-->
Hiển thị các bài đăng có nhãn bé ăn dặm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bé ăn dặm. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2015

Bước sang giai đoạn ăn dặm, bé bắt đầu làm quen với các loại thức ăn và sữa chua là một trong những món thuộc dạng “lành” nhất mà mẹ có thể cho con nếm thử đầu tiên. Và có một đôi điều “bé tí tẹo” (nhưng quan trọng) mẹ cần biết về sữa chua và chuyện ăn sữa chua của bé để nó có thể phát huy hết những công dụng của mình.
5 thắc mắc về sữa chua cho bé ăn dặm 1
Bé có thể ăn sữa chua vào khoảng 6 - 7 tháng tuổi. Ảnh: Getty Images
1. Khi nào bé ăn được sữa chua?
Theo các bác sĩ nhi khoa, bạn nên cho bé ăn sữa chua vào thời điểm khoảng 6 – 7 tháng tuổi. Đây có thể xem là một trong những món ăn dặm đầu tiên của bé. Nếu có điều kiện, bạn nên chọn sữa chua nguyên kem là tốt nhất.
2. Bé ăn bao nhiêu là đủ?
Tốt hơn hết bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng vì tùy theo thể trạng, cân nặng của bé mà có một chế độ dinh dưỡng riêng, phù hợp. Tuy nhiên, đây là mức “chung” để bạn có thể tham khảo:
Bé từ 6 – 10 tháng: 50g/ngày
Bé từ 1 – 2 tuổi: 80g/ngày
Bé trên 2 tuổi: 100g/ngày
5 thắc mắc về sữa chua cho bé ăn dặm 2
Ảnh minh họa: Getty Images
3. Có thể trộn với thức ăn khác cho bé không?
Tất nhiên là được. Bạn nên mua loại sữa chua không đường để tiện “chế biến”. Khi bé đã ăn được các loại rau, quả, chỉ cần bạn khéo léo pha trộn, những món ăn có trộn thêm sữa chua sẽ tạo nên sự hấp dẫn giúp bé ngon miệng và hứng thú hơn trong mỗi bữa ăn. Đây là vài món đơn giản bạn có thể làm dễ dàng tại nhà: sữa chua và táo xay nhuyễn, sữa chua và chuối xay nhuyễn, sữa chua và bơ (trái) xay nhuyễn.
4. Bé ăn sữa chua lạnh có viêm họng hay đau bụng không?
Để bảo quản sữa chua, bạn phải giữ trong tủ lạnh. Nhưng trước khi cho bé ăn, bạn có thể lấy một bát nước ấm và đặt hũ sữa chua vào trong ấy một lúc. Vậy là có thể yên tâm bé không bị “lạnh bụng” khi “măm”. Bạn cũng cần lưu ý: không bao giờ đun nóng sữa chua vì các vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa của bé sẽ bị “tiêu diệt” mất.
5. Có quá chua với bé không?
Một vài bà mẹ khi cho con ăn thử sữa chua, thấy con nhăn mặt khi ăn (có thể cảm thấy chua quá!) liền tăng thêm vị ngọt bằng cách… trộn sữa bột vào, nghĩ rằng như vậy thì càng làm tăng chất dinh dưỡng. Thực tế, bạn không nên “pha trộn” kiểu này. Vì sữa bột không đủ lượng nước để hòa tan sẽ khiến cơ thể bé rất khó hấp thu. Bạn cũng cần lưu ý là sữa chua cho trẻ em vốn không “chua” đến thế, trừ khi để quá lâu. Nên cẩn thận kiểm tra lại nhé.

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015

Ngoài những phương pháp ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật, mẹ đã nghe nói đến phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huyBaby Led Weaning (BLW) chưa? Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy (BLW) là một phương pháp rất khoa học được nhiều bà mẹ quan tâm vì những lợi ích mà nó mang lại. Mời mẹ cùng tham khảo hướng dẫn cho bé ăn dặm theo phương pháp BLW hiệu quả này.
Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy (BLW) là một phương pháp rất khoa học. Ảnh minh họa: Internet
Phương pháp ăn dặm BLW là gì?
Phương pháp ăn dặm do bé tự chỉ huy (BLW) là phương pháp ăn dặm cho phép bé tự quyết định (baby led), do đó đòi hỏi ba mẹ phải tôn trọng quyết định của bé. Bé từ 6 tháng tuổi trở lên có thể theo phương pháp này trên nguyên tắc sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính trong năm đầu đời.
BLW giúp bé tận hưởng bữa ăn một cách chủ động. Phương pháp này khá phổ biến ở nhiều nước châu Âu và châu Mỹ. Tinh thần chính của phương pháp ăn dặm BLW là Ăn cùng bé – cùng lúc – cùng bàn và cùng món ăn. Bé của bạn sẽ tự ăn, khám phá và thưởng thức bữa ăn gia đình ngay từ lần đầu tiên ăn dặm. BLW sẽ giúp cho việc giới thiệu thức ăn với bé dễ dàng hơn, thích thú hơn cho cả gia đình và khuyến khích bé tự tin cũng như vui vẻ trong bữa ăn. Từ đó bé sẽ thưởng thức được thức ăn tốt và dinh dưỡng khi bé lớn hơn.
Cách cho bé ăn dặm theo phương pháp BLW
Mẹ hãy chuẩn bị cho con những thức ăn nguyên miếng, được hầm mềm như cà rốt, súp lơ, cơm nát nắm, sườn gà trắng xé nhỏ, cá gỡ xương, chuối miếng, bơ, táo hấp mềm… tất cả để trực tiếp trên mặt bàn ăn của bé. Bé sẽ ăn bốc, tự tay cầm những món nào mình thích để cho vào miệng. Với cách này, bữa ăn hàng ngày sẽ không còn bị ép buộc đối với bé nữa mà sẽ giống như chơi đùa cùng với những thức ăn đầy màu sắc và hình dạng ngộ nghĩnh.
Bé sẽ ăn bốc, tự tay cầm những món nào mình thích để cho vào miệng. Ảnh minh họa: Internet
Những nguyên tắc cơ bản khi áp dụng phương pháp ăn dặm BLW
Về thức ăn: Mẹ có thể chia sẻ với bé những thức ăn tốt cho sức khỏe của gia đình, ví dụ như trái cây,k rau củ, thịt, phô mai, trứng luộc, bánh mì, cơm, mì sợi và hầu hết các loại cá. . Tuy nhiên tùy giai đoạn mà bé được ăn những loại thức ăn phù hợp. Hãy chọn những thức ăn dễ cắt hình que hoặc sợi lớn khi bé bắt đầu ăn. Nên tránh những thức ăn có muối và đường, thức ăn nhanh và đồ chế biến sẵn, mật ong, sò hến, trứng lòng đào và các loại hạt.
Về cách ăn: Cho bé ngồi thẳng người, quay mặt về phía bàn (bé ngồi trên ghế ăn hoặc trên đùi mẹ). Mẽ hãy đảm bảo là bé ngồi vững và có thể dùng bàn tay và cánh tay thoải mái. Mẹ nhớ là chỉ cung cấp thức ăn cho bé chứ không phải cho bé ăn. Hãy đặt đồ ăn trước mặt bé hoặc cho bé lấy nó từ tay mẹ và để bé tự quyết định. Hãy chọn những thời điểm bé không mệt và đói để bé có thể tập trung. Đừng hối thúc bé hoặc làm bé rối trí khi xử lý thức ăn. Hãy cho phép bé tập trung và tận dụng thời gian của mình. Đừng đút thức ăn vào miệng bé hoặc cố thuyết phục bé ăn nhiều hơn mức mình muốn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những tháng đầu của BLW thực tế chưa phải là ăn thực sự – đó là thời điểm bé khám phá thức ăn và học ăn theo bố mẹ. Bé của bạn sẽ bắt đầu bằng việc tham gia vào các bữa ăn gia đình và quan sát mọi người ăn uống và học hỏi theo. Điều quan trọng trong giai đoạn này là các bố mẹ nên thể hiện sự yêu thích ăn uống và thực hiện các thao tác ăn uống với tốc độ vừa phải để bé có thể theo kịp.
Chính bởi vậy, hãy cho bé bú sữa mẹ trước và trong khi cho bé ăn dặm kiểu BLW bởi sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của bé trong giai đoạn này.