-->
Hiển thị các bài đăng có nhãn chăm sóc em bé. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chăm sóc em bé. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 16 tháng 6, 2015

Sau đây là một số món ăn gợi ý cho bé từ 8 tháng tuổi, mẹ có thể tham khảo và bổ sung vào món ăn hàng ngày cho bé yêu nhé.
1. Cháo thịt heo bí đao
Nguyên liệu:
Cháo/bột gạo: 4 muỗng canh
Bí đao (Gọt vỏ, bỏ hạt, băm nhuyễn): 1 muỗng canh
Thịt heo (nạc, băm nhuyễn): 1 muỗng canh
Dầu ăn: 1 muỗng canh
Nước mắm: Có thể thêm một ít, tuy nhiên mẹ có thể cho bé ăn không cần nêm thêm gia vị trong giai đoạn này.
Nước: 1 chén (nếu dùng bột gạo)
Cách chế biến:
Hòa thịt với nước cho tan đều. Đun sôi hỗn hợp, cho bí đao vào. Đun đến khi bí mềm thì nhắc xuống và để cho bớt nóng. Trộn bột/cháo vào, thêm dầu ăn, thêm nước mắm (nếu cần) và cho bé thưởng thức.
2. Cháo thịt heo, nấm rơm:
Nguyên liệu:
Cháo/bột gạo: 4 muỗng canh
Nấm rơm (băm nhuyễn): 1 muỗng canh
Thịt heo (nạc, băm nhuyễn): 1 muỗng canh
Dầu ăn: 1 muỗng canh
Nước: 1 chén (nếu dùng bột gạo)
Cách chế biến:
Cho thịt heo vào nấu với nước hoặc cháo. Cho nấm rơm vào nấu chín, nhắc xuống, để nguội bớt. Thêm dầu ăn vào, khuấy đều và cho bé thưởng thức.
3. Cháo cá cà rốt
Nguyên liệu:
Cháo/bột gạo: 4 muỗng canh
Cà rốt (luộc chín, tán nhuyễn): 1 muỗng canh
Cá nạc tươi (hấp chín, tán nhuyễn): 1 muỗng canh
Dầu ăn: 1 muỗng canh
Nước: 1 chén (nếu dùng bột gạo)
Cách chế biến:
Đổ bột vào nước ấm khuấy đều cho đến khi bột mịn nhuyễn. Trộn cá, cá rốt, nước nắm, dầu ăn vào bột đã pha (hoặc cháo) và cho bé thưởng thức.
4. Cháo thịt heo cải ngọt
Nguyên liệu:
Cháo/bột gạo: 4 muỗng canh
Cải ngọt (băm nhuyễn): 1 muỗng canh
Thịt heo (nạc, băm nhuyễn): 1 muỗng canh
Thịt heo (nạc, băm nhuyễn): 1 muỗng canh
Dầu ăn: 1 muỗng canh
Nước mắm: một ít
Nước: 1 chén (nếu dùng bột gạo)
Cách chế biến:
Cho thịt heo vào nước, bắc lên bếp đun sôi. Cho cải ngọt vào nấu chín mềm, bắc xuống để bớt nóng. Trộn vào cháo hoặc bột, thêm dầu ăn và nước mắm rồi cho bé thưởng thức.
Chúc bé ăn ngon nhé - Ảnh: Getty Images

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

Kinh nghiệm dân gian cho rằng tắm cho bé bằng các loại lá như sài đất, bàng, chè xanh, mướp đắng, nước dừa… để trị mẩn ngứa, rôm sảy, cho da dẻ bé được mát mẻ, mịn màng, trắng trẻo. Quan niệm này có đúng hay không?
Tắm cho bé bằng các loại lá để da mát mẻ, mịn màng?
Nước tắm tốt nhất cho bé là nước chín đủ ấm - Ảnh: Getty Images
Sự thật là, làn da của bé sơ sinh rất mỏng manh và nhạy cảm, dễ bị tổn thương. Nếu bạn thường xuyên tắm cho con bằng các loại lá, nước dừa… không những da không trắng lên hay hết rôm sảy, mà sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao. Trên da có sẵn vi trùng, nếu tắm rửa không sạch sẽ rất dễ khiến trẻ bị viêm da.
Nước dừa dùng tắm chỉ làm da bé thêm bẩn, vì lượng đường trong nước dừa nhiều là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Thêm nữa làn da bé trắng hay đen là do di truyền, nước dừa không thể giúp da trắng lên như nhiều bà mẹ vẫn nghĩ. Các loại nước chè, lá… nhiều người nghĩ là sạch, tốt, không hóa chất nhưng chưa chắc đã sạch bằng nước thường. Các loại lá do mọc ở bờ bụi, ven đường, bờ ruộng bị nhiễm khuẩn, có thuốc bảo vệ thực vật rất khó rửa sạch, kể cả khi đun sôi vẫn không diệt hết mầm bệnh, sẽ gây nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao cho bé.
Vào mùa nắng nóng, việc tắm lá không đúng càng dễ khiến trẻ bị bội nhiễm, nhất là nhiễm trùng máu, gây nguy hiểm đến tính mạng. Do đó bạn không nên tự ý mua các loại lá về tắm cho con. Tắm lá tốt chỉ là những kinh nghiệm truyền miệng của các bà và các mẹ và chưa có bất kỳ bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng các loại lá có khả năng chữa bệnh ngoài da.
Nếu bạn muốn tắm nước lá cho bé, chỉ nên tắm từ 1 tuổi trở lên và theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên phải biết rõ nguồn gốc của các loại lá đó để loại trừ nguy cơ như đã nêu trên. Tuyệt đối không tắm khi trẻ đang mắc các bệnh ngoài da.
Nước tắm tốt nhất cho trẻ sơ sinh và nhũ nhi là nước chín đun sôi để nguội và pha vừa ấm khoảng 36 - 38˚C. Ngoài ra bạn có thể sử dụng các loại dung dịch tắm dành riêng cho bé với các thương hiệu uy tín trên thị trường.
Khi phát hiện da trẻ có các biểu hiện bất thường, viêm nhiễm, bạn cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được chữa trị phù hợp, đừng tự ý chữa trị tại nhà tránh xảy ra những biến chứng có hại cho da và sức khỏe của bé.
Trần Thị Mỹ Phượng

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2015

Hiện tại các con chúng ta đang sống giữa “đỉnh” sởi, bảo vệ cho đứa con bé bỏng của mình không nhiễm bệnh hoặc giúp con vượt qua cơn sởi trở thành nhiệm vụ hàng đầu của mẹ. Mẹ nên và không nên làm gì đây?
Những điều mẹ nên làm
  1. Tiêm vắc – xin cho trẻ trên 9 tháng tuổi. Lưu ý, trẻ đã được tiêm chủng 1 mũi vẫn có thể bị sởi nếu không đáp ứng miễn dịch. Do đó, nên tiêm mũi vắc – xin thứ 2 cho trẻ khi được 18 tháng tuổi.
  2. Đeo khẩu trang khi đến chỗ đông người, đặc biệt khi vào bệnh viện, khi chăm sóc trẻ bệnh hoặc tiếp xúc với các khu vực nhiễm tại bệnh viện.
  3. Trong trường hợp, mẹ đang trực tiếp chăm sóc trẻ nhỏ, nên hạn chế việc đi thăm hoặc vào bệnh viện tiếp xúc với trẻ bệnh vì rất dễ lây lan mầm bệnh.
  4. Rửa tay thật sạch bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi tiếp xúc với trẻ bệnh hoặc tiếp xúc các khu vực trong bệnh viện để hạn chế thấp nhất mức lây mầm bệnh.
  5. Người lớn bắt buộc phải tắm sạch, thay quần áo, rửa sạch tay, súc miệng kỹ sau khi vào bệnh viện hoặc tiếp xúc với trẻ bệnh rồi mới được chăm sóc, ôm ấp trẻ lành.
Để ứng phó kịp thời với sởi
Rửa tay thật sạch bằng xà phòng diệt khuẩn để hạn chế mầm bệnh. Ảnh: Getty Images
Những điều mẹ nên tránh
  1. Không nên hốt hoảng đưa trẻ dưới 9 tháng tuổi đi tiêm ngừa. Nếu người mẹ đã chích ngừa sởi đủ thì con của họ sinh ra rất khó bị sởi trước 9 tháng tuổi.
  2. Không vì sởi lan nhanh mà đưa con đi chích mũi vắc – xin thứ 2 trước lịch hẹn của bác sĩ. Việc tiêm phòng phải theo đúng lịch của chương trình tiêm chủng và cần theo hướng dẫn. Ví dụ lịch hẹn mũi thứ 2 lúc 18 tháng tuổi thì bạn không nên vì lo dịch mà cho con tiêm mũi thứ 2 sớm hơn.
  3. Không nên “ bằng mọi giá” phải đưa con đi tiêm vắc – xin ngay, kể cả khi con đang sốt vì lo dịch sởi. Khi trẻ đang sốt, đang tiêu chảy, đang có những dấu hiệu sức khỏe không ổn định thì không nên tiêm ngừa bất kỳ vắc – xin gì.
  4. Với trẻ dưới 9 tháng tuổi, không nên cho trẻ ra ngoài nhiều trong giai đoạn này (đi chơi xa, đến chỗ đông người, gặp người lạ, gặp người đang ốm, ôm hôn người có nguy cơ mắc bệnh)
  5. Không nên kiêng nước, kiêng gió như quan niệm dân gian kể cả trong trường hợp bé đang phát ban, nghi bị sởi hay đang bị sởi. Vì kiêng nước, kiêng gió trẻ sẽ mất vệ sinh cơ thể khó chịu gây nhiễm trùng da.
  6. Không dùng các bài thuốc dân gian được cho là có thể phòng/ chữa trị sởi cho bé như tắm nước hạt mùi gì, uống thuốc Nam – Bắc. Những phương pháp này chưa có cơ sở khoa học và có thể gây hại cho trẻ 
Nguồn :http://www.ebe.vn/be-yeu/thuoc-phat-trien/tre-so-sinh/suc-khoe/thang/9/de-ung-pho-kip-thoi-voi-soi-1961

Chủ Nhật, 19 tháng 4, 2015

Trong thời tiết lạnh như hiện nay, đôi khi những việc làm để chăm sóc và giữ ấm bé của cha mẹ vô tình lại gây hại trực tiếp đến con. Chính vì thế, các phụ huynh cần lưu ý những việc làm sau khi chăm sóc bé vào mùa lạnh nhé.
Giữ ấm cho bé trong mùa lạnh là điều cần thiết. (Ảnh: Internet)
1. Không cho con ra khỏi nhà vì sợ lạnh
Vào mùa đông, nhất là những ngày lạnh giá, không ít cha mẹ nghĩ rằng cho bé ra ngoài, tiếp xúc với không khí lạnh khiến bé dễ bị cúm, đau họng hay sổ mũi.
Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm. Mẹ nên cho bé ra ngoài chơi, tiếp xúc với không khí lạnh để tăng cường sức đề kháng. Các trò chơi vận động ngoài trời cũng giúp bé khoẻ mạnh hơn để chống lại bệnh tật.
2. Giữ ấm bé quá mức cần thiết
Việc giữ ấm bé quá mức cũng gây hại. Mẹ nên biết rằng thân nhiệt của bé không như người lớn. Bé sẽ cảm thấy nóng hoặc lạnh nhanh hơn, nếu mặc quá dày mồ hôi đổ ra không kịp khô sẽ thấm ngược lại cơ thể, dễ gây viêm phổi. Vì thế, chỉ cần mặc vừa đủ ấm.
Tốt nhất nên có một áo khoác dài tay bên ngoài, khi bé ở trong nhà hay chơi đùa thì cởi ra, lúc ra đường thì mặc vào dễ dàng. Nếu thấy bé toát mồ hôi thì nhanh chóng lau khô để tránh nhiễm lạnh, viêm họng, viêm phổi.
3. Tắm bằng nước quá nóng
Nhiều mẹ vì sợ con lạnh nên pha nước tắm nóng hơn bình thường. Tuy nhiên đây là việc sai lầm, vì da mẹ dày hơn da bé, nếu mẹ thấy ấm hơn bình thường thì bé sẽ thấy nóng. Tắm bằng nước nóng ngoài nguy cơ bỏng da còn làm cho bé thấy sợ hãi không dám tắm lần sau nữa.
Nhiệt độ nước tắm thích hợp cho bé là 33 đến 36 độ C.
4. Để nhiệt độ cao trong phòng
Vì để bé không bị lạnh mẹ để nhiệt độ điều hòa cao. Nhưng như thế sẽ khiến không khí trong phòng bị bí, ngạt, khó thở và khô da. Nhiệt độ phòng thích hợp cho bé là khoảng 25 – 28 độ C. Phòng của bé cần ấm áp nhưng không nên quá bí.
5. Mặc tã suốt 24/24
Nhiều mẹ vẫn sẵn sàng cho con mặc tã suốt vì nghĩ rằng việc đó sẽ tiện lợi và giúp bé có thể thoải mái hoạt động suốt ngày. Điều này rất nguy hiểm vì tã để lâu có thể gây tổn hại đến sức khỏe và làn da bé.
Mặc tã quá lâu không những khiến bé thấy bức bối khó chịu còn dễ bị tổn thương da do bị dính nước tiểu làm hăm, lở loét. Hơn nữa, cho bé mặc tã liên tục khiến bé có thói quen xấu là đi tiểu tự động trong tã, kéo dài vấn đề này dẫn đến bé mất phản xạ gọi cha mẹ khi muốn đi vệ sinh, và dễ bị tè dầm khi lớn.
6. Để bé nằm ngang đầu người lớn khi ngủ
Vào mùa đông, cha mẹ sợ bé đạp chăn trong khi ngủ hoặc bé quá nhỏ nên đã cho con nằm cùng giường. Tuy nhiên, không ít cha mẹ khi cho con nằm cạnh người lớn đã để đầu của bé nằm ngang hàng với đầu người lớn.
Với tư thế nằm này, không tránh khỏi cha mẹ có thể thở vào mặt bé khiến bé khó thở hoặc ngủ không ngon. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, cha mẹ nên cho đầu bé thấp dưới cằm của người lớn.

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

Móng tay, móng chân của bé sơ sinh vốn rất mềm mại, yếu ớt nhưng vẫn đủ độ sắc nét và có thể làm tổn thương làn da bé.
Móng tay bé mọc nhanh trong những tháng đầu đời, do vậy mẹ cần cắt tỉa cho bé mỗi tuần 1-2 lần. Riêng móng chân sẽ mọc chậm hơn nên bạn không cần cắt móng chân cho đến khi bé được 6 tháng tuổi.
Để cắt móng tay cho bé an toàn, lý tưởng nhất là mẹ cắt lúc bé đang ngủ hoặc sau khi bé tắm xong. Sau khi bé tắm, móng tay mềm nên dễ cắt. Còn lúc bé ngủ nhằm hạn chế bé quẫy, giãy khóc có thể làm mẹ cắt phạm vào da.
Mẹ đã biết cắt móng cho bé sơ sinh?
Chọn chỗ sáng để cắt móng tay để đảm bảo mẹ có thể thấy thật rõ. Ảnh: Getty Images
Nên có hai người lớn, một người ẵm giữ bé và một người cắt móng tay. Tránh vừa cầm kéo vừa ôm bé cắt móng tay, nhất là với những người lần đầu làm mẹ vì sự lóng ngóng của bạn có thể khiến công việc này trở nên khó khăn hơn.
Chọn chỗ sáng để cắt móng tay để đảm bảo mẹ có thể thấy thật rõ. Để đảm bảo an toàn cho bé, hãy dùng dụng cụ cắt móng dành riêng cho trẻ em không dùng bấm móng tay của người lớn hoặc kéo lớn để cho trẻ cắt cho trẻ nhỏ. Nên cắt ngắn móng dọc theo đường cong của ngón tay, sau đó dùng giũa mài nhẹ nhàng các cạnh thô.
Lưu ý, tuyệt đối không dùng miệng để cắn móng tay cho bé sơ sinh vì sẽ dễ gây nhiễm trùng cho bé. Trường hợp vô tình bé bị chảy máu, hãy bình tĩnh dùng gạc vô trùng đắp lên vết thương, sau đó chỉ bôi chút kem mỡ kháng sinh dành cho trẻ em là được mẹ nhé.

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

"Rốn lồi xấu lắm", đâu có mẹ nào muốn con như vậy phải không? Vì thế có cách nào giữ cho bé từ lúc sơ sinh không bị lồi rốn không?
Hiện tượng uốn mình, vặn mình, khóc to, rặn khi đi vệ sinh (vì táo bón) rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Điều này thường sẽ giảm dần, nhưng ở một số trẻ rốn ngày càng lồi lên do phần thành bụng quanh rốn còn mỏng, áp lực trong thành bụng đẩy ruột vào phần chân rốn, khiến chân rốn phồng to lên. Hiện tượng này không nguy hiểm, nhưng sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Đừng để bé bị lồi rốn
Đừng để bé bị lồi rốn mẹ nhé (Ảnh: Internet)
Thế nên, mẹ cần phải làm gì khi phát hiện rốn bé lòi ra?
- Nên lấy đồng xu (loại 2.000 đồng), hoặc một miếng nhựa tròn có độ lớn tương tự, gói lại bằng băng gạc sạch, để lên lỗ rốn. Dùng băng thun rốn (có đàn hồi) quấn xung quanh bụng bé.
- Liên tục theo dõi để đồng xu không bị rơi ra (vì bé hay cử động, đồng xu rất khó giữ đúng vị trí ở rốn). Cách này phải kiên trì một thời gian rốn mới hết lồi.
- Hạn chế trẻ gào khóc, rặn nhiều do táo bón… để giảm bớt áp lực trong bụng đẩy ra.
- Sau vài tháng rốn sẽ nhỏ lại. Nếu thấy rốn vẫn to và phồng nhiều, hãy mang trẻ đến bệnh viện chuyên khoa để khám lại và được tư vấn.
“Ví dầu cầu ván đóng đinh, cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi … ”, những lời à ơi thế này ắt hẳn không mấy xa lạ với các mẹ. Vì bản thân chúng ta ngày bé cũng được nghe từ bà từ mẹ, rồi giờ đây dùng nó để đêm đêm vỗ về con yêu vào giấc ngủ nồng nàn.
Và mẹ có biết không, ngoài việc giúp bé dễ ngủ, lời ru của mẹ còn có những lợi ích tuyệt vời khác nữa đấy.
1. Cho con ngủ ngon hơn
Nếu các mẹ để ý bạn sẽ thấy, đằng sau toàn bộ các thể loại bài hát ru mẹ nhẹ nhàng hát cho bé nghe sẽ giúp con nhanh chóng rơi vào giấc ngủ sâu một cách từ từ. Do đó, hát ru nên được các mẹ coi như một phần thói quen trước khi đi ngủ.
Bên cạnh đó, việc hát ru cho bé trước khi đi ngủ cũng giúp bé hình thành thói quen. Bởi cứ mỗi khi bạn hát ru cho bé, bé sẽ biết là đã đến giờ bé phải đi ngủ, và việc được nghe hát ru cũng khiến tâm lý bé thoải mái đi vào giấc ngủ hơn.
2. Tình cảm mẹ con được thắt chặt
Ngay khi còn trong bụng mẹ, bé đã có thể cảm thụ về thế giới xung quanh. Nếu nghe thấy giọng hát ru của mẹ trong chín tháng thai kỳ sẽ có ích rất lớn trong việc hình thành nhân cách cũng như suy nghĩ, năng khiếu của con sau này.
Khi chào đời, được mẹ hát ru sẽ giúp con ngủ ngon và tình mẫu tử thêm khăng khít. Đây chính là cơ hội để các mẹ bày tỏ tình yêu, sự thân mật của mình với con cái. Và em bé của bạn cũng đón nhận tình cảm này một cách tập trung, cảm thấy gắn bó với mẹ hơn.
5 lợi ích tuyệt vời từ lời ru của mẹ
Lời ru của mẹ còn có những lợi ích tuyệt vời. Ảnh: Getty Images
3. Luyện tập kỹ năng nói cho con
Khi được mẹ hát ru những bài hát lặp đi lặp lại với vần điệu nhịp nhàng, bé vô hình được củng cố âm thanh và điều này có giá trị to lớn cho việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ sau này.
Thực tế, mỗi bài hát ru cung cấp cho trẻ cơ hội để nghe âm thanh trong mô hình dự đoán, nhận biết và hiểu biết chúng. Sau này, từ đó trẻ có thể thực hành âm thanh mà thậm chí chính bản thân các bé cũng không nhận ra chúng đang làm như vậy.
4. Giúp con thấy an toàn
Giai điệu nhẹ nhàng, du dương của các bài hát ru mang lại cảm giác an toàn và yên bình cho sự nhạy cảm của trẻ sơ sinh.
Ngoài ra, khi bạn đung đưa chiếc nôi và hát ru sẽ giúp trẻ trở nên quen dần với “cảm xúc” của chuyển động âm thanh. Nếu không có sự tiếp xúc với âm thanh của những bài hát ru, trẻ sơ sinh sẽ rất dễ bị giật mình với những tiếng ồn.
5. Rèn kỹ năng nghe cho con
Hát ru còn rèn kỹ năng nghe cho bé. Khi mẹ hát ru, bé sẽ tập trung lắng nghe tiếng mẹ, vì thế, bé có thể rèn luyện và phát triển được kỹ năng nghe ngay từ khi còn nhỏ. Điều này rất có ích cho việc học tập của bé sau này.
Với những lợi ích tuyệt vời ở trên thì tại sao ngay từ bây giờ các mẹ không tập luyện và học một số bài hát ru để có thể hát cho bé nghe và gắn kết thêm tình cảm với bé nhỉ.
Phần lớn các bài hát ru đều xuất phát từ những bài ca dao, đồng dao… Mỗi mẹ nên có một cách hát ru riêng, gây ấn tượng đặc biệt với bé khi bé lớn hơn một chút. Vì thế, các mẹ nên chú ý cách hát ru thế nào cũng rất quan trọng. Hãy chọn ra cách hát ru phù hợp với bản thân và điều quan trọng nhất là bé nhà bạn yêu thích nhé.
Hỏi:
Các bạn ơi, cho con ngủ võng điện có hại không? Mình mua cái rổ để lưng con thẳng có được không ạ?
Trương Kim Thắm
Giấc ngủ của bé rất quan trọng. Ảnh: Getty Images
Trả lời:
Việc nằm nôi điện lắc liên tục tuy không gây ra những tổn thương nặng đến não. Nhưng cũng chưa biết có hại hay không vì việc rung lắc liên tục kéo dài cả giờ đồng hồ, lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày, và lặp đi lặp lại mỗi ngày có tác động đến sự phát triển của não. Nằm nôi hoài có thể sẽ tập cho bé con của em một thói quen xấu là bé chỉ ngủ khi được đung đưa. Do đó, nếu sử dụng nôi điện thì em chỉ nên lắc nhẹ để ru bé ngủ, sau đó cài cho nôi đứng yên. Vậy nhé em.
Lữ Thị Trúc Mai
(BV Hùng Vương)
Ngày nay, các mẹ thường rỉ tai nhau về các phương pháp dạy con, kiểu Nhật, kiểu Anh, kiểu Pháp, kiểu Mỹ … và trong đó thường kèm theo việc cho con ngủ riêng để rèn luyện tính tự lập như Tây từ nhỏ.
Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học lập luận mạnh mẽ rằng, việc ngủ chung cùng ba mẹ đối với trẻ có rất nhiều lợi ích.
1. Tăng cường sự tin tưởng và tính tự lập.
Một lý do để phản đối việc ngủ chung rất phổ biến là việc này khiến trẻ phụ thuộc vào ba mẹ, không bao giờ chịu “ra riêng” khi lớn.
Tuy nhiên, lý lẽ nghe đúng chắc như vậy lại bị khoa học phủ nhận, thực tế những đứa trẻ được ngủ cùng ba mẹ sau này sẽ tự lập hơn.
Cụ thể như sau:
- Những cậu bé 3 tuổi ngủ cùng bố mẹ thường ít gặp khó khăn hơn khi ngủ riêng.
- Phần lớn những sinh viên có tuổi thơ ngủ cùng ba mẹ công nhận họ tự lập hơn.
Lý do vì sao?
Mỗi đứa trẻ khi được ngủ cùng ba mẹ sẽ sinh ra sự tin tưởng và tâm lý vững vàng, bởi chúng biết rằng ba mẹ sẽ luôn ở bên mỗi khi chúng cần. Đó là lý do vì sao trẻ không bị hoang mang và dễ tự lập sau này.
7 lý do khôn ngoan khi cho con ngủ cùng
Việc ngủ chung cùng ba mẹ đối với trẻ có rất nhiều lợi ích. Ảnh: Getty Images
2. Tránh được việc mút tay ở trẻ.
Trẻ mút tay là một phản xạ tự nhiên cho thấy con cần tìm một liệu pháp cho tâm lý để dỗ dành an ủi bản thân. Ở châu Âu, các bé từ 1 – 7 tuổi có đến 96% mút thường xuyên ngón tay cái của mình.
“Một em bé thường xuyên được ở bên bố mẹ khi ngủ, được ôm ấp vỗ về thường ít có biểu hiện mút tay, cũng không cần những đồ vật trấn an tâm lý” – TS. Jay Gordon nói.
Lý do là vì chúng đã có ba mẹ, là những người trấn an tâm lý tuyệt vời cho mình.
3. Xây dựng lòng tự tin ở trẻ.
Những đứa trẻ lớn lên từ giấc ngủ trong chiếc giường của gia đình sẽ tự tin, ít gặp vấn đề về hành vi, sống vui vẻ hơn, thỏa mãn hơn trong cuộc sống. Trẻ cũng ít gặp rối loạn tâm lý do stress so với trẻ không được ngủ cùng ba mẹ.
4. Tăng cường tình cảm gia đình.
Việc cho con ngủ chung đã truyền đến con một thông điệp: “Bố mẹ rất quan tâm đến con, con rất quan trọng với bố mẹ”.
Những đứa trẻ được nuôi dạy theo phong cách “cả nhà một giường” sẽ gắn bó gia đình hơn, có liên hệ chặt chẽ với ba mẹ, có tâm trạng vui vẻ thoải mái hơn những bé ngủ riêng.
Đơn giản vì việc ngủ chung mang lại nhiều thời gian chung cả nhà bên nhau, để chia sẻ tình yêu, nuôi dưỡng những khoảnh khắc vui vẻ ngọt ngào qua từng hơi thở ấm áp trong giấc ngủ yên bình.
5. Phát triển tốt thể trạng, tâm lý
Theo cùng với những lợi ích về tâm lý, các bé ngủ chung ba mẹ có thể trạng tốt hơn, phát triển nhanh hơn không chỉ cao lớn mà còn phát triển tối ưu về cảm xúc, trí tuệ, thể lực. Có thể chính những vuốt ve trẻ được nhận thêm khi ngủ cùng ba mẹ đã kích thích tăng trưởng.
Chưa kể, việc bé được bú mẹ khi ngủ chung cũng giúp trẻ nhanh lớn.
6. Giảm nguy cơ Hội chứng đột tử (SIDS) và stress ở trẻ.
Các nghiên cứu cho thấy, các bé ngủ riêng thường đối mặt với nguy cơ đột tử và stress. Các bé ngủ chung với ba mẹ có sự hài hòa về tâm lý với mẹ. Sự gần gũi mẹ con giúp điều hòa hơi thở, tình trạng giấc ngủ, nhịp tim và thân nhiệt của trẻ.
Những trẻ ngủ riêng, bị bỏ khóc một mình sẽ tăng nồng độ hormone cortisol, tổn hại đến sự phát triển não bộ, dễ bị stress, dễ ốm hơn, bình phục lâu hơn.
7. Mẹ cho bú dễ hơn
Trong thời gian bé còn bú mẹ, ngủ chung mẹ sẽ cảm thấy được nghỉ ngơi nhiều hơn vì không phải ra khỏi giường đến bên nôi mới cho con bú được. Giấc ngủ ít bị quấy rầy hơn, mẹ tỉnh táo hơn và tập trung chăm con hơn vào ngày hôm sau.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh bổ sung hàm lượng đúng DHA giúp trí não bé phát triển tối ưu. Để sữa mẹ có hàm lượng DHA cho con bú, mẹ nên ăn nhiều thức ăn giàu DHA như cá, trứng… Dưới đây là một số món ăn dặm có chứa nhiều DHAđể mẹ bổ sung vào chế độ dinh dưỡng cho bé nhé.
Bột trứng bí xanh
Trong trứng chứa nhiều khoáng chất như sắt, kẽm, đồng, mangan, i ốt… các vitamin B1, B6, citamin A, D, K. Bột gạo chứa nhiều protein, chất béo, chất xơ, axit amin, vitamin B1, B3, B6. Ngoài ra bí xanh chứa nhiều loại vitamin như B1, B2, B3, C, carotene và các chất khoáng như can-xi, phốt-pho, sắt.
Thực đơn cho bé chứa nhiều DHA 1
Nguyên liệu:
Bột gạo: 4 thìa canh đầy (40g)
Bí xanh cắt nhuyễn hấp chín: 1 thìa canh vun (10g)
Trứng gà: 1 quả (40g)
Dầu ăn: 1 thìa canh đầy (5g)
Nước: 1 bát đầy (250ml)
Cách làm: Cho bột gạo vào nước khuấy đều cho bột tan, bắc lên bếp nấu sôi. Khuấy đều tay trên bếp để bột không bị vón cục. Trứng gà đập ra chén đánh tan. Cho từ từ trứng vào nồi bột khuấy đều tay. Bột chín cho dầu ăn và bí vào khuấy đều. Nhắc xuống để ấm vừa rồi cho bé ăn.
Bột ngũ cốc, sữa, trứng
Bột ngũ cốc chứa nhiều chất xơ, vitamin A, D, B, E và các khoáng chất như can-xi, phốt-pho. Sữa tươi chứa đạm, enzyme, axit lactic, vitamin D, phốt-pho. Trong trứng chứa nhiều khoáng chất như sắt, kẽm, đồng, mangan, i ốt… các vitamin B1, B6, citamin A, D, K.
Nguyên liệu
Thực đơn cho bé chứa nhiều DHA 2
Bột mì: 2 thìa canh đầy (25g)
Lòng đỏ trứng: 3 cái
Sữa tươi: 300ml
Đường cát khoảng 50g, một ít vani, 1 hộp ngũ cốc (ceral) ăn liền, 2 quả dâu tươi.
Cách làm:
Trộn đều sữa tươi, đường, lòng đỏ trứng, bột mì xong cho qua rây lọc mịn. Trút hỗn hợp vào nồi nhỏ bắc lên bếp khuấy luôn tay trên lửa vừa cho đến khi bột sánh lại. Cho vani vào trộn đều rồi bắc ra cho nguội bớt. Cho bột sữa trứng vào chén của bé, rắc ngũ cốc và dâu tươi xắt hạt lựu lên trên, trộn đều rồi cho bé dùng ngay.
Bột thịt gà, rau ngót
Thịt gà chứa đạm, vitamin nhóm B, các khoáng chất như sắt, can-xi, ka-li, phốt-pho. Rau ngót chứa nhiều axit amin, đạm thực vật, khoáng chất và vitamin K. Bột gạo chứa nhiều đạm, chất béo, chất xơ, axit amin, vitamin B1, B3, B6.
Nguyên liệu:
Bột gạo lức: 2 thìa canh vun đầy (20g)
Bột gạo: 2 thìa canh vun (20g)
Rau ngót băm nhuyễn: 1 thìa canh đầy (10g)
Thịt gà băm nhuyễn: 1 thìa canh đầy (20g)
Dầu ăn: 1 thìa canh đầy (5g)
Nước: 1 bát đầy (250ml)
Cách làm:
Cho thịt gà băm nhuyễn và bột gạo lức vào nước, khuấy tan, bắc lên bếp nấu sôi. Bột sôi cho rau ngót và dầu ăn vào, khuấy đều cho bột chín. Nhắc xuống để ấm vừa cho bé ăn.
Cá hấp nghiền
Thực đơn cho bé chứa nhiều DHA 3
Trong cá chứa nhiều vitamin thiết yếu như vitamin A, D, các khoáng chất như phốt-pho, magie6, kẽm và i-ốt… Đặc biệt một số loại cá như cá hồi còn chứa can-xi, omega-3.
Nguyên liệu:
100g phi lê cá hồi hoặc cá thu
Dầu đậu nành hoặc dầu mè: 1 thìa canh đầy (5g)
Cách làm:
Cho cá hồi vào nồi/chảo hấp với lượng nước vừa đủ cho đến khi cá chín đều. Cẩn thận lóc bỏ da cá và gỡ cho hết xương cá. Cho vào máy xay nhuyễn. Thêm 1 thìa cà phê dầu đậu nành hoặc dầu mè.
Ảnh: Getty Images

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015

Bé nhà bạn đang ở độ tuổi ăn dặm. Ngoài thịt, cá, trứng, sữa, rau là một thực phẩm bạn cần bổ sung trong thực đơn hàng ngày của bé. Không nên chỉ ăn một loại rau liên tiếp mà mẹ nên xen kẽ bằng một số rau củ quả khác như rau cải xanh, nấm, bí ngô, cà-rốt, đậu xanh, đậu phộng.
Ebe.vn xin giới thiệu bốn loại rau phổ biến với giá trị dinh dưỡng cao để bạn chọn cho bé yêu.
Rau ngót
Rau ngót giàu vitamin nhóm B, nhiều đạm, vitamin C và beta carotene. Lượng vi chất này sẽ được chuyển hóa trong cơ thể thành vitamin A giúp mắt bé thêm tinh anh và có sức khỏe tốt.
Trong 100g rau ngót có khoảng 185mg vitamin C, 6,2g đạm. Lượng vitamin C gấp chừng 5 lần so với cam. Vitamin C giúp bé tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật. Vitamin nhóm B trong rau ngót giúp bé tăng cường chuyển hóa, đạm cần trong giai đoạn tăng trưởng nhanh.
Cách chế biến
Bạn nên chọn phần lá non, màu xanh nhạt hoặc lá mỏng khi chế biến rau ngót cho bé. Những cuống lá có màu xanh đen hoặc lá dày là đã già và đã bị giảm nhiều lượng đạm.
Lá rau ngót càng to càng có nhiều dinh dưỡng. Do lá rau ngót sau khi nấu thường cứng, nên sau khi rửa sạch, bạn cần phải vò nát rồi thái nhuyễn trước khi trộn vào món bột, cháo của bé.
Rau đay
Rau đay có nhiều canxi, trong 100g rau đay có chứa khoảng 182mg canxi. Đây là can xi thực vật đóng góp rất tích cực vào việc hình thành cấu trúc hệ xương cho bé. Bên cạnh đó, rau đay còn giàu beta carotene và sắt. Sắt giúp bé đủ máu để lớn nhanh. Rau đay có chất xơ và có tính nhớt, giúp giữ nước trong phân, làm mềm phân, giúp bé nhuận tràng, chống táo bón – triệu chứng thường gặp trong giai đoạn uống nhiều sữa.
Cùng nhóm với rau đay là rau mồng tơi, mẹ có thể htay đổi loại rau này trong thực đơn của bé.
Cách chế biến
Khi chế biến thức ăn cho bé bằng rau đay, bạn không nên nấu cả cuống mà chỉ lấy phần lá vì cuống rau đay cứng. Mẹ nên chọn rau đay có lá nhỏ hay thân đỏ vì chứa nhiều canxi và sắt hơn loại rau lá to hay thân màu trắng.
Rau dền
Là loại rau giàu canxi nhất trong các thực phẩm thực vật, hàm lượng canxi trong rau dền cao hơn rau đay. Trong 100g rau dền có khoảng 357mg canxi.
Rau dền còn chứa betacarotene và vitamin B1. Trong 100g rau đần có khoảng 0,36 mg vitamin B1. Vitamin này rất cần để cơ thể bé chuyển hóa chất bột, chất đường, chất đạm thành năng lượng, CO2, nước và các chất thải. Chúng còn giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn. Rau dền cơm (có nụ hoa) giàu dinh dưỡng hơn rau dền đỏ.
Cách chế biến
Đây là loại rau thân ống, có nhiều xơ nên bạn cần chú ý khi sơ chế phải tước xơ để bé dễ ăn hơn. Nhớ rửa sạch, nấu nhừ và xay trước khi cho bé ăn.
Súp-lơ
Súp-lơ rất giàu protein, đặc biệt là các axit amin thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được. Vì thế đây là loại thực phẩm rất hữu ích cho trẻ đang phát triển. Ngoài ra súp-lơ còn chứa nhiều axit folic, đây là axit tham gia mạnh mẽ vào quá trình tổng hợp AND của tế bào, tăng số lượng tế bào và giúp cơ thể bé lớn nhanh vượt bậc. Trong 100g súp-lơ có khoảng 60mg axit folic.
Cách chế biến
Chị lấy phần bông và một chút cuống sát bông cho bé ăn, phần còn lại bỏ đi. Súp-lơ xanh tốt hơn súp-lơ trắng vì chúng có chứa những chất cần thiết cho trẻ nhiều hơn. Không chọn các súp-lơ xanh đã nở hoa vàng vì khi đó các chất dinh dưỡng đã bị chuyển hóa và giảm chất lượng, dễ bị thối hỏng và chứa nhiều chất độc hại. Do đó mẹ không nên cho bé ăn loại súp-lơ này.