-->
Hiển thị các bài đăng có nhãn góc của bé. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn góc của bé. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 4 tháng 1, 2016

Dựa trên những lợi ích dưới, có thể thấy, tập cho bé kể chuyện là một trong những phương pháp hiệu quả nhất mà các bậc phụ huynh có thể làm để chuẩn bị cho các bé nền tảng phát triển toàn diện trong tương lai.

Thúc đẩy phát triển ngôn ngữ thông qua các câu chuyện mà bé được nghe.

Theo nghiên cứu của giáo sư Taira Masato ở trường Đại học Y Tokyo thì quá trình bé lắng nghe những câu chuyện kể và tự kể lại những câu chuyện sẽ giúp cho “hệ viền” – Nơi điều khiển ký ức, tạo ra động lực và sinh ra nhiều cảm xúc phát triển. Vùng ngôn ngữ trong não của trẻ được kích thích đặc biệt lúc 2 tuổi 6 tháng (Thời điểm bé đặc biệt nhạy bén và nhạy cảm về ngôn ngữ). Bé biết cách dùng từ phù hợp, đa dạng với từng hoàn cảnh cụ thể, việc giao tiếp giữa bé với mọi người xung quanh dễ dàng hơn. Đây là nền tảng rất tốt cho việc phát triển kĩ năng giao tiếp sau này.

Phát huy trí tưởng tượng

Theo quyển “Phương pháp nuôi dạy con từ 0-6 tháng tuổi của người Nhật” thì thời kỳ từ 0 đến 3 tuổi là giai đoạn vàng cho sự phát triển não bộ của trẻ. Đó là thời kỳ mà đứa trẻ có thể tiếp thu một cách kỳ diệu tất cả những kích ứng từ bên ngoài, bé cực kì ham học hỏi. Từ 3 đến 6 tuổi, trẻ sẽ phát triển khả năng tư duy, trí tưởng tượng, sức sáng tạo và cá tính riêng. Cha mẹ nên thường xuyên đọc truyện và tập cho bé kể chuyện sẽ giúp khơi gợi và phát triển tiềm năng này ở trẻ.

Bồi dưỡng kiến thức, tâm hồn cho trẻ khôn lớn.

Một kết quả khả quan mà việc kể chuyện đem lại cho trẻ, đó là giúp bé tò mò tìm hiểu các kiến thức cơ bản. Ví dụ, vì sao có gió, có mưa, hạt thóc sẽ nảy mầm và thành cây lúa như thế nào?... Những kiến thức ấy sẽ giúp các bé nhìn nhận chính xác cuộc sống, để bước vào đời một cách vững vàng sau này. Ngoài ra, hầu hết những câu chuyện đều phác họa rõ tính cách nhân vật. Thông qua việc hóa thân vào các nhân vật trong chuyện cổ tích như hoàng tử, công chúa, bác thợ săn tốt bụng..., trẻ sẽ biết yêu cái thiện và ghét sự độc ác, gian trá. Bé sẽ biết những hành vi nào nên làm, những cách cư xử nào nên tránh.

Chị Trang (Quận 5, TP.HCM) hiện đang làm việc cho một công ty truyền thông có tiếng, cho rằng: "nhờ từ nhỏ tham gia cuôc thi kể chuyện ở trường mẫu giáo, các hoạt động phong trào đã giúp chị phát huy kĩ năng giao tiếp, sự tự tin, dạn dĩ. Đó là những bước đệm để chị rèn luyện khả năng giao tiếp và hoàn thành tốt công việc hiện tại. Những bà tiên, công chúa…còn dạy cho chị những bài học đạo đức quý giá về cách sống, về cách làm người".

Kết luận

Là bậc làm cha, làm mẹ, có ai không ao ước con mình thông minh, khỏe mạnh, và phát triển toàn diện. Một trong những hình thức giáo dục rất có ý nghĩa là việc dạy trẻ thông qua các câu chuyện kể. Đọc truyện cho bé nghe và tập cho bé kể chuyện không chỉ có tác dụng làm phong phú khả năng ngôn ngữ, sức sáng tạo, sự tự tin mà còn bồi dưỡng và vun đắp cho các bé sự thông minh về trí tuệ và cảm xúc (EQ) – Một yếu tố được coi là kim chỉ nam đối với sự phát triển của trẻ.

Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

Nước hoa, nến thơm, sữa tắm... là nững sản phẩm có mùi thơm mà cha mẹ luôn sử dụng hàng ngày nhưng không hề biết chúng rất có hại cho sức khỏe đặc biệt là trẻ nhỏ.

1. Khói thuốc

Khói thuốc là đe dọa trực tiếp đến hệ hô hấp, khoang miệng, thần kinh của bé. Rất dễ gây ra bệnh khó thở, sâu răng, nghe kém, trí tuệ chậm phát triển.

Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng trẻ sống trong môi trường nhiều khói thuốc lá sẽ có kết quả học tập kém hơn những bạn bè khác. Một lượng khói thuốc nhỏ trong nhà thôi cũng đủ ảnh hưởng tới khả năng đọc và làm toán của trẻ.

2. Nước hoa


Mùi nước hoa cũng đe dọa đến sức khỏe của bé không kém gì khói thuốc lá. Rất nhiều người hít phải mùi nước hoa nhân sẽ có những phản ứng như đau đầu, chóng mặt, dị ứng, đau họng… Nước hoa là sự kết hợp của nhiều hóa chất, một số thành phần trong nước hoa có thể có độc, gây kích thích đến một bộ phận nào đó trong não bộ. Mẹ nào đã quen dùng nước hoa thì không nên xịt nước hoa khi đang ở gần con mình. Khi đi làm trở về nhà hãy tắm sạch sẽ rồi mới ôm hôn con mình.

Một số mùi môi trường gây hại cho sức khỏe của bé 1

3. Nến thơm

Sử dụng nến thơm hiện nay cũng là một trào lưu được nhiều người ưa chuộng. Một số loại nến có tinh dầu còn được giới thiệu có tác dụng thư giãn, giảm căng thẳng đầu óc, giảm stress. Tuy nhiên, cũng do tinh dầu tự nhiên có giá rất đắt, dễ bay hơi và không thể làm nến nếu không pha thêm chất ổn định khác nên đa số nến thơm có giá không đắt đều sử dụng các hương liệu tổng hợp. Về nguyên tắc, nếu có mùi càng thơm thì càng có nhiều hoá chất và càng có khả năng gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe trẻ nhỏ.

Ngoài ra, việc dùng lõi bấc nến bằng dây kim loại (thường là chì) sẽ giúp nến cháy thẳng, lâu, ngọn lửa đẹp nhưng lại không tốt cho sức khoẻ con người. Nhiễm độc chì có thể gây ra các vấn đề về thần kinh, gan, thận… và trẻ có nguy cơ chậm lớn.

Một số mùi môi trường gây hại cho sức khỏe của bé 2

4. Sữa tắm thơm

Sữa tắm, xà bông thơm luôn chứa nhiều hóa chất độc hại như chất tạo hương thơm. Một nghiên cứu đã được tiến hành ở châu Âu cho thấy, việc sử dụng các sản phẩm tạo mùi thơm hằng ngày dễ khiến các bà mẹ mang thai bị đau đầu và trầm cảm, đồng thời con của họ cũng dễ có nguy cơ tiêu chảy, dị ứng, mẩn ngứa.

5. Hương hoa

Một số hương thơm của các loại hoa như: hoa lan, hoa xấu hổ, hoa dạ hương, hoa bách hợp, hoa đỗ quyên… sẽ gây ra dị ứng, mất ngủ, rụng tóc, ho, đau đầu… cho bé. Chẳng hạn, hương thơm của hoa dạ hương sẽ có cảm giác đau đầu, khó thở, buồn bực. Mùi thơm của hoa bách hợp sẽ khiến trung khu thần kinh của bé hưng phấn khiến bé không muốn đi ngủ. Chính vì vậy, nếu nhà bạn có trẻ nhỏ hoặc bé bị dị ứng thì hãy cố gắng đừng để những loại hoa đó ở trong nhà.

Một số mùi môi trường gây hại cho sức khỏe của bé 3

6. Băng phiến

Có nhiều mẹ thích để một vài viên băng phiến vào trong tủ quần áo của bé để tránh gián hay mối mọt. Nhưng mẹ có biết thành phần chủ yếu trong băng phiến là long não, thành phần này có tính độc rất mạnh. Người lớn có khả năng bài tiết những chất này ra khỏi cơ thể, còn các bé do cơ thể vẫn còn yếu lại chưa phát triển hoàn thiện nên không có khả năng đó.

7. Khói xe

Trong khói xe có chứa rất nhiều khí CO, CO2 và các chất độc hại khác. Khi cho bé ra ngoài đi chơi, bạn hãy chú ý tránh những giờ có lưu lượng xe cộ đi lại đông đúc. Đặc biệt mẹ luôn nhớ trang bị cho bé một chiếc khẩu trang phù hợp với bé.

Nguồn: phunutoday.vn

Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

Những bài thuốc tẩy giun cho trẻ trong dân gian đã phát huy hiệu quả, mẹ hãy giúp bé tẩy giun an toàn bằng rau củ quả quanh nhà nhé!

Hạt bí ngô

Ít ai biết được rằng hạt bí ngô có tác dụng chữa sán, giun móc, giun kim rất triệt để. Các mẹ có thể dùng bí ngô trong các trường hợp:
  • Tẩy giun đũa: hạt bí rang lên ăn vào sáng sớm và lúc đói. Trẻ em mỗi lần ăn từ 30-50g, người lớn từ 60g.
  • Tẩy giun móc: dùng khoảng 120g hạt bí và hạt cau nghiền thành bột, mỗi ngày uống 2 lần vào sáng, chiều lúc đói, uống liền trong 3-4 ngày.
  • Tẩy giun kim: dùng khoảng 30-50g hạt bí giã nát. Ngày uống 2 lần với nhiều nước, liên tục trong 7 ngày, lúc đói.
  • Tẩy giun sán: dùng hạt bí bóc vỏ, nghiền nát, thêm nước và trộn với mật hoặc đường khi uống. Người lớn dùng 100g, trẻ em 3-4 tuổi dùng 30g, trẻ 5-7 tuổi dùng 50g, 7-10 tuổi dùng 75g. Uống vào sáng sớm, lúc đói.
Lá mơ lông
Nếu trẻ bị nhiễm giun đũa thì lấy khoảng 50g lá mơ rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt cho thêm một ít muối hòa tan rồi uống. Uống vào buổi sáng lúc đói, sau 2-3 ngày giun sẽ ra hết.

Rau sam

giúp mẹ tẩy giun cho bé bằng rau củ 1
Rau sam là ‘vị thuốc’ trị giun kim rất hiệu quả mà ít người biết.

Cách làm: khi trẻ có dấu hiệu bị giun, mẹ chỉ cần lấy khoảng 50g rau sam tươi (đã rửa sạch), sau đó thêm ít muối vào giã nát rồi vắt lấy nước. Để bé dễ uống hơn, mẹ có thể thêm vào ít đường (nhưng đừng quá ngọt). Cho bé uống liền trong 3-5 ngày.

Tỏi

Lấy tỏi đã bóc võ, giã nát. Sau đó, cho tỏi vào nước đun sôi để nguội với tỷ lệ 1/10, ngâm trong 1-2 giờ. Tiếp theo, lấy nước cốt ngâm tỏi qua gạc lọc. Cuối cùng, trộn đều nước cốt tỏi với lòng đỏ trứng gà.


Sử dụng dung dịch này thụt rửa hậu môn cho trẻ hàng ngày liên tục từ 3-5 ngày để trị giun kim. Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng tỏi giã nát trộn với dầu vừng hoặc dầu lạc bôi vào hậu môn để trị giun kim cho trẻ.

Cà rốt

Cà rốt có công năng tẩy giun (nhờ chứa lưu huỳnh), hơi nhuận tràng (giúp thải loại giun) và bổ dưỡng nhờ rất giàu vitamin (A, C, B6), khoáng chất, kali, thiamine, folic acid và măng-gan để tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, loại quả này cũng trị bệnh viêm đường tiêu hóa và tiêu chảy.


Hạt trâm bầu

Tác dụng tẩy giun của hạt trâm bầu tới 70% so với dùng thuốc lại an toàn, không hại sức khỏe. Cách làm: Dùng hạt trâm bầu nghiền trộn với lá mơ tam thể, hấp chín tới và cho trẻ ăn vào buổi sáng sớm khi đói. Ăn liên tục từ 3-5 ngày.

Cây sư tử quân
giúp mẹ tẩy giun cho bé bằng rau củ 2

Cây sư tử quân có tên khoa học là Quisqualis indica L, trong dân gian còn gọi là cây quả giun, dây giun, quả nấc, có tác dụng tẩy được giun đũa. Nghiền thành bột hạt quả sử quân, cho trẻ em uống từ 5-10 g. Uống liên tục trong 3 ngày vào buổi sáng.

Theo phunutoday.vn

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

Để trẻ phát triển khỏe mạnh và toàn diện, các bà mẹ thông thái không thể bỏ qua 8 lời khuyên về giá trị dinh dưỡng sau.

1. Sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất và dễ hấp thụ nhất cho trẻ nhỏ. Đó là lý do vì sao Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyên các bà mẹ nên cho trẻ sơ sinh bú ngay sau khi sinh và bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên.

8 nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh mẹ không nên bỏ qua 1
Các bà mẹ không nên cai sữa trước khi em bé được 12 tháng tuổi.

Các bác sĩ dinh dưỡng cũng tư vấn cho các bà mẹ không cai sữa trước khi em bé được 12 tháng tuổi và nếu có thể, bạn nên cho trẻ sơ sinh bú mẹ trong khoảng thời gian 18 - 24 tháng.

2. Đa dạng hóa thực đơn


Tất cả các bà mẹ thông thái nên biết rằng mỗi loại thực phẩm chỉ có một chức năng và nó sẽ cung cấp một số vitamin nhất định. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu phát triển của não, cần phải cung cấp cho trẻ nhiều chất dinh dưỡng khác nhau. Do đó, các bà mẹ cần phải kết hợp nhiều loại thực phẩm và thay đổi món ăn thường xuyên để giúp trẻ sơ sinh cảm thấy ngon miệng.

Nếu các bà mẹ chỉ cho em bé ăn một số thực phẩm sẽ dẫn đến tình trạng thừa chất này nhưng lại thiếu chất khác… gây tác động xấu đến sự phát triển của em bé.

3. Sữa và các sản phẩm từ sữa
Hầu hết các bà mẹ đều hiểu được tầm quan trọng của sữa và các sản phẩm từ sữa đối với sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, uống sữa bừa bãi và không điều độ sẽ gây tác hại cho sự phát triển của trẻ mà các mẹ không thể lường trước.

Các bác sĩ dinh dưỡng cho thấy, trẻ em 1-3 tuổi nên uống khoảng 500ml sữa bò (pha theo công thức) mỗi ngày; trẻ trên 3 tuổi nên uống khoảng 300-400ml. Mặc dù sữa là thực phẩm rất tốt cho trẻ em, nhưng nếu chỉ cho con bạn uống sữa thôi thì chưa đủ. Bạn cần đa dạng hóa các loại thực phẩm tự nhiên thông qua chế biến tinh bột, canh và cơm cho trẻ. Như vậy mới đảm bảo cung cấp đầy đủ thành phần dinh dưỡng đáp ứng như cầu phát triển của trẻ.

Thành phần dinh dưỡng (vitamin và muối khoáng) được bổ sung trong sữa cũng chỉ đáp ứng một phần cho nhu cầu hàng ngày của trẻ em. Sữa ít chất xơ nên nếu chỉ uống sữa trẻ sẽ dễ bị táo bón.

4. Protein và chất béo

Các bà mẹ nên biết rằng protein là nguồn cung cấp axit amin dẫn truyền thần kinh. Do đó, nếu các bà mẹ muốn con thông minh thì không nên bỏ qua việc thêm các chất này vào thực đơn của trẻ.

Nguồn thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa, đậu nành và các loại đậu…

Khoảng 60% não của bé được hình thành từ chất béo. Chất béo giúp ngăn cách dây thần kinh, cải thiện khả năng học tập cũng như phát triển các chức năng của mắt. Hơn nữa, chất béo còn cung cấp năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ vitamin.Trong ngày, các mẹ nên sử dụng kết hợp cả chất béo động vật (mỡ, bơ) và chất béo thực vật (dầu thực vật) cho trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, các bà mẹ cũng nên bổ sung cho trẻ sơ sinh các chất khác nhau như kẽm, iốt, sắt ... có trong nhiều loại thực phẩm.

8 nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh mẹ không nên bỏ qua 2
Protein và chất béo cần thiết cho sự phát triển của trẻ sơ sinh.

5. Lưu ý với muối
Các bác sĩ dinh dưỡng cho biết, các em bé từ 1 đến 6 tuổi chỉ cần lượng muối đó không quá 2g mỗi ngày. Bác sĩ dinh dưỡng cho biết, bé từ 1 - 6 tuổi mỗi ngày chỉ cần một lượng muối không quá 2g. Nếu các bà mẹ cho trẻ ăn mặn trong một thời gian dài thì không chỉ ảnh hưởng đến khẩu vị của bé sau này mà còn dẫn theo rất nhiều vấn đề khác về bệnh tật như huyết áp cao, thận, tim và ảnh hưởng đến sự phát triển của xương.

6. Thận trọng với đồ uống có ga

Một lời khuyên về dinh dưỡng cho các bà mẹ là hãy hạn chế cho trẻ sử dụng đồ uống có ga. Lạm dụng đồ uống có ga có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe của trẻ em. Điều nguy hiểm nhất khi cho trẻ uống quá nhiều đồ uống có ga là sẽ làm tăng việc loại bỏ canxi qua nước tiểu. Những trẻ thiếu canxi, chiều cao sẽ chậm phát triển, trong khi đó bề ngang lại phát phì vì hàm lượng đường trong nước ngọt rất cao.

7. Rau, củ, quả

Ngũ cốc và các loại rau xanh chứa rất nhiều vitamin nhóm B (B1, B5, B6). Các loại rau có lá màu xanh đậm, các loại hạt, súp lơ, cam chanh, lòng đỏ trứng ... chứa rất nhiều vitamin B9 (axit folic). Đây là những dưỡng chất cần thiết cho các hoạt động của cơ thể, đặc biệt là não bộ của trẻ.

8 nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh mẹ không nên bỏ qua 3
Rau, củ, trái cây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất cho trẻ sơ sinh.

Ăn nhiều rau, củ, và trái cây chín sẽ giúp bổ sung rất nhiều loại vitamin cần thiết và khoáng chất cho cơ thể. Ngoài ra, còn có tác dụng giải độc và làm giảm cholesterol dư thừa trong hệ thống tiêu hóa.

8. An toàn thực phẩm
Các bà mẹ cần phải lựa chọn và sử dụng các loại thực phẩm và đồ uống đảm bảo an toàn vệ sinh, không là nguồn gây bệnh cho trẻ.
Lựa chọn các loại thực phẩm có chứa các giá trị dinh dưỡng cao và không chứa chất bảo quản, hóa chất, không mang lại mầm bệnh đường tiêu hóa.

Theo Yêu trẻ thơ
Để cai sữa cho bé có rất nhiều cách, nhưng chọn thời điểm nào là thời điểm phù hợp để cai sữa cho bé? Những dấu hiệu sau sẽ giúp bạn biết khi nào nên cai sữa cho trẻ.

thời điểm thích hợp cai sữa cho bé 1

1. Bé có thể ngồi thẳng và lăn trái bóng ra trước, không cần sự trợ giúp bên ngoài.

Khi có thể làm được những động tác này, trẻ đã gần một tuổi. Hệ thần kinh và hệ vận động phát triển tương đối, trẻ cứng cáp, đã có khả năng tự đề kháng nếu thiếu sữa mẹ.

2. Bé nói được thêm hai đến ba từ ngoài ‘bố’, ‘mẹ′ hay đã có thể nói được một câu ngắn

Câu nói của bé lúc này chỉ bao gồm vài từ đơn giản nhưng có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ và đi thẳng vào vấn đề như: ‘Mẹ bế’, ‘Bố đi chơi’.

Thời điểm này, hệ thần kinh, thính giác trẻ phát triển. Đây cũng là giai đoạn trẻ muốn khẳng định sự hiện diện của mình bằng vốn từ ít ỏi.

Giai đoạn này, bạn cần bổ sung thêm nhiều thực phẩm mới để giúp thực đơn của bé thêm đa dạng. Lượng sữa ngoài bé cần bổ sung khi này khoảng 500-600ml/ngày.

3. Trẻ ăn được cháo và cơm nhão

thời điểm thích hợp cai sữa cho bé 2

Khi trẻ có khả năng nhai, nuốt nghĩa là hệ tiêu hóa đã phát triển. Lúc này trẻ đã được một tuổi rưỡi đến hai tuổi.

Bạn nên cho trẻ ngồi vào bàn ăn cùng với gia đình. Điều này rất có lợi trong việc phát triển trí tuệ của bé cũng như để thắt chặt thêm tình cảm trong gia đình.

4. Khi bé có thể nhận biết và có ấn tượng với màu sắc

Bằng cách thay đổi màu sắc đầu vú, bạn có thể cai sữa cho bé. Cách thức dân gian này chỉ hiệu quả khi bé bắt đầu phân biệt được màu sắc.

Khi không còn thấy màu sắc quen thuộc của núm vú, bé sẽ dần dần ngưng bú.

Bạn chỉ nên dùng những màu tự nhiên để “nhuộm” đầu vú. Chẳng hạn như dùng nghệ tạo màu vàng, củ dền để lấy màu đỏ.

5. Trẻ đã có thể leo lên, leo xuống cầu thang

Đạt đến mức độ này, trẻ đã gần hai tuổi hoặc hơn hai tuổi. Đây là độ tuổi được các bác sĩ dinh dưỡng cũng như bác sĩ nhi khoa khuyên nên cai sữa.

6. Trường hợp đặc biệt

Trong những trường hợp sau, trẻ cần được cai sữa ngay: mẹ mắc bệnh truyền nhiễm hay những bệnh lý liên quan đến bầu vú như nứt nẻ đầu vú.

Lưu ý:

Vẫn xin nhắc lại rằng không có thời điểm cố định để cai sữa cho bé, và chỉ nên cai sữa khi trẻ có thể trạng sức khỏe bình thường khỏe mạnh, thay vì mắc bệnh hay đang bị ốm.

Điều này sẽ làm cho tình trạng sức khỏe của bé sẽ càng tồi tệ hơn về sau và rất dễ gây nên hiện tượng biếng ăn, còi xương.

Cần chú tâm đặc biệt tới chế độ dinh dưỡng của trẻ khi cai sữa để trẻ không bị thiếu chất.

thời điểm thích hợp cai sữa cho bé 3

Cách tiến hành cai sữa
  • Trang bị đủ kiến thức và kinh nghiệm nếu có trước khi cai sữa cho bé.
  • Khi cai sữa nên bắt đầu từ từ thay vì quá đột ngột ngưng hẳn không cho trẻ bú. Điều này có nghĩa là các bà mẹ hãy chủ động rút ngắn thời gian và cường độ cho trẻ bú, để tránh những sang chấn bất lợi đối với tâm lý của trẻ sau này.
  • Ví dụ trước đây mỗi ngày bạn cho bé bú khoảng từ 7 – 8 lần/ngày mỗi lần khoảng 5 phút thì nay hãy rút xuống còn 3 – 4 lần/ngày mỗi lần khoảng 3 phút, rồi từ từ cắt hẳn.
  • Nếu đã bắt đầu ngưng không cho trẻ bú sữa, thì cần đồng thời kết hợp cho trẻ ăn ngoài bằng các loại sữa thay thế thông thường như sữa bột, sữa hộp, sữa đặc hay sữa bò (chỉ nên áp dụng phương pháp này sau khi trẻ đã lớn trên 1 tuổi).
  • Khi cho bé ăn dặm cần chế biến những món ăn thật mềm, nhỏ như cháo loãng hay bột, vừa tốt cho tiêu hóa và sự phát triển răng của trẻ vừa loại trừ những nguy cơ bị hóc, nghẹn.
  • Cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
  • Nên biết cách đa dạng các loại thực phẩm cho bé ăn. Để tạo cảm giác hứng thú khi ăn.

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

TS. Barton Schmidt, khoa Nhi, BV Nhi Colorado (Mỹ), cho biết: Trong các bệnh thường gặp ở trẻ em, 20% là cấp tính, 30% có thể chờ 2 ngày sau mới đi khám, còn lại là chăm sóc tại nhà. Vậy đâu là những triệu chứng nằm trong nhóm cấp tính:

những triệu chứng không được xem nhẹ ở trẻ 1

1. Sốt cao
Nếu nhiệt độ cơ thể của trẻ thấp hơn 39℃, nếu trạng thái tinh thần, cảm giác ăn uống vẫn tốt, điều bố mẹ cần làm là quan sát cụ thể, nhưng quan sát này không phải là chỉ chăm chăm nhìn vào nhiệt kế, mà chủ yếu xem tình trạng tổng thể của trẻ. Trẻ em trên 6 tháng tuổi có thể cho trẻ uống lượng thuốc acetaminophen hoặc ibuprofen thích hợp. Nhưng khi một trẻ em dưới 2 tuổi bị sốt trên 40℃, hoặc sốt kéo dài hơn 2 ngày liên tục, hoặc kèm theo các triệu chứng khó chịu khác, nhất định trong vòng 48 giờ phải được đưa tới bệnh viện

2. Nhức đầu
Đầu tiên bố mẹ phải xác minh rõ liệu trẻ có phải là đau đầu thật hay không, nếu có thì kiểm tra mức độ đau. Nếu chỉ đau đầu nhẹ, chỉ cần chú ý nghỉ ngơi. Nếu đau liên tục trong vài giờ hoặc ảnh hưởng đến cảm giác ăn uống, thậm chí không thèm xem chương trình truyền hình mà trẻ yêu thích nhất, thì đó không phải là triệu chứng bình thường, cần lập tức đến bệnh viện khám.

Nếu đau đầu kèm theo rối loạn tư duy, thị lực không rõ, đa phần có liên quan đến hệ thống thần kinh. Nếu trẻ nhức đầu kèm theo nôn mửa, sốt, thất thần hoặc cứng đơ phần cổ, có thể bị viêm nhiễm nặng, ví dụ như viêm màng não, lúc này cần phải đi khám ngay lập tức.

3. Phát ban lan rộng
Nếu phát ban màu đỏ, sau khi ấn ngón tay vào thì chuyển thành màu nhạt hoặc màu trắng, nhấc ngón tay lên lại trở lại màu như cũ, đa phần là phát ban da do vi-rút hoặc phản ứng dị ứng, thông thường không phải lo lắng. Nếu sau khi dùng tay ấn vào mà không thay đổi màu sắc, có thể là một dạng biểu hiện của bệnh nặng như viêm màng não hoặc nhiễm trùng huyết, đặc biệt nếu kèm theo sốt thì phải vào viện ngay lập tức. Ngoài ra, nếu phát ban kèm theo sưng phù ở môi hoặc phần mặt, hoặc hô hấp khó khăn, điều này có thể là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng, có thể đe dọa đến tính mạng.

những triệu chứng không được xem nhẹ ở trẻ 2

4. Bệnh dạ dày đường ruột cấp tính
Khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm hoặc viêm dạ dày, đường ruột, bố mẹ nên theo dõi chặt chẽ triệu chứng nôn mửa hoặc tiêu chảy. Nói chung, nôn 3 lần trong vòng nửa ngày rất ít bị mất nước, nhưng nếu trong vòng 8 tiếng đi ngoài 8 lần hoặc vừa nôn mửa vừa đi ngoài thì trẻ sẽ mất nước , lúc này cần đến ngay bệnh viện.

5. Đơ cứng cổ
Trẻ em xuất hiện triệu chứng đơ cứng cổ, chuyển động khó khăn, ít khi gây đau nhức cơ bắp, nếu kèm theo sốt, sợ ánh sáng, đau đầu và các triệu chứng khác, đa phần bị viêm màng não nên lập tức đến viện. Nếu đơ cứng cổ chỉ kèm theo bị sốt, có thể là viêm amiđan. Nếu đơ cứng cổ cùng với có tiền sử chấn thương, có thể là biểu hiện của chấn thương sọ não, nên nhập viện ngay lập tức.

(Theo Dân trí)
Ngoài cái tên chính được đặt trong giấy khai sinh, tên ở nhà cho bé cũng được nhiều bậc cha mẹ suy nghĩ “lung” lắm. Chọn một cái tên thân mật khi ở nhà thật dễ thương, thật đáng yêu để đặt cho bé cưng sao đây? Cùng tham khảo các tên ở nhà dưới đây cho bé gái mẹ nhé.

Nho, Mít, Ổi, Sơ ri, Đào, Nhãn ,Mận, Bí, Su hào, Khoai, Na, Xu, Bắp cải, Cà chua, Hồng, Cherry, Táo, Bưởi, Sapo (viết tắt của Sapoche), Xoài, Mơ, Chanh, Quýt, Bon (Bòn Bon), Dừa, Thơm, Bơ....

Tên ở nhà theo động vật dễ thương hay năm sinh của bé
Thỏ, Nhím, Sóc, Cò, Vẹt, Cún, Mimi (Mèo), Bé Heo, Tôm, Cua, Tép, Tí (Chuột), Cá, Gấu, Bống, Sò. Sửu, Tị, Nai., Chích Bông của mẹ, Cún yêu của mẹ,

Tên ở nhà theo nhân vật hoạt hình hoặc truyện tranh
Xuka, Pooh (Gấu Pooh), Maruko (Nhóc Maruko), Doremi, Dory (Cá Dory trong phim “Giải cứu Nemo”), Rio (Phim hoạt hình Rio).,

Tên hay ở nhà cho bé gái
Bố mẹ muốn chọn cho con một cái tên thân mật thật đáng yêu. Ảnh: Getty Images

Tên theo loại món ăn, thức uống ưa thích của bố mẹ

Kẹo, Cà phê, Sô-co-la, Mứt, Snack, Pizza, Cốm, Coca, Lavie, Pepsi, Whisky, Tiger, Vodka, Tỏi, Hành Phi, Cá Trê…

Tên ở nhà theo nốt nhạc
Đồ, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si.

Tên theo người nổi tiếng hoặc nhân vật trong phim
Victoria, Bella, Anna, Jacky, King, Queen, Brad hoặc Pitt (Bradpitt), Angelina, Julia, Nick, Cindy, Hana, Mari…

Tên theo dáng vẻ bề ngoài của bé lúc mới sinh

Bi, Tròn, Trắng, Đen, Híp, Mũm, Mĩm, Hạt Tiêu, Nâu…

Tên theo các môn thể thao hoặc sở thích của bố mẹ
Gol, Euro, Dolla, Bi, Phi, Bóng, Bơi, Tivi, Ipad, Apple, Vaio, Sony…

Nguồn: ebe.vn

Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

Hỏi: Con gái tôi hiện được hơn 4 tháng rồi. Bình thường cháu vẫn bú mẹ và ngủ tốt nhưng mấy tuần gần đây cháu rất lười bú mẹ. Cháu chỉ bú mẹ với một lượng rất ít và khoảng cách giữa các cữ bú là khá thưa nhau. Ban ngày khoảng 4 tiếng cháu mới bú 1 lần, ban đêm cháu không bú cữ nào và ngủ suốt đêm. Hiện giờ tôi cảm thấy rất lo lắng, xin tư vấn giúp tôi!


Trả lời:
Việc bé bỗng dưng chê ti mẹ, lười bú là chuyện “thường ngày ở huyện” và khiến rất nhiều mẹ lo lắng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bé lười bú mẹ:
  • Bé đang trong giai đoạn mọc răng, lợi của bé bị sưng đau.
  • Bầu ngực của mẹ có mùi vị lạ làm bé sợ như: việc mẹ dùng nước hoa, kem dưỡng da, kem giữ ẩm, kem thoa ngực
  • Mùi vị sữa bị thay đổi do chế độ dinh dưỡng từ mẹ.
  • Mẹ bị stress kéo dài, làm xáo trộn lịch cho bé bú hàng ngày. Việc không phân biệt thời gian của mỗi cữ bú sẽ làm hệ tiêu hóa của bé hoạt động kém hiệu quả: Bé không phân biệt lúc nào mình đói hoặc cần sữa.
  • Một số chứng bệnh khiến bé bị đau và không thoải mái khi bú bao gồm: bé mắc chứng bệnh về tai, mũi; bé có vết loét hoặc vết xước trong miệng; bé bị tưa lưỡi…
  • Đầu ti của mẹ cứng hoặc tụt sâu khiến bé ngại bú
  • Bé cắn ti mẹ và bị mẹ phản ứng bằng cách la lớn khiến bé bị tâm lý
  • Một phần do bé quen với việc bú sữa bình có dòng sữa chảy mạnh, bé không chịu bú mẹ vì nguồn sữa thất thường.
  • Sau khi kiểm tra xem nguyên nhân bé “chê” ti mẹ, chị có thể bắt đầu cho bé bú lại. Việc kích thích nguồn sữa mẹ dựa trên nhiều phương pháp: Cho bé bú để kích thích tuyến sữa, xoa bóp ngực, ngủ nghỉ hợp lý (8 – 10 h / ngày), tránh căng thẳng, và kết hợp với chế độ ăn uống của mẹ cùng những lưu ý khi dùng thuốc men.
Để bé bú mẹ hiệu quả
  • Chị cần tạo lại thói quen bú cho bé: Chia các cữ bú rõ ràng về mặt thời gian. Bắt đầu vào lúc bé đã hơi đói (tránh để bé gắt khóc vì quá đói).
  • Đổi cách bế bé khi cho bú, hoặc cho bé bú ở nơi yên tĩnh, hơi tối một chút.
  • Cố gắng xác định nguyên nhân bé không chịu bú. Nên đưa bé đi khám để xem bé có nhiễm khuẩn tai hoặc các bệnh khác hay không. Nên kiểm tra nguồn sữa, đặc biệt nếu bé bú thất thường hoặc ngày càng phụ thuộc vào việc bú bình.
Duy trì việc gần gũi và tiếp xúc bé thường xuyên khi không cho bé bú. Cho bé bú mẹ mỗi khi bé buồn ngủ.

Vì sao bé lười bú mẹ? 1

  • Chị cũng nên tăng các cữ “ti mẹ” thay vì bú bình cho bé. Nhiều người mẹ quá bận rộn với công việc cơ quan và việc gia đình nên xuất hiện tâm lý để bé bú bình cho tiện. Chính yếu tố này sẽ khiến bé vui thích với việc bú bình hơn là “ti mẹ”.
  • Chị nên tránh sử dụng những loại kem dưỡng da, nhất là gần vùng ngực để bé không khó chịu khi bú.
  • Bên cạnh đó, chị cũng nên tuân thủ một chế độ dinh dưỡng hợp lý để duy trì chất lượng sữa, giúp bé thích “ti mẹ”.
  • Sữa mẹ chứa nhiều vitamin cũng như các chất sắt, đạm cần thiết cho bé. Những chất này đủ cho sự phát triển của bé đến tuổi ăn dặm (khoảng 4-6 tháng tuổi).Bé sẽ hấp thu dưỡng chất tốt hơn nếu bạn tuân thủ chế độ tắm nắng cho bé hàng ngày. Tất nhiên, chị cũng nên tránh để bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời gay gắt.

Nguồn: yduoclh.com

Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

Nhiễm trùng đường ruột, khó khăn trong nhai nuốt, rối loạn tiêu hóa, chế độ dinh dưỡng cho bé thiếu vi chất là những nguyên nhân chủ yếu gây bệnh biếng ăn ở trẻ. Xây dựng một số món ngon cho bé biếng ăn được xem là cách làm hiệu quả nhất để đẩy lùi căn bệnh này, đồng thời giúp kích thích quá trình ăn uống ở trẻ được diễn ra một cách ổn định và khoa học hơn.

Dưới đây là một số món ngon cho bé biếng ăn:

Cháo tàu hủ non bí đỏ thit heo

Món ngon mẹ không thể bỏ qua cho bé. Ảnh: Getty Images

Tàu hủ non dễ ăn, được xem là một loại thực phẩm cho bé có giá trị dinh dưỡng cao, giàu protein. Tàu hủ thơm ngon nấu cùng với bí đỏ và thịt heo là món ngon cho bé biếng ăn mà mẹ không nên bỏ qua.

Cháo trứng đậu đỏ
Trứng ngon bổ, đậu đỏ giàu vitamin B và một lượng lớn thành phần tinh chất kiềm thạch nên đậu đỏ còn có khả năng giải độc cao. Vỏ đậu đỏ còn giúp nhu động ruột hoạt động tốt nhờ đó loại bỏ các chất cặn bã bám ở thành ruột. Các tinh chất kiềm thạch kích thích nhuận tràng bài trừ chất độc, vì vậy khi bé có dấu hiệu biếng ăn mẹ hãy cho bé dùng cháo trứng đậu đỏ để quá trình tiêu hóa được diễn ra hiệu quả.

Cháo cá basa cà chua nấm hương
Cá basa là loài có giá trị dinh dưỡng cao vì chứa nhiều chất đạm, ít béo, nhiều EPA và DHA, ít cholesterol. Riêng về hàm lượng chất béo trong cá basa ít hơn so với thịt nhưng chất lượng mỡ cá lại tốt hơn. Các acid béo chưa no hoạt tính cao chiếm từ 50% đến 70% trong tổng số lipid bao gồm oleic, linolenic, arachidonic, klupanodonic… Các acid béo này là những chất quan trọng hỗ trợ cho nhiều cơ quan trong cơ thể như hệ thần kinh, hệ tuần hoàn và đặc biệt là hệ tiêu hóa. Cà chua và nấm hương là những thực phẩm dễ ăn, giàu vitamin. Mẹ có thể kết hợp loài cá này với cà chua và nấm hương để tạo ra món cháo cho bé được ngon hơn.

Cháo tôm cải xanh

Ảnh minh họa: Getty Images

Tôm cũng giống như cá chứa lượng đạm cao hơn so với thịt gia cầm, đồng thời rất giàu axit amin thiết yếu giúp trẻ dễ hấp thụ. Thành phần dinh dưỡng trong cải xanh khá cao, đặc biệt là diệp hoàng tố và vitamin K. Cải xanh cũng chứa nhiều vitamin A, B, C, D, caroten, anbumin, a-xit nicotic… và một trong những loại rau mà các nhà dinh dưỡng khuyên dùng thường xuyên để kích thích tiêu hóa, phòng một số bệnh lý. Cháo tôm cải xanh là công thức hoàn hảo cho bé ngon miệng.

Với danh mục những món ngon cho bé biếng ăn trên, hy vọng mẹ sẽ có thêm nhiều sự lựa chọn kích thích quá trình ăn uống cho bé được hiệu quả!

Nguồn: ebe.vn

Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

Cha mẹ không cần tốn quá nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để có thể nuôi dạy con trẻ trở nên thông minh. Nếu bạn biết cách, mỗi giây phút bạn bên con, chơi đùa với con đều có thể trở thành khoảnh khắc học hỏi.
Hãy cùng áp dụng những hoạt động trí tuệ hàng ngày sau đây, chúng sẽ giúp kích thích hoạt động não bộ của bé, giúp con thông minh từ khi còn nhỏ.


1. Mẹ là “huấn luyện viên” của riêng bé
Cách tốt nhất để bé tiếp nhận và ghi nhớ kiến thức là tự làm việc. Các mẹ có thể dạy bé làm những lần đầu và để bé tự thực hiện sau đó. Đơn giản như khi bạn treo khăn lên, hãy cầm lấy tay con bạn và hai mẹ con cùng thực hiện động tác.

2. Thỉnh thoảng, hãy làm ngơ với bé!
Đừng vội cảm thấy đáng trách khi để con chơi một mình còn bạn thì đọc sách hoặc thư giãn gần đó. Rất nhiều cha mẹ có suy nghĩ rằng, họ phải bên cạnh con 24/7 để trông nom con cẩn thận. Nhưng bộ não con trẻ cần những cơ hội để tự tìm đến thông tin mới. Vì thế, có những lúc cha mẹ nên làm ngơ với con để con tự do tìm tòi. Con cũng sẽ có cách báo cho mẹ biết rằng con đã tiếp nhận đủ thông tin cho lần này và muốn nghỉ ngơi. Những lúc như vậy, bé sẽ cố tình gây sự chú ý hoặc tự đến chỗ mẹ.

21 trò chơi giúp con thông minh từ bé (P2) 1

3. Hãy để bé gần gũi với thiên nhiên
Vào những ngày nắng nhẹ, mẹ hãy bế bé ra sân sau, hoặc sân thượng, những nơi nào có cây cối xanh tươi. Ở đó, bé sẽ có vô vàn sự vật mới mẻ để ngắm nhìn, quan sát, đồng thời tiếng chim hót, tiếng gió thổi lá cây xào xạc cũng là những âm thanh dễ chịu mà bé muốn nghe.

4. Đọc thật nhiều sách, truyện cho bé nghe

Con trẻ sẽ được gia tăng vốn từ vựng và biết cách kết nối các ngữ nghĩa đơn lẻ lại với nhau theo ý hiểu riêng của bé, chỉ bằng cách lắng nghe những lời kể chuyện. Vì vậy, các mẹ nên tạo cho mình một thói quen đọc sách truyện cho con nghe trước khi đi ngủ. Với những bé đã biết nói, thỉnh thoảng, bé sẽ hỏi nghĩa những từ bé thắc mắc. Mẹ nên lắng nghe và giải thích nghĩa của từ cho bé một cách đơn giản, nhẹ nhàng.


21 trò chơi giúp con thông minh từ bé (P2) 3

5. Củng cố những gì bé tiếp thu được
Từ 18 tháng tuổi, bé đã biết cách ghi nhớ những từ ngữ bé nghe được trong những câu chuyện mẹ kể hằng đêm. Vì thế cha mẹ có thể kể lại những câu chuyện đó cho con nhiều lần, để củng cố vốn từ con học được, cũng như tăng khả năng kết nối sự việc của con.

6. Hãy đọc truyện cho bé nghe một cách thật truyền cảm
Khi đọc truyện cho bé nhà bạn nghe, bạn nên đọc thật diễn cảm. Lời khuyên là bạn hãy lột tả cảm xúc của chính nhân vật trong truyện, như là cười vang khi nhân vật vui, hay lắng lại khi nhân vật buồn. Cách đọc truyện này của bạn sẽ khiến bé thích thú hơn với việc lắng nghe, cũng như giúp bé nhận biết sự liên quan giữa từ ngữ và cảm xúc.

7. Cùng bé xem album ảnh
Các mẹ có thể lấy cuốn album ảnh của con và cùng con xem ảnh. Khi đó bạn có thể vừa trông con, vừa giúp con bạn dần nhận thức được khuôn mặt mình, kích thích phát triển trí nhớ trẻ. Mẹ hãy thêm những lời dẫn nhẹ nhàng như: “Ngày xửa ngày xưa, có một cô bé rất xinh xắn bụ bẫm…” để tăng phần hứng thú của bé trong lúc xem ảnh.

8. Để bé xem tivi
Từ 2 tuổi trở đi, hãy để bé nhà bạn được tiếp nhận những hình ảnh bắt mắt, âm thanh vui nhộn từ tivi một cách vừa đủ. Tốt nhất là mỗi ngày một tiếng, chia làm nhiều lần, mỗi lần từ 15 đến 20 phút. Khi cho bé xem tivi, cha mẹ hãy đặt bé ở một ví trị an toàn, cách tivi khoảng 2 – 3 mét, và bật những chương trình thiếu nhi cho bé xem. Hình ảnh, âm thanh từ tivi sẽ tăng cường khả năng nghe hiểu của bé.

21 trò chơi giúp con thông minh từ bé (P2) 4

9. Chủ động dạy từ mới cho bé
Đối vời trẻ từ 1 tuổi, cha mẹ hãy tích cực tăng vốn từ vựng cho bé bằng cách tự dạy bé từ mới. Cách dạy hiểu quả nhất là để bé nhại lại từ mới nhiều lần, kết hợp giải thích nghĩa từ bằng cách đơn giản, thân thuộc với bé.

10. Giúp bé tương tác khi xem tivi
Xem tivi rất tốt, nhưng xem đơn thuần sẽ chỉ giúp bé tăng khả năng nghe hiểu, chứ không giúp bé phản xạ ngược lại do không có điều kiện phản ứng. Vì vậy, mẹ hãy cùng ngồi xem chương trình thiếu nhi với bé, giúp bé tương tác bằng cách trả lời những câu hỏi mà người dẫn chương trình đưa ra, đồng thời khuyến khích bé nhại lại câu trả lời của mẹ. Việc làm đó của mẹ sẽ khiến bé hoàn thiện khả năng hai chiều: Tiếp thu – Phản xạ.

11. Để bé ngủ ngon, ngủ đủ
Khi trẻ ngủ, não trẻ tổng kết lại tất cả những thông tin bé học được trước đó, giúp hình thành trí tuệ. Vì thế mẹ hãy đảm bảo bé được ngủ đủ, ngủ ngon, để khi tỉnh dậy, bé lại tiếp tục sẵn sàng cho những cuộc khám phá mới.

Nguồn: afamily
Muốn con thông minh, mẹ hãy áp dụng những hoạt động trí tuệ hàng ngày sau đây, chúng sẽ giúp kích thích hoạt động não bộ của bé.

1. Hãy giúp bé tăng khả năng ghi nhớ
Con trẻ rất hay quên. Vì vậy, bạn nên để con nhìn thấy gương mặt cha mẹ, ông bà, người thân một cách thường xuyên và đều đặn. Việc làm đó giúp phát triển khả năng tập trung và ghi nhớ của con.

2. Dạy con biết cười
Tế bào thần kinh gương trong não bộ của bé có khả năng giúp bé ghi nhớ và bắt chước những hành động mà bé thấy. Vì thế, con bạn sẽ có những nụ cười tươi từ sớm, nếu bạn hay vuốt ve và cười với con.

21 trò chơi giúp con thông minh từ bé (P1) 1
(Ảnh minh họa)
3. Dạy con tập phát âm nhờ việc mô phỏng
Từ ba tháng tuổi, bé nhà bạn sẽ rất thích thú với việc đưa tay lên miệng người lớn, chạm vào môi, lưỡi, hay răng bạn. Đó là một cơ hội tốt để cha mẹ chỉ cho con cách phát âm chữ cái, từ ngữ. Lời khuyên là bạn hãy tìm một chỗ nghỉ ngơi thật thoải mái, thư giãn (như giường, hoặc ghế dài), đặt con trong lòng và để con tự chạm tay vào miệng bạn khi bạn nói, hoặc hát những câu hát đơn giản.

4. Chơi trò “đoán đồ vật” với con
Mẹ hãy lấy một con thú bông, giấu trong một cái túi và đố con đoán vật. Mẹ cũng đừng để con đoán mò đơn thuần, hãy cổ vũ, kích thích bé đưa ra câu trả lời bằng những gợi ý: “Đây có thể là gì nhỉ? Nó mềm lắm!”. Khi bé còn đang suy nghĩ, mẹ hãy bất ngờ tiết lộ đồ vật bị giấu: “Đây rồi! Là một con thỏ bông!”. Việc làm đó sẽ giúp tăng khả năng ghép nối những ý nghĩ tách biệt của bé.

Ngoài ra, hai kỹ năng quan trọng hơn nữa mà bé sẽ học được thông qua trò chơi này là: nhìn vào vật mà người khác đang chỉ và chỉ vào vật để làm người khác chú ý – đây là một cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển khả năng nhận thức của bé.

21 trò chơi giúp con thông minh từ bé (P1) 2
(Ảnh minh họa)

5. Hãy để các bé tự do chơi
Mọi đồ vật đều có khả năng giúp bé phát triển nhận thức. Từ 6 tháng tuổi trở đi, cha mẹ hãy để trẻ chơi tự do (với cả đồ vật cứng và đồ vật mềm) trên nhiều bề mặt khác nhau (trên nền nhà, trên giường đệm). Các bé sẽ nhanh chóng nhận ra rằng tiếng động lớn nhất phát ra khi đập một vật cứng lên một bề mặt cứng (khi bé đập đi đập lại chúng). Vì vậy, chỉ cần thấy đó là thứ an toàn với con trẻ, thì cha mẹ đừng cản con gõ đồ vật xuống sàn nhà, mặt bàn. Đấy chính là lúc con bạn đang tìm hiểu và học hỏi thế giới.

6. Cùng bé cảm nhận đồ vật
Mọi thứ đều rất khác nhau nhau, từ cấu trúc, chất liệu, hình dạng hay cân nặng. Mẹ hãy để bé sờ tay vào chúng, đồng thời miêu tả cho bé nghe về đồ vật mà bé đang được chạm tay vào. Mẹ sẽ giúp bé sớm phân biệt được đồ vật nhờ vào phương pháp đó.

7. Tạo điều kiện cho bé học hỏi
Khi bé nghe thấy những âm thanh phát ra lúc anh chị bé chơi điện thoại, bé sẽ mong muốn được làm như vậy. Vì thế cha mẹ hãy tạo điều kiện cho bé chơi, nhưng không phải bằng cách hy sinh chiếc điện thoại cảm ứng đời mới của bạn. Thay vào đó, mẹ hãy đưa bé một chiếc điện thoại cũ để bé có thế bấm thỏa thích và nên nhớ đừng để chế độ im lặng nhé.

21 trò chơi giúp con thông minh từ bé (P1) 3
(Ảnh minh họa)

8. Tìm những đồ vật an toàn để bé tạo âm thanh
Bé nhà bạn rất thích gõ những vật dụng trong nhà. Bé cứ gõ đi gõ lại để chúng đều đều kêu mãi. Đó là một việc làm rất có ích cho sự phát triển nhận thức và trí tuệ của con trẻ, các mẹ nên chú ý và khuyến khích con chơi. Mẹ hãy lựa chọn những đồ vật an toàn như một chiếc bát nhôm, một chiếc thìa gỗ, để con thoải mái gõ đập.

9. Để con trẻ được làm việc cùng bạn
Đa phần các mẹ hay tranh thủ làm việc nhà như lau nhà, rửa bát, giặt giũ, khi con ngủ. Nhưng thật ra, các bé thích được nhìn bạn làm việc. Lời khuyên là mẹ hãy đặt con ở một vị trí êm ái và làm việc ngay gần đó, thình thoảng mẹ nhớ quay lại trò chuyện với con. Con bạn sẽ học được rất nhiều khi nhìn thấy mẹ chúng làm việc.

10. Khuyến khích con khi bé chơi
Nếu thấy bé nhà bạn đang chơi trò ú tim, bạn hãy cổ vũ, chơi theo bé hay cười thật tươi với bé. Vì não bé sẽ tiếp nhận những phản ứng của mọi người xung quanh về hành động của mình. Nếu được hưởng ứng, bé sẽ làm đi làm lại hành động đó, giúp kích thích quá trình phát triển phát triển nhận thức của con trẻ.

Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

đoán bệnh của trẻ qua tiếng khóc 1

1. Khi trẻ khóc lúc chậm lúc nhanh, lúc khóc lúc không thì rất có thể trẻ bị đi tiêu chảy.

2. Trẻ khóc thét khản tiếng thường do thức ăn tiêu hóa không tốt. Tiếng khóc của trẻ đứt đoạn, yếu ớt thường do đi tiêu chảy mất nước.

3. Trẻ thường khóc ban đêm, ngủ không ngon, dễ giật mình, ra nhiều mồ hôi là những triệu chứng suy dinh dưỡng.

4. Khi bú mẹ, trẻ áp thân vào người mẹ mà khóc, tay túm tai thì có thể trẻ bị viêm tai giữa hay có nhọt trong tai.

5. Trẻ thường khóc khi cho ăn, cho bú là triệu chứng của các bệnh về miệng như tưa lưỡi, nhiệt…

6. Trẻ đột nhiên khóc thất thanh thường do những bệnh gây đau từng cơn. Nếu là ruột đau quặn thì ngoài việc khóc, trẻ còn trở mình liên tục, nằm ngồi không yên, khóc xong lại ngủ. Nếu là bệnh lồng ruột, khi khóc mặt trẻ trắng nhợt, toát mồ hôi và đi tiêu sệt.

7. Tiếng khóc nghe yếu ớt như không có hơi, hơi thở gấp, môi đỏ tím, sặc sữa, nôn trớ thường là dấu hiệu bị viêm gan và suy tim. Tiếng khóc lớn kèm tiếng kêu, sốt, nôn ọe, co giật, rất có thể trẻ bị các bệnh về não và thần kinh.

đoán bệnh của trẻ qua tiếng khóc 2

theo yêu trẻ thơ

Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

Vitamin D còn được gọi là vitamin mặt trời không chỉ có vai trò quan trọng trong việc giúp hệ miễn dịch của trẻ khỏe mạnh, tăng sự hấp thi canxi mà còn giúp trẻ phát triển chiều cao một cách tối đa. Ngoài việc tắm nắng để hấp thu vitamin D, các mẹ có thể cho con sử dụng một số loại thực phẩm dưới đây để tăng cường loại vitamin này.
Vitamin D là một loại vitamin cần thiết của cơ thể, kích thích hấp thu canxi, phát triển xương, kiểm soát tăng trưởng tế bào, đảm bảo chức năng thần kinh, chức năng miễn dịch và giảm viêm. Sự thiếu hụt vitamin D có thể dẫn đến bệnh còi xương thường gặp ở trẻ nhỏ.

Vitamin D là dầu hòa tan, có nghĩa là bạn cần ăn chất béo để hấp thụ nó. Vitamin D tự nhiên có rất nhiều trong dầu cá, mỡ cá, gan bò, pho mát, lòng đỏ trứng và một vài loại nấm. Vitamin D cũng được sản xuất tự nhiên bởi cơ thể khi bạn da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, vitamin D còn có trong nhiều loại thực phẩm như sữa và nước cam hoặc các loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng. Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm chứa hàm lượng vitamin D cao.

Nếu không thể hấp thụ được Vitamin D trực tiếp từ ánh sáng mặt trời tối thiểu 15 phút mỗi ngày thì hãy bổ sung những thực phẩm giàu Vitamin D dưới đây vào chế độ ăn của bé, mẹ nhé!

Sữa tươi
Sữa dê và sữa bò là nguồn cung cấp Vitamin D và canxi tốt cho xương. Sữa dê cung cấp 31% hàm lượng Vitamin D cần thiết cho cơ thể mỗi ngày còn sữa bò cung cấp khoảng 50%. Bạn nên chọn sữa hữu cơ hoặc ít béo.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng vitamin D có trong sữa có khả năng chống lão hóa, do đó hãy thêm sữa vào thực đơn hàng ngày của bé.

thực phẩm giàu viatminD 1

Sữa đậu nành/ hạnh nhân
Sữa đậu hành hay hạnh nhân chứa hàm lượng Vitamin D và canxi nhiều hơn sữa tươi thông thường. Hai ly sữa mỗi ngày sẽ cung cấp đầy đủ lượng Vitamin D cần thiết cho cơ thể. Bạn có thể uống trực tiếp hoặc thêm vào sinh tố, cà phê và các món bánh quy.

Pho mát
Pho mát là một trong những sản phẩm làm từ sữa rất giàu vitamin D. Lượng vitamin D này sẽ giúp cơ thể hấp thụ lượng canxi cao từ phô mai, qua đó tăng cường độ chắc khỏe của xương và ngăn ngừa chứng loãng xương hiệu quả. Hơn nữa, sự có mặt của vitamin D trong pho mát rất hữu ích cho việc tăng cường sức khỏe răng miệng và tránh sâu răng.

Lòng đỏ trứng
Trứng là một thực phẩm giàu vitamin D, đặc biệt là phần lòng đỏ trứng. Trứng chứa 10% hàm lượng Vitamin D bạn cần mỗi ngày và còn là nguồn cung cấp sắt, protein và colin giúp bổ sung dưỡng chất cho cơ thể và não bộ.

Hơn nữa, trứng còn làm giảm nguy cơ bị đục thủy tinh thể cũng như kích thích tóc mọc nhanh hơn.

thực phẩm giàu viatminD 2

Đậu phụ
Đậu phụ và những thực phẩm lên men từ đậu nành đều giàu canxi và Vitamin D. Nó có thể cung cấp tới 39% lượng vitamin D cơ thể cần một ngày chỉ với một chén khẩu phần. Đây còn là nguồn protein tốt cho sức khỏe.

Nấm hương
Ngoài việc chứa ít calories, nấm còn là món ăn được nhiều người yêu thích nhờ mùi vị, hình dạng và một lượng lớn các chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin D. Ảnh minh hoạ

Nấm hương chứa khoảng 4% hàm lượng Vitamin D cơ thể cần mỗi ngày, cao hơn các loại rau củ khác. Trong khi đó, nó chỉ chứa 30 calo trong mỗi khẩu phần. Ngoài ra, các loại nấm đều là nguồn vitamin D tuyệt vời do hấp thụ ánh nắng mặt trời để sinh trưởng.

Hơn nữa, nấm chứa ít calories, nấm có khả năng giảm huyết áp, giúp giảm cân, kiểm soát bệnh đau nửa đầu, và duy trì quá trình trao đổi chất.

Tôm
Tôm và các loại động vật giáp xác như tôm hùm chứa hàm lượng Vitamin D rất cao, chiếm đến 290% lượng Vitamin D cơ thể cần mỗi ngày chỉ trong ½ chén khẩu phần.

Bạn có thể chế biến theo nhiều cách như áp chảo, nướng, hấp để món ăn phong phú. Đây còn là thực phẩm tốt cho não bộ, giàu protein, không chứa chất béo.

Cá trích
Cá trích là loại cá ít tanh, ăn rất lành, thịt trắng, ít mỡ ăn rất béo và là một trong các loại cá có nhiều viatmin D nhất.

Với hơn 952 IU vitamin D chỉ trong một chén cá trích, loại cá giàu dinh dưỡng này là một thực phẩm thiết yếu trong chế độ ăn uống khỏe mạnh. Đặc biệt là cá trích Đại Tây Dương có lợi hơn nhiều so với cá ở Thái Bình Dương. Mọi cách chế biến cá trích đều không làm giảm đi lượng vitamin D cung cấp cho cơ thể.

Cá hồi
Thực tế, cá hồi là một trong những nguồn chứa vitamin D tự nhiên và các axít béo thiết yếu rất hiếm có. Loại cá này giúp cải thiện các chức năng của não bộ và bảo vệ hệ thần kinh. Nó hoạt động như một chất chống trầm cảm và do đó hỗ trợ trong việc giúp não thư giãn, tăng hiệu quả hoạt động của não và cải thiện trí nhớ.

thực phẩm giàu viatminD 3

Cá ngừ đóng hộp
Cá ngừ đóng hộp chứa một hàm lượng lớn vitamin D. Do đó, chúng rất có lợi trong việc bảo vệ da như chống rám nắng và ung thư da. Hơn nữa, loại thực phẩm này sẽ giúp bổ sung thêm độ ẩm, rất hữu ích trong việc giữ ẩm da và khiến da trở nên mịn màng tự nhiên.

Dầu gan cá
Dầu gan cá tuyết được biết đến rộng rãi là nguồn cung cấp một lượng lớn vitamin D. Loại dầu cá này có khả năng cải thiện tình trạng của tim và hệ tim mạch. Hơn nữa, nó hỗ trợ trong việc tăng cường các hoạt động của cơ bắp và độ đàn hồi của mạch máu. Các nghiên cứu đã cho thấy dầu gan cá giúp làm giảm lượng cholesterol cao trong máu và làm loãng máu, do đó giảm nguy cơ tắc nghẽn động mạch.

Gan nấu chín

Có lẽ nhiều người không biết rằng, gan là có một nguồn cung cấp vitamin D tuyệt vời cho cơ thể. Mặc dù tất các loại thực phẩm như gan bò, gan gà, và gan bê đều có chứa một hàm lượng lớn vitamin D, nhưng gan bê có hàm lượng vitamin D cao nhất trong số đó. Gan bê không những hữu ích cho sự phát triển xương mà còn giúp cho làn da, mái tóc khỏe mạnh và thúc đẩy tái tạo tế bào

Nguồn: phunutoday.vn
Ngay từ khi trẻ còn nhỏ hãy rèn cho trẻ những thói quen tốt để góp phần định hình tính cách và nhịp sinh học trong cơ thể bé. Dưới đây là 10 thói quen cha mẹ nên rèn cho bé ngay từ nhỏ.
1. Vệ sinh răng miệng
Sức khỏe răng miệng là chìa khóa cho sức khỏe của một đứa trẻ. Vì vậy, chúng ta cần dạy cho chúng biết vệ sinh răng miệng hàng ngày theo đúng cách. Điều này bao gồm việc đánh răng sau bữa ăn và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần, tránh đồ ăn ngọt và đi kiểm tra, chăm sóc răng miệng hai lần trong một năm. Bạn không nên chỉ đưa con vào phòng tắm và hướng dẫn bằng lời, hãy giám sát và giúp đỡ cho trẻ đến khi chúng có thể tự đánh răng và dùng chỉ nha khoa một cách thành thạo.
thói quen tốt nên rèn cho trẻ
2. Tập thể dục
Hãy khuyến khích trẻ tập thể dục ngay từ bé. Trước đây trẻ con được chơi ở ngoài trời nhiều hơn chơi trong nhà. Nhưng điều này không còn đúng nữa vì ngày nay là thời đại phát triển của truyền hình, trò chơi video và máy tính, chúng khiến con bạn dành thời gian chơi ở trong nhà nhiều hơn. Vì vậy, những lợi ích của việc tập thể dục là một trong các điều quan trọng mà bạn cần dạy cho trẻ biết. Điều tốt nhất để dạy cho trẻ điều này chính là bạn trở thành một trong những bằng chứng hùng hồn và cụ thể nhất.
3. Đọc sách
Kỹ năng đọc sách là một trong những kỷ năng rất quan trọng cho sự tiến bộ của trẻ ở trường học sau này. Đối với trẻ con, ít nhất là đến lớp 3, bạn nên tập cho trẻ thói quen đọc sách khoảng 20 phút một ngày, không quan trọng là phải đọc những gì, chỉ cần rèn luyện kỹ năng đọc mà thôi. Bạn sẽ nhận thấy khả năng nhìn mặt chữ của trẻ tiến bộ rõ rệt; đồng thời, khi kỹ năng đọc được cải thiện thì trẻ sẽ có cơ hội cải thiện các kỹ năng khác nữa.
4. Thói quen ăn uống
Ngày nay, vấn đề cân nặng của trẻ liên quan rất nhiều đến sức khỏe của chúng, cũng giống như tình trạng của người lớn vậy. Dạy trẻ có được cơ thể khỏe mạnh từ thói quen ăn uống thông qua kim tự tháp thực phẩm, từ đó trẻ sẽ có thói quen ăn uống khỏe mạnh khi trưởng thành.
thói quen tốt nên rèn cho trẻ
5. Không được uống thuốc khi khi không có sự hướng dẫn của người lớn
Điều này là rất cần thiết, bởi vì khi các bé vô tình uống nhầm hay quá liều quy định thì sẽ bị ngộ độc và có những biến chứng không tốt, chính vì vậy bố mẹ cần hướng dẫn cho bé điều này để tránh những trường hợp không đáng tiếc xảy ra.
6. Không được ăn quá nhiều kem
Kem là món ăn mà các bé rất thích nhưng bé không được ăn quá nhiều kem vì nó sẽ khiến niêm mạc dạ dày và huyết quản của bé thu lại làm giảm dịch vị từ đó làm giảm ham muốn ăn uống, ảnh hưởng đến tiêu hóa và hư men răng của bé. Bố mẹ không nên chiều con mà hãy tập cho bé thói quen ăn kem với một liều lượng vừa phải, có chừng mực nhé.
7. Giữ gìn vệ sinh chân, tay
Hãy tập cho bé thói que rửa tay trước khi ăn, sau khi đùa nghịch, sau khi đi vệ sinh hoặc chơi đồ chơi, đồng thời nên dạy bé biết rửa tay đúng cách nữa nhé.
8. Không được uống nước đá sau khi vận động mạnh
Sau khi vui chơi vì nóng và mệt, bé thấy khát và thường mở tủ lạnh uống ngay một ly nước mát, nhưng bạn tuyệt đối không được cho bé làm như vậy vì: sau khi vận động nhiệt độ trong cơ thể bé tăng cao, bé uống nhiều nước lạnh sẽ khiến dạ dày bị kích thích, gây ra bệnh về dạ dày và các bệnh về tim, phổi,… tốt nhất bạn nên cho bé uống nước  ấm khoảng 37oc hoặc nước sôi để nguội là tốt nhất và hãy nhắc nhở để trẻ làm theo.
thói quen tốt nên rèn cho trẻ
9. Dạy bé “tè” đúng giờ
Tạo thói quen cho bé đi “tè” trước khi đi ngủ và ngay sau khi ngủ dậy để bé khỏi bị tè dầm, bạn cũng nên hạn chế mang bỉm cho bé, dù thuận tiện nhưng lại khiến bé “đi tè” tự nhiên không có ý thức, sẽ không tốt cho bé sau này, đồng thời bỉm khiến “vùng kín” của bé bị ẩm ướt, nóng nực không tốt, dễ gây viêm nhiễm vùng kín.
10. Tạo thói quen cho bé đi ngủ và thức dậy đúng giờ
Không nên cho bé ngủ thoải mái lúc nào muốn thì dậy vì nó sẽ ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học cơ thể của bé, đi ngủ và thức dậy đúng giờ sẽ giúp cho những hoạt động cơ thể của bé đi vào ổn định, “có giờ giấc” và góp phần nâng cao sức khỏe của bé ngay từ nhỏ. Vì thế hãy tạo cho bé thói quen ngủ đúng giờ giấc, tới giờ thì phải đi ngủ, và gọi trẻ dậy vào giờ nhất định mỗi ngày.

Thứ Sáu, 4 tháng 4, 2014

Xương chắc khỏe giúp bé phát triển chiều cao tốt hơn. Rất nhiều phụ huynh cho rằng chỉ có sữa và các thực phẩm giàu canxi khác mới có thể tăng chiều cao cho bé. Nhưng nghiên cứu mới cho thấy các loại hạt giàu magie cũng có tác dụng tương tự như sữa, giúp cho xương chắc khỏe. Nếu chịu khó ăn các loại hạt điều độ, thì có thể giúp bé phát triển chiều cao tốt hơn.

Các loại hạt - siêu thực phẩm cho xương chắc khỏe

Theo tờ Daily Mail của Anh đưa tin, một nghiên cứu mới ở Houston đã chỉ ra rằng các loại thực phẩm giàu magiê đóng một vai trò quan trọng trong phát triển xương. Các loại hạt giàu magiê có tác dụng tương tự như sữa và phát huy tác động mạnh mẽ tới sự phát triển xương của bé.

Trong những năm qua, nhiều phụ huynh đã cho con uống sữa và ăn các thực phẩm giàu canxi khác để tăng cường sức khỏe xương, nhưng trong các chương trình nghiên cứu mới cho biết: hạt bí, sô-cô-la đen, cá hồi và quả hạnh là những thực phẩm quan trọng không kém.

Các loại hạt giúp bé phát triển chiều cao 1
Các loại hạt giàu magie cũng giúp bé phát triển chiều cao tốt hơn. (Ảnh minh họa)

Như chúng ta đã biết, magie rất quan trọng đối với sức khỏe xương của người lớn, nhưng đối với xương của trẻ em thì còn cần một vài nghiên cứu tập trung. Tác giả chính của nghiên cứu, Steven Abrams, Đại học Y Baylor (Houston), cho biết: "Muốn con mình có xương khỏe mạnh, thì chế độ dinh dưỡng phong phú là điều cần thiết, một trong những chất dinh dưỡng quan trọng là magie và canxi.”

Các nhà nghiên cứu tuyển chọn 63 trẻ em khỏe mạnh, từ 4-8 tuổi, tham gia vào nghiên cứu này. Trong quá trình nghiên cứu, tất cả các trẻ em đều tự viết riêng một cuốn nhật ký thực phẩm. Và trong suốt quá trình này, trẻ em đều được thực hiện kiểm tra hàm lượng canxi và magie hai lần mỗi ngày trong bệnh viện vào ban đêm (để trẻ tiện thống kê lượng thực phẩm đã tiêu thụ trong ngày). Tại đây, theo cuốn nhật ký của các bé, các nhà nghiên cứu cung cấp giá trị hàm lượng canxi và magie cụ thể trong tất cả các loại thực phẩm mà bé đã ăn để chúng ghi lại. Chế độ ăn uống của các bé được cân lại trước và sau bữa ăn để xác định hàm lượng canxi và magie thực tế mà trẻ tiêu thụ.

Sau một loạt kiểm tra nghiêm ngặt (xét nghiệm nước tiểu, đo tĩnh mạch, đo nồng độ đồng vị, đo mật độ xương...) để tính toán chính xác hàm lượng canxi và magie dung nạp vào cơ thể trẻ, các nhà nghiên cứu đã thu được kết quả như sau: Sự tiêu thụ và hấp thụ hàm lượng magie là một trong những yếu tố quan trọng cho sự phát triển xương của trẻ. “Chúng tôi tin rằng một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh cho trẻ em, và một nguồn khoáng chất (bao gồm cả canxi và magie) là rất quan trọng để phát triển chiều cao cho bé”, Tiến sĩ Abrams kết luận. Kết quả nghiên cứu đã được công bố tại cuộc họp hàng năm của Hội Nhi khoa, tổ chức tại Washington.

Những thực phẩm giàu magie mẹ có thể đưa vào thực đơn của con: Bí ngô, bột yến mạch, sô-cô-la đen, hạnh nhân, hạt điều, sữa chua, đậu lăng, chuối ,các loại rau màu xanh đậm.

Ăn các loại hạt đều đặn sẽ giúp bé phát triển chiều cao tốt hơn
Các loại hạt – giống như đồ ăn nhẹ lành mạnh, đã được các nhà dinh dưỡng coi là “công thức bí mật” cho tuổi thọ và xương. Các loại hạt rất giàu vitamin, sắt, kẽm và nhiều khoáng chất phong phú khác. Vì thế, các mẹ hãy khuyến khích các bé ăn các loại hạt như hạt điều, quả óc chó, hạt hướng dương, hạt dưa, hạt bí ngô, hạnh nhân...

Các loại hạt giúp bé phát triển chiều cao 2
Cha mẹ nên tận dụng mọi cơ hội để trẻ phát triển chiều cao một cách tối đa. (Ảnh minh họa)

Hãy biết tận dụng cơ hội để bé phát triển chiều cao tối đa
Báo cáo Tổ chức Y tế thế giới chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng của cơ thể con người không giống nhau trong một năm. Tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong tháng 5, trung bình là 7.3mm, tiếp đó là khoảng tháng 6 – tháng 10, trung bình là 6.3mm. Vì vậy, các chuyên gia gọi đó là “Những tháng kỳ diệu”.

Tại sao cơ thể con người phát triển nhanh nhất trong tháng 5? Các nhà sinh vật học và các chuyên gia y tế cho biết tốc độ tăng trưởng của một người có liên quan chặt chẽ với yếu tố di truyền, nội tiết, thói quen, tình trạng dinh dưỡng, địa lý, khí hậu, tập thể dục và vài yếu tố khác. Thời điểm này chức năng của các cơ quan cơ thể người và các tế bào rất năng động, trao đổi chất, tuần hoàn máu, chức năng tiêu hóa, đường hô hấp, tiết hoóc môn tăng trưởng cũng đều tăng, vì thế nó là thời điểm để tăng tốc tăng trưởng và phát triển.

Ngoài ra, tháng 5 là thời điểm trẻ em tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn. Các hoạt động như chạy, nhảy trong ánh mặt trời kích thích tốt cho xương, tăng tốc phát triển xương. Ánh nắng mặt trời mùa hè cũng giúp tổng hợp vitamin D tốt hơn, phát huy sự hấp thu canxi (mà canxi là một yếu tố cần thiết cho việc thúc đẩy sự phát triển xương).

Tuy nhiên, mọi thứ đều có một ngoại lệ bởi sự phát triển của mỗi trẻ là không giống nhau. Đa số trẻ phát triển nhanh hơn vào mùa xuân nhưng một số trẻ lại phát triển tốt hơn vào mùa đông vì tăng trưởng chiều cao còn có quan hệ với nhiều yếu tố. Điều cha mẹ cần làm là tạo điều kiện tốt nhất cho con mình có cơ hội phát triển tối ưu.
Theo afamily

Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

Cho bé bú sẽ chiếm rất nhiều thời gian của bạn trong những ngày đầu tiên. Đây là quá trình học hỏi của mỗi người và nó sẽ thay đổi từng ngày khi bé lớn dần lên.
Ảnh minh họa

Bé sẽ ở trạng thái chủ động điều khiển khi muốn bú, tuy nhiên có một số cách khuyến khích thói quen phù hợp cho cả bạn và bé.

 Ngày 1: Bé có thể dường như chỉ hứng thú bú trong một vài giờ sau khi sinh và sau đó thì không có nhiều thích thú nữa. Nhưng điều quan trọng là bạn khuyến khích bé bú một vài lần trong ngày.

• Ngày 2: Cả bạn và bé đều không thể tạo được thói quen ngay lập tức được! Một lời hướng dẫn cho bạn là nên cho bé bú cứ mỗi khoảng thời gian 1 giờ rưỡi đến 3 giờ - tạo thành khoảng từ 8 đến 12 lần trong 24 giờ.

• Ngày 3 - 4: Sữa của bạn có thể đã "chảy nhiều" và bạn có thể thấy bé dường như thỏa mãn hơn rất nhiều sau khi bú vào giai đoạn này, và bạn cũng có thể nhận thấy một số thay đổi trong tã của bé nữa.

• Ngày 5 - 28: Hy vọng giờ đây cả bé và bạn đều cảm thấy việc bú và cho bú dễ dàng hơn. Một lời hướng dẫn cho bạn là nên cho bé bú từ 8 đến 12 lần trong 24 giờ mỗi lần từ 10 đến 30 phút ở một bên vú.

Cũng có thể rất hữu ích nếu bạn lập ra một biểu đồ theo dõi với chiều dọc là số giờ từ nửa đêm đến 11 giờ tối và chiều ngang phía bên trên là các ngày trong tuần. Đánh dấu biểu đồ ở thời điểm bạn cho bé ăn. Bạn thậm chí có thể thêm các cột theo dõi lần thay tã bẩn hoặc tã ướt. Bạn sẽ sớm thấy một đồ thị giúp bạn hiểu được bé mới sinh của mình.

Theo kienthucgiadinh.com
Bữa sáng không phù hợp với thói quen ăn uống cũng sẽ gây hại cho sức khỏe của trẻ. Có một số lỗi phổ biến mà cha mẹ dễ phạm phải dưới đây.
Cho bé ăn bữa sáng bằng thức ăn của ngày hôm trước
Nhiều mẹ có thói quen làm thức ăn tối nhiều hơn để làm cơm chiên cho buổi sáng hôm sau cho cả nhà và bé. Tuy nhiên, thức ăn còn sót lại đêm qua, đặc biệt là rau củ có thể sản sinh ra nitric (một chất gây ung thư) ăn uống vào có thể làm hại cho sức khỏe con người.

Vì vậy, các chuyên gia khuyến nghị tốt nhất là không nên tận dụng đồ ăn thừa, nhất là đồ ăn để qua đêm để chế biến bữa sáng cho bé. Nếu muốn tiết kiệm thì các mẹ cần đảm bảo chắc chắn là giữ cho thực phẩm khỏi bị hư hỏng trong tủ lạnh.

Để trẻ ăn sáng bằng thức ăn nhanh
Thức ăn nhanh theo phong cách phương Tây như hamburger, cánh gà chiên, bánh mỳ kẹp thịt… đã trở thành món ăn yêu thích của rất nhiều người, trong đó có rất nhiều bà mẹ. Nhiều mẹ thích ăn những món ăn này đã dùng nó làm bữa ăn sáng cho trẻ. Tuy nhiên, trẻ em ăn những thức ăn dạng này không có lợi cho sức khỏe.

Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia thì ăn bữa sáng bằng thức ăn nhanh có hàm lượng calo cao dễ bị béo phì. Hơn nữa, việc sử dụng lâu dài các loại thực phẩm chiên sẽ có hại cho cơ thể. Nếu thỉnh thoảng muốn thay đổi khẩu vị cho bé thì các mẹ có thể chọn một món ăn kiểu phương Tây.

Nhưng các mẹ lưu ý là cho trẻ ăn kèm với súp trái cây hay rau xanh để duy trì sự cân bằng dinh dưỡng và đảm bảo cung cấp cho cơ thể nguồn dinh dưỡng khác nhau.

Ăn sáng bằng thực phẩm chiên rán

Theo các chuyên gia, thực phẩm chiên rán có hàm lượng mỡ cao. Sau khi chiên, các chất dinh dưỡng trong thực phẩm bị phá hủy khá nhiều, hơn nữa còn sản sinh ra các chất gây ung thư.

Ảnh minh họa

Thêm vào đó, thực phẩm qua nhiệt độ cao, ngấm nhiều dầu rất khó tiêu hóa. Nếu uống kèm thêm với sữa có nhiều chất béo sẽ tạo thành bữa ăn sáng có hàm lượng chất béo cao quá mức. Ăn sáng bằng những thực phẩm này quá nhiều thực sự không tốt cho trẻ.

Ăn sáng bằng nhiều món ăn nhẹ
Nhiều cha mẹ dự trữ đồ ăn nhẹ ở nhà để dùng vào bữa sáng cho trẻ, nhất là trong những ngày mưa. Đơn giản vì thời gian buổi sáng không nhiều nên việc lựa chọn đồ ăn nhẹ vừa thuận tiện, nhanh chóng lại khá ngon miệng đối với nhiều trẻ.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bánh quy và các đồ ăn nhẹ khác cung cấp năng lượng trong một thời gian ngắn nhưng nhanh chóng tiêu hao khiến cơ thể các bé dễ bị đói. Càng gần đến trưa mức đường huyết của các bé càng giảm. Lâu dài sẽ dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, làm suy giảm sức khỏe.

Mặt khác, thức ăn nhẹ chủ yếu là thực phẩm khô, buổi sáng cơ thể đang trong trạng thái mất nước nếu ăn thực phẩm dạng này không có lợi cho tiêu hóa và hấp thu.

Các chuyên gia khuyến nghị các mẹ cũng không nên sử dụng đồ ăn vặt thay cho bữa ăn sáng, đặc biệt là không ăn quá nhiều thực phẩm khô. Thực đơn ăn sáng nên bao gồm các thực phẩm chứa đủ nước.

Ăn sáng quá vội vàng
Buổi sáng thường ít thời gian nên nhiều cha mẹ tranh thủ giải quyết bữa sáng cho bé ngay trên đường. Đó có thể là cái bánh mỳ pate mua dọc đường, bánh ngọt hay thực phẩm chiên rán, thức ăn nhanh ở các quán ven đường… sau đó là để trẻ vừa đi vừa ăn.

Các chuyên gia cảnh báo thói quen ăn sáng quá vội vàng, lại tranh thủ vừa đi vừa ăn này vô cùng bất lợi cho tiêu hóa và hấp thu của trẻ. Chưa nói đến việc thức ăn đường phố còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho sức khỏe.

Lời khuyên trong trường hợp này là: Nếu các mẹ chọn thức ăn đường phố để làm bữa ăn sáng cho trẻ thì tốt nhất là nên mua ở gần nhà hay các nhãn hàng có uy tín để ăn. Cố gắng không để trẻ vừa đi vừa ăn trên đường. Đôi khi ‘nhờ vả’ các thầy cô giáo cho trẻ ăn sáng ở lớp thì cũng không quá phiền đâu các mẹ ạ.

Bữa sáng thiếu dinh dưỡng

Có cha mẹ muốn con mình khỏe mạnh nhưng không nhất thiết phải mũm mĩm nên đã lựa chọn cho bé những thực phẩm chứa ít calo, chẳng hạn như trái cây, rau, sữa… Tuy nhiên, đó là những thực phẩm thiếu giá trị dinh dưỡng cao.

Cha mẹ đã nhầm lẫn tin rằng các thực phẩm chủ yếu chỉ cung cấp nhiệt mà quên mất rằng carbohydrate cũng thuộc phạm vi dinh dưỡng. Đối với cơ thể người, carbohydrate vô cùng quan trọng. Nếu không được bổ sung đầy đủ làm thiếu hụt nhiệt lượng, cơ thể sẽ phải tự động giải phóng nhiệt. Lâu dài sẽ gây ra suy dinh dưỡng và dẫn đến sự suy yếu của các chức năng khác nhau của cơ thể

Các mẹ cần bổ sung thêm bánh mì và các loại ngũ cốc khác vừa để đảm bảo cho bé được cung cấp đủ carbohydrate, vừa thuận lợi cho sự hấp thụ sữa.