-->
Hiển thị các bài đăng có nhãn chăm sóc bé. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chăm sóc bé. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

Giai đoạn con cái đến tuổi dậy thì là giai đoạn hết sức nhạy cảm vì tâm lý lứa tuổi này rất phức tạp. Là cha mẹ, bạn hãy phòng xa và uốn nắn kịp thời để định hướng con mình phát triển toàn diện, khỏe mạnh và vui vẻ nhất. Những điều bố mẹ cần quan tâm khi con đến tuổi dậy thì sau đây sẽ giúp bạn có phương pháp “đối phó” với tuổi ẩm ương này của con mình.

Thiết lập các tiêu chuẩn

Trong thời gian mà con cái đang chuyển giao nửa trẻ con nửa người lớn thế này, cha mẹ tỏ ra nghiêm khắc quá cũng không được mà thả lỏng quá cũng không xong. Cha mẹ không nên tỏ ra quản lý con cái quá mức khiến chúng cảm thấy tù túng, mất tự do. Giai đoạn này trẻ thể hiện cái tôi nhiều nhất nên chúng rất muốn tự quyết định những vấn đề liên quan đến cuộc đời mình.

Tốt nhất bạn nên cho trẻ tự quyết những gì chúng có thể, với điều kiện là chúng đã thảo luận vấn đề đó với bạn và bạn đã phân tích cho chúng hiểu vấn đề đó là đúng hay sai. Sau đó, bạn đề nghị chúng phải tự chịu trách nhiệm nếu vấn đề chúng làm là không đúng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thỏa thuận với chúng một số nguyên tắc bất di bất dịch:Phải về nhà trước 10 giờ đêm, không bia rượu, thuốc lá, không giao du với các bạn bè xấu, đưa bạn khác giới về khi bố mẹ không có nhà.
Hãy cho trẻ hiểu rằng cần phải tôn trọng những giới hạn

Khi một đưa trẻ đến tuổi dậy thì mà bố mẹ không quan tâm hoặc thả cho tự do làm bất kỳ điều gì mình muốn, chúng sẽ cảm thấy không ai buồn quan tâm đến mình mà tuổi này lúc nào cũng muốn được người khác chú ý. Chính vì thế chúng sẽ thu hút sự quan tâm của người khác và chứng tỏ bản thân bằng những cách tiêu cực do không được định hướng như ăn mặc thiếu vải, tiếp xúc với những người bạn giang hồ, tham gia đánh nhau, gây sự, gây rối mất trật tự. Dễ sa đà vào các tệ nạn như ma túy, mại dâm…

Nếu đứa trẻ luôn có bố mẹ người thân ở bên đồng hành trong suốt quá trình dậy thì, trẻ sẽ được hướng đến những việc làm, suy nghĩ đúng đắn. Và các em sẽ biết được rằng những giới hạn cha mẹ đặt ra cũng chỉ vì muốn tốt cho các em. Do đó, một trong những điều bố mẹ cần quan tâm khi con đến tuổi dậy thì là hãy trở thành một người bạn, một người thân luôn quan tâm, để ý, đồng ý những việc đúng đắn và trách phạt những việc làm sai lầm của chúng.

Thiết lập những quy định nghiêm ngặt nhưng luôn vị tha với những lỗi lầm

Hãy đưa ra những nguyên tắc hợp lý đối với bọn trẻ, càng tỉ mỉ càng tốt. Nhưng với bọn trẻ, thời gian đầu do chưa quen với những quy tắc này, chúng sẽ liên tục vi phạm tuy nhiên đừng mắng mỏ trẻ mà hãy tỏ ra bao dung, độ lượng, dùng những lời lẽ nhẹ nhàng để phân tích cái đúng cái sai trong hành động hay suy nghĩ của trẻ. Đồng thời, tỏ ra hơi thất vọng khi biết chúng đã làm như vậy và bày tỏ thái độ mong rằng lần sau chúng sẽ không mắc lỗi thêm một lần nào nữa.

Sự bao dung, độ lượng của bạn sẽ khiến con bạn tôn trọng bạn hơn. Hãy luôn cố gắng là tấm gương của trẻ để có thể tâm phục khẩu phục bạn. Nóng nảy và giận dữ không bao giờ là thái độ đáng hoan nghênh khi dạy trẻ ở lứa tuổi này. Hãy giúp con mình trưởng thành hơn qua những sai lầm.

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

Trước những thông tin bất lợi về thị trường sữa, nhiều mẹ cho con bú sữa ngoài băn khoăn lo lắng với ý định có nên đổi sữa cho con. Đối với trẻ dưới 1 tuổi, sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp bé phát triển, vì thế, các bà mẹ cần thận trọng khi đổi sữa cho con.
Không nên đổi sữa liên tục
Khi đổi sữa cần thời gian ít nhất một tuần để bé làm quen. Không ít phụ huynh vừa đổi được hai-ba cữ sữa, thấy bé chưa có dấu hiệu gì đã vội vàng cho là không hợp và tiếp tục đổi. Cách đổi sữa này ảnh hưởng đến sự hấp thu và sự phát triển của trẻ. Khi đổi loại sữa cần lưu ý xem bé có bị phản ứng với sữa không (như bị táo bón, hay nôn trớ, bị nổi mẩn đỏ, tiêu chảy, không lên cân… ). Ngoài ra, có không ít bà mẹ tự chế biến sữa cho con bằng cách trộn các loại sữa công thức với nhau hòng có được loại sữa… tối ưu. Song, trên thực tế, hấp thu nhiều loại sữa một lúc khiến bé dễ bị rối loạn tiêu hóa.
Không nên đổi sữa liên tục cho bé
Không nên đổi sữa liên tục cho bé - Ảnh: Getty Images

Pha sữa không đúng như hướng dẫn cũng là nguyên nhân khiến bé bị táo bón, tiêu chảy. Dùng nước sôi để pha sữa công thức cũng khiến sữa mất sinh tố, khoáng chất nên dù bé dùng sữa nhiều vẫn không phát triển như mong muốn.
Khi nào mới nên đổi sữa
Hãng sữa nào cũng có sữa công thức 1 dành cho bé dưới sáu tháng, công thức 2 dành cho bé trên sáu tháng với thành phần dinh dưỡng và đạm cao hơn. Do đó khi bé được sáu tháng mẹ cần đổi sữa công thức 2 của cùng nhãn hàng để phù hợp với sự phát triển của bé. Nếu không đổi sữa hoặc dùng không đúng sữa, chẳng hạn như bé dưới sáu tháng mà cho dùng sữa công thức 2 sẽ buộc quả thận còn non yếu của bé “lao động” nặng nhọc, ảnh hưởng đến chức năng thận và sức khỏe sau này. Còn khi bé hơn sáu tháng tuổi nhưng mẹ vẫn cho dùng sữa công thức 1 thì không cung cấp đủ chất dinh dưỡng khiến bé còi cọc.
Chỉ đổi sữa cho con khi có những dấu hiệu sau: dị ứng sữa bò, tiêu chảy, trào ngược dạ dày thực quản, bé bị suy dinh dưỡng, béo phì, dùng nhằm lô sữa không an toàn… Mỗi trường hợp cần dùng loại sữa riêng. Tuy nhiên, việc đổi sữa vì bệnh lý cần thực hiện sau khi thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân và theo hướng dẫn của bác sĩ.
Đổi sữa như thế nào
Nếu đổi sữa từ công thức 1 sang công thức 2 hoặc từ hãng sữa này sang hãng sữa khác thì nên đổi từ từ, thay dần các cữ sữa cũ bằng sữa mới. Còn đổi sữa do bệnh lý thì ngưng ngay sữa cũ. Ví dụ nếu dị ứng sữa bò thì đổi ngay sang sữa thủy phân. Nếu tiêu chảy thì đổi sang sữa không chứa đường lactose.
Theo các bác sĩ dinh dưỡng, dù các sản phẩm sữa được tăng cường nhiều chất dinh dưỡng cho trẻ nhưng sữa mẹ vẫn là hoàn hảo nhất. Bú sữa mẹ giúp bé không thấp còi, chỉ cần phơi nắng 10 phút mỗi ngày là bé sẽ hấp thu hết canxi trong sữa mẹ. Khi cho trẻ bú mẹ, trẻ sẽ ngủ ngon hơn và điều này cũng làm cho hormone tăng trưởng tiết nhiều hơn giúp cho trẻ cao hơn. Sữa mẹ có đủ các chất cần thiết cho cấu tạo tế bào thần kinh, dẫn truyền thần kinh và thị giác của trẻ. Sắt trong sữa mẹ dễ hấp thu nên trẻ bú mẹ ít có nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt giúp trí não của trẻ được nuôi dưỡng tốt đảm bảo cho cơ sở phát triển trí thông minh
Dù đã được khuyến cáo nhưng rất nhiều mẹ vẫn có thói quen chobé sơ sinh uống nước lọc tráng miệng và sạch lưỡi. Một số mẹ khác cho rằng vì nước lọc lành, giúp bé đỡ táo bón nên đã nôn nóng cho con uống nhiều mà không hề biết rằng, trẻ sơ sinh uống nước lọc sẽ để lại nhiều hệ lụy.
Vì sao không cho bé dưới 6 tháng tuổi uống nước? Vì ở giai đoạn này, sữa mẹ và sữa bột là nguồn dưỡng chất cần thiết nhất cho bé. Mẹ nên cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sau đó bắt đầu ăn dặm bổ sung và cho bé bú đến ít nhất 24 tháng. Và nếu, mẹ cho bé dưới 6 tháng tuổi uống nước sẽ dẫn tới những hậu quả sau.
Với những bé bú sữa công thức, có thể cho uống muỗng nhỏ tráng lưỡi sau bú. Ảnh: Internet
1. Bé còi cọc, chậm tăng cân
Trong sữa mẹ có khoảng 88% nước, cung cấp đầy đủ các chất lỏng mà em bé cần. Do đó, khi bé bú sữa mẹ thì không cần phải bổ sung thêm nước. Ngay cả khi trời nóng và khô, bé cũng đã nhận đủ các chất lỏng cần thiết thông qua sữa mẹ.
Khi bé dưới 6 tháng tuổi uống nhiều nước có thể cản trở khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ và sữa bột. Kích thước dạ dày trẻ sơ sinh còn rất nhỏ, việc uống thêm nước sẽ làm đầy dạ dày, khiến bé no và không chịu bú sữa mẹ. Bé được cho uống một lượng nước dù nhỏ cũng gây đầy bụng và không còn thèm sữa như trước. Do đó, lượng hấp thu sữa cũng giảm.
Với những bé bú sữa công thức, có thể cho uống muỗng nhỏ tráng lưỡi sau bú. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia nhi khoa là lượng nước không nên quá 30ml nước một ngày. Việc mẹ cố tình pha loãng sữa công thức để tránh táo bón cho trẻ hay để tiết kiệm sữa khiến bé nhận được ít chất dinh dưỡng hơn so với nhu cầu cơ thể.
2. Bé bị nhiễm độc nước
Nếu cho bé uống quá nhiều nước sẽ làm loãng nồng độ natri trong cơ thể. Số natri đó sẽ theo nước thoát ra bên ngoài cơ thể bé vì thận trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện từ đó dẫn đến thiếu hụt natri. Bé bị thiếu natri có thể ảnh hưởng đến hoạt động của não. Do đó, biểu hiện đầu tiên của nhiễm độc nước ở trẻ sẽ là khó chịu, buồn ngủ và các dấu hiệu thay đổi tâm thần khác gọi là ngộ độc nước. Nếu cha mẹ cho rằng con đã bị ngộ độc nước, hay trẻ bị co giật, hãy gọi ngay cho bác sĩ ngay nhé.
3. Bé dễ mắc bệnh
Bổ sung thêm nước có lên quan đến tăng nồng độ bilirubin (bệnh vàng da), giảm cân quá mức, và thời gian nằm viện dài hơn cho bé sơ sinh.
Nước còn có thể là mầm gây bệnh cho bé nếu nguồn nước không an toàn, sạch sẽ. Nguy cơ bị tiêu chảy do môi trường thiếu vệ sinh ở trẻ sơ sinh cao hơn do hệ miễn dịch của bé vẫn còn yếu. Trong khi đó, nguồn nước mà bé hấp thu trong sữa mẹ là sạch sẽ và đầy đủ nhất. Cho bé uống thêm nước là thêm nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cao hơn hai đến ba lần so với những bé chỉ bú sữa mẹ.
Vì thế, để đảm bảo an toàn cho con, mẹ tuyệt đối không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi dùng nước lọc như một thức uống hằng ngày. Các mẹ cũng nên tránh cho con dùng sữa bột loãng hay dung dịch chưa chất điện phân. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vẫn có thể cho trẻ sơ sinh uống một chút nước để chữa táo bón hay trong thời tiết quá nóng, nhưng không quá 30ml mỗi ngày mẹ nhé.
Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng thiết yếu đối với trẻ dưới một tuổi. Bên cạnh đó, một chế độ ăn dặm hợp lý là cách tốt nhất để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ cứng cáp hơn. Mẹ có thể cho bé ăn dặm bằng bột hoặc cháo. Theo tháng tuổi, lượng thành phần trong cháo có thể thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của bé. Dưới đây là cách nấu cháo cho bé các mẹ có thể tham khảo để nấu cho bé yêu nhé.
1. Một số dụng cụ đơn giản dùng để nấu cháo cho bé yêu:
- 1 chén ăn cơm = 200 ml nước: dùng để đong nước.
- 1 thìa súp gạo = 5 g gạo xay vỡ.
- 1 thìa súp thịt = 10g thịt.
2. Cách nấu cháo cho bé mới tập ăn dặm từ 6 tháng:
Nguyên liệu:
- 2 chén nước = 400ml
- 5 g gạo xay vỡ.
- 10 g thịt lợn thăn.
- 2 thìa súp rau ngót.
- 1 thìa cà phê dầu ăn dành cho trẻ em.
Lưu ý ở tuổi này:
- Rau chỉ ăn lá, không dùng cuống cứng.
- Gạo dùng nấu cháo là gạo tám xay vỡ, thường không pha thêm bất cứ loại hạt gì, không pha gạo nếp.
- Chưa nên nêm nước mắm vào cháo hay bất cứ gia vị nào khác.
Cách nấu:
- Cho nước vào với gạo nấu trên bếp. Khi cháo sôi thì đun thật nhỏ lửa để cháo nhanh nhừ. Cho thịt nạc băm nhỏ vào ninh cùng với cháo.
- Rau ngót thái chỉ băm nhỏ rồi cho vào cối giã lọc lấy nước cốt. Khi cháo chính thì cho tiếp nước cốt rau vào.
- Trước khi cho trẻ ăn, cho 1 thìa dầu ăn trẻ em vào cháo nóng.
Ở lứa tuổi này, một ngày ăn từ 1 – 2 bữa cháo. Ngoài ra vẫn cần uống thêm từ 600 – 800 ml sữa mới đảm bảo đủ dinh dưỡng.
Cho bé ăn dặm hợp lý - Ảnh: Getty Images
Khi bé bước vào tuổi ăn dặm, một chế độ dinh dưỡng cân đối là rất cần thiết cho sự phát triển của bé. Một trong những thực phẩm cần thiết cho bé chính là rau củ. Chúng cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ giúp bé phát triển khỏe mạnh, tiêu hóa tốt, phòng ngừa táo bón hiệu quả.
Dưới đây là những cách giúp mẹ chế biến rau củ với bột ăn dặm cho bé yêu nhà mình nhé.
Cho bé mới tập ăn dặm
Đối với những bé mới ăn dặm, thức ăn cho bé cần đảm bảo loãng, mịn để bé dễ nuốt và không bị nôn trớ. Thịt, cá hay rau củ cho bé, mẹ cần xay thật nhuyễn; thậm chí, có thể dùng dụng cụ lọc (rây) để loại bỏ những mẩu (cục) thức ăn to mà bé không nuốt được.
Thức ăn cho bé ăn dặm cần đảm bảo loãng - Ảnh: Getty Images

Thường thì các loại rau mau chín nên hay được cho vào sau thịt, cá… Nếu mẹ chọn cách luộc (hấp) thịt, cá rồi mới đem xay, nấu bột cho bé thì có thể cho rau vào cùng thịt (cá), rồi chờ bột sôi lại là được.
Một số loại củ như carrot, khoai tây… mẹ cần ninh nhừ rồi mới chế biến thành bột cho con. Hoặc nếu nấu sống thì cần đun kỹ để đảm bảo củ được chín, không bị sống (sượng).
Cách chế biến rau củ
Bước 1: Mẹ xay nhuyễn thịt, cá, tôm… (chú ý xay thật nhuyễn, không còn lợn cợn để bé nuốt dễ dàng, tránh trường hợp bé bị nôn trớ); sau đó hòa với bột và nước, khuấy đều đến khi cả bột và thịt đều chín.
Bước 2: Cho tiếp rau, củ, quả được xay nhuyễn vào, khuấy đều cho rau chín, cho một chút dầu ăn, khuấy đều và tắt bếp.
Bước 3: Cho ra bát và chờ nguội để cho bé ăn.

Lưu ý: Khi cho rau vào, khuấy đều cho rau chín (khoảng 2 phút) không nên đun quá lâu khiến rau bị nồng, bé sẽ ăn không được ngon miệng và làm mất lượng vitamin có trong rau, củ.
Rau củ cũng cần được xay nhuyễn trước khi cho vào bột ăn dặm - Ảnh: Getty Images

Khi bé đã có răng và có phản xạ nhai nuốt
Khi bé đã có răng, mẹ cần tập cho bé ăn cháo gạo vỡ hoặc cháo nguyên hạt, tập cho bé phản xạ nhai nuốt. Ở thời điểm này, để chế biến cháo ăn dặm cho bé, mẹ cần làm theo các bước sau:
Bước 1: Nấu một nồi cháo trắng đặc. Sau đó cho vào hộp kín, để trong tủ lạnh, cho bé ăn trong ngày. Mỗi bữa bé ăn chừng nào thì mẹ lấy một lượng cháo chừng ấy ra để chế biến.

Bước 2: Đun lượng cháo vừa đủ một bữa ăn của bé trên bếp cho sôi đều (chú ý khuấy đều tay cho cháo không bị cháy). Cho nước vừa đủ để điều chỉnh độ đặc - loãng sao cho phù hợp, bé có thể ăn được.

Bước 3: Băm thật nhỏ thịt, rau. Sau đó cho thịt vào trước, khuấy đều đến khi chín mới cho rau vào, khi rau chín thì cho một thìa café dầu ăn, khuấy đều, tắt bếp và cho cháo ra bát.

Lưu ý: Với những bé đã có phản xạ nhai, nuốt, không nhất thiết phải xay nhuyễn tất cả các thực phẩm mà nên băm nhỏ để cho bé tập nhai. Khi băm thịt xong, tốt nhất mẹ nên hòa với một chút nước, khuấy đều để thịt tan ra rồi mới cho vào nồi cháo đang sôi, làm như vậy thịt sẽ không bị vón cục.
Chúc bé yêu có những bữa ăn thật ngon và chóng lớn nhé.

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

Khoai tây là một thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng. Trong 100g cung cấp 19g cacbonhydrat, 2g protein, 0,1g chất béo và 79g nước. Bên cạnh đó, khoai tây còn chứa nhiều tinh bột, kali, vitamin B6-B3 và sắt. Đặc biệt, loại củ này hoàn toàn không có cholesterol, hàm lượng protein và vitamin C cao gấp 10 lần táo, vitamin B1-B2, sắt và phốt pho cũng cao hơn nhiều so với quả táo.
Mẹ có thể dễ dàng tìm mua khoai tây tại các chợ và siêu thị để chế biến những món ngon cho bé. Dưới đây là gợi ý những món ăn từ khoai tây cho bé yêu của mẹ nhé.
Chế biến món ngon từ khoai tây cho bé yêu
Khoai tây là một thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng. Ảnh: Getty Images
Khoai tây bọc phô mai chiên
Nguyên liệu
- Khoai tây 2 củ, bột mì, bột chiên xù.
- Phô mai con bò cười, 2 lòng đỏ trứng gà.
Cách làm
- Khoai tây gọt vỏ, thái nhỏ, cho vào lò vi sóng (hoặc hấp) tới chín, rồi tán nhỏ. Để nguội, vo bột khoai tây thành từng viên (hoặc các hình thù tùy thích), cho phô mai vào giữa làm nhân. Lăn qua bột mì, lòng đỏ trứng và sau cùng là bột chiên xù.
- Bắc chảo bắc lên bếp, cho dầu ăn vào, rồi thả các viên khoai vào và vặn nhỏ lửa. Khoai tây chín vàng là vớt ra ăn được.
Cua trộn khoai tây
Nguyên liệu
- Khoai tây 250g, cà rốt 70g, nạc cua 70g.
- Dấm gạo, dầu ăn, muối, bột ngọt, gừng.
Cách làm
- Khoai tây luộc chín, bỏ vỏ, cắt nhỏ và nghiền nhuyễn. Cà rốt luộc chín, xay nhuyễn. Cua và gừng băm nhuyễn.
- Đổ ít dầu vào chảo nóng, cho gừng và khoai tây nghiền nhuyễn vào xào khoảng 2 - 3 phút. Sau đó, cho cà rốt vào trộn đều, nêm muối, bột ngọt vừa ăn. Sau cùng, thả cua vào, rưới thêm một ít giấm gạo và tắt bếp. Món này thích hợp với trẻ từ 1 - 3 tuổi.
Khoai tây trộn sữa
Khoai tây nghiền cho bé yêu. Ảnh: Getty Images
Nguyên liệu
- Khoai tây 2 – 3 củ, sữa bột công thức.
Cách làm
- Khoai gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng, đun chín, rồi xay nhuyễn. Sau đó, cho vào nồi quấy lại cho sôi. Đổ ra bát chờ bớt nóng, rồi trộn 4 - 5 thìa sữa bột công thức và cho bé ăn. Mẹ chỉ nên cho bé ăn khoảng 2 – 3 lần/tuần.
Lưu ý khi chế biến khoai tây
Khoai tây là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, nhưng lại chứa chất acrilamit, chất này sẽ gây độc hại cho sức khỏe khi đun ở nhiệt độ cao vì thế mẹ chỉ đun khoai khi đã chín vừa ăn, càng chế biến lâu thì các chất dinh dưỡng có trong đó càng dễ “bay mất”.
Sau đây là một số món ăn gợi ý cho bé từ 8 tháng tuổi, mẹ có thể tham khảo và bổ sung vào món ăn hàng ngày cho bé yêu nhé.
1. Cháo thịt heo bí đao
Nguyên liệu:
Cháo/bột gạo: 4 muỗng canh
Bí đao (Gọt vỏ, bỏ hạt, băm nhuyễn): 1 muỗng canh
Thịt heo (nạc, băm nhuyễn): 1 muỗng canh
Dầu ăn: 1 muỗng canh
Nước mắm: Có thể thêm một ít, tuy nhiên mẹ có thể cho bé ăn không cần nêm thêm gia vị trong giai đoạn này.
Nước: 1 chén (nếu dùng bột gạo)
Cách chế biến:
Hòa thịt với nước cho tan đều. Đun sôi hỗn hợp, cho bí đao vào. Đun đến khi bí mềm thì nhắc xuống và để cho bớt nóng. Trộn bột/cháo vào, thêm dầu ăn, thêm nước mắm (nếu cần) và cho bé thưởng thức.
2. Cháo thịt heo, nấm rơm:
Nguyên liệu:
Cháo/bột gạo: 4 muỗng canh
Nấm rơm (băm nhuyễn): 1 muỗng canh
Thịt heo (nạc, băm nhuyễn): 1 muỗng canh
Dầu ăn: 1 muỗng canh
Nước: 1 chén (nếu dùng bột gạo)
Cách chế biến:
Cho thịt heo vào nấu với nước hoặc cháo. Cho nấm rơm vào nấu chín, nhắc xuống, để nguội bớt. Thêm dầu ăn vào, khuấy đều và cho bé thưởng thức.
3. Cháo cá cà rốt
Nguyên liệu:
Cháo/bột gạo: 4 muỗng canh
Cà rốt (luộc chín, tán nhuyễn): 1 muỗng canh
Cá nạc tươi (hấp chín, tán nhuyễn): 1 muỗng canh
Dầu ăn: 1 muỗng canh
Nước: 1 chén (nếu dùng bột gạo)
Cách chế biến:
Đổ bột vào nước ấm khuấy đều cho đến khi bột mịn nhuyễn. Trộn cá, cá rốt, nước nắm, dầu ăn vào bột đã pha (hoặc cháo) và cho bé thưởng thức.
4. Cháo thịt heo cải ngọt
Nguyên liệu:
Cháo/bột gạo: 4 muỗng canh
Cải ngọt (băm nhuyễn): 1 muỗng canh
Thịt heo (nạc, băm nhuyễn): 1 muỗng canh
Thịt heo (nạc, băm nhuyễn): 1 muỗng canh
Dầu ăn: 1 muỗng canh
Nước mắm: một ít
Nước: 1 chén (nếu dùng bột gạo)
Cách chế biến:
Cho thịt heo vào nước, bắc lên bếp đun sôi. Cho cải ngọt vào nấu chín mềm, bắc xuống để bớt nóng. Trộn vào cháo hoặc bột, thêm dầu ăn và nước mắm rồi cho bé thưởng thức.
Chúc bé ăn ngon nhé - Ảnh: Getty Images
Nhiều người không biết rằng, nước tiểu của bé có thể nói lên hiện trạng sức khỏe của con mình ra sao. Lượng nước tiểu trong ngày phụ thuộc nhiều vào lượng nước bé uống và lượng mồ hôi bé tiết ra. Trung bình mỗi ngày bé đi tiểu khoảng 5 – 6 lần là bình thường. Chúng ta thường thấy nước tiểu của bé có sự thay đổi về màu sắc và đó chính là những dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe.
Nước tiểu màu vàng nhạt.
Nước tiểu thường có màu vàng trong, giống như nước trà xanh pha lần đầu. Đây là một trong những biểu hiện cho biết cơ thể trẻ hoàn toàn khỏe mạnh.
Nước tiểu màu trắng trong.
Đây là dấu hiệu cho thấy trẻ bị thừa nước, nên cần giảm lượng nước uống mỗi ngày cho bé. Nếu trẻ bị thừa nước, thận sẽ làm việc quá sức, thậm chí dẫn đến chức năng thải lọc của thận. Khi ấy, thận có thể thải các chất đã được chuyển hóa và các dưỡng chất, các nguyên tố vi lượng có lợi khác.
6 màu nước tiểu của bé và những cảnh báo
Nếu trẻ bị thừa nước, thận sẽ làm việc quá sức. Ảnh: Getty Images
Nước tiểu màu vàng sẫm.
Đây là biểu hiện của cơ thể bị thiếu nước. Màu nước tiểu càng đậm thì tỉ lệ thiếu nước càng cao. Nước tiểu vàng sẫm còn có thể do ảnh hưởng bởi các loại thuốc bé uống trực tiếp hoặc mẹ uống rồi cho con bú hay mẹ dùng thức ăn có quá nhiều chất phụ gia màu vàng. Ngoài ra nó cũng cảnh báo là trẻ đang bị viêm đường tiết niệu, nhất là khi trẻ bị sốt theo cơn và kéo dài. Lúc này bạn cần cho uống nhiều nước hơn bình thường để giúp trẻ bù nước.
Nước tiểu có màu như trà đặc.
Đây là dấu hiệu không bình thường về sức khỏe của bé. Con bạn có thể bị thiếu rất nhiều nước, bị viêm nhiễm hoặc đang mắc một số bệnh như: viêm gan, viêm túi mật, sỏi thận … Nếu hiện tượng này diễn ra trong thời gian dài, mẹ cần cho bé đi khám để tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Nước tiểu có màu đỏ.
Trước tiên, nên kiểm tra lại xem có cho trẻ ăn những thực phẩm màu đỏ, hồng hoặc những thứ có phẩm màu nhân tạo hay không. Nếu không phải nguyên nhân này, bạn cần cho bé đi khám ngay. Bởi có thể có máu trong nước tiểu, do thận có vấn đề (viêm thận, ngoại khoa thận … ), bị nhiễm trùng bọng đái hoặc bị ảnh hưởng các loại thuốc.
Nước tiểu đục giống nước vo gạo.
Có thể, trẻ bị vi khuẩn hoặc virus xâm nhập và gây tổn thương, gây bệnh bên trong đường tiết niệu, khiến nước tiểu chuyển sang màu đục, hoặc cũng có nhiều khả năng trẻ bị tiêu dưỡng chấp. Bạn cần cho con đi khám và làm xét nghiệm nước tiểu để tìm hiểu nguyên nhân và tình trạng sức khỏe của bé.
Mẹ có biết, có một mối liên quan nhất định giữa tháng sinh và số phận sướng, khổ của mỗi người? Các nhà khoa học đã phát hiện rất nhiều điều liên quan đến tháng sinh về tính cách và số phận như sự thừa cân, tính tình của bé, và thậm chí có bao nhiêu con.
Trong những tháng mang thai đầu tiên của một người mẹ, các yếu tố môi trường (thời tiết, thức ăn, nhiễm trùng theo mùa) có ảnh hưởng tới thai nhi một cách khác nhau.
Tất nhiên cha mẹ không thể chọn tháng sinh cho bé một cách chính xác, và mỗi tháng trong năm đều có ưu và nhược điểm của nó. Bài viết dưới đây giúp mẹ tham khảo để biết được điều gì có thể xảy ra để điều chỉnh và chủ động đối phó với những rắc rối.
Bé được sinh ra đã là tài sản quý giá của bố mẹ. Ảnh minh họa: moms
Bé sinh vào mùa đông - Tháng 12, tháng 1 và tháng 2
Hầu hết những người thuận tay trái được sinh ra trong những tháng lạnh nhất nhất là tháng 12, tháng 1tháng 2 (theo thời tiết, đó là những tháng có nhiệt độ thấp nhất nên người châu Âu quy định đó là mùa đông).
Trẻ em sinh mùa đông lớn lên thường có khuynh hướng mắc các bệnh tim mạch - theo các nhà nghiên cứu thuộc Trường đại học Bristol và Edinburgh (Anh Quốc). Nguy cơ mắc các bệnh tim mạch ở "trẻ em mùa đông" cao hơn trẻ em sinh ra trong các mùa khác là 24%.
Đồng thời vào mùa đông, các bà mẹ do phải chống rét nên chế độ ăn nhiều mỡ cũng dễ làm cho các bà mẹ có mỡ máu cao. Vì thế nếu sẽ phải sinh vào mùa đông, các bà mẹ nên chú ý đặc biệt đến chuyện ăn kiêng nhé.
Theo các nhà tâm lý học, những người sinh vào mùa đông thường là những người thành đạt. Họ năng động, có tài và có ý chí. Họ biết cách làm việc, tự tin trong hành động, chủ động gạt bỏ những khó khăn trên đường đời và do vậy dễ thành công.
Tuy nhiên, trẻ em sinh trong mùa đông thường tự kiêu và cứng đầu. Từ khi còn nhỏ chúng hay cãi lại bố mẹ, không dễ dàng thừa nhận sai lầm, khó làm việc theo nhóm và thường xây dựng gia đình muộn.
Bé sinh vào mùa xuân – Tháng 3, tháng 4 và tháng 5
Trẻ em sinh vào mùa xuân (tháng 3, tháng 4 và tháng 5) rất nhạy cảm với thời tiết, dễ bị cảm lạnh, dị ứng, hay ốm đau hơn trẻ em sinh ra trong những mùa khác. Bởi vậy các bậc cha mẹ phải quan tâm đến chúng nhiều hơn. Hãy chú ý đến dự báo thời tiết hàng ngày để giúp chúng đối phó kịp thời.
Các nhà tâm lý học cho rằng những người sinh ra trong mùa xuân thường sống theo cảm tính, không quyết đoán, dễ bị thuyết phục và phụ thuộc vào người khác. Không ham làm lãnh đạo. Trẻ em sinh trong mùa xuân thường rất dễ bảo, biết vâng lời, có tính tỉ mỉ và biết lắng nghe.
Chúng thực ra có những ý kiến chính xác về nhiều vấn đề nhưng không muốn nói ra và thực hiện ý định của mình, ngại tranh luận, dễ sống trong tập thể. Nhiệm vụ của các bậc cha mẹ sinh con trong mùa xuân là phải chú ý rèn luyện cho chúng lòng tự tin, chủ động, có ý chí và tham vọng, kiên nhẫn, dám làm dám chịu.
Bé sinh vào mùa hè – Tháng 6, tháng 7 và tháng 8
Trẻ sinh ra trong mùa hè (tháng 6, 7 và 8) lạc quan, may mắn và vui tính - điều này đã được các nhà khoa học thuộc Trường ĐH Hertfordshire chứng minh.
Người sinh ra trong mùa hè thường tự đánh giá cao về mình, hài lòng với bản thân nên lạc quan, yêu đời, luôn thấy mình hạnh phúc. Các nhà tâm lý học cho rằng họ thuộc loại người nhạy cảm, tốt bụng, rộng rãi, bốc đồng, có thể nóng tính nhưng không thù dai hay thành kiến.
Họ sẵn sàng chấp nhận những rủi ro, mạo hiểm, ưa thích những chuyến đi xa. Cha mẹ của những đứa trẻ sinh vào mùa hè nên tạo điều kiện cho chúng tham gia vào công tác xã hội, các phong trào tình nguyện, khuyến khích chúng bênh vực những bè bạn cùng lớp yếu hơn mình.
Bé sinh vào mùa thu – Tháng 9, tháng 10 và tháng 11
Trẻ sinh ra trong mùa thu (tháng 9, tháng 10 và tháng 11) nói chung sẽ sống lâu hơn những bạn đồng trang lứa. Sau khi phân tích những số liệu thống kê về cuộc đời của hơn 1 triệu người từ Australia đến Na Uy, các nhà khoa học thấy họ đều có tuổi thọ cao.
Họ sống khoan dung, luôn luôn điềm tĩnh, thận trọng và tỉ mỉ trong công việc, giải quyết các vấn đề thường có lý có tình và luôn là người có uy tín trong xã hội.
Trẻ em sinh vào mùa thu siêng năng trong học tập, ít gây gổ cãi nhau với bạn bè, sớm hiểu được giá trị của đông tiền và biết vâng lời. Các bậc cha mẹ có con sinh ra trong mùa thu đã có một “nguyên liệu quý” để tạo ra những người công dân gương mẫu. Hãy cố gắng hướng cho chúng đi đúng hướng.
Bé được sinh ra đã là tài sản quý giá của bố mẹ. Điều quan trọng là bạn nuôi dạy con thật tốt và trở thành một con người tốt, có ích cho xã hội.
Bà mẹ nào chẳng muốn con mình là một em bé khỏe mạnh, thông minh. Ngoài gen di truyền, những yếu tố bên ngoài cũng có tác động không nhỏ đến sự thông minh của bé. Mẹ có thể giúpbé con thông minh ngay từ những ngày còn nằm trong bụng mẹ bằng những bí quyết dưới đây.
Chế độ dinh dưỡng thông minh
Não bộ của bé đang phát triển với tốc độ rất nhanh và bé cần tất cả chất dinh dưỡng quan trọng để phát triển đúng cách. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng mẹ đang có một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng quan trọng, có rất nhiều protein bao gồm trứng. Hãy nhớ các tế bào não của bé cũng cần cả chất béo nữa. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để chuẩn bị một chế độ dinh dưỡng thích hợp.

Bên cạnh việc có một chế độ ăn uống cân bằng, thai phụ nên uống thuốc bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể thường xuyên. Điều này sẽ đảm bảo rằng bạn nhận được tất cả chất dinh dưỡng cho sự tăng trưởng và phát triển của bé mà không bị bất kỳ tổn hại nào. Hãy nhớ rằng mẹ chỉ nên bổ sung những chất đã được sự chỉ định của bác sĩ.

Không hút thuốc
Điều này là tối quan trọng. Ngoài việc không nên hút thuốc, cũng cần tránh xa những người hút thuốc vì hút thuốc thụ động cũng nguy hiểm không kém, thậm chí hơn cả hút thuốc. Nó ảnh hưởng rất xấu đến sự phát triển tinh thần cũng như thể chất của trẻ.

Không dùng đồ uống có cồn, ma túy và các chất gây nghiện
Rượu ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực trí tuệ của bé và cản trở sự phát triển thể chất. Vì vậy, mẹ cần nói không tuyệt đối với rượu khi mang thai và ngay cả trước khi thụ thai. Cũng nói lời tương tự với ma túy và các chất gây nghiện, tác dụng của chúng rất gây hại cho con bạn.
Thường xuyên đi dạo
Đi dạo trong công viên, ngoài trời sẽ giúp em bé nghe các âm thanh, tạo kích thích đa dạng vào tâm trí của bé. Nhưng hãy nhớ, việc đi dạo chỉ tốt khi mẹ cảm thấy thoải mái.
Nghe nhạc nhẹ nhàng
Bí quyết để bé thông minh ngay từ trong bụng mẹ
Nghe nhạc nhẹ nhàng khi mang thai tốt cho mẹ và bé. Ảnh: Getty Images
Người ta tin rằng nghe nhạc cổ điển nhẹ nhàng như của Mozart giúp phát triển trí thông minh của thai nhi. Nhiều nghiên cứu đang diễn ra theo hướng này. Thực tế, nghe nhạc có tác dụng tốt với người mẹ và nâng cao tâm trạng của mẹ là tốt cho em bé.
Tránh xa stress
Sự căng thẳng và kích thích tố tiết ra do sự căng thẳng trong cơ thể thai phụ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất và tinh thần tổng thể của bé.

Đọc sách và nói chuyện với bé
Bé có thể nghe, vì vậy cần bắt đầu đọc cho bé nghe ngay từ trong bụng mẹ. Khoa học đã chứng minh, các từ và cấu trúc câu giúp phát triển ngôn ngữ não bộ của bé. Ngoài ra, mẹ có thể bắt đầu trò chuyện với con. Có thể có đôi chút khó khăn khi mẹ phải trò chuyện mà không có em bé trước mặt. Tuy nhiên, hãy thử cảm nhận sự liên kết và bắt đầu nói chuyện trong khi vuốt ve bụng. Hoạt động này như một chất kích thích, giúp phát triển trí não cho em bé.

Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2015

Hỏi:
Bác sĩ ơi giúp cháu với ạ! Cu nhà cháu mấy ngày này không đi ngoài bác sĩ ạ! Cứ đến ngày thứ ba là cháu nó xì hơi nặng mùi lắm ạ! Nhưng cứ sang ngày thứ tư là cháu thụt cho nó vì chị cháu bảo để lâu sợ nó phình đại tràng. Cháu nó đi phân mềm và còn như kiểu có bọt ấy ạ! Cháu có nên để nó đi ngoài tự nhiên hay vẫn thụt hả bác sĩ? Cháu nó ăn cả sữa ngoài và sữa mẹ ạ! Bác sĩ giúp cháu với!
Hằng Kute
Ảnh minh họa: Internet
Trả lời:
Chào bạn, không rõ bé của bạn mấy tháng tuổi nên không thể biết số lần đi ngoài bình thường là bao nhiêu. Nhưng nguyên tắc chung là bú mẹ khi qua 1 tháng có thể mấy ngày mới đi ngoài mà phân mềm là bình thường. Không nên thụt tháo cho bé khi không biết nguyên nhân, hậu quả của việc ít cũng như tính chất phân của bé.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa
(Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Quốc tế Thành Đô)
Các thắc mắc về vấn đề dinh dưỡng của bé, đặt câu hỏi với chuyên gia tại đây

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

Mẹ có thể nhận thấy sự thèm ăn và lượng thực phẩm của bé tăng lên khá nhiều trong giai đoạn này. Tham khảo chế độ ăn của bé như dưới đây:
Chế độ ăn của bé:
- Bú mẹ nhiều lần (ít nhất 3-4 lần trong ngày) hoặc sữa công thức 500 – 600ml/ngày
- Cho bé ăn bột đặc/ cháo đủ 4 nhóm thức ăn 3 bữa trong ngày.
- Ăn thêm trái cây tươi, rau: 4 -5 phần/ngày
- Thực phẩm chứa đạm: 2 -3 phần mỗi ngày
- Năng lượng cần cho bé trong ngày là: 800-1000 calo.
- Mẹ có thể cho bé uống nước trái cây pha loãng, dùng thêm yaourt, phomai
Ở tuổi này bé cần khoảng 500 – 600 ml/sữa ngày. Sữa mẹ là tốt nhất, nếu mẹ đủ sữa thì không cần cho bé uống thêm sữa công thức hoặc các chế phẩm từ sữa, và 3 bữa cháo/bột (600ml/ngày) đầy đủ 4 nhóm thực phẩm, tổng cộng gồm khoảng 90g gạo tẻ trắng, 90 thịt (tôm, cá… ), 15g dầu (mỡ), 50g rau xanh, 100g quả chín.
Mẹ có thể tăng dần độ đặc cho thức ăn của bé - Ảnh: Getty Images
Cách cho bé ăn
Các cữ bú nên vào lúc sáng sớm - chiều - tối và ban ngày là 3 bữa ăn. Ví dụ như: bú mẹ - bột ngọt - bột mặn - cháo đặc - bú mẹ - bú mẹ. Bé bắt đầu thích "tự phục vụ" như giành muỗng của mẹ, thò tay bốc thức ăn, cầm ly uống… Mẹ chớ bỏ qua mà nên hỗ trợ bé để bé vui thích với bữa ăn, để thức ăn đem lại niềm hứng thú cho bé. Mẹ có thể thử cho bé ăn các cách như sau:
- Mẹ 1 muỗng, con 1 muỗng cùng thi đua
- Cho bé bốc những miếng thức ăn mẹ đã cắt nhỏ như chuối, cà rốt, khoai luộc nhừ…
- Cho bé cầm ly với tí nước, tí sữa…
Dù sau đó có thể bé làm dây bẩn quần áo và mặt mũi, nhưng bé sẽ rất thích thú với cách ăn này, bữa ăn sẽ vì thế mà thú vị hơn. Tuổi này bé cũng thích "làm người lớn" một chút. Bé sẽ thích thú hơn nếu được ngồi chung bàn ăn với gia đình và nếm chút đỉnh thức ăn người lớn như vài muỗng canh, miếng chả hay nhai vài hột cơm…
Thức ăn cho bé 10 tháng mẹ đã có thể tăng dần độ đặc và xắt thành miếng nhỏ cho bé tập bốc thức ăn. Khi 10 tháng bé đã có thể dùng tay bốc thức ăn rất thành thạo, do đó thức ăn cắt nhỏ trở thành một phần rất quan trọng trong chế độ ăn của bé.