-->
Hiển thị các bài đăng có nhãn Luong nhu hoc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Luong nhu hoc. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013

Đến hẹn lại lên, vào dịp tết Trung thu, các bậc làm cha mẹ lại thường đưa con cái tậptrung về con đường nhỏ mang tên Lương Nhữ Học (tên đúng là Lương Như Hộc), quận 5 - TPHCM để cho bé có thể thỏa thích ngắm nhìn và lựa cho cho mình một chiếc lồng đèn ưng ý nhất.
Phố Lồng đèn với đủ loại đèn màu sắc, chất liệu… khác nhau, tạo thành khu phố lung linh, huyền ảo, như gom hết không khí Trung thu mọi nơi về trang hoàng cho riêng mình.
Lồng đèn được xếp bằng giấy truyền thống kiểu dáng tinh tế, màu sắc rực rỡ

Lồng đèn được xếp bằng giấy truyền thống kiểu dáng tinh tế, màu sắc rực rỡ
Lồng đèn được xếp bằng giấy truyền thống kiểu dáng tinh tế, màu sắc rực rỡ
Khách hàng nhí trên phố lồng đèn

Khách hàng nhí trên phố lồng đèn 2
Khách hàng nhí trên phố lồng đèn
Hình thành từ đầu thế kỷ 20, con phố mang tên danh thần nhà Lê - Lương Như Hộc - chuyên cung cấp cho cả miền Nam những bộ trống lân khi Xuân về, những tấm thiếp đo đỏ cho những ngày Tết Nguyên đán.

Rồi cứ mỗi độ trăng tròn tháng tám, từng dãy lồng đèn đủ kiểu, đủ chất liệu lại được giăng ngang giăng dọc làm những đôi mắt trẻ thơ phải ngước mình không chớp và ngẩn ngơ những người đã đi qua rồi tuổi thơ.
Để thu hút khách, một chủ cửa hàng hóa trang vui nhộn
Để thu hút khách, một chủ cửa hàng hóa trang vui nhộn
Không chỉ có trẻ em, người lớn cũng nô nức đi lựa lồng đèn
Không chỉ có trẻ em, người lớn cũng nô nức đi lựa lồng đèn
Bắt nhịp với cuộc sống hiện đại, ở Lương Nhữ Học có đủ các kiểu lồng đèn chạy bằng pin hiện đại, nhấp nháy. Nhưng không phải vì thế mà thiếu vắng những chiếc lồng đèn truyền thống làm bằng giấy kiếng hình ngôi sao, cá chép, rồng bay… Và đâu đó lẩn khuất vài chiếc đèn kéo quân mà ngỡ như đã không còn nữa. Để rồi, mỗi khi trung thu về, con phố lại sáng đèn dưới ánh trăng rằm trong vắt cùng những dòng người tấp nập đổ về. Và để rồi không chỉ có trẻ nhỏ, những người tuổi đã không còn thơ dại cũng chợt nao nức cùng câu hát: “Tết Trung thu em rước đèn đi chơi…”.
Bản đồ đường đi đến phố lồng đèn Lương Nhữ Học

Xem Bản đồ cỡ lớn hơn