-->
Hiển thị các bài đăng có nhãn dính dưỡng cho bé. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dính dưỡng cho bé. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Trẻ biếng ăn thường do cảm giác không ngon miệng hoặc không thích ăn. Lâu dài có thể dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng, trí tuệ chậm phát triển, tiêu chảy hoặc táo bón, dễ mắc bệnh tật, ốm đau...
Do đó việc trẻ biếng ăn làm ảnh hưởng rất lớn đến bản thân trẻ, gia đình và toàn xã hội. Sau đây là một số chất cần thiết để bổ sung cho trẻ biếng ăn.

Lysine: Là một axit amin rất cần cho hoạt động sống của người và động vật mà cơ thể không tự tổng hợp được, phải lấy từ thức ăn. Nó là chìa khóa trong việc sản xuất các enzym, hoocmon và các kháng thể giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và chống trả với bệnh tật.

Lysine giúp trẻ ăn ngon miệng, gia tăng chuyển hóa hấp thu tối đa dinh dưỡng. Nó cũng giúp tăng cường hấp thu Canxi, ngăn cản sự bài tiết khoáng chất này ra ngoài cơ thể nên nó có tác dụng tăng cường chiều cao, ngăn ngừa bệnh còi xương, loãng xương. Lysine có nhiều trong trứng, thịt, cá, sữa đậu nành… nhưng dễ bị phá hủy khi chế biến, nấu thức ăn.

Cơ thể người và động vật nếu thiếu Lysine cơ thể sẽ khó hoạt động bình thường, đặc biệt ở động vật còn non và trẻ em sẽ xảy ra hiện tượng chậm lớn, trí tuệ phát triển kém, dễ thiếu men tiêu hóa và nội tiết tố. Chính vì thế lysine là một loại axit amin thường được cho vào khẩu phần thức ăn của trẻ.

Kẽm: Có vai trò rất quan trọng trong quá trình tổng hợp và phân giải acid nucleic và protein – là những thành phần quan trọng của sự sống, do đó các cơ quan như hệ tiêu hóa, hệ thần kinh trung ương, da và niêm mạc… rất nhạy cảm với sự thiếu hụt kẽm. Trẻ thiếu kẽm sẽ cảm thấy ăn không ngon miệng. Kẽm còn giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể do hoạt hóa tế bào Lympho (là lính canh bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật).

DHA và Taurin: 2 chất rất cần thiết cho sự phát triển của mắt và não. Thiếu hai chất này trẻ sẽ kém thông minh và không tinh mắt như các trẻ được sử dụng và bổ sung đầy đủ DHA và Taurin.

"Dưỡng chất vàng" cho trẻ biếng ăn

Canxi: Có vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch, hệ thần kinh, hệ tuần hoàn đặc biệt là sự phát triển của xương. Trẻ em khi thiếu canxi: Xương nhỏ, yếu xương, chậm lớn, lùn, còi xương, xương biến dạng, răng không đều, răng dị hình, chất lượng răng kém, bị sâu răng. Nếu chế độ ăn uống hàng ngày bị thiếu canxi, dễ gây ra bệnh loãng xương, còi xương do lượng canxi trong xương phải chuyển một phần vào máu. Thiếu canxi thường có biểu hiện khóc đêm, đêm ngủ giật mình hay quấy khóc, dễ nổi cáu, rối loạn chức năng vận động, không tập trung tinh thần.

Chất xơ:

+ Chống táo bón: vì khi vào ruột chất xơ hút nhiều nước, tăng khối lượng của phân và kích thích nhu động ruột làm tăng co bóp để tống phân ra ngoài. Đại tiện đều đặn hàng ngày giúp cơ thể thải chất độc thường xuyên và tránh việc ngấm chất độc từ phân vào máu. Ở những người bị táo bón lâu ngày thường khó tính bẳn gắt do chất độc ứ đọng trong cơ thể gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh.

+ Điều hòa hệ vi khuẩn đường ruột: Một số loại vi khuẩn sống tại ruột có khả năng phân giải và đồng hóa chất xơ. Chất xơ tạo điều kiện tốt nhất cho chức phận tổng hợp của vi khẩn có lợi tại ruột nên hỗ trợ sự phát triển vi khuẩn có lợi. Chất xơ có tác dụng điều hòa hệ vi khuẩn tại ruột nên tăng cường quá trình tiêu hóa hấp thu tại ruột.

Các Vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B12): Giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng cường hệ thống miễn dịch, tiêu hóa của trẻ, tăng khả năng cảm nhận ánh sáng của mắt.

Trên đây chính là những chất rất cần thiết phải bổ sung cho trẻ biếng ăn, giúp bé ăn ngon, tiêu hóa khỏe, thông minh, cao lớn và sức đề kháng tốt.
Nguồn: afamily

Thứ Bảy, 24 tháng 8, 2013

Rất nhiều mẹ lúng túng trong việc chăm ăn khi con bị ốm. Bác sĩ Lê Thị Hải sẽ lên cho các mẹ một thực đơn tốt nhất để bé mau khỏe.

Khi bé bị bệnh, nhiều bà mẹ cắt bớt khẩu phần ăn của bé bằng cách không cho bé uống sữa, chỉ cho ăn cháo trắng với muối; hoặc muốn bổ sung chất dinh dưỡng cho bé nhưng lại lúng túng không biết phải lựa chọn thức nào cho phù hợp.

Các mẹ đừng lo lắng nữa nhé, bác sĩ Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) sẽ hướng dẫn chế độ dinh dưỡng phù hợp với một số loại bệnh thường gặp ở bé.

1. Dinh dưỡng khi bé bị ho

Khi ốm các bé thường rất lười ăn, đặc biệt khi bị ho bé lại rất dễ nôn trớ. Vậy mẹ phải tránh những thực phẩm nào cho bé nhanh khỏi bệnh và cách ăn ra sao để con không nôn ra hết?

Theo bác sĩ Hải, khi bé bị ho, ngoài việc đi khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì cha mẹ cần chú ý đến dinh dưỡng cho bé.

Khi bé ho có đờm thì món ăn nhiều nước là gợi ý hoàn hảo dành cho mẹ. Vì nước sẽ làm loãng đờm nhớt ở cổ họng bé, giúp bé không bị kích thích ho nhiều.

Dinh dưỡng khi bé bị ho
Khi bé bị ho, ngoài việc đi khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì cha mẹ cần chú ý đến dinh dưỡng cho bé. (Ảnh minh họa)

Khi bị ốm, hệ tiêu hóa của bé cũng yếu đi đôi chút nên việc chọn những món ăn dễ tiêu nhưng cũng đầy đủ dưỡng chất như soup, cháo, sữa… đảm bảo 4 nhóm (bột, béo, đạm, rau) và phù hợp với khẩu vị hàng ngày của bé là điều các mẹ cần lưu tâm.

Bên cạnh đó, bé cũng rất cần tăng sức đề kháng để chống bệnh. Vì thế, nên cho bé ăn những thực phẩm giàu sinh tố A, giàu chất kẽm và chất sắt như các loại thịt bò, gà, trứng, rau có màu xanh, đỏ.

Các mẹ cần lưu ý một điều quan trọng nữa là khi con bị ho, nên hạn chế những món ăn chế biến có quá nhiều mỡ như chiên, xào… Đối với món cá, đôi khi bé có cảm giác tanh, dễ gây nôn, do vậy nên đợi sau khi bé hết bệnh hãy cho ăn trở lại.

Cho bé uống các loại nước ép như cà rốt, táo, nho, lê hoặc các loại sinh tố ít ngọt. Hoặc có thể tự làm nước ép cà rốt pha với mật ong (đối với bé trên 1 tuổi), hẹ chưng đường phèn cho bé uống cũng giúp giảm ho.

Các bé bị ho rất dễ nôn ra thức ăn vừa ăn vào, vì vậy các mẹ nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa, đừng ép con ăn quá nhiều một lúc. Bên cạnh đó, trước khi cho bé ăn nên cho uống vài thìa nước, sau đó cho bé nằm sấp rồi vỗ về lưng bé nhằm giúp đờm nhớt không còn đọng ở cổ bé. Điều này giúp bé đỡ ho và không bị nôn khi ăn.

2. Dinh dưỡng cho bé tiêu chảy

Đặc điểm của bé bị tiêu chảy là cơ thể mất nước rất nhiều, vì vậy bên cạnh việc cho bé uống dung dịch bù nước Oresol, các mẹ nên cho con uống nhiều nước (nước lọc, nước canh).

Có nhiều mẹ quan niệm khi con bị tiêu chảy không nên cho ăn nhiều vì ăn vào bao nhiêu thì ra hết bấy nhiêu, chỉ nên ăn cháo trắng và muối. Theo bác sĩ Hải điều này là hết sức sai lầm, cha mẹ không những không được bắt con ăn kiêng mà cần phải bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho bé.
Dinh dưỡng cho bé tiêu chảy
Cà rốt và thịt gà được coi là món ăn tốt cho bé đang bị tiêu chảy. (Ảnh minh họa)

Với bé dưới sáu tháng tuổi, tiếp tục cho bé bú sữa mẹ nhiều lần hoặc bú sữa bình, người mẹ cần ăn nhiều đạm (thịt, cá) và hạn chế ăn chất xơ như rau xanh.

Một số loại quả bé bị tiêu chảy có thể ăn như: đu đủ, hồng xiêm, chuối, xoài, táo, lê…

Còn với bé trên sáu tháng tuổi, cần bổ sung các thực phẩm giàu đạm, bột đường và vitamin như gạo, thịt lợn, thịt gà, cá, trứng, cà rốt, khoai tây… và chế biến thành những thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu. Thịt gà và cà rốt đặc biệt tốt cho những bé bị tiêu chảy.

Có một điều các mẹ chăm bé bị tiêu chảy cần đặc biệt chú ý là trong thời gian bé bị tiêu chảy nên giảm các thực phẩm giàu chất xơ; tinh bột nguyên hạt như ngô, đậu; thức ăn có nhiều đường; thức uống có gas vì không những khó tiêu mà còn làm cho bé bệnh nặng thêm.

3. Dinh dưỡng cho bé bị sốt

Khi bé bị sốt cơ thể cũng mất nhiều nước và khả năng tiết nước bọt giảm, vì vậy nguyên tắc đầu tiên mẹ chăm con bị ốm cần lưu ý là thường xuyên bổ sung nước cho con.
Dinh dưỡng cho bé bị sốt
Đặc điểm của bé bị sốt là cơ thể mất nước nên mẹ cần bổ sung nước cho bé qua chế độ ăn. (Ảnh minh họa)

Theo bác sĩ Hải, với bé đang bú mẹ thì mỗi ngày cần ít nhất 150ml cho mỗi cân nặng. Với bé không còn bú, hãy cho bé uống nhiều nước, ăn hoa quả hoặc uống nước hoa quả như nước chanh, cam, dừa, bưởi, uống sữa hoặc ăn sữa chua để cung cấp thêm vitamin A và C đã mất do đi tiểu nhiều.

Thêm một lưu ý cho bé còn đang bú mẹ là trước khi cho con bú, mẹ nên cho bé uống nước, vì nếu cơ thể mất nước bé sẽ bỏ bú.

Đối với những bé đã ăn thức ăn bổ sung, mẹ nên cho bé ăn thức ăn loãng, dễ tiêu nhưng vẫn cung cấp đủ chất béo và đạm như cháo đậu xanh nấu thịt, cháo hành nấu thịt, súp gà, súp cua.

Và một nguyên tắc chung với tất cả các bé bị ốm là mẹ nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày, mỗi lần chỉ 1/3 bát và chỉ cho bé ăn khi đã hạ sốt.

4. Dinh dưỡng cho bé bị ngạt mũi hoặc sổ mũi

Bác sĩ Hải cho biết rất ít mẹ biết cách chăm con ăn khi bé bị ngạt mũi hoặc sổ mũi vì nghĩ dinh dưỡng không mấy liên quan đến bệnh này.
Dinh dưỡng cho bé bị ngạt mũi hoặc sổ mũi
Khi bé bị sổ mũi hoặc ngạt mũi mẹ nên cho con ăn uống đồ nóng và han chế thực phẩm nhiều đường. (Ảnh minh họa)

Có 2 lưu ý hữu ích khi chăm bé ngạt mũi hoặc sổ mũi các mẹ nên biết, đó là:

- Cần cho bé uống nhiều nước lọc, nước ép quả nhưng chỉ uống nóng và không được uống lạnh vì uống nóng sẽ giúp bé thông hơi và giảm chảy nước mũi.
- Ăn các món soup, cháo, canh nóng cũng giúp thông hơi và giảm chảy mũi. Tránh cho bé ăn những thực phẩm nhiều đường vì sẽ làm cho bệnh nặng hơn.

theo: giadinh