong những năm đầu đời.
Nguồn: meyeucon

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Tuy bé mới 7 tháng tuổi nhưng mẹ Khánh Linh đã rất lo lắng về chiều cao của bé. Xin tư vấn một số phương pháp giúp bé phát triển chiều cao một cách tối ưu.
Bé nhà em hiện được 7 tháng tuổi. Hiện nay bé đã nặng 10.5kg, cao 70.5cm. Em đang muốn giảm tốc độ tăng cân nặng của bé và thúc đẩy việc tăng chiều cao. Xin nhờ bác sĩ tư vấn cho em chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bé. (Trương Khánh Linh)


Trả lời:

Có hai giai đoạn quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của bé:

1. Sự phát triển trong bào thai ảnh hưởng rất nhiều tới chiều cao của trẻ khi đã chào đời.
2. Hai giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ tiếp theo đó là 2 năm đầu đời và tuổi dậy thì.

Việc chăm sóc nuôi dưỡng trong các giai đoạn mang thai, 3 năm đầu và giai đoạn dậy thì là rất quan trọng để phát triển chiều cao của trẻ. Các nghiên cứu cho thấy sự ảnh hưởng của các yếu tố đến sự phát triển chiều cao cụ thể: dinh dưỡng 32%, di truyền (23%); rèn luyện thể lực (20%), môi trường sống, ánh nắng, bệnh tật, giấc ngủ... (25%). Để con bạn phát triển chiều cao tối ưu, bạn cần lưu ý:

Những chất liên quan tới sự tăng trưởng chiều cao là sắt, iốt, canxi, vitamine D, vitamine A, kẽm, calorie, protein và một số nguyên tố vi lượng khác. Nếu cơ thể trẻ thiếu một trong những chất này, sự tăng trưởng chiều cao sẽ bị ảnh hưởng.

Bữa ăn của trẻ bao giờ cũng phải đầy đủ bốn nhóm thức ăn: tinh bột, đạm, béo, vitamine và khoáng chất:

- Nhóm tinh bột: gồm có gạo, bắp, bột mì, khoai… Đây là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, năng lượng từ nhóm này nên chiếm 60-65% tổng năng lượng hàng ngày.

- Nhóm chất đạm: đặc biệt quan trọng với cơ thể trẻ. Chất đạm tham gia vào quá trình hình thành các tế bào, tăng cường hệ miễn dịch và là xúc tác không thể thiếu trong các phản ứng sinh học. Có 2 nguồn đạm: từ động vật như thịt, cá, trứng, hải sản… và từ thực vật như các loại đậu. Chất đạm cần chiếm 10-15% tổng năng lượng mỗi ngày.

- Nhóm vitamin và khoáng chất: rau xanh và trái cây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể.

- Nhóm chất béo: cũng là nguồn dinh dưỡng quan trọng, đồng thời giúp cơ thể hấp thu tốt hơn các loại vitamin tan trong dầu như A, D, E, K.

Năng lượng cung cấp cho trẻ phải đủ, phù hợp với lứa tuổi, cân nặng của trẻ, không quá dư vì dễ dẫn đến béo phì, cũng không quá ít để đưa đến suy dinh dưỡng. Điều này bạn có thể tham khảo tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa về dinh dưỡng.

Khi con bạn lớn lên, bạn không nên cho trẻ thức quá khuya. Vì một trong những nguyên nhân khiến thể lực của học sinh Việt Nam kém hơn so với các nước trong khu vực là trẻ thức quá khuya để học bài. Hoóc môn tăng trưởng được tiết ra nhiều vào khoảng 12 giờ đêm, lúc trẻ ngủ say. Cơ thể con người dài ra dưới tác dụng của hoóc môn này. Nếu trẻ thức khuya, hoóc môn tăng trưởng không có điều kiện được sản xuất.
Khi trẻ còn trong độ tuổi tăng trưởng chiều cao, việc luyện tập đều đặn, thường xuyên đem lại những kết quả nhất định trong quá trình tăng trưởng chiều cao. Lưu ý những động tác giúp vươn dài người như nhảy cao, nhảy xa, đánh đu. Khi khớp xương được kéo giãn tối đa và liên tục, nó sẽ đẩy chiều cao tăng thêm.
Nguồn: afamily
Theo bác sĩ Lê Thị Hải, để bé tăng chiều cao tốt mẹ nên cho con ăn nhiều tôm, cua cá hơn thịt, uống sữa đều đặn.
Nhờ bác sỹ tư vấn giúp em: em có 1 bé trai được 16 tháng, khi sinh cháu được 3,6kg. Em nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và cháu phát triển khá tốt (tháng đầu cháu tăng 1,8 kg. Sang tháng thứ 7 em bắt đầu cho cháu ăn dặm bằng bột ngọt, tháng thứ 8 em cho bé ăn thêm bột mặn. Và bây giờ cháu đã chuyển sang ăn cháo. Hiện tại cháu nặng 14kg và cao khoảng 81cm. 

Sang tháng thứ 16 em đã tập cho cháu uống thêm sữa ngoài. (Thỉnh thoảng em cũng cho cháu uống thêm vitamin D3 và 1 ống canxi nhưng không thường xuyên). Theo em tham khảo một số sách vở thì với cân nặng hiện tại cháu nhà em đang bị thừa cân, em nhờ bác sỹ tư vấn để giúp em điều chỉnh chế độ ăn giúp cháu phát triển tốt chiều cao và không tăng nhiều cân nữa. 

Thời gian ăn cho bé như sau:
8h: ăn cháo
10h: ăn một ít trái cây
10h30: uống 180ml sữa
12h30: ăn cháo
14h - 15h: uống 180ml sữa
17h30: ăn sữa chua
19h30: ăn cháo
Sau đó đêm cháu còn bú thêm mẹ nhưng hiện tại sữa em còn rất ít. 

Các bữa cháo trong ngày em cũng thay đổi thường xuyên các loại thực phẩm, các loại rau cho 2 bữa sáng và tối, còn lại bữa thứ 2 lúc 12h30 em cho cháu ăn với phô mai con bò cười. Các bữa ăn và uống sữa cháu đều ăn rất nhanh. 

Hiện tại cháu mới mọc được 8 răng và chạy nhảy rất nhanh nhẹn. Như vậy cháu nhà em có bị xếp vào tình trạng béo phì không? và em phải điều chỉnh như thế nào để cháu phát triển chiều cao và cân nặng tương đối? Em cảm ơn bác sỹ. (Mai Thanh - maithanh02...@gmail.com)

Chế độ dinh dưỡng để bé tăng chiều cao tốt nhất
Trả lời:

Em là một bà mẹ khá hiểu biết về dinh dưỡng và cách chăm con, ngay việc chỉ con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu không phải bà mẹ nào cũng làm được. 

Có lẽ do con em hấp thu quá tốt nên cháu tăng cân nhanh và em cũng đã biết cháu bị thừa cân béo phì, so với chuẩn con em thừa tới 3,5kg, chiều cao thì bình thường, với cân nặng này bé phải cao 95cm mới cân đối được. 

Trước hết để bé không tăng cân thêm nữa em nên giảm bớt lượng chất bột, chất béo trong các bữa ăn, không cho ăn phô mai nữa, cho rất ít dầu mỡ vào các bữa cháo, tăng thêm rau củ, giảm gạo nấu cháo đi cụ thể lượng thưc phẩm 1 ngày của bé chỉ ăn như sau: 

- Gạo tẻ: 60g (2 nắm tay)

- Thịt nạc, (cá, tôm): 100g

- Rau củ: 200 – 300g (nấu cùng với cháo để thay thế bớt lượng gạo đi): su hào, bí, susu, súp lơ, bắp cải, không nên nấu khoai tây. 

Mỗi bát cháo chỉ cho 2,5 ml dầu ăn, trứng gà 1 tuần 2 – 3 quả. 

Cháu đã hơn 1 tuổi em có thể chuyển sang cho bé uống sữa tươi không đường, còn uống sữa bột thì nên pha loãng sữa ½, chỉ nên uống 120 – 150ml/bữa thôi để dạ dày bé không bị giãn to vì như thế bé sẽ có nhu cầu ăn nhiều. Tối đa chỉ uống 500ml sữa/ngày, tuyệt đối không ăn bim bim, bánh kẹo, nước ngọt. 

Các loại quả chín hạn chế ăn chuối, xoài, mít, dứa; nên ăn thanh long, cam, bưởi lê, táo, ổi.

Để bé tăng chiều cao mẹ nên cho con ăn nhiều tôm, cua cá hơn thịt, uống sữa đều đặn. Ngoài ra cần đến khám tư vấn bác sĩ dinh dưỡng để được bổ sung các vi chất dinh dưỡng như: vitamin D, canxi, kẽm, vitamin A... Tăng cường cho trẻ vận động càng nhiều càng tốt, đến khi 2 tuổi có thể cho bé đạp xe, đi bộ... 5- 6 tuổi tập bơi, chạy bộ...
Nguồn: afamily
Một nghiên cứu gần đây cho biết, các loại hạt giàu magie cũng giúp bé phát triển chiều cao tốt hơn.
Xương chắc khỏe giúp bé phát triển chiều cao tốt hơn. Rất nhiều phụ huynh cho rằng chỉ có sữa và các thực phẩm giàu canxi khác mới có thể tăng chiều cao cho bé. Nhưng nghiên cứu mới cho thấy các loại hạt giàu magie cũng có tác dụng tương tự như sữa, giúp cho xương chắc khỏe. Nếu chịu khó ăn các loại hạt điều độ, thì có thể giúp bé phát triển chiều cao tốt hơn.

Các loại hạt - siêu thực phẩm cho xương chắc khỏe

Theo tờ Daily Mail của Anh đưa tin, một nghiên cứu mới ở Houston đã chỉ ra rằng các loại thực phẩm giàu magiê đóng một vai trò quan trọng trong phát triển xương. Các loại hạt giàu magiê có tác dụng tương tự như sữa và phát huy tác động mạnh mẽ tới sự phát triển xương của bé.

Trong những năm qua, nhiều phụ huynh đã cho con uống sữa và ăn các thực phẩm giàu canxi khác để tăng cường sức khỏe xương, nhưng trong các chương trình nghiên cứu mới cho biết: hạt bí, sô-cô-la đen, cá hồi và quả hạnh là những thực phẩm quan trọng không kém.

Các loại hạt giàu magie cũng giúp bé phát triển chiều cao tốt hơn. (Ảnh minh họa)

Như chúng ta đã biết, magie rất quan trọng đối với sức khỏe xương của người lớn, nhưng đối với xương của trẻ em thì còn cần một vài nghiên cứu tập trung. Tác giả chính của nghiên cứu, Steven Abrams, Đại học Y Baylor (Houston), cho biết: "Muốn con mình có xương khỏe mạnh, thì chế độ dinh dưỡng phong phú là điều cần thiết, một trong những chất dinh dưỡng quan trọng là magie và canxi.”

Các nhà nghiên cứu tuyển chọn 63 trẻ em khỏe mạnh, từ 4-8 tuổi, tham gia vào nghiên cứu này. Trong quá trình nghiên cứu, tất cả các trẻ em đều tự viết riêng một cuốn nhật ký thực phẩm. Và trong suốt quá trình này, trẻ em đều được thực hiện kiểm tra hàm lượng canxi và magie hai lần mỗi ngày trong bệnh viện vào ban đêm (để trẻ tiện thống kê lượng thực phẩm đã tiêu thụ trong ngày). Tại đây, theo cuốn nhật ký của các bé, các nhà nghiên cứu cung cấp giá trị hàm lượng canxi và magie cụ thể trong tất cả các loại thực phẩm mà bé đã ăn để chúng ghi lại. Chế độ ăn uống của các bé được cân lại trước và sau bữa ăn để xác định hàm lượng canxi và magie thực tế mà trẻ tiêu thụ.

Sau một loạt kiểm tra nghiêm ngặt (xét nghiệm nước tiểu, đo tĩnh mạch, đo nồng độ đồng vị, đo mật độ xương...) để tính toán chính xác hàm lượng canxi và magie dung nạp vào cơ thể trẻ, các nhà nghiên cứu đã thu được kết quả như sau: Sự tiêu thụ và hấp thụ hàm lượng magie là một trong những yếu tố quan trọng cho sự phát triển xương của trẻ. “Chúng tôi tin rằng một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh cho trẻ em, và một nguồn khoáng chất (bao gồm cả canxi và magie) là rất quan trọng để phát triển chiều cao cho bé”, Tiến sĩ Abrams kết luận. Kết quả nghiên cứu đã được công bố tại cuộc họp hàng năm của Hội Nhi khoa, tổ chức tại Washington.

Những thực phẩm giàu magie mẹ có thể đưa vào thực đơn của con: Bí ngô, bột yến mạch, sô-cô-la đen, hạnh nhân, hạt điều, sữa chua, đậu lăng, chuối ,các loại rau màu xanh đậm.

Ăn các loại hạt đều đặn sẽ giúp bé phát triển chiều cao tốt hơn

Các loại hạt – giống như đồ ăn nhẹ lành mạnh, đã được các nhà dinh dưỡng coi là “công thức bí mật” cho tuổi thọ và xương. Các loại hạt rất giàu vitamin, sắt, kẽm và nhiều khoáng chất phong phú khác. Vì thế, các mẹ hãy khuyến khích các bé ăn các loại hạt như hạt điều, quả óc chó, hạt hướng dương, hạt dưa, hạt bí ngô, hạnh nhân... 

Cha mẹ nên tận dụng mọi cơ hội để trẻ phát triển chiều cao một cách tối đa.
Cha mẹ nên tận dụng mọi cơ hội để trẻ phát triển chiều cao một cách tối đa. (Ảnh minh họa)

Hãy biết tận dụng cơ hội để bé phát triển chiều cao tối đa 

Báo cáo Tổ chức Y tế thế giới chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng của cơ thể con người không giống nhau trong một năm. Tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong tháng 5, trung bình là 7.3mm, tiếp đó là khoảng tháng 6 – tháng 10, trung bình là 6.3mm. Vì vậy, các chuyên gia gọi đó là “Những tháng kỳ diệu”.

Tại sao cơ thể con người phát triển nhanh nhất trong tháng 5? Các nhà sinh vật học và các chuyên gia y tế cho biết tốc độ tăng trưởng của một người có liên quan chặt chẽ với yếu tố di truyền, nội tiết, thói quen, tình trạng dinh dưỡng, địa lý, khí hậu, tập thể dục và vài yếu tố khác. Thời điểm này chức năng của các cơ quan cơ thể người và các tế bào rất năng động, trao đổi chất, tuần hoàn máu, chức năng tiêu hóa, đường hô hấp, tiết hoóc môn tăng trưởng cũng đều tăng, vì thế nó là thời điểm để tăng tốc tăng trưởng và phát triển.

Ngoài ra, tháng 5 là thời điểm trẻ em tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn. Các hoạt động như chạy, nhảy trong ánh mặt trời kích thích tốt cho xương, tăng tốc phát triển xương. Ánh nắng mặt trời mùa hè cũng giúp tổng hợp vitamin D tốt hơn, phát huy sự hấp thu canxi (mà canxi là một yếu tố cần thiết cho việc thúc đẩy sự phát triển xương). 

Tuy nhiên, mọi thứ đều có một ngoại lệ bởi sự phát triển của mỗi trẻ là không giống nhau. Đa số trẻ phát triển nhanh hơn vào mùa xuân nhưng một số trẻ lại phát triển tốt hơn vào mùa đông vì tăng trưởng chiều cao còn có quan hệ với nhiều yếu tố. Điều cha mẹ cần làm là tạo điều kiện tốt nhất cho con mình có cơ hội phát triển tối ưu.
Nguồn: afamily