-->
Hiển thị các bài đăng có nhãn cach cham soc be. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cach cham soc be. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2015

Khi chăm sóc bé, nếu không lưu ý có thể bạn đã mắc những sai lầm này mà không nghĩ rằng nó không tốt cho con trẻ.


Mẹ cần lưu ý để tránh sai lầm khi chăm sóc bé nhé. (Ảnh: Internet)

1. Dùng tăm bông ngoáy tai cho con

Sau khi tắm xong, rất nhiều mẹ dùng tăm bông ngoáy tai cho con. Theo các chuyên gia y tế, nếu làm việc này thường xuyên chúng ta đã vô tình đẩy mỗi lần một ít ráy tai vào sâu hơn và rất có thể sẽ làm trẻ bị đau, sưng tấy, ảnh hưởng đến thính lực của con.

Ráy tai nằm bên ngoài lấy không đau nhưng ráy tai nằm sâu bên trong lấy rất đau. Khi tự chúng ta ngoáy tai cho bản thân, nếu đau là chúng ta dừng, nhưng nếu chúng ta ngoáy tai cho con, chúng ta không biết điểm dừng, vì vậy dễ gây chấn thương ống tai hoặc chấn thương màng nhĩ của bé.

Ngoài ra, việc lấy ráy tai mỗi ngày bằng tăm bông sẽ làm rụng lông tai, dẫn đến làm hư chức năng tống chất bẩn ra ngoài cửa ống tai, từ đó trẻ hay bị viêm ống tai ngoài và hay có ráy tai hơn.

2. Cạo trọc đầu liên tục để con mát và tóc mọc dài hơn

Rất nhiều mẹ cho rằng khi còn nhỏ cần phải liên tục cạo trọc đầu cho con thì sau tóc bé mọc lại mới dày và dài. Mặt khác mùa hè trời nóng nực, việc cạo trọc còn giúp bé mát mẻ hơn. Trong thực tế, việc cắt tóc cho bé đúng là có tác dụng giúp tóc mọc dài hơn, tuy nhiên không cần thiết phải đến mức cạo trọc đầu của bé.

Cạo trọc đầu trẻ sơ sinh để lại những tác động xấu ít ai ngờ tới. Da đầu bé mỏng, mềm nên việc cạo trọc dễ làm tổn hại đến da đầu và các mô nang lông, tạo điều kiện gây kích ứng da đầu và các vi khuẩn xâm nhập. Lớp tóc mỏng cũng là một màng bảo vệ da đầu bé khỏi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, chính vì vậy, cách chăm con đúng là mẹ không cạo trọc đầu cho bé sơ sinh mà chỉ thỉnh thoảng cắt tỉa lớp ngọn tóc.

3. Vuốt mũi cho mũi con… cao lên

Ngày xưa các cụ hay có thói quen véo/vuốt mũi trẻ nhỏ với quan niệm mũi tẹt véo/vuốt nhiều cũng thành… cao. Thậm chí nhiều cô gái ngày nay cũng cho rằng có một phương pháp thẩm mỹ mũi tự nhiên bằng cách dùng kẹp để kẹp cho mũi cao lên. Điều này rõ ràng không hề khoa học.

Trong thực tế, niêm mạc mũi của bé mỏng manh, chứa rất nhiều mạch máu. Nếu mũi bị chèn ép lâu ngày có thể làm hỏng niêm mạc và mạch máu, làm giảm khả năng bảo vệ của mũi khiến những vi khuẩn và virus dễ dàng xâm nhập đưởng thở, gây nên viêm mũi dị ứng cho bé.

Thứ Năm, 9 tháng 4, 2015

Trong mùa hè nóng bức, việc sử dụng các loại cây cỏ như kinh giới, mộ công hay là trà xanh thậm chí là nước dừa tắm cho bé là việc phổ biến. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh những loại nước lá trên có được công dụng như người ta vẫn nghĩ. Mà ngược lại chúng còn tiềm ẩn nguy cơ gây hại đối với làn da mỏng manh của bé.
Da của bé sơ sinh rất dễ bị tổn thương. Ảnh minh họa: Internet
1. Da của bé rất dễ bị kích ứng
Da của bé sơ sinh rất dễ bị tổn thương do các chức năng chưa được hoàn thiện, đặc biệt là hệ thống miễn dịch ngoài da. Chúng ta vẫn thường tin tưởng vào các loại cây lá có thể làm mát da cho bé, song trên thực tế, một số loài cây có chứa các thành phần có thể gây kích ứng da, gây ngứa cho trẻ nhỏ.
Đó là chưa kể việc các mẹ thường có thói quen dùng lá chà lên da để “tăng hiệu quả” lại dễ gây xước làn da mỏng manh của bé.
Đối với trà xanh, loại lá tưởng là an toàn nhất đối với trẻ cũng được khuyến cáo là không nên sử dụng để tắm cho trẻ sơ sinh vì trong lá trà xanh có tanin (chất tạo vị chát) – dễ dàng làm cho da bị tổn thương, kích ứng.
2. Vi khuẩn dễ tấn công
Việc chúng ta đun sôi các loại lá có thể loại bỏ nhiều vi khuẩnnhưng không phải tất cả, những vi khuẩn không bị tiêu diệt bởi nhiệt độ có thể bám và kí sinh trên da của bé, thậm chí xâm nhập vào bên trong thông qua những tổn thương trên bề mặt như mụn, vết thương hở…
Đối với nước dừa, thành phần đường trong loại quả này có thể là điều kiện để vi khuẩn trên da bé phát triển nhiều hơn. Đó còn chưa kể đến việc, sau khi tắm bằng nước dừa, bé có thể bị các loài côn trùng tấn công vì mùi hương nước dừa vẫn đọng trên da.
3. Các loại lá dễ nhiễm thuốc trừ sâu
Hiện nay, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ đã trở nên quá phổ biến, điều này càng khiến nguy cơ các loại cây lá tắm cho bé bị nhiễm các chất độc cao hơn. Khi đun sôi, các chất này hầu như không bị phân huỷ, do đó sẽ rất nguy hiểm nếu các chất này xâm nhập vào cơ thể bé thông qua da bởi khi đó, khả năng bé bị nhiễm trùng máu là rất cao.
Vì thế, mẹ cần lưu ý, chỉ nên tắm cho các bé bằng nước lá cây khi bé trên 1 tuổi và cần có sự tư vấn của bác sĩ Đông y nhé.

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Miền Nam tiết trời ấm áp quanh năm, vì vậy khi độ ẩm tăng cao sẽ là điều kiện cho vi sinh vật phát triển. Đặc biệt, những trẻ hiếu động dễ sinh mồ hôi, không được lau kịp thời khiến các bệnh về đường hô hấp, ho cảm gia tăng.

PGS-TS Nguyễn Văn Bàng (Phó trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai) chia sẻ, thời tiết thay đổi, giao mùa khiến trẻ thường mắc các bệnh như: ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, đau đầu, sốt, toàn thân khó chịu, viêm mũi, viêm V.A, viêm họng cấp… và ho thường là dấu hiệu cho các bệnh này. Nếu bệnh nhẹ, bác sĩ khuyến cáo không nên dùng kháng sinh cho trẻ. Phương pháp chữa trị chủ yếu là làm long đờm, ăn uống đầy đủ.

Các mẹ cần biết: Phòng bệnh cho trẻ lúc giao mùa
Nếu được chăm sóc tốt, nhiều trẻ sẽ tự khỏi sau đó vài ba ngày. Nếu trẻ đang bú mẹ, giai đoạn này, bạn nên tăng cường cho trẻ bú mẹ. Nếu trẻ đã bước vào tuổi ăn dặm, bạn nên cho trẻ ăn những loại thức ăn dễ tiêu, ít chất béo, ít chất ngọt và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Khi trẻ bị ngạt mũi, trước bữa ăn, bạn nên nhỏ mũi cho trẻ (dùng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mũi dành cho trẻ) để làm thông mũi trẻ. Trong những ngày thời tiết như thế này, cha mẹ nên vệ sinh cơ thể, đặc biệt là khu vực tai, mũi, họng cho trẻ hàng ngày.

PGS Bàng nhấn mạnh, các mẹ cần tránh các tác nhân gây dị ứng và cách ly trẻ với môi trường khói thuốc, hóa chất hoặc không nên để trẻ tiếp xúc với chó, mèo. Phòng ngủ của trẻ cần được đặc biệt thông thoáng, trong lành. Không nên trải thảm trong phòng trẻ. Nên thường xuyên giặt chăn, gối dành cho trẻ, sau đó phơi nắng thật khô. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nhiều người, nhất là với những người có biểu hiện bị cúm. Cho trẻ uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp ra từ tủ lạnh, kem, đá. Tăng cường dinh dưỡng và vitamin C, cho trẻ uống nước đầy đủ.

PGS Dương Trọng Hiếu (nguyên BS bệnh viện YHCT TW) chia sẻ, khi trẻ bị cảm, ho, các bà mẹ cần chú ý chữa trị kịp thời và triệt để. Thực tế hiện nay có nhiều loại thuốc Tân dược được bào chế dưới dạng siro để trẻ nhỏ dễ uống và liều lượng đã được điều chỉnh nhưng không phải vì thế mà các tác dụng phụ của thuốc không đáng ngại. Chức năng đào thải các chất độc của gan, thận còn kém, trẻ lại rất hay bị cảm, ho nên sử dụng thuốc rất thường xuyên.

Nếu không cẩn trọng các mẹ sẽ bắt gan, thận của bé làm việc vất vả trong khi chức năng của các cơ quan này còn chưa được hoàn chỉnh. Các mẹ nên tìm các loại thuốc thảo dược an toàn cho bé. Nhưng ngay các thuốc Đông dược cũng có các vị thuốc không khuyến cáo dùng cho trẻ nhỏ như tinh dầu bạc hà, tỳ bà diệp, bạc hà diệp... Thế nên các mẹ chỉ nên lựa chọn các sản phẩm thảo dược được đặc chế dành riêng cho các bé. Cũng cần tìm các thuốc có mùi vị thơm, ngon, dễ uống.

Siro Ích Nhi là một sản phẩm đáp ứng được tất cả các điều kiện này. Là sản phẩm được nghiên cứu và đặc chế dành riêng cho trẻ, với thành phần từ kinh giới, mật ong và các thảo dược nhanh giải cảm, giảm ho cho bé mà lại rất an toàn, mùi vị thì thơm ngon, thích hợp với khẩu vị của trẻ. Khi dùng kết hợp với các kháng sinh ở những bé bị cảm, ho nặng, Ích Nhi còn giúp các bé nâng cao sức đề kháng, giảm được các tác dụng phụ của kháng sinh và giúp bé nhanh khỏi bệnh. Đây là sản phẩm được nhiều bác sĩ khoa nhi khuyên dùng.

Nguồn: afamily
Vì vụng về, thiếu kinh nghiệm và... lười nhác mà nhiều bậc phụ huynh mắc sai lầm khi chăm sóc bé sơ sinh, đặc biệt đối với người lần đầu làm cha mẹ.
Nuôi con sai cách...

Bé Zo 2 tuổi cao 88cm, 15 kg, ai cũng khen chị Trinh (Từ Liêm, Hà Nội) nuôi con mát tay. Chị phải tự thừa nhận rằng, "cháu được như thế này, tất cả cũng nhờ bà giúp nấu cháo cho mỗi ngày".

Biết công việc của con dâu bận rộn nên bà thường dậy sớm đặt nồi nấu cháo đủ chất dinh dưỡng cho cháu cưng ăn. "Trộm vía" nhờ nồi cháo thơm phưng phức của bà hàng ngày, Zo ăn ngon lành và chóng lớn.

Nhờ được bà, chị Trinh giao phó công việc "bếp trưởng" từ cho trẻ con đến người lớn cho bà.

Điều đáng nói là một ngày “không mong đợi xảy ra” khi bà buộc phải sang Mỹ để chăm cô con dâu thứ 2 mới sinh. Nghe đến dự kiến là 6 tháng sau bà về mà chị mặt mày hốc hác lo lắng.

Ngày bà đi, chị mới nhận ra việc bếp núc thật phức tạp. Chị biết, lười thì lười, người lớn có thể luộc tạm gói mỳ nhưng con thì vẫn phải cần cháo.

Hôm đầu, chị tung hoành với đống rau củ quả thịt thà suốt 1 giờ đồng hồ dưới bếp nhưng xem ra Zo không thích cháo mẹ làm lắm, cho con ăn thì bé toàn quay đầu đi hoặc phun ra...

Vì lo lắng, thiếu kinh nghiệm và... lười nhác mà nhiều bậc phụ huynh mắc sai lầm khi chăm sóc bé sơ sinh, đặc biệt đối với người lần đầu làm cha mẹ
Vì lo lắng, thiếu kinh nghiệm và... lười nhác mà nhiều bậc phụ huynh mắc sai lầm khi chăm sóc bé sơ sinh, đặc biệt đối với người lần đầu làm cha mẹ (Ảnh minh họa)

Công việc thì nhiều mà con lại chẳng chịu hợp tác, đúng lúc ấy nghe cô hàng xóm mách “ăn cháo dinh dưỡng ngoài chợ ngon bổ rẻ, lại không phải lích kích nấu nướng, mày chạy ra mà mua” thế là hàng ngày chị cứ tạt qua tiệm cháo 3 lần mua về cho con ăn. Nhìn con ăn ngon lành, chị ấm lòng và lại tiếp tục chúi đầu vào đống công việc bộn bề của mình.

Cũng vì thiếu hiểu biết mà chị Ngọc (Ngọc Hà, Hà Nội) suýt hại Bé Bo (3 tuổi). Bé đòi ăn nhưng chị Ngọc quyết cho bé nhịn chỉ vì nghe lời bạn mách: "khi con bị tiêu chảy, càng ăn càng uống nước thì càng tóe mạnh… tốt nhất là nên hãm ăn, hãm uống nếu có ăn cũng chỉ ăn cơm trắng mà thôi”.

Đang quen cơm với thịt cá trứng, tự dưng bị mẹ cho ăn cơm trắng, bé không thích, bé đòi uống sữa, uống nước nhưng chị dứt khoát cho nhịn. Thế là dù bé khóc ngặt ngặt đòi ăn chị cũng dỗ bé chơi cho con quên cơn đói...

Cũng là một bà mẹ vụng và chuyên nghe ngóng, áp dụng phản khoa học các phương pháp nuôi con, chuyện mà chị Thủy (Đông Anh, Hà Nội) mắc phải cũng khá kinh điển.

Ngay từ khi sinh con đầu lòng, một phần vì thiếu kinh nghiệm, phần khác vì suy nghĩ "con người ta nuôi sao thì con mình cũng nuôi được vậy" nên chị luôn cố gắng "căng tai" lên để nghe những lời khuyên của các bậc tiền bối đi trước. Hễ thấy con có biểu hiện gì lạ là ngay lập tức chị lân la, dò hỏi rồi ai nói gì là chị về áp dụng triệt để, không cần biết mẹo đó có đúng hay không.

Điển hình như hôm thấy bé Tuấn hay giật mình thảng thốt, hỏi mọi người, chị nghe bạn mách cách chăm sóc trẻ sơ sinh an toàn nhất đó là cho bé nằm trong bóng tối vì như vậy bé sẽ thấy an tâm vì giống trong bụng mẹ hơn.

Ngẫm thấy có lý, chị đóng kín cửa, buông hết rèm che, để con nằm trong phòng "âm u", tối mù, không biết gì đến ánh sáng là gì. Thời gian đầu thấy con nằm im re chị càng thấy an tâm và nghĩ rằng: "vậy là con thấy thoải mái, an toàn"...

... mẹ suýt hại con

Chị Trinh vẫn khăng khăng chắc nịch một điều rằng Zo ăn cháo ngoài chợ không có vấn đề gì. Cứ thế cho ăn đợi bà nội về thì quay lại các cữ cháo bà nấu. Cho đến một hôm, bác đằng nội qua chơi, bác ngạc nhiên khi thấy tháng trước Zo "ngon nghẻ" mà tháng này Zo gầy rộc người. Chị Trinh ngờ ngợ, cho Zo lên cân, thì mới giật mình khi cân của Zo tụt thảm hại.

Đưa con đến bệnh viện kiểm tra, chị được bác sĩ dinh dưỡng cho rằng bé bị chững cân cũng chỉ vì bữa ăn hàng ngày thiếu chất.

Chị Trinh không phải là trường hợp duy nhất vướng vào tình huống này. Thực tế có rất nhiều bậc phụ huynh bận rộn thường mua cháo dinh dưỡng chế biến sẵn bán ở những điểm không có kiểm định chất lượng về cho con ăn. Nhiều trẻ do ăn cháo dinh dưỡng mua không đảm bảo nên kéo theo việc không tăng cân do cháo loãng, không đủ chất dinh dưỡng.

Trường hợp bé Bo con chị Ngọc, sau 1 ngày “cấm vận”, Bo lăn ra tiêu chảy nặng hơn, người bé cứ dần lả đi, kiệt sức. Lo lắng khôn cùng, đưa con đi khám chị Ngọc mới biết vì con ăn uống không đủ chất nên ốm càng ốm, mệt càng mệt. Bác sĩ khuyên rằng, càng những lúc con bị tiêu chảy thì bố mẹ càng cần duy trì chế độ ăn hợp lý cho con.

Thức ăn cần lỏng hơn bình thường, nhưng vẫn phải đủ 4 nhóm thực phẩm (chất bột, béo, đạm, rau). Quan niệm con uống nước sẽ tiêu chảy nhiều lần là không có căn cứ khoa học. Không được uống nước đồng nghĩa với việc làm bé bị thiếu nước nặng, dẫn đến rối loạn nước điện giải, có thể đe dọa đến tính mạng nếu không kịp thời can thiệp.Việc ép bé ăn cơm (hoặc cháo) không sẽ nhanh chóng khiến bé kiệt sức, suy dinh dưỡng.

Đối với bé Tuấn, sau khi được "bọc" kỹ trong bóng tối mấy ngày, đến khi đưa con đi tắm, chị Thủy mới tá hỏa khi phát hiện ra hàng loạt những bất thường ở con: vàng da, mẩn mụn nổi khắp người rồi bé hay dậy đêm khóc suốt, dỗ kiểu gì cũng không ngủ.

Đến khi đưa con tới bệnh viện, chị mới giật mình lo lắng vì sự kém hiểu biết của mình mà suýt hại con. Cũng như chị Thủy, nhiều bà mẹ có quan niệm, sau sinh mẹ và bé nên nằm ở phòng tối, kín gió. Nhưng thực tế, căn phòng thiếu ánh sáng không hề tốt cho sức khỏe của hai mẹ con. Đồng thời, không được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, trẻ con sẽ phát triển không toàn diện, thậm chí còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.
Nguồn: afamily
Lựa chọn quần áo cho bé sơ sinh rất quan trọng bởi giai đoạn này làn da bé rất nhạy cảm và bé lại chưa có biểu hiện rõ ràng nếu mặc quần áo không thoải mái.

1. Chọn chất liệu tự nhiên

Khi chọn quần áo cho trẻ sơ sinh, các mẹ nên lựa chọn vải có chất liệu tự nhiên vì nó có độ mềm thích hợp với da em bé sơ sinh, có tác dụng bảo vệ rất tốt. Trong khi đó, các loại vải làm từ sợi tổng hợp hoặc chất liệu nhân tạo không có được độ mềm như vậy nên rất dễ gây trầy xước da em bé và có thể dẫn đến nhiễm trùng.

Ngoài ra, các loại vải làm từ sợi thiên nhiên có độ thấm tốt nên không cản trở sự bay hơi của mồ hôi khiến bé luôn cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Vải sợi nhân tạo không có được đặc điểm này nên thường gây bức bí, ẩm ướt, nếu không thay quần áo kịp thời có thể bé sẽ bị cảm lạnh.

Chọn chất liệu tự nhiên
2. Ưu tiên các màu nhạt

Quần áo cho trẻ em được may từ các loại vải có màu sắc sặc sỡ, bắt mắt tuy bé mặc vào sẽ rất đẹp nhưng nhiều khi lại không an toàn. Bởi loại vải này thường chứa nhiều chất hóa học dùng để nhuộm màu, có thể gây kích ứng hoặc bệnh ngoài da cho bé. 

Bên cạnh đó, đối với một số loại vải, để có được màu sắc tươi sáng, người ta thường cho thêm một số chất hóa học đặc thù. Vì vậy, khi chọn quần áo cho trẻ sơ sinh, các mẹ nên ưu tiên các màu nhạt mà tránh các màu sặc sỡ.

3. Chú ý đến đường may

Các đường may trên thân áo, quần, mũ và đặc biệt là tất của bé cần phải được may một cách tinh tế, không lùi xùi, không có chỉ thừa. Bởi quần áo cho trẻ sơ sinh có kích cỡ rất nhỏ nên người may thường không chú ý đến các đặc điểm này, đặc biệt là quần áo hàng chợ.

Các mẹ nên chú ý đến chi tiết nhỏ này để chọn quần áo cho trẻ sơ sinh ở các hãng sản xuất uy tín, giúp bé luôn thoải mái khi mặc nhé. 

Chú ý đến đường may
4. Nên chọn quần áo rộng rãi

Trẻ nhỏ thường hiếu động, chân tay ngọ nguậy suốt ngày không biết chán. Vì thế các mẹ nên cho bé mặc những bộ quần áo rộng rãi có kích cỡ lớn hơn thân người bé. Khi đó, bé sẽ thoải mái “hành động” và “tập thể dục” dễ dàng hơn, giúp cơ thể luôn được vận động, tốt cho sức khỏe của bé.

Nguồn: afamily
Có rất nhiều bà mẹ kêu trời rằng "Sao con hay ốm", "Sao số mình khổ thế này?"... nhưng tất cả đều do mẹ thiếu hiểu biết, mẹ vụng về mà bé mới xảy ra cớ sự này.
Kêu trời vì con hay ốm

Từ khi bé Tũn sinh ra tới nay là tròn 2 tuổi, không tháng nào hàng xóm không thấy cảnh bé bị bố mẹ bế xốc bế ngửa vào bệnh viện. Gặp ai hỏi về con mình, chị My (Mỹ Đình, Hà Nội) cũng đỏ hoe mắt sụt sùi: "Số em nó khổ thế chứ, ngày nào con cũng ốm, cũng sốt, cũng ho. Vợ chồng kiếm được bao nhiêu lại đổ hết vào viện với thuốc".

Ban đầu mọi người ái ngại cho chị và nghĩ rằng: "Chắc vì do cơ địa của con yếu nên mới bị thế"... nhưng khi tiếp xúc, họ mới giật mình vì cái sự chăm con “trời ơi” của đôi vợ chồng trẻ Hùng – My này. Mọi người khẳng định: Mẹ vụng đây mà!

Không ngày nào là bé Tũn không thò lò mũi xanh chạy nhung nhăng ngoài đường. Các bác hàng xóm nhắc nhở, chị lại ỉ ôi than vãn: “Tũn sinh đúng vào giờ Ngựa nên chẳng lúc nào chịu ngồi yên một chỗ. Bảo mà con không nghe. Em mà có ép là thể nào nó cũng giẫy nảy rồi nôn thốc các thứ ra”.

Thế là Tũn thích làm gì thì làm, đi đâu cũng được, bé chỉ cần thích, anh chị lại nhắm mắt, nhắm mũi hưởng ứng. 

Một lần, đang đi làm, chị My giật mình khi bà nội gọi giật về bảo: “Con về xem thế nào đi, Tũn tự dưng đít lại đỏ như con khỉ ấy”.

Lật đật chạy về, chị lại chỉ đạo bà phải lau rửa thường xuyên cho Tũn nhiều hơn. Thế là cứ 1 tiếng bà lại lấy nước ra rửa ráy cho Tũn. Tình hình càng tồi tệ khi vết mẩn đỏ loang lổ khắp nới và đang có dấu hiệu tràn lên lưng.

Anh chị lại lục đục đưa con vào viện. 

Xót con nằm 2 tuần trong viện mà chị tự trách mình: "Đúng là mẹ vụng"
Xót con nằm 2 tuần trong viện mà chị tự trách mình: "Đúng là mẹ vụng" (Ảnh minh họa)
Một trường hợp tương tự đó là nhà chị Lan (Quỳnh Mai, Hà Nội). Ngày bé Ngọc ra đời, cả nhà chị Lan mừng húm vì mãi chị mới sinh được một mụn con. Thế nhưng mừng thì mừng thế, hạnh phúc thế nhưng chị vẫn không chừa được cái tật vụng về của mình. 

Trước khi lập gia đình, cả gia đình, bạn bè đồng nghiệp cũng nhận thấy chị vụng thật. Thế nhưng sau khi sinh con điều này vẫn chưa được cải thiện và chính cái sự vụng về của mình mà chị vô tình hại con mấy lần.

Sau 4 tháng, thấy con ăn sữa mẹ còi dí, chị lo lắng và bắt đầu cho bé ăn dặm. Thế nhưng với suy nghĩ, ăn càng nhiều thịt cá, trứng càng tốt nên chỉ sau vài lần ăn, bé phải nhập viện trong tình trạng rối loạn tiêu hóa nặng.

Chưa hết, khi bé hơn 1 tuổi, Ngọc tỏ ra vô cùng hiếu động và liên tục ra nhiều mồ hôi khi nô đùa, mọi người thấy bé lúc nào cũng mồ hôi nhễ nhại như vừa tắm xong, quạt rồi điều hòa bật vù vù trên đầu, nhắc thì "mẹ vụng" bảo: “Kệ nó, cho nó nghịch đến mệt rồi lau người thay áo luôn một thể”.

Thế là nào mũi dãi, cơn ho dai dẳng kéo dài, chị cũng coi đó là tự nhiên, là bình thường. Ông bà xót cháu, nhắc nhở con dâu thì chị hồn nhiên: “Phải để nó phát triển tự nhiên chứ mẹ”.

Đêm hôm, chị quờ tay thấy con ướt sườn sượt vì đái dầm nhưng chị cũng mặc kệ vì nghĩ “sắp sáng rồi, chờ một lát nữa thay cũng chẳng sao”.

Mẹ vụng, con nhập viên liên tục

Tất cả những điều này đã khiến ngay sáng hôm sau bé Ngọc lên cơn sốt sình sịch, còn có biểu hiện co giật. Vào viện, các bác sĩ nhận định bé bị viêm phổi cấp.

Chưa kể tới viện phí đóng nhiều, nhìn còn khóc lóc, bé xíu mà phải truyền nước, khí dung rồi vỗ phổi mà chị đắng lòng. Xót con nằm 2 tuần trong viện mà chị tự trách mình: "Đúng là mẹ vụng".

Còn trường hợp chị My, cách chăm con của chị khiến các bác sĩ không khỏi ngạc nhiên. Các bác sĩ nhận định nguyên nhân chính là tại sự lười của cha mẹ. Mẹ vụngnên bé mới bị hăm nặng đến thế này. Bé Tũn đã 2 tuổi nhưng chị luôn theo trường phái “bỉm là số 1”.

Dù biết đóng bỉm suốt ngày con nóng nhưng “xi mãi mà nó toàn tè dầm ị bậy, thôi thà bỉm cho lành, mẹ khỏe, con sạch”.

Chị còn cẩn thận khi đặt đồng hồ cứ 4 tiếng lại thay bỉm cho con một lần. Chị thao thao bất tuyệt rằng: “Mình luôn chọn bỉm ngoại, bỉm xịn, bỉm đắt tiền để đỡ hăm nhất cho con”.

Đến khi bác sĩ tuyên bố rằng: "nếu chị không cố luyện cho con xi bô, tránh đóng bỉm thì điều này vô tình sẽ hại tới sức khỏe, tương lai của bé”.

Thực tế, bỉm được coi là là kết quả tiến bộ vượt bậc trong việc nuôi con cái, giúp các bậc phụ huynh thời hiện đại đỡ vất vả. Tuy vậy, nếu lạm dụng cho trẻ em đóng bỉm thường xuyên, các bé có thể bị viêm da, nhiễm khuẩn đường tiểu, suy thận... Mặc dù chưa có chứng minh khoa học nào liên quan tới vấn đề đóng bỉm sẽ khiến bé trai vô sinh nhưng bé bị viêm da, viêm khuẩn đường tiểu là có.

Lúc này, chị mới không nói thêm gì...
Nguồn: afamily

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Sau khi thiên thần nhỏ xíu chào đời, không ít chị em bị khủng hoảng nhất là trong lần đầu làm mẹ.
Không được ngủ nhiều, suốt đêm thao thức trông con, thời gian chơi, chăm sóc bản thân bị hạn chế đi rất nhiều, con chỉ theo bà... là những điều khiến nhiều chị em gặp stress khi lần đầu làm mẹ.

Khủng hoảng vì con bám mẹ nên suốt ngày chỉ ở nhà

Trước khi Tuti chào đời, chị Tú (28 tuổi, nhân viên thiết kế) cứ cuối tuần lại từ biệt chồng, xách ba lô đi du lịch với đám bạn thân thời phổ thông hoặc chị lại lang thang đi đâu đấy một mình để chụp ảnh thiên nhiên, với chị đó là cái thú để hưởng thụ cuộc sống.

Chị tự nhủ: “Mình sẽ mãi mãi như thế này kể cả sau này có con”. Thế nhưng nghĩ là việc của nghĩ, đến khi bé Tuti ra đời, cuộc sống của chị hoàn toàn bị đảo lộn khi lần đầu làm mẹ.

Trước đây, chị đã “chấm” trước người chăm con chính cho chị là bà nội - mẹ chồng chị, nhưng đúng lúc đó, anh trai chồng (định cư bên nước ngoài) bị ốm, bố mẹ chị lại phải lục đục làm một chuyến sang chăm con, các cụ dự định đi sang đó khoảng 6 tháng. 

Đọc nhiều sách báo, lại được sự động viên, chia sẻ của bạn bè, chị cũng lên tinh thần cho bản thân nhưng chị vẫn không tránh khỏi được những khủng hoảng tinh thần và sức khỏe mà thiên thần nhỏ đem lại cho mình. Thế là bây giờ cũng giống như bao bà mẹ khác, chị thức trọn 22 tiếng và ngủ chập chờn vào khoảng thời gian ít ỏi còn lại. 

Những đêm đầu chị được chồng giúp còn đỡ nhưng những hôm sau, dù mệt mỏi nhưng chị vẫn cố nhận mọi việc chăm con về mình và động viên anh đi ngủ.

Sau khi thiên thần nhỏ xíu chào đời, không ít chị em bị khủng hoảng nhất là trong lần đầu làm mẹ
Sau khi thiên thần nhỏ xíu chào đời, không ít chị em bị khủng hoảng nhất là trong lần đầu làm mẹ (Ảnh minh họa)

Cũng bởi có hôm, chị tỉnh dậy nhìn thấy chồng đang vừa ngủ gật vừa ru con ngủ mà chị thấy thương. Đúng hôm đó, chị lén nghe thấy anh to tiếng trong điện thoại với đồng nghiệp và chị biết vì ngủ quên nên anh bị trễ một cuộc rất họp quan trọng sáng hôm đó. Chị thương anh đi làm cả ngày vất vả nên cũng cần có những giấc ngủ sâu, thế nên từ hôm đó hết ngày này qua ngày khác chị thức trông con ngủ. 

Được mẹ yêu, mẹ chiều, Tuti bện hơi mẹ ra mặt. Mẹ cứ đi ra khỏi tầm mắt là Tuti gào khóc ầm ĩ, nôn trớ sữa để giữ chân mẹ. Cũng tìm tòi đủ cách từ lẩn trốn đến thủ thỉ nhỏ to, khuyên răn nhưng cứ không thấy mẹ đâu là bé lại khóc ngằn ngặt.

Có mấy hôm khi bé đã ngủ say, anh Tâm – chồng chị động viên, ủng hộ vợ đi bar, café (thú vui của vợ trước đây) với bạn bè để thoải mái đầu óc. Hôm nào may mắn bé ngủ một mạch tới sáng thì không sao, còn có hôm, đang ngủ bé choàng dậy kiểm tra, không thấy mẹ đâu, bé khóc váng nhà, nôn sạch cháo sữa, "mật xanh mật vàng". Càng dỗ, con càng khóc, người tím tái, anh lo lắng đành phải gọi vợ về nhà.

Buồn vì bé theo bà, không theo mẹ

Hạnh phúc khôn xiết khi sau hơn 9 tháng chờ mong, bé Công đẹp trai đã chào đời một cách khỏe mạnh. Lần đầu làm mẹ, dù mệt mỏi tới nhường nào nhưng nhìn con yêu ăn no lại nằm ngủ khì, bao phiền muộn trong chị Ngọc (27 tuổi, bán hàng) đều tiêu tan. 

Thế nhưng, sau một tuần đầu, chị stress kinh hoàng khi con chơi với bà nội không sao nhưng cứ đến tay chị bế, bé lại khóc ngằn ngặt, nôn trớ như... bị mẹ đánh. Chị đau khổ đến rơi nước mắt khi bé không chịu theo mẹ. 

Chị tự trách bản thân: “Có thể do mình không cho bé ti mấy hôm đầu nên tình cảm con dành cho mẹ ít”.

Chị nhớ lại, những ngày đầu từ bệnh viện về, chị bị tắc tia sữa nặng nên phải điều trị kháng sinh, thế là vài ngày đầu chị phải ngừng cho con bú sữa mẹ vì sợ thuốc làm ảnh hưởng tới nguồn sữa. Sau khi điều trị xong, chị ép, cưng nựng, dỗ dành thế nào, bé cũng không chịu ti mẹ, chỉ ti bình. 

Nghe theo bạn bè, chị cũng cố gắng bỏ đói con. Thế nhưng lúc đói bé cũng nhất quyết giãy ra không chịu ti mẹ, xót cháu, bà nội pha ngay cho bé bình sữa khác. 

Đến bây giờ, khi Công được hơn 1 tuổi nhưng lúc nào cũng chỉ "bà bà", mẹ ru ầu ơ dỗ dành bé cũng không theo và càng khóc đáo để. Nhiều khi chị khóc tủi thân: "không hiểu có phải do mình sinh con vào giờ xấu hay không mà con chẳng yêu mẹ chút nào".

Chán nản vì con không theo, mệt mỏi vì chẳng được ngủ đủ giấc, thiếu ngủ lại kém ăn khiến chị mệt mỏi khôn cùng và như bị khủng hoảng tâm lý. Một thời gian dài, không hiểu sao, bé Công khó ngủ, cứ 2 giờ sáng lại tỉnh dậy chơi tới 6 giờ, chuyện này kéo dài hơn 2 tuần. 

Ngoài lo lắng cho sức khỏe của con, chị càng mệt mỏi hơn và nhạy cảm hơn với mọi lời nói của người khác. 

Chị xầm xì mặt mũi khi nghe chồng than vãn: “Có khi bị lây chứng khó ngủ của mẹ nó”, thậm chí chị còn cáu gắt với cả bác sĩ khi được nghe tư vấn: “Phải xem lại cách chăm sóc của mẹ, chứ chẳng có trẻ nào lại khó ngủ như cô miêu tả cả”.

Kết:

Trở thành mẹ là niềm hạnh phúc vô bờ bến của nhiều chị em, tuy nhiên niềm hạnh phúc này cũng ít nhiều gây nên những xáo trộn, đạo lộn cho cuộc sống. Chị em nên bình tĩnh, chuẩn bị cho mình tâm lý sẵn sàng để vượt qua giai đoạn lần đầu làm mẹ.

Bạn nên nghe trái tim mình mách bảo điều gì nên và không nên với con, linh tính sẽ giúp bạn biết được con đang khó chịu ở đâu và giải quyết được mấu chốt của vấn đề. 

Bạn nên tận dụng sự giúp đỡ của người thân trong việc chăm sóc bé và dành thời gian để chăm sóc bản thân. Những biểu hiện mệt mỏi, căng thẳng stress chẳng qua do bản thân bạn đang ôm đồm quá nhiều việc và chẳng biết bắt đầu từ đâu.

Nguồn: afamily
Dưới đây là những lưu ý cơ bản cho tất cả các bậc cha mẹ để có thể chăm sóc, xử lý các vấn đề phát sinh của bé mà không cảm thấy sợ hãi.
Việc chăm sóc một em bé mới sinh đòi hỏi rất nhiều thời gian và kinh nghiệm. Không chỉ với những bà mẹ trẻ mà đôi khi với những bà mẹ đã có nhiều kinh nghiệm cũng phải đối mặt với khá nhiều vấn đề. Do đó để giữ sự an toàn cho em bé, các bậc cha mẹ đều nhờ sự trợ giúp của gia đình, bạn bè hoặc thuê y tá.

Bác sỹ là nguồn thông tin tốt nhất cho các bà mẹ trong vấn đề chăm sóc trẻ mới sinh. Trong những ngày đầu, em bé dễ bị nhiễm trùng hơn. Do đó mà bạn cần phải chăm sóc em bé cẩn thận và hạn chế số lượng khách đến thăm bé để đảm bảo an toàn vì rất có thể lây nhiễm nhiều mầm bệnh. Dưới đây là những lưu ý cơ bản cho tất cả các bậc cha mẹ để có thể chăm sóc, xử lý các vấn đề phát sinh của bé mà không cảm thấy sợ hãi.

1. Tránh nhiễm trùng cho bé 

Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với các loại nhiễm trùng bởi vì hệ thống miễn dịch của bé chưa phát triển đầy đủ. Do vậy khi đến gần hoặc trông giữ bé bạn cần phải rửa tay thật sạch với xà bông tiệt trùng. Ngoài ra cần phải chăm sóc vệ sinh cho bé cẩn thận ở các vùng dễ nhiễm trùng như rốn, mắt. Phòng ở cũng cần phải ấm, thoáng, sạch sẽ. 

2. Bảo vệ đầu, cổ

Trẻ sơ sinh có xương sống rất yếu và dễ gãy vì chưa phát triển đủ. Vì vậy cần phải cẩn thận khi đỡ đầu và cổ cho bé. Khi bế bé bạn phải luồn một tay dưới cổ để đỡ lấy đầu bé. Còn tay kia luồn dưới lưng và mông bé để đỡ phần thân dưới một cách chắc chắn. 

Khi đặt bé nằm xuống, bạn cũng phải nhớ giữ đầu bé. Đưa cánh tay đỡ lấy xương sống, cổ và đầu bé. Cũng có thể dùng khăn choàng quấn bé hơi chặt một chút để đầu bé được nâng giữ cho đến khi bạn đặt bé vào nôi hoặc vào giường, lúc đó bạn mới nhẹ nhàng cởi khăn quấn ra.

Không bao giờ được tung hứng hay rung lắc trẻ dưới 2 tuổi
Không bao giờ được tung hứng hay rung lắc trẻ dưới 2 tuổi. (Ảnh minh họa)

3. Không được lắc bé

Khi bạn muốn bé thức giấc, không bao giờ được lắc bé. Nếu bị lắc, hộp sọ của bé sẽ bị tổn thương. Các mạch máu bị rách, chảy máu và gây thương tổn trong não không thể chữa được và dẫn đến tử vong. Cách tốt nhất là không bao giờ được lắc bé kể cả khi vui đùa hay trong bất kỳ trường hợp nào.

4. Giữ an toàn trong khi di chuyển bé

Khi có ý định cho bé đi đâu bạn phải giữ bé an toàn. An toàn từ người giữ, ghế xe, đến đường đi không nên gập ghềnh. Một chuyến đi gập ghềnh có thể gây ra thương tích cho trẻ. Khi di chuyển bé, hãy giữ cổ ở tư thế tương đối cố định để tránh những tổn thương đến vùng đầu và cổ.

5. Không tung hứng bé

Không được chơi với em bé sơ sinh như bạn đang tung hứng một quả bóng trong không khí. Ở trẻ sơ sinh, kích thước đầu và trọng lượng chiếm khoảng 1-4 so với toàn cơ thể. Trong đầu, có những khoảng trống giữa não và xương sọ cho phép não tiếp tục lớn và phát triển.

Não của trẻ khá mềm với màng não mỏng. Khối cơ của cổ lại quá yếu không đủ sức nâng đỡ đầu, nên khi bị rung lắc sẽ có khuynh hướng gập tới gập lui hay xoay qua xoay lại một cách không kiểm soát được.

Khi bị rung lắc, xương sọ mềm và dẻo của trẻ không chịu được những lực này, sẽ chuyển lực tới não, khi não không có sự di chuyển đồng bộ và gây ra sự va đập trở lại tới xương sọ, làm dập não, tăng áp lực, phù và chảy máu trong não. Các tĩnh mạch lớn dọc theo phía ngoài não cũng mỏng manh và dễ rách, gây chảy máu, máu tụ dưới màng cứng, ngoài màng cứng, dưới màng nhện, tăng áp lực nội sọ.
Nguồn: afamily

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Cho con bú là một việc hoàn toàn tự nhiên và thuộc về bản năng của người mẹ, tuy nhiên điều đó không có nghĩa là việc này sẽ dễ dàng, đặc biệt là lần đầu tiên.
Những lời khuyên sau đây sẽ giúp các mẹ thực hiện công việc này suôn sẻ hơn nhất là khi chưa có kinh nghiệm.

- Các mẹ nên tìm hiểu về cách cho trẻ sơ sinh bú mẹ qua sách vở, bài viết, video, các bà mẹ khác hoặc tham gia một lớp học. Một cách tiện lợi khác là có thể hỏi ngay chuyên gia tư vấn cho con bú hoặc y tá tại bệnh viện hoặc nơi bạn dự định sinh bé.

- Chuẩn bị một chiếc gối hoặc một vật mềm tương tự khác được thiết kế chuyên dùng cho con bú, hỗ trợ người mẹ dễ dàng đặt bé ở tư thế thoải mái nhất khi bé bú.

- Kết hợp tay và gối để đỡ em bé sao cho miệng bé ngậm vừa khít núm vú.

Cho con bú ở tư thế thoải mái nhất. (Ảnh minh họa)

- Bạn đừng mong đợi sữa sẽ ra nhiều ngay từ lần đầu tiên cho con bú. Thực tế, một lượng nhỏ sữa non giàu dinh dưỡng là tất cả những gì bé sơ sinh cần trong lần đầu tiên bú mẹ.

- Hãy ghi lại giờ bạn cho con bú, mỗi lần trong bao lâu, và con đã bú bên ngực nào để lần tiếp sau chuyển bên ngực khác cho bé bú đều.

- Hãy nạp năng lượng cho cơ thể bằng cách ăn đầy đủ và uống nhiều nước vì nuôi dưỡng con bằng sữa mẹ sẽ lấy đi rất nhiều năng lượng từ chính người mẹ.

- Nuôi con bằng sữa mẹ không đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ, và những lần đầu có thể gây tổn thương đến cơ thể người mẹ. Núm vú bị đau là một triệu chứng điển hình. Khi đó người mẹ có thể dùng gạc nóng hoặc lạnh để vệ sinh núm vú sạch trước và sau khi cho con bú. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng kem xoa núm vú bị tổn thương theo hướng dẫn của bác sĩ.


Bé cũng có thể ngủ ngay giữa lúc đang bú mẹ
Bé cũng có thể ngủ ngay giữa lúc đang bú mẹ. (Ảnh minh họa)

Với trẻ sơ sinh, bạn nên cho bé bú mẹ thường xuyên, trung bình từ 8 - 12 lần trong 24 giờ. Càng cho bé bú nhiều, cơ thể người mẹ sản xuất ra càng nhiều sữa.

Theo hướng dẫn của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP), không nhất thiết phải cho con ăn theo một lịch trình cứng nhắc, người mẹ nên cho con bú bất cứ khi nào bé có dấu hiệu đầu tiên của cơn đói, ví dụ như bỗng nhiên bé tỉnh táo hơn, hoạt động nhiều hơn, lần tìm núm vú của mẹ. Khi bé khóc là dấu hiệu bé đã đói điển hình nhất nhưng lại là dấu hiệu muộn, bạn nên bắt đầu cho bé bú trước khi bé khóc đòi ăn.

Trong vài ngày đầu tiên, bạn có thể nhẹ nhàng đánh thức bé để bắt đầu cho con bú, và bé cũng có thể ngủ ngay giữa lúc đang bú mẹ. Nếu muốn giữ cho bé tỉnh táo trong khi ăn, bạn có thể bỏ bớt tã lót hoặc các lớp khăn quấn đang bao bọc cơ thể bé. Để đảm bảo bé bú đủ sữa mẹ, bạn có thể đánh thức bé để cho ăn sau bốn tiếng đồng hồ kể từ lần gần nhất mà mẹ cho bé bú.

Một chiếc gối cho con bú sẽ là một trợ thủ đắc lực cho cả hai mẹ con
Một chiếc gối cho con bú sẽ là một trợ thủ đắc lực cho cả hai mẹ con. (Ảnh minh họa)

Vì mỗi lần cho bé ăn như vậy có thể lên tới 40 phút, đặc biệt trong những tháng mới sinh, vì vậy mà người mẹ nên chọn một nơi ấm cúng và thoải mái khi cho con bú. Lưu ý giữ bé ở tư thế thích hợp để tránh bị tê tay hoặc mỏi lưng cho mẹ. Một tư thế phổ biến nhất là dùng tay mẹ để đỡ sau đầu của bé, tuy nhiên quan trọng là hãy chọn tư thế mà bạn cảm thấy thoải mái.

Nếu bạn đang ngồi, một chiếc gối cho con bú sẽ là một trợ thủ đắc lực cho cả hai mẹ con. Nhiều bà mẹ cũng tự tìm ra những vị trí hay bệ đỡ giúp họ ở trong tư thế thoải mái. Và cho dù bạn ngồi hay nằm thì cũng cần đảm bảo rằng bạn và em bé cảm thấy dễ chịu nhất vì bạn sẽ phải giữ ở vị trí đó trong một thời gian nhất định.
Nguồn: afamily
Dưới đây là một vài mẹo về cách thức, dụng cụ và cả thời điểm thích hợp để cắt móng tay cho bé một cách an toàn.
Móng tay của trẻ sơ sinh thường mỏng và mềm hơn của bạn nhưng chúng rất sắc, có thể làm xước da mặt của bé hay của cả mẹ. Dưới đây là một vài mẹo về cách thức, dụng cụ và cả thời điểm thích hợp để cắt móng tay cho bé một cách an toàn.

1. Cắt móng tay thường xuyên: móng tay của em bé có thể mềm mại nhưng chúng có những cạnh sắc nguy hiểm. Vì vậy mà chúng cần được cắt thường xuyên để tránh tạo nên các vết thương không đáng có khi trẻ quờ tay.

2. Sử dụng công cụ cắt móng tay: Các mẹ hãy chọn bấm móng tay hoặc kéo với kích thước phù hợp với bộ móng tay và móng chân còn nhỏ xíu của trẻ sơ sinh.

3. Thời điểm: Nếu trong quá trình cắt móng tay, bé cựa quậy không yên sẽ dễ gây tổn thương các đầu ngón tay của bé. Cắt móng tay cho bé dễ dàng nhất là khi bé đang ngủ hoặc bị phân tâm trong lúc ăn. Một thời điểm thích hợp nữa là ngay sau khi tắm vì khi này là lúc móng tay trở nên mềm nhất. Mẹ hãy lựa chọn 1 trong 3 khoảng thời gian thích hợp nhất để cắt móng tay cho bé được an toàn.

Những điều mẹ cần biết khi lần đầu cắt móng tay cho bé
Ảnh minh họa

4. Nắm chắc bàn tay bé: Khi cắt móng tay cho trẻ, mẹ lưu ý giữ bàn tay của bé sao cho chừa phần móng tay với đầu các ngón tay và cắt cẩn thận theo đường cong của ngón tay.

5. Chuẩn bị đồ sơ cứu: Trong quá trình mẹ cắt móng tay cho trẻ, nếu chẳng may cắt vào phần da của bé, hãy dùng một khăn giấy mềm giữ lấy vết cắt trong đôi phút hay đến khi máu ngừng chảy.

6. Với móng chân: móng chân của bé cũng cần được chăm sóc cắt tỉa dù không thường xuyên như móng tay.

Móng tay của trẻ sơ sinh phát triển rất nhanh, bạn có thể phải cắt chúng vài lần một tuần trong khi móng chân có thể cắt tỉa không thường xuyên lắm.

Thực tế, một vài bà mẹ dùng răng để cắn móng tay của bé khi chúng dài ra nhưng theo hướng dẫn của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP), việc này có thể dẫn đến nhiễm trùng. Làm theo cách này, bạn có thể sẽ vô tình đưa vi trùng từ miệng của bạn vào bất kỳ vết xước nhỏ nào trên ngón tay bé. Bạn cũng sẽ không thể quan sát những gì mình đang làm, và sẽ thấy khó khăn vì ngón tay của bé rất nhỏ so với răng của bạn. 

Phương pháp tốt nhất là bạn nên đầu tư một bộ kéo hay bấm móng tay riêng cho bé.

Những điều mẹ cần biết khi lần đầu cắt móng tay cho bé
Ảnh minh họa

Trong khi cắt móng cho bé, bạn cần chắc chắc có đủ ánh sáng để thấy rõ những thao tác mình đang làm. Hãy ấn phần mềm của đầu ngón tay bé xuống để cắt phần móng được dễ dàng và an toàn. 

Sau khi cắt, bạn nên dùng dũa để làm mịn phần móng mới thô ráp. Trong những tuần đầu tiên khi em bé mới sinh, móng tay và chân còn rất mềm, các bác sĩ cũng khuyên chỉ nên dùng dũa để làm ngắn móng tay của bé.

Nếu chẳng may cắt vào phần da tay của bé, bạn không cần phải tự trách bản thân quá bởi điều đó xảy ra với rất nhiều bậc cha mẹ khác. Đơn giản khi đó bạn chỉ cần rửa sạch vết thương với nước sạch rồi dùng khăn giấy mềm quấn xung quanh ngón tay bị thương của bé, hơi ấn nhẹ vào vết thương. Thông thường những vết thương như vậy sẽ nhanh chóng ngừng dỉ máu sau đôi phút.

Lưu ý, bạn không cần phải quấn băng vết thương vì như vậy sẽ thu hút sự chú ý của bé con và bé có thể sẽ cho ngón tay đó lên miệng, làm tuột băng hoặc gây mất vệ sinh. Trường hợp mà vết thường không ngừng chảy máu thì bạn nên đưa bé tới gặp bác sĩ để có lời khuyên tốt nhất.
Nguồn: afamily

Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

Mùa hè thời tiết nóng ẩm khiến trẻ nhỏ dễ bị hăm và nổi mẩn, đặc biệt là với những bé có làn da nhạy cảm. Những nốt mụn đỏ “đáng ghét” trên da con thật không dễ chịu một chút nào. Em xin mách cho các mẹ một mẹo nhỏ chữa hăm cực hữu hiệu mà bản thân cũng mới được “trải nghiệm”:

Ben nhà em năm nay đã sắp được 1 tuổi nhưng vẫn đóng bỉm suốt ngày. Từ khi Ben mới còn sơ sinh, bà nội bé ở quê đã liên tục nhắc nhở vợ chồng em nên chịu khó “xi” cho con mỗi lần đi tiểu hay đại tiện. Vừa để tạo thói quen tốt cho con, đồng thời tiết kiệm bỉm cho mẹ. Tuy nhiên, vì nghĩ mình dùng bỉm “xịn”, mặt khác lại thầm nghĩ bà cổ hủ “Mỗi lần con đi cứ kêu ‘xi xi’ mỏi miệng thì liệu ích gì?” nên em cũng dạ vâng cho qua rồi chẳng thực hiện được mấy lần.

Sinh con được gần năm, khi Ben đã cứng cáp, em quyết định nộp đơn quay trở lại đi làm. Việc chăm Ben ban ngày em đành gửi bé đi mẫu giáo tư ở một cơ sở gần nhà. Thời gian đầu chưa quen nên ngày nào em cũng lu bù với công việc, chồng làm xây dựng cũng bận rộn không kém. Đôi khi đón con về, mải mê cơm nước, mãi em mới giật mình nhớ ra chưa thay bỉm cho Ben. Hay có những lúc quá mệt, tối cho Ben ăn xong bữa cuối, em “xua” vội con lên giường đi ngủ. Lúc đấy hai vợ chồng mới giật mình nhớ ra chưa thay cho con cái bỉm mới để ngủ qua đêm. Sợ thay cho Ben thì con lại tỉnh, bố mẹ mất giấc ngủ ban đêm nên hai vợ chồng lại tặc lưỡi cho qua.

Cứ thế, có những hôm Ben mặc nguyên một cái bỉm suốt từ 7h tối hôm trước đến 8h sáng hôm sau. Mỗi khi thay bỉm, chồng em toàn trêu Ben là “chiếc bỉm ngàn cân”. Trộm vía dù tè hay ị đến nặng trịch cả bỉm nhưng Ben vẫn ngủ rất ngoan, không khó chịu hay đòi mẹ thay bỉm bao giờ nên em càng sinh tâm lý chủ quan.

Chữa hăm bỉm cho bé nhờ dầu dừa

Chỉ vì “lười” nên em luôn để con mặc bỉm hàng tiếng đồng hồ mới thay

Vào hè, trời bắt đầu nắng nóng. Mẹ chồng em liên tục gọi điện nhắc chú ý giữ sức khỏe cho Ben, tránh để con bị rôm sẩy, hăm tã hay nổi mẩn. Cũng như mọi khi, em ậm ừ cho qua rồi “đâu lại vào đấy”.

Đến cuối tuần vừa rồi, trong một lần thay bỉm cho Ben, em bỗng giật mình khi thấy những vết mụn nhỏ li ti màu đỏ dọc theo kẽ mông bé. Gọi chồng ra “săm soi” một lúc, anh an ủi em là không vấn đề gì đâu nên em cũng thấy yên tâm, tiếp tục đóng bỉm mới cho con. Vậy nhưng càng ngày, những nốt mẩn đó càng to dần. Ban đầu chỉ là những chấm li ti dọc kẽ mông, nay vết đỏ lan rộng thành cả một vùng lớn. Ben khó chịu và thường xuyên gào khóc, nhất là mỗi khi ngồi ăn cơm. Vì không chịu được đau nên con sinh chán ăn, có hôm bỏ nguyên 2 bữa cháo liên tiếp. Lúc này thì em mới hốt hoảng thực sự. Tìm vội thông tin trên mạng, em như “rụng rời” khi biết những nốt đỏ đấy chính là triệu chứng của bệnh hăm tã.

Làm mẹ lần đầu em vô cùng bối rối không biết phải làm sao. Dù đã thử đủ mọi cách: bôi phấn rôm, kem hăm, rửa nước chè xanh… nhưng những nốt đỏ đáng ghét đó vẫn không biến mất. Nhìn mông xinh của Ben giờ đỏ lựng những vết, em ân hận đến bật khóc.

Trùng hợp làm sao, đúng lúc đấy thì mẹ chồng em từ quê lại quyết định lên thăm cháu. Đón bà ở cửa mà em vô cùng lo sợ và xấu hổ. Vậy nhưng, khi biết Ben bị hăm, mẹ chồng em lại chẳng trách mắng em câu nào. Bà chỉ nhẹ nhàng kêu em mau lấy dầu dừa bôi cho con. Nghĩ dầu dừa chẳng tác dụng gì đâu nhưng vì để làm bà vui lòng, em cũng lật đật chạy vào phòng mang ra lọ dầu dừa nhỏ.

Mẹ chồng em ngay lập tức cởi bỉm cho Ben, rửa sạch mông bằng nước ấm rồi lấy khăn xô lau khô. Sau đấy, bà bôi một lớp dầu dừa mỏng vào mông cháu, còn không quên lót dưới bằng một lớp vải chống thấm. Dặn em để Ben nằm thoáng, không bỉm như vậy một lúc. Kết quả thật không ngờ, các vùng da đang hăm tấy đỏ bỗng trở lại màu da bình thường chỉ sau vài tiếng. Bà thoa buổi sáng thì buổi chiều Ben đã hết, vết nào nặng hơn thì thoa thêm vài lần, hôm sau cũng hết hẳn. Em mừng rỡ và chỉ biết lí nhí nói cảm ơn mẹ. Mẹ chồng em chỉ cười hiền mà đùa “đóng bỉm suốt ngày thế này thì còn tốn mấy chậu dầu dừa”.

Em chợt nhận ra, kinh nghiệm của các bà các mẹ ngày xưa thật vô cùng đáng quý. Từ giờ, ngoài việc chịu khó thay bỉm và vệ sinh cho Ben, em cũng sẽ bắt đầu tập “xi” để bé không còn phụ thuộc vào bỉm suốt ngày nữa.
Nguồn: meyeucon

Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013

Không ít các bà mẹ trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm chăm sóc con, vì thể EBE đưa ra những thắc mắc thường gặp khi chăm sóc trẻ sơ sinh để các bạn tiện tham khảo:

1. Khi bé ngủ, tôi nên đặt bé nằm ở tư thế nào?

Bạn nên đặt bé nằm ngửa khi ngủ. Nhiều trường hợp cho thấy bé ngủ ở các tư thế khác có thể xảy ra những nguy cơ có hại không mong đợi. Để lưng bé tiếp xúc với mặt phẳng nằm là tốt nhất, các trường hợp đặc biệt mới cần được bác sĩ hướng dẫn để bé có được tư thế ngủ phù hợp nhất.

2. Khi nào tôi có thể bắt đầu cho bé bú sữa mẹ?

Em bé mới chào đời có thể tìm vú mẹ ngay lập tức. Khi vừa sinh ra và được đặt vào lòng mẹ, như một bản năng bé có thể tìm thấy sự kết nối giữa ti mẹ và mùi dịch ối, và tự nhích dần đến bầu vú của mẹ. Vì vậy bạn hãy cho bé bú ngay khi vừa sinh ra đời.

Em bé mới chào đời có thể tìm vú mẹ ngay lập tức

Em bé mới chào đời có thể tìm vú mẹ ngay lập tức. Ảnh: Getty Images

3. Tôi nhận thấy con mình không phát triển nhanh như con một người bạn thân cùng tháng tuổi, tôi cảm thấy rất lo lắng và ép bé ăn nhiều hơn.

Mỗi đứa trẻ có cơ địa riêng trong sự phát triển, vì vậy bạn không nên so sánh và thúc ép quá trình tự nhiên đó. Điều bé cần là được lớn lên trong vòng tay yêu thương, che chở của cha mẹ và những người thân. Không nên căng thẳng, để bé phát triển theo tự nhiên và tiến trình cơ thể bé.

4. Bệnh vàng da là gì?

Bệnh vàng da là sự tích tụ của sắc tố màu da cam ở trong mật, máu, nước tiểu. Bệnh vàng da khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, khiến bé bị vàng da ở nhiều vùng và ở mắt. Nếu được điều trị kịp thời, bạn sẽ không cần phải quá lo lắng.

5. Cha mẹ tôi, mẹ chồng tôi quá can thiệp vào việc nuôi con với những kinh nghiệm cũ không khoa học, tôi phải làm sao?

Thai nghén, sinh nở và chăm sóc em bé không phải là điều dễ dàng. Bạn cần sự hỗ trợ từ cha mẹ bên nội và bên ngoại, đó là sự giúp đỡ tuyệt vời. Tuy nhiên bạn cũng cần có chính kiến vì những điều tốt nhất cho con. Nếu cha mẹ quá can thiệp vào việc nuôi bé, bạn không nên cáu giận mà cần tìm cách trấn an bằng những lời nhẹ nhàng và thái độ trân trọng. thể hiện lòng biết ơn về tình yêu thương, sự săn sóc của họ với mình. Cảm kích rằng nhờ họ mà bạn có được những kinh nghiệm quý giá trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng em bé.

6. Khi con khóc, tôi không biết phải dỗ dành làm sao?

Hãy ẵm bé và vỗ về. Khi trẻ khóc, ẵm bé là cách tốt nhất để giúp con trấn tĩnh trở lại. Đồng thời như vậy, tình mẫu tử sẽ được gắn kết sâu sắc.

7. Bé có nhận ra giọng nói của tôi ngay sau khi chào đời không?

Nhiều nghiên cứu cho thấy, bé có thể “nghe” được tiếng mẹ ngay từ khi còn nằm trong bào thai và có khả năng nhận ra giọng người mẹ ngay từ khi mới lọt lòng.

8. Tôi phải mất bao nhiêu thời gian để hồi phục hoàn toàn sau sinh?

Không ít chị em cho rằng chỉ cần vài tuần là có thể hồi phục hoàn toàn sau sinh. Tuy nhiên thậm chí ngay cả khi họ đã càm thấy thoải mái, thì giai đoạn hồi phục thực chất vẫn chưa kết thúc. Sự hồi phục cả về thể chất lẫn tinh thần cần nhiều thời gian hơn, có khi vài tháng sau sinh. Bởi sự thay đổi về sức khỏe cơ thể khi sinh là rất lớn. Để quá trình này diễn ra nhanh và trở thành một trải nghiệm tuyệt vời, bạn hãy nuôi dưỡng tốt các yếu tố tinh thần, tạo tâm lý thoải mái, tìm cách thư giãn, tập thể dục, massage cơ thể…

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

Cùng hoàn thiện thêm 'kho' kiến thức về cách chăm sóc em bé với tips cực hay dưới đây nhé!

Mẹ Chíp là một người may mắn trong việc chăm sóc con cái vì có bà nội hết mực yêu thương con cháu và đặc biệt hiểu biết trong việc chăm sóc trẻ. Bà chính là người chỉ cho mẹ Chíp từ những việc đơn giản nhất là thay tã, tắm, đút bột hay chế biến món ăn cho Chíp. Bà rất chịu khó đọc sách, vào mạng để cập nhật các cách thức nuôi dạy trẻ hiện đại mà một người ở thế hệ đi trước như bà có thể chưa biết. Nhưng may mắn hơn cả vẫn là bé Chíp vì ngoài bà nội, mẹ Chíp cũng có những bí quyết riêng mà đôi khi bà nội cũng không biết.

Cùng tìm hiểu những bí kíp cực hay của mẹ Chíp để hoàn thiện thêm 'kho' kiến thức chăm bé nhé, các mẹ: