-->
Hiển thị các bài đăng có nhãn bé 8 tháng tuổi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bé 8 tháng tuổi. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

Bé 8 tháng rất hiếu động và tò mò, luôn háo hức khám phá mọi ngóc ngách trong nhà. Các trò chơi như ú òa, tìm kiếm đồ vật, vượt chướng ngại vật… sẽ vừa làm bé vui vừa giúp con bạn phát triển vận động và tư duy.
Bé làm được gì rồi
Bé giai đoạn này đã có thể di chuyển khắp nơi bằng cách bò và đạt được những bước tiến dài trong nhận thức. Vốn ngôn ngữ của bé tăng lên, bé bắt đầu bi bô những tiếng đơn giản như “ma-ma”, “pa-pa”, “măm-măm”. Lúc đầu, bé chưa hiểu hết những từ này đâu, nhưng bé sẽ nhanh chóng học được cách liên hệ chúng với mẹ khi nói “ma ma”, bố khi nói “pa pa” hay bình sữa khi bé đòi “măm măm”.
Bé bắt đầu sử dụng cử chỉ như chỉ trỏ hay vẫy tay để diễn đạt điều muốn nói. Giai đoạn này bé sẽ hiểu nhiều hơn những gì bạn định nói, bao gồm cả từ “không”. Vì bé đã năng động hơn rất nhiều, nên mẹ cần phải giám sát bé và đảm bảo chỗ chơi của bé được an toàn.
Bé đã năng động hơn rất nhiều - Ảnh: Lynhtran
Những bài học của bé 8 tháng
Học cách di chuyển khắp nơi: Giai đoạn này bé rất bận rộn với việc học bò. Một số bé lại có những cách di chuyển rất lạ như trườn bằng bụng, bằng mông hoặc lăn tới những nơi mình muốn. Di chuyển bằng cách nào không quan trọng, miễn là bé có thể vận động cả cánh tay và chân, phối hợp với hai bên sườn.
Thuần thục hơn khi thay đổi tư thế: Bé có thể đang nằm mà ngồi dậy hoặc tự đứng lên. Vịn vào thành giường, tủ, bé bắt đầu chập chững bước đi và cứ thế lần lần đi khắp nhà. Một số bé có thể tự bước đi (tuy chưa thật vững) ở giai đoạn này.
Khám phá đặc điểm và công dụng của đồ vật: Khi sự phối hợp tay và mắt thành thục hơn, bé thích khám phá những đồ vật một cách chi tiết và học cách sử dụng chúng. Bé sẽ ngắm những bức ảnh không biết chán hay bắt chước bạn chải đầu bằng lược hoặc nói chuyện qua điện thoại.
Bé biết “lạ” và sợ sự xa cách: Đó là những xúc cảm điển hình của giai đoạn 8-12 tháng. Bé cảm thấy lo lắng lúc người lạ đến gần hay khi bạn đi vắng, không biết liệu bạn rời khỏi phòng chỉ trong chốc lát hay là để bé lại với người giữ trẻ cả buổi chiều. Con của bạn có thể khóc, bám lấy bạn hay không cần tới sự quan tâm của người khác.
Những phản ứng đó hết sức bình thường, ngày một tăng lên và phát triển thành ngôn ngữ, kỹ năng để đối phó với những tình huống lạ. Bé cũng dần có cảm giác yên tâm khi biết sự xa cách (với bố mẹ) chỉ là tạm thời.