-->
Hiển thị các bài đăng có nhãn chăm sóc trẻ sơ sinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chăm sóc trẻ sơ sinh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 8 tháng 4, 2015

Mùa đông đang lạnh hơn, việc mẹ massage cho bé sơ sinh không chỉ giúp cho việc tuần hoàn máu mà còn giúp bé luôn khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, dẻo dai hơn. Và hơn nữa, không cần mẹ phải massage nhiều lần trong ngày, chỉ cần thực hiện mỗi ngày một lần trong phòng ngủ ấm áp là được.
Khi massage cho bé sơ sinh các mẹ cần chú ý phải rửa tay thật sạch đồng thời cần phải tháo tất cả những đồ trang sức có khả năng làm trầy xước da của bé trong quá trình massage nhé.
Việc mẹ massage cho bé sơ sinh không chỉ giúp cho việc tuần hoàn máu mà còn giúp bé luôn khỏe mạnh. Ảnh minh họa: Internet
1. Cách massage mặt cho bé
Khi massage cho bé, mẹ đặt các ngón tay lên trán bé và massage nhẹ nhàng sang hai bên thái dương, sau đó vuốt từ chân lông mày sang 2 bên. Di chuyển tay dọc xuống hai bên mặt của bé giống như bạn đang mở một cuốn sách.
Lặp lại động tác này 5 lần. Dùng 10 đầu ngón tay vỗ nhẹ lên mặt bé, lặp lại nhiều lần.
2. Massage tay cho bé
Để massage tay cho bé, bạn hãy cầm tay con thật nhẹ nhàng và truyền hơi ấm sang cho bé để bé biết là bạn chuẩn bị massage tay cho bé. Cách massage này sẽ giúp bé thả lỏng và làm khỏe các cơ bắp, thư giãn cho cánh tay giúp tăng cường sự cứng cáp và cử động của bé.
3. Massage cổ tay cho bé
Cách massage này cũng sẽ giúp bé thả lỏng và làm khỏe các cơ bắp. Tay trái bạn nắm nhẹ nhàng cổ tay bé, tay phải vuốt từ trên xuống dưới dọc theo cánh tay. Bạn hãy làm tương tự với tay còn lại. Sau đó nhẹ nhàng mở bàn tay của bé ra. Bạn dùng ngón cái xoa theo vòng tròn đều theo từng ngón tay của bé. Túm nhẹ lấy từng ngón tay kéo ra rồi buông. Lặp lại 10 lần động tác này. Cách này sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
4. Massage chân
Bạn hãy để chân bé vào giữa hai lòng bàn tay và nhẹ nhàng lăn qua lăn lại chân bé trên hai bàn tay bạn. Hầu hết các bé đều rất thích hành động này. Việc lăn như thế giúp chân bé ấm lên nhanh chóng. Một tay cầm bàn chân bé, tay kia dùng ngón cái xoa và ấn nhẹ vào lòng bàn chân con. Lặp lại tương tự với chân kia. Việc này sẽ giúp máu lưu thông được dễ dàng nhất.
Ảnh minh họa: Internet
5. Massage ngực bé và bụng bé
Để massage bụng cho bé, bạn cần làm ấm vài giọt dầu trong tay bạn, dùng hai bàn tay xoa nhẹ vùng ngực sang hai bên. Làm nhiều lần động tác này. Bạn hãy dùng từng bàn tay một vuốt từ bên phải sang bên trái bé, lặp lại nhịp nhàng, uyển chuyển.
6. Massage lưng cho bé
Việc massage lưng sẽ giúp xương sống của bé trở nên cứng cáp hơn. Bạn hãy cho bé nằm sấp, đặt hai bàn tay lên lưng bé, xoa nhịp nhàng lên xuống theo chiều ngược nhau. Xoa từ lưng xuống mông bé, sau đó xoa dần lên vai rồi xoa xuống dưới 1 lần nữa. Động tác này giúp xương sống của bé trở nên cứng cáp hơn.

Những thắc mắc thường gặp về chăm sóc trẻ sơ sinh

  1. Khi bé ngủ, tôi nên đặt bé nằm ở tư thế nào?
Bạn nên đặt bé nằm ngửa khi ngủ. Nhiều trường hợp cho thấy bé ngủ ở các tư thế khác có thể xảy ra những nguy cơ có hại không mong đợi. Để lưng bé tiếp xúc với mặt phẳng nằm là tốt nhất, các trường hợp đặc biệt mới cần được bác sĩ hướng dẫn để bé có được tư thế ngủ phù hợp nhất.
2. Khi nào tôi có thể bắt đầu cho bé bú sữa mẹ?
Em bé mới chào đời có thể tìm vú mẹ ngay lập tức. Khi vừa sinh ra và được đặt vào lòng mẹ, như một bản năng bé có thể tìm thấy sự kết nối giữa ti mẹ và mùi dịch ối, và tự nhích dần đến bầu vú của mẹ. Vì vậy bạn hãy cho bé bú ngay khi vừa sinh ra đời.
Em bé mới chào đời có thể tìm vú mẹ ngay lập tức. Ảnh: Getty Images
3. Tôi nhận thấy con mình không phát triển nhanh như con một người bạn thân cùng tháng tuổi, tôi cảm thấy rất lo lắng và ép bé ăn nhiều hơn.
Mỗi đứa trẻ có cơ địa riêng trong sự phát triển, vì vậy bạn không nên so sánh và thúc ép quá trình tự nhiên đó. Điều bé cần là được lớn lên trong vòng tay yêu thương, che chở của cha mẹ và những người thân. Không nên căng thẳng, để bé phát triển theo tự nhiên và tiến trình cơ thể bé.
4. Bệnh vàng da là gì?
Bệnh vàng da là sự tích tụ của sắc tố màu da cam ở trong mật, máu, nước tiểu. Bệnh vàng da khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, khiến bé bị vàng da ở nhiều vùng và ở mắt. Nếu được điều trị kịp thời, bạn sẽ không cần phải quá lo lắng.
5. Cha mẹ tôi, mẹ chồng tôi quá can thiệp vào việc nuôi con với những kinh nghiệm cũ không khoa học, tôi phải làm sao?
Thai nghén, sinh nở và chăm sóc em bé không phải là điều dễ dàng. Bạn cần sự hỗ trợ từ cha mẹ bên nội và bên ngoại, đó là sự giúp đỡ tuyệt vời. Tuy nhiên bạn cũng cần có chính kiến vì những điều tốt nhất cho con. Nếu cha mẹ quá can thiệp vào việc nuôi bé, bạn không nên cáu giận mà cần tìm cách trấn an bằng những lời nhẹ nhàng và thái độ trân trọng. thể hiện lòng biết ơn về tình yêu thương, sự săn sóc của họ với mình. Cảm kích rằng nhờ họ mà bạn có được những kinh nghiệm quý giá trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng em bé.
6. Khi con khóc, tôi không biết phải dỗ dành làm sao?
Hãy ẵm bé và vỗ về. Khi trẻ khóc, ẵm bé là cách tốt nhất để giúp con trấn tĩnh trở lại. Đồng thời như vậy, tình mẫu tử sẽ được gắn kết sâu sắc.
7. Bé có nhận ra giọng nói của tôi ngay sau khi chào đời không?
Nhiều nghiên cứu cho thấy, bé có thể “nghe” được tiếng mẹ ngay từ khi còn nằm trong bào thai và có khả năng nhận ra giọng người mẹ ngay từ khi mới lọt lòng.
8. Tôi phải mất bao nhiêu thời gian để hồi phục hoàn toàn sau sinh?
Không ít chị em cho rằng chỉ cần vài tuần là có thể hồi phục hoàn toàn sau sinh. Tuy nhiên thậm chí ngay cả khi họ đã càm thấy thoải mái, thì giai đoạn hồi phục thực chất vẫn chưa kết thúc. Sự hồi phục cả về thể chất lẫn tinh thần cần nhiều thời gian hơn, có khi vài tháng sau sinh. Bởi sự thay đổi về sức khỏe cơ thể khi sinh là rất lớn. Để quá trình này diễn ra nhanh và trở thành một trải nghiệm tuyệt vời, bạn hãy nuôi dưỡng tốt các yếu tố tinh thần, tạo tâm lý thoải mái, tìm cách thư giãn, tập thể dục, massage cơ thể…
Trong những tháng đầu tiên bé cần phải thay quần áo thường xuyên. Với những bạn lần đầu làm mẹ, hẳn sẽ cảm thấy không tự tin khi phải thay quần áo cho cục cưng bé tí xíu vì sợ làm đau con.
Mẹ đừng lo, lần đầu tiên cảm thấy hơi vụng về một chút là chuyện bình thường. Chỉ cần một chút luyện tập, một chút kiên nhẫn và nhẹ nhàng bạn sẽ vượt qua được cảm giác sợ sệt.
Mẹ hãy tự tin thay áo cho bé nhé. Ảnh: Getty Images
Cách thay quần áo cho bé
Với các bé mới sinh thì phải luôn mặc và cởi quần áo cho bé trên vị trí có bề mặt phẳng như nệm thay đồ, giường, sàn nhà. Những nơi này rất thích hợp cho việc thay đồ vì như thế tay mẹ được rãnh không phải bế bé.
Phải cởi quần áo cho bé càng nhanh càng tốt. Khi thay quần áo mà bé khóc bạn không được cuống lên. Các bé thường rất ghét bị cởi quần áo vì bé rất sợ luồng không khí luồng vào cơ thể trần của bé. Việc cởi bỏ tất cả quần áo trên người bé còn làm cho bé cảm thấy không được an toàn. Khi còn cảm thấy như vậy bé sẽ khóc rất to. Điều này không phải là do bạn gây ra, vì vậy bạn đừng nghĩ mình là người mẹ tồi. Bạn hãy bình tĩnh thay đồ cho bé, và nhớ luôn luôn có vật gì đó thu hút sự chú ý của bé như là món đồ chơi nhiều màu sắc hay chiếc lục lạc.
Các bước mặc quần áo cho bé
  1. Đặt bé lên một nơi bằng phẳng. Đảm bảo tã lót phải sạch, nếu tã dơ thay luôn tã cho bé. Nếu như mặc áo lót cho bé, bạn gom chiếc áo lại và dùng hai ngón tay cái kéo rộng cổ áo sang hai bên.
  2. Từ từ nâng nhẹ đầu của bé lên và lồng áo qua đầu bé. Căng rộng lỗ ống tay phải và nhẹ nhàng luồn tay của bé qua. Làm tương tự như vậy với ống tay bên trái.
  3. Kéo áo lót xuống, sau đó mở khuy bấm của chiếc áo liền quần. Nhớ luôn để mắt đến bé.
  4. Trải chiếc áo liền quần ra để dễ dàng mặc cho bé. Nâng bé lên và đặt bé lên trên áo sao cho cổ bé ngang với cổ áo.
  5. Gom ống tay bên phải lại và cho nắm tay của bé vào trước, sau đó luồn tay bé qua đồng thời kéo tay áo của bé lên. Làm như vậy với ống tay áo bên kia.
  6. Luồn chân phải của bé qua ống quần và làm tương tự với chân bên kia.
Cách cởi quần áo cho bé
  1. Đặt bé lên vị trí bằng phẳng và cởi khuy áo của bé từ dưới lên trên.
  2. Vì bạn có thể phải thay tã, hãy nhẹ nhàng kéo hai chân của bé ra trước. Thay tã cho bé nếu thấy cần thiết.
  3. Nâng hai chân bé lên và đẩy áo qua lưng về phía vai.
  4. Nhẹ nhàng kéo tay của bé ra khỏi ống tay trái. Làm tương tự như vậy với tay bên kia.
  5. Nếu như bé mặc cả áo lót thì phải đẩy áo lót của bé lên phía cổ. Dùng một tay nắm lấy khuỷu tay bé, tay kia gom ống tay áo lại và nhẹ nhàng kéo ống tay áo ra.
  6. Căng rộng cổ áo của bé và cẩn thận nâng áo lót qua đầu bé sao cho không chạm vào mặt bé.
Ở những bé sơ sinh vừa chào đời có các đặc điểm ngoại hình mà mẹ thấy là“hơi xấu” thì đừng vội buồn nhé. Đó là bởi vì bé phải thay đổi để thích nghi với môi trường nước ối, chống lại vi khuẩn đấy. Một vài bộ phận trên cơ thể “càng xấu càng khỏe” đấy mẹ.
Ở những bé sơ sinh vừa chào đời có các đặc điểm ngoại hình mà mẹ thấy là“hơi xấu” thì đừng vội buồn nhé. Ảnh minh họa: Internet
1. Ngón chân bé ngắn
Một nghiên cứu ở Anh nói rằng trong quá trình tiến hoá, các ngón chân của con người ngắn lại để chạy nhanh hơn. Ngón chân dài khiến cho cơ bắp và xương nhiều, vì thế chạy sẽ nặng và chậm hơn, hiệu quả giảm xóc cũng kém.
Chính vì vậy bé sơ sinh có ngón chân ngắn là những em bé tiến hoá tốt hơn. Thêm vào đó, ngón chân ngắn cũng đòi hỏi ít máu hơn, từ đó cơ thể trẻ sẽ cung cấp năng lượng nhiều hơn đến các cơ quan khác.
2. Tai bé lớn
Theo chuyên gia y sinh học Ralph Holm cho biết, tai ngoài của con người lớn đồng nghĩa với ống tai lớn, nghe rõ hơn. Do đó rất ít người tai lớn về sau lão hoá lại bị điếc. Về lý thuyết, những em bé tai lớn luôn thính tai hơn vì nó thu thập sóng âm thanh ở khu vực rộng lớn hơn.
3. Đùi bé dày
Các nhà nghiên cứu Đan Mạch tin rằng vòng đùi và tim có mối liên hệ với nhau. Một nghiên cứu liên quan đến vòng đùi của 3000 nam giới và chỉ ra rằng những người bắp chân to, chu vi bắp đùi hơn 60cm thường khỏe mạnh hơn, ít nguy cơ mắc bệnh tim và tỉ lệ chết sớm cực thấp.
Phần thịt ở đùi rất quan trọng, khi bị hư hại, chúng sẽ sản sinh ra nhiều cytokine chất béo, dẫn đến tình trạng viêm trong cơ thể, trong đó có thể dẫn đến tình trạng viêm của bệnh tim mạch, tiểu đường và các kháng thể insulin. Bé có đùi dày cũng là những em bé khoẻ mạnh.
4. Mũi bé to
Nghiên cứu khoa học của Mỹ cho thấy mũi càng lớn, nguy cơ hít phải bụi và các chất ô nhiễm khác càng ít; khả năng chống lại các vi khuẩn có hại càng mạnh. Vì vậy, bé có mũi to rất ít khi bị cảm cúm.
Mũi có mối quan hệ mật thiết với hệ hô hấp, mũi to bé hít được nhiều không khí nên hô hấp phát triển tốt, mũi nhỏ hô hấp yếu, có thể hay bị khó thở, tức ngực.

Thứ Ba, 7 tháng 4, 2015

Lần đầu làm cha mẹ nên nhất cử nhất động của con đều khiến chúng ta lo lắng. Thực chất một số "triệu chứng lạ" mà bố mẹ phát hiện được cũng chỉ là bình thường mà thôi. Đừng quá nghiêm trọng vấn đề lên nhé.
1. Thở không đều trong khi ngủ
Lồng ngực của bé sơ sinh thường nhỏ, do vậy, quá trình trao đổi khí thường ít hơn. Số lần hô hấp bình thường ở bé sơ sinh là 40-50 lần/phút. Ngoài ra, do hệ thần kinh của bé chưa phát triển hoàn chỉnh, nên nhịp thở của bé cũng không đều, đặc biệt là trong khi ngủ.
Những thay đổi dù nhỏ nhất ở bé sơ sinh cũng dễ dàng làm bố mẹ lo lắng. (Ảnh: Internet)
2. Nôn trớ
Đối với bé mới sinh, đây là hiện tượng sinh lý bình thường. Khi mới sinh, dạ dày bé thường nằm ngang, gần với thực quản. Do vậy, sau mỗi lần bú mẹ hoặc uống sữa, chỉ cần một vài cử động mạnh là bé có thể bị nôn trớ. Để hạn chế hiện tượng này, bạn nên bế dựng bé ngay sau khi bú hoặc uống sữa từ 5-10 phút và vỗ nhẹ vào lưng bé để bé ợ hơi ra ngoài.
3. Hắt hơi, ngạt mũi nhẹ
Đây không phải là biểu hiện của bệnh cảm cúm. Ở bé sơ sinh, lớp niêm mạc mũi chưa phát triển hoàn thiện, do vậy không khí bên ngoài hoặc 1 vài cặn sữa có thể gây phản xạ hắt hơi hoặc nghẹt mũi nhẹ ở bé. Đây chính là biểu hiện sinh lý tự vệ của bé, chứ không phải do bị nhiễm lạnh hoặc cảm cúm.
4. Ra mồ hôi chân, tay
Nhiệt độ trong bụng mẹ rất lý tưởng và ổn định cho sự phát triển của bé. Ngay khi mới sinh, sự thay đổi nhiệt độ ngoài môi trường sẽ có tác động rất lớn đến quá trình hô hấp và bài tiết của cơ thể bé. Khi nhiệt độ môi trường cao, bé sẽ điều hòa thân nhiệt bằng cách thoát mồ hôi. Do vậy, các mẹ chỉ cần chú ý lau khô người cho bé, giữ nhiệt độ trong phòng ổn định là ổn.
5. Nhiều tóc hoặc ít tóc
Số lượng và màu tóc của bé sơ sinh có liên quan chặt chẽ tới chế độ dinh dưỡng của mẹ trong quá trình mang thai cũng như các yếu tố di truyền của gia đình. Do vậy, nếu khi sinh ra, bé ít tóc hoặc màu tóc không đen thì bạn cũng đừng nên lo lắng. Nếu thấy tóc bé quá ít, kèm theo đó là các hiện tượng như đổ mồ hôi nhiều, hay hoảng sợ khi ngủ, ngủ ít, bỏ ăn… thì bạn nên cho bé đi khám bác sỹ để có được lời khuyên hợp lý. Vì khi đó, rất có thể bé đang bị thiếu canxi, thiếu sắt hoặc thiếu máu.
6. Sưng tuyến vú
Bất luận là trai hay gái, bé sau 3-5 ngày sinh thường xuất hiện nốt nhỏ như hạt đậu, sờ vào thấy mềm và bóp nhẹ có thể ra sữa. Điều này là do ảnh hưởng từ nội tiết tố estrogen của mẹ. Hiện tượng này sẽ mất sau 2-3 tuần. Bạn không nên lo lắng và vệ sinh cho bé bằng cách bóp mạnh vào tuyến vú của bé. Điều này có thể gây sưng hoặc nhiễm trùng, ảnh hưởng tới sự phát triển tuyến vú của bé trong tương lai.
7. Chảy máu âm đạo ở bé gái
Một số bé gái sau khi sinh 1 tuần, ở âm đạo có thể chảy một ít máu hoặc chất nhầy màu trắng do thai nhi vẫn chịu ảnh hưởng nội tiết tố của người mẹ và nội mạc tử cung đã bắt đầu phát triển. Trong giai đoạn này, cần giữ vệ sinh âm đạo cho bé thật sạch để tránh nhiễm trùng.
Chăm sóc bé sơ sinh trong những ngày sau sinh là một việc vô cùng quan trọng. Vì nó ảnh huởng không ít đến sự phát triển toàn diện của cháu bé trong tương lai. Chăm sóc và nuôi dưỡng tốt trong thời gian này sẽ có ích trong việc giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong của bé sơ sinh.
1. Chăm sóc ngay sau khi sinh
Giữ ấm cho bé: bé có thể bị lạnh ngay cả ở mùa hè, vì ngay khi lọt lòng mẹ, nước ối bao quanh bé bay hơi làm mất nhiệt, bé bị hạ thân nhiệt. Bé bị hạ nhiệt độ rất dễ bị viêm phổi hoặc các bệnh khác. Vì vậy, giữ ấm cho bé ngay sau đẻ là một điều cần thiết.
Vệ sinh: Trước khi tiếp xúc với bé phải rửa tay sạch bằng xà phòng. Tã, khăn quấn cho bé phải giữ khô và sạch. Các dụng cụ dùng cho bé cũng cần được khử trùng sạch sẽ và cẩn thận.
Sữa cho bé: Tốt nhất cho con bú bằng sữa mẹ hoàn toàn. Nếu cho bé bú thêm sữa ngoài thì sữa phải đảm bảo vệ sinh, tiệt trùng, nhiệt độ vừa phải và đúng loại sữa dành cho bé sơ sinh.
Chăm sóc bé sơ sinh trong những ngày sau sinh là một việc vô cùng quan trọng. Ảnh minh họa: Internet
2. Chăm sóc những ngày tiếp theo
Theo dõi hàng ngày: Chú ý theo dõi sự chuyển biến của màu da, nhịp thở, nhịp tim, thân nhiệt hàng ngày, tiêu hoá và đường tiết niệu. Nếu có sự chuyển biến lạ phải gặp bác sĩ để được kịp thời xử trí những tình huống không may xảy ra.
Chăm sóc rốn: Chăm sóc rốn là một quá trình liên tục phải chăm sóc và theo dõi từ ngày sinh cho tới khi rốn rụng và liền sẹo. Bạn cần luôn giữ cho rốn của bé khô, thoáng và sạch sẽ, cuống rốn sẽ tự rụng sau 1 tuần. Nếu sau 10 ngày không thấy rốn rụng phải cho bé tới gặp bác sĩ để cắt bỏ cuống rốn. Nếu không đuợc vô khuẩn, không đảm bảo vệ sinh, rốn bé sẽ dễ bị viêm nhiễm. Những trường hợp như vậy cần đến các trung tâm y tế gần nhất để được các bác sĩ chăm sóc và tư vấn.
Chăm sóc da và giữ vệ sinh: Vệ sinh thân thể, tắm rửa bằng nước sạch, nước ấm, trong phòng nhiệt độ khoảng 25 độ C, dùng xà phòng cho riêng cho bé, tránh làm da bé bị xây xát, tránh để nước vào rốn, vào tai, và không nên tắm quá lâu sau 10 phút.
Phòng cho bé: Cần luôn giữ ấm, sạch sẽ, khô thoáng. Chăn màn và tã lót phải được thay giặt hàng ngày bạn nhé.
Việc tắm rửa giúp bé sạch sẽ, ngoài ra còn giúp bé tăng cường sự trao đổi chất, thúc đẩy sự tăng trưởng của bé. Mẹ có thể tắm cho bé sơ sinh hàng ngày hoặc tắm cách ngày. Tuy vậy, mẹ cũng cần lưu ý những trường hợp không nên tắm để bảo vệ sức khỏe của bé.
Ảnh minh họa: Internet
1. Khi bé bị nôn mửa, tiêu chảy
Khi bé bị nôn mửa hoặc tiêu chảy mẹ không nên tắm bé, vì việc này càng khiến bé thấy buồn nôn hơn khi bị dịch chuyển liên tục.
Lúc này mẹ nên để bé nằm yên nghỉ ngơi, vệ sinh nhẹ nhàng, chăm sóc đến khi bé hết nôn hay tiêu chảy mới tắm lại như bình thường nhé.
2. Khi bé vừa tiêm chủng xong
Khi bé vừa tiêm chủng xong, chỗ tiêm sẽ có một lỗ nhỏ, nếu để vết kim tiếp xúc với nguồn nước không sạch, chất bẩn sẽ len lỏi vào trong, có thể gây phản ứng như tấy đỏ, sưng, đơ cứng. Khi bé xuất hiện phản ứng sưng tấy rất khó phân biệt do nguyên nhân gì gây ra.
3. Khi bé vừa ăn no
Tắm sau khi ăn làm các mạch máu của bé bị giãn nở, lưu lượng máu đổ vào da nhiều hơn, đồng thời máu cung cấp cho hệ tiêu hoá giảm, ảnh hưởng đến việc hấp thụ dinh dưỡng của bé.
Ngoài ra, sau khi ăn dạ dày của bé đã được mở rộng, đi tắm ngay lập tức có thể dễ dàng dẫn đến nôn mửa. Vì vậy, việc tắm rửa thường được thực hiện trong vòng 1-2 giờ sau khi cho con ăn là thích hợp nhất mẹ nhé.
4. Khi da bé đang bị tổn thương
Khi da bé bị tổn thương như chốc lở, nhọt, sưng, bỏng, chấn thương da … mẹ không nên cho bé đi tắm. Vết tổn thương trên da có thể lan rộng khi gặp nước hoặc bị nhiễm trùng nếu nguồn nước không sạch.
5. Khi bé đang bị sốt cao
Khi bé bị sốt quá cao mà cho bé tắm dễ dẫn đến tình trạng bé ớn lạnh, co giật, làm lỗ chân lông bé co lại, nhiệt độ cơ thể càng tăng hơn.
Sau khi bé bị sốt, sức để kháng kém, mẹ cho tắm ngay cũng dễ bị phong hàn dẫn đến sốt tái phát và có nguy cơ nặng hơn. Vì thế, sau 48 giờ bé đỡ sốt hãy cho bé tắm nhé.
6. Khi bé bị sinh non, nhẹ cân
Bé sinh non, nhẹ cân (dưới 2,5kg) đều có cơ thể mong manh, chất béo dưới da mỏng, chức năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể kém, rất nhạy cảm với sự biến động nhiệt độ môi trường…
Với những bé này mẹ cần cẩn thật trong việc tắm. Nhiệt độ môi trường xung quanh thích hợp là 26 – 28 độ C, nước tắm của bé vào khoảng 40 – 42 độ C.

Thứ Hai, 6 tháng 4, 2015

Việc tắm rửa giúp bé sạch sẽ, ngoài ra còn giúp bé tăng cường sự trao đổi chất, thúc đẩy sự tăng trưởng của bé. Mẹ có thể tắm cho bé sơ sinh hàng ngày hoặc tắm cách ngày. Tuy vậy, mẹ cũng cần lưu ý những trường hợp không nên tắm để bảo vệ sức khỏe của bé.
Ảnh minh họa: Internet
1. Khi bé bị nôn mửa, tiêu chảy
Khi bé bị nôn mửa hoặc tiêu chảy mẹ không nên tắm bé, vì việc này càng khiến bé thấy buồn nôn hơn khi bị dịch chuyển liên tục.
Lúc này mẹ nên để bé nằm yên nghỉ ngơi, vệ sinh nhẹ nhàng, chăm sóc đến khi bé hết nôn hay tiêu chảy mới tắm lại như bình thường nhé.
2. Khi bé vừa tiêm chủng xong
Khi bé vừa tiêm chủng xong, chỗ tiêm sẽ có một lỗ nhỏ, nếu để vết kim tiếp xúc với nguồn nước không sạch, chất bẩn sẽ len lỏi vào trong, có thể gây phản ứng như tấy đỏ, sưng, đơ cứng. Khi bé xuất hiện phản ứng sưng tấy rất khó phân biệt do nguyên nhân gì gây ra.
3. Khi bé vừa ăn no
Tắm sau khi ăn làm các mạch máu của bé bị giãn nở, lưu lượng máu đổ vào da nhiều hơn, đồng thời máu cung cấp cho hệ tiêu hoá giảm, ảnh hưởng đến việc hấp thụ dinh dưỡng của bé.
Ngoài ra, sau khi ăn dạ dày của bé đã được mở rộng, đi tắm ngay lập tức có thể dễ dàng dẫn đến nôn mửa. Vì vậy, việc tắm rửa thường được thực hiện trong vòng 1-2 giờ sau khi cho con ăn là thích hợp nhất mẹ nhé.
4. Khi da bé đang bị tổn thương
Khi da bé bị tổn thương như chốc lở, nhọt, sưng, bỏng, chấn thương da … mẹ không nên cho bé đi tắm. Vết tổn thương trên da có thể lan rộng khi gặp nước hoặc bị nhiễm trùng nếu nguồn nước không sạch.
5. Khi bé đang bị sốt cao
Khi bé bị sốt quá cao mà cho bé tắm dễ dẫn đến tình trạng bé ớn lạnh, co giật, làm lỗ chân lông bé co lại, nhiệt độ cơ thể càng tăng hơn.
Sau khi bé bị sốt, sức để kháng kém, mẹ cho tắm ngay cũng dễ bị phong hàn dẫn đến sốt tái phát và có nguy cơ nặng hơn. Vì thế, sau 48 giờ bé đỡ sốt hãy cho bé tắm nhé.
6. Khi bé bị sinh non, nhẹ cân
Bé sinh non, nhẹ cân (dưới 2,5kg) đều có cơ thể mong manh, chất béo dưới da mỏng, chức năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể kém, rất nhạy cảm với sự biến động nhiệt độ môi trường…
Với những bé này mẹ cần cẩn thật trong việc tắm. Nhiệt độ môi trường xung quanh thích hợp là 26 – 28 độ C, nước tắm của bé vào khoảng 40 – 42 độ C.

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Da bong tróc, gây tiếng động lạ nửa đêm hay tay chân có vệt xanh đều là những dấu hiệu ở trẻ khiến bạn lo lắng?
Nhưng bạn đừng nên lo lắng quá bởi vì hầu hết các biểu hiện đó đều hoàn toàn bình thường và theo thời gian mọi thứ sẽ thay đổi. Dưới đây là 10 dấu hiệu hàng đầu khiến bạn phải lo lắng.

1. Đổi da

Tại sao da của con tôi lại bong tróc như vậy? Không sao đâu, đó là quy trình chuẩn. Trong vòng một vài ngày sau khi sinh, nhiều bé - đặc biệt là những em bé sinh muộn - da của con bắt đầu bong tróc một chút. Bạn có thể nhìn thấy điều này rõ nét ở trên bàn tay và bàn chân của bé, nhưng cũng có thể là trên cả cơ thể. 

Bạn không phải làm bất cứ điều gì cả, cứ để da thay đổi một cách tự nhiên. Nếu muốn, bạn có thể chà da của bé với một ít dầu ô liu, nó có tác dụng làm mềm da và cải thiện tình trạng bong tróc.

Đổi da

2. Khóc suốt ngày

Hàng ngày, ngôi nhà của bạn trở nên ồn ào một cách-không-bình-thường vì em bé khóc suốt. Điều này chỉ là nhắc bạn giải quyết mọi nhu cầu của bé, hãy nhớ rằng bé không phải luôn luôn khó chịu. Đặc biệt khi con khóc, nó chỉ là cách giao tiếp của con khi muốn nói một điều gì đó mà thôi.

3. Gây tiếng động kỳ lạ trong khi ngủ

Có một số lý do khiến trẻ sơ sinh có thể phát ra âm thanh cực kỳ lạ trong khi chúng ngủ - những âm thanh mà có thể bạn liên tưởng tới tiếng gầm gừ của loài động vật trong rừng. Không thể giải thích rõ lý do tại sao con lại làm điều đó. Có rất nhiều em bé gặp phải tình trạng tương tự, tuy nhiên theo thời gian hiện tượng này cũng dần kết thúc.

4. Tay và chân có những vệt màu xanh

Tay và chân có những vệt màu xanh
Ở trẻ sơ sinh, việc tay và chân có những vệt màu xanh là khá phổ biến. Nó được gọi là xanh tím đầu chi (acrocyanosis) và dấu hiệu này cho thấy hệ thống tuần hoàn của bé chưa hoàn thiện. Thông thường, acrocyanosis sẽ biến mất sau 1 - 2 ngày, nhưng cũng có một số trẻ khác tình trạng này kéo dài lâu hơn một chút. 

Thêm vào đó vệt xanh tím đầu chỉ này sẽ nổi bật hơn khi thời tiết lạnh. Vệt màu xanh thường chuyển sang màu hồng nhưng nếu trong trường hợp xuất hiện các vệt này ở mặt hoặc xung quanh môi của bé, thì bạn nên đưa con đến gặp bác sĩ.

5. Xuất hiện những đốm đen to trên da đầu của con

Nếu không biết trước, chắc chắn khi nhìn thấy những đốm đen này bạn sẽ sốc. Chúng có màu xanh lá thẫm hoặc gần như màu đen, to và dính chặt vào da đầu của con. Hãy dùng một quả bóng len ướt để loại bỏ vệt bẩn này. Những em bé có hiện tượng này là do trong bụng mẹ đã nuốt chất nhầy và nước ối của bạn. Đừng lo lắng, đó là một dấu hiệu cho thấy ruột của bé đang làm việc đúng theo chức năng của nó. Mọi thứ sẽ ổn định một cách nhanh chóng thôi.

6. Con "ị" liên tục

Một số em bé cứ khi ăn là "ị" và liên tục như vậy trong nhiều ngày. Số lượng và tần suất "ị" của con sẽ thay đổi từ tuần này qua tuần khác. Tuy nhiên đó là một dấu hiệu hết sức bình thường. Bạn cũng sẽ thấy phân của con thay đổi từ dạng hạt sang chất nhầy, từ xanh sang vàng. Nhưng miễn là con đi vệ sinh một cách dễ dàng thì bạn không có gì phải lo cả.

7. Trên đỉnh đầu của bé, có một vị trí mềm và luôn phập phồng

Trên đỉnh đầu của bé, có một vị trí mềm và luôn phập phồng
Có thể bạn đã biết vị trí đó gọi là thóp. Nhưng khi bạn có con bạn bắt đầu lo lắng, có được chạm vào nó không? Có nên lo lắng nếu ai đó vô tình chạm vào nó không? Đừng băn khoăn! Có một khoảng cách trong hộp sọ của bé, đó là một chút lỏng lẻo và mong manh giữa các khớp xương. Nhưng trên thực tế, trí não của bé được bảo vệ rất tốt bởi nhiều lớp mô và màng tế bào. Nó sẽ khớp lại từ sau 7 đến 12 tháng tuổi.

8. Trớ

Mỗi khi ăn con lại trớ và bạn lo lắng chẳng lẽ con bị bệnh gì đó? Nhưng điều này là hết sức bình thường ở trẻ em vì các van giữ sữa trong dạ dày của con phải mất một thời gian để có thể thực sự mạnh mẽ và hoạt động chính xác. Vì thế con dễ bị trớ, đặc biệt là khi con ăn quá no. Hãy bình tĩnh, khi con tăng cân cũng là lúc dấu hiệu này suy giảm dần dần.

9. Thở không đều

Thở không đều

Bạn đã dành một vài giờ quan sát con ngủ chưa? Hầu hết các bậc cha mẹ đều làm vậy và cảm thấy lo lắng khi nhìn vào nhịp thở của con. Trẻ nhỏ dường như có mẫu hơi thở khá bất thường đặc biệt là khi chúng ngủ. Trên thực tế, con đang thay đổi từ hít thở ngắn và nông sang dài và sâu. Và đôi khi em bé thực sự có một hơi thở lên đến 10 giây, bạn nên coi đó là điều hết sức bình thường.

10. Xuất hiện những nốt mụn bất thường trên da con

Trong vài tuần đầu tiên, rất nhiều em bé xuất hiện những nốt nhỏ, trắng trên da. Nó có thể do kích thích tố của mẹ vẫn còn lưu lại trong khắp cơ thể nhỏ bé của con hoặc chỉ là tuyến bã nhờn trong da con cần ổn định vai trò của mình. Đốm trắng nhỏ được gọi là mụn sữa xuất hiện trên má, trán và cằm. Đôi khi mụn có thể chuyển sang màu đỏ và trông có vẽ như sưng tấy. 

Khi đó bạn không cần làm bất kỳ điều gì cả. Chỉ cần rửa sạch với nước là được rồi. Và thường thì dấu hiệu này sẽ kết thúc khi bé được 6 tuần tuổi.
Nguồn: afamily
Bé một tuần tuổi vẫn dành phần lớn thời gian để ngủ. Tuy nhiên, vào một số thời điểm trong ngày, bé sẽ thức giấc và làm quen với thế giới xung quanh.

Lúc này, bạn nên tìm cách trò chuyện hoặc hát cho bé. Bé cũng rất thích thú khi được nhìn vào khuôn mặt mẹ hoặc những đồ vật có màu sắc tươi sáng. Nhiều bé đặc biệt nhạy cảm với những thứ mới lạ xung quanh thông qua thính giác và thị giác.

Lúc quấy khóc, chân tay bé thường giãy đạp không ngừng kèm theo dấu hiệu mặt từ từ đỏ lên. Một số bé lại có phản ứng dữ dội như thể đang bị đau. Tuy vậy, hiện tượng quấy khóc hoàn toàn là bản năng tự nhiên của các bé nên nếu không có triệu chứng nào bất thường, bạn cũng không cần lo lắng.

Một số bà mẹ lo sợ vì tần suất trung tiện của bé rất nhiều đồng nghĩa với những bất ổn về sức khỏe của bé. Nếu bạn cảm thấy bất an, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ kỹ càng. Nhiều bé có dấu hiệu thở khò khè trước mỗi lần đi tiêu hoặc trung tiện.

Những điều mẹ nên biết về bé sơ sinh trong tuần đầu tiên

Giấc ngủ của bé

Các chuyên gia cho rằng, sự tăng trưởng ở bé sơ sinh phần nhiều đạt được thông qua giấc ngủ và bú sữa. Bé ngủ nhiều giấc ngắn cả đêm lẫn ngày là hoàn toàn bình thường; bởi vì, giấc ngủ ở bé sẽ bước vào chu kỳ ổn định hơn bắt đầu từ tháng thứ tư.

Nhiều cha mẹ rất khó khăn trong việc chọn lựa để bé ngủ ở cũi riêng hoặc chung giường cùng người lớn. Điều này phụ thuộc vào điều kiện và văn hóa gia đình. Mục đích của cách ngủ nào cũng nên đảm bảo độ an toàn tối đa cho bé.

Khi bé ngủ ở cũi riêng

- Đệm kê cho bé phải vừa vặn và đủ diện tích.

- Bạn nên tránh những chiếc gối hoặc chăn to, nặng dành cho bé.

- Bạn không cần thiết phải trang trí bất kỳ vật dụng hoặc đồ chơi nào xung quanh thành cũi.

Khi bé ngủ chung giường

- Bạn không nên cho bé sử dụng chung đệm nước hoặc chăn (đệm) điện của người lớn.

- Bé không được dùng chung chăn, gối với cha mẹ.

- Giường nên kê sát với tường và cho bé nằm phía trong để tránh bé bị rơi ra ngoài.

- Bạn nên tránh ôm bé ngủ trên ghế sofa, salon hoặc bất kỳ chiếc ghế dài nào trong nhà.

- Bạn không được cho bé ngủ chung giường với những thành viên hút thuốc, uống rượu…

Những điều mẹ nên biết về bé sơ sinh trong tuần đầu tiên

Cho bé ăn

Việc cho bé bú mẹ hoàn toàn, vừa bú bình vừa bú mẹ hoặc bú bình hoàn toàn dựa vào quyết định trên sức khỏe và tình trạng sữa của mẹ. Các bác sĩ cho rằng, sau 1-2 ngày đầu sữa chưa xuống, đến những ngày tiếp theo, khi có sữa, bạn nên tăng cường cho bé bú mẹ. Thời gian và tần suất bú phụ thuộc vào nhu cầu của bé.

Nhiều bà mẹ thú vị khi phát hiện thấy bé cũng bị nấc giống như người lớn. Thực ra, ngay từ lúc còn nằm trong bụng mẹ, bé đã xuất hiện tình trạng này. Nấc là hiện tượng tự nhiên nên nó cũng tự biến mất trong một khoảng thời gian ngắn, bạn không cần quá lo lắng.

Bé cũng thường đi tiêu (hoặc tiểu) liên tục, có thể là ngay sau mỗi cữ bú. Bởi vì sữa chứa rất nhiều nước nên hiện tượng đi tiêu (hoặc tiểu) liên tục không đồng nghĩa với việc bé bị tiêu chảy.

Mặc quần áo cho bé

Giai đoạn này, chân và tay bé có biểu hiện xanh xao và hơi tái. Nguyên nhân chính là do hệ thống tuần hoàn của bé chưa hoàn thiện chứ không phải là do bé quá lạnh. Để nhận biết bé có lạnh hay không, bạn có thể sờ mu bàn tay mình vào gáy bé hoặc cặp nhiệt độ cho bé.

Với tiết trời lạnh, bạn có thể mặc quần áo ấm, đội mũ đồng thời không quên quấn thêm chiếc khăn mỏng bên ngoài khi cho bé bú. Nếu trời ấm hơn, bạn có thể cởi bỏ mũ hoặc tháo chăn quấn bên ngoài cho bé. Bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra để thay tã cho bé phòng trường hợp bé bị nhiễm lạnh.

Nguồn: afamily

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Hiểu được những đặc điểm của bé ngay từ những tháng đầu đời sẽ giúp cha mẹ chăm sóc bé được tốt hơn.
Con cái là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi gia đình. Ngay từ tuổi thơ ấu con cái cần được chăm sóc đặc biệt bởi con dễ bị bệnh hơn những trẻ lớn hơn. Cha mẹ cần nhận thức được sự phát triển của con để chăm sóc con được tốt hơn.

Mặc dù chưa có nhiều nhận thức, nhưng ngay từ khi mới 1 tháng tuổi, bé đã có những phản xạ của riêng mình. Các bậc cha mẹ hãy cùng tham khảo nhé:

Da của bé

Đừng hốt hoảng khi bạn thấy da con có màu sắc lạ. Có bé da ửng đỏ, có bé thì màu hồng sáng và có thể có những vết bợt trên da gọi là gây.

Rốn của bé
Sau khi bé chào đời, dây rốn được cắt ở vị trí cách bụng bé khoảng 2,5 cm và bôi thuốc sát khuẩn. Cha mẹ hãy nhớ giữ cho cuống rốn bé luôn sạch sẽ và khô ráo để tránh nhiễm trùng nhé. Cuống rốn thường rụng trong vòng 10-15 ngày tùy từng trẻ.

Đặc điểm của bé sơ sinh tháng đầu tiên

Bé ăn

Trong hai hoặc ba ngày đầu tiên sau khi sinh, hầu hết các em bé có vẻ khá "buồn ngủ" và không cần được cho bú thường xuyên. Nhưng sau tuần đầu tiên, bé sẽ tự tạo cho mình thói quen cứ 2-3 giờ lại ăn một lần và có thể ngủ 3-4 giờ giữa những cữ bú đêm. Trong thời gian này, cho ăn là việc làm duy nhất giải quyết những khó chịu của bé hoặc khi bé khóc. Dù mới trong tháng, nhưng nếu có cơ hội để tay tiếp xúc với miệng, bé sẽ không ngần ngại mút tay.

Bé ngủ

Thông thường khi chưa đầy tháng, bé ngủ từ 17-20 giờ mỗi ngày, thường chia thành 7-8 giấc ngủ ngắn trong vòng 24 giờ và không có thời gian biểu cụ thể. Trong tháng, nhiều bé ngủ với tư thế cuộn tròn, tay nắm chặt như thể đang nằm trong bụng mẹ.

Bé bài tiết

Trung bình trẻ sơ sinh tiểu tiện từ 10-15 lần/ngày và đại tiện khá thường xuyên – ít nhất là 5 lần/ngày trong tuần đầu tiên sau khi sinh.

Bé khóc

Khi được 2-3 tuần tuổi, có thể bé sẽ khóc quấy vài giờ vào buổi tối. Trong thời gian này, cách tốt nhất để dỗ bé nín là cho bé ăn.

Khả năng tập trung của bé
Trong tháng đầu đời, trẻ sơ sinh có thể tập trung vào các đối tượng có kích thước lớn. Vào cuối tháng đầu tiên, hầu hết các bé có thể tập trung sự chú ý vào các đồ vật cách bé khoảng 20-30cm nhưng chỉ trong thời gian ngắn. Phần lớn các bé thích nhìn ngắm khuôn mặt và những đường nét trên khuôn mặt của cha mẹ. Điều này lý giải vì sao, trong lúc bạn cho bé bú; thỉnh thoảng, bé lại ngừng ti và nhìn chằm chằm vào khuôn mặt của mẹ.

Đặc điểm của trẻ sơ sinh tháng đầu tiên

Bé biết lắng nghe

Nếu quan sát bé chăm chú, các mẹ sẽ thấy bé có phản ứng với âm thanh, ví dụ như bé có ý định quay đầu về phía âm thanh hoặc giọng nói đột ngột vang lên trong phòng. Trẻ sơ sinh cũng có thể phát ra những tiếng ậm ẹ hoặc tiếng cười từ rất sớm. Nếu người lớn tạo ra tiếng động như hát hoặc nói chuyện với bé thì bé cũng rất thích nghe. Và vào cuối tháng đầu tiên, hầu hết các em bé sẽ nhận ra những âm thanh quen thuộc, ví dụ như giọng nói của cha mẹ.

Bé cười

Khi thấy bé cười trong lúc đang ngủ, cha mẹ đừng quá ngạc nhiên. Vào cuối tháng đầu tiên, thậm chí bé còn biết cười với bố mẹ khi được bố mẹ kích thích hoặc chuyện trò.

Bé vận động

Dù còn rất nhỏ nhưng bé đã biết kiểm soát các vận động của mình, ví dụ như khua tay lên không trung, ngọ nguậy đầu, không ngừng lăn sang bên khi nằm ngửa và khua chân lung tung.
Nguồn: afamily
Tổ chức UNICEF tin rằng, việc cho trẻ sơ sinh uống quá nhiều nước có thể dẫn đến hiện tượng ngộ độc nước vô cùng nguy hiểm.
Theo Tổ chức UNICEF thì không nên cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi uống nhiều nước bởi điều này sẽ dễ dẫn đến hiện tượng ngộ độc nước. Để giải thích cho kết luận mình đưa ra, tổ chức UNICEF cho biết, thông thường, trẻ em dưới 6 tháng tuổi chỉ cần bú sữa mẹ đầy đủ mà không cần phải bổ sung bất cứ loại thực phẩm và đồ uống nào bao gồm cả nước. 

Các chuyên gia của tổ chức này cho rằng, trong sữa mẹ đã chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Bởi vậy, việc bổ sung thêm các loại thực phẩm và nước bên ngoài là không cần thiết.

Bé dễ bị ngộ độc vì uống nước không đúng cách
Ảnh minh họa.

Hơn nữa, trong sữa mẹ có chứa tới 87,5% là nước. Lượng nước này đủ để đáp ứng các nhu cầu cho cơ thể trẻ. Chính vì thế mà các bà mẹ không cần thiết phải bổ sung nước cho con mình. Ngược lại, nếu để trẻ uống thêm quá nhiều nước bên ngoài và việc uống nước này không khoa học thì sẽ khiến cơ thể trẻ gặp phải những nguy hiểm.

Hiện tượng ngộ độc nước thường rất dễ xảy ra ở các bé dưới 6 tháng tuổi do thận của trẻ vẫn còn yếu. Phải sau 1 tuổi thì chức năng của thận mới có thể đạt được tiêu chuẩn bình thường như người lớn. Do đó trong một ngày, nếu cha mẹ cho bé uống quá nhiều nước thì thận không có khả năng kịp thời đào thải. Phần nước dư thừa ấy bị tích lại trong cơ thể và trong máu dẫn đến hiện tượng pha loãng quá độ, khiến lượng natri trong máu hạ thấp và dẫn đến ngộ độc nước, ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ. 

Các chuyên gia cho biết, đối với trẻ bú bình thì cha mẹ nên cẩn trọng pha sữa theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất và sau khí bé bú xong hãy cho con uống thêm 2-3 miếng nước để tránh bị tưa lưỡi.
Nguồn: afamily

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Nhiều mẹ do lần đầu nuôi con chưa có kinh nghiệm về trẻ sơ sinh nên thường lo lắng bất an. Và dưới đây là những lo lắng điển hình nhất của các mẹ.

1. Lo con dậy thì sớm vì thấy vú sưng to?

Ở một số trẻ sơ sinh (cả nam và nữ) bị sưng to ở vú. Nhiều mẹ lo lắng liệu có phải bé dậy thì sớm? Các mẹ yên tâm nhé vì hiện tượng này là do các hormone nữ từ người mẹ khiến ngực trẻ hơi sưng phồng lên so với bình thường. 

Không những thế các hormone này cũng gây hiện tượng chảy máu kinh nguyệt ngắn ở trẻ sơ sinh nữ. Trong suốt thời kỳ thai nghén, nồng độ estrogen của mẹ tăng cao, có thể gây kích thích tử cung bé gái. Bởi thế, chẳng có gì phải quýnh lên lo lắng nếu trong vài tuần đầu sau sinh, tử cung bé gái tiết ra một ít máu hoặc chất nhầy màu trắng. Vì thế trong giai đoạn này, mẹ cần giữ vệ sinh âm đạo cho trẻ thật sạch để tránh nhiễm trùng nhé!

Lo con dậy thì sớm vì thấy vú sưng to
2. Bé hay khóc là cơ thể có vấn đề?

Các mẹ có biết không, hệ thần kinh của trẻ sơ sinh chưa ổn định khiến trẻ rất dễ giật mình nên hay khóc. Ngoài ra, khóc cũng là cách duy nhất để trẻ bày tỏ các nhu cầu đơn giản của mình như đói, khát… Vì vậy nếu mẹ chịu khó quan sát con một chút thì sẽ biết ngay thông điệp tiếng khóc của trẻ.

3. Bé thở không đều do cơ thể không khỏe?

Lồng ngực của trẻ sơ sinh thường nhỏ, do vậy, quá trình trao đổi khí thường ít hơn. Số lần hô hấp bình thường ở trẻ sơ sinh là 40-50 lần/phút. Ngoài ra, hệ thần kinh của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh, nên nhịp thở của trẻ cũng không đều, đặc biệt là trong khi ngủ.

Hơi thở khò khè và không đều của trẻ sơ sinh có thể khiến bạn hoảng sợ. Nhưng hãy yên tâm, điều ấy là hoàn toàn bình thường. Mũi trẻ sơ sinh rất nhỏ, do vậy chỉ một chút đờm dãi cũng sẽ gây tắc và khiến tiếng thở tạo nên âm thanh khác thường. Trong trường hợp ấy, chỉ cần nhỏ một chút thuốc nhỏ mũi bằng muối khoáng hoặc thuốc theo chỉ định của bác sĩ để thông mũi bé là ổn.

4. Ra mồ hôi chân, tay

Nhiệt độ trong bụng mẹ rất lý tưởng và ổn định cho sự phát triển của trẻ. Ngay khi mới sinh, sự thay đổi nhiệt độ ngoài môi trường sẽ có tác động rất lớn đến quá trình hô hấp và bài tiết của cơ thể trẻ.

Khi nhiệt độ môi trường cao, trẻ sẽ điều hòa thân nhiệt bằng cách thoát mồ hôi. Do vậy, các mẹ nên chú ý lau khô người cho trẻ, giữ nhiệt độ trong phòng ổn định. 

Ra mồ hôi chân, tay

5. Nhiều tóc hoặc ít tóc

Số lượng và màu tóc của trẻ sơ sinh có liên quan chặt chẽ tới chế độ dinh dưỡng của mẹ trong quá trình mang thai cũng như các yếu tố di truyền của gia đình. Do vậy, nếu khi sinh ra, trẻ ít tóc hoặc màu tóc không đen thì bạn cũng chớ nên lo lắng.

Nếu thấy tóc trẻ quá ít, kèm theo đó là các hiện tượng như đổ mồ hôi nhiều, hay hoảng sợ khi ngủ, ngủ ít, bỏ ăn… thì bạn nên cho trẻ đi khám bác sỹ để có được lời khuyên hợp lý. Vì khi đó, rất có thể trẻ đang bị thiếu canxi, thiếu sắt hoặc thiếu máu. 

6. Sợ thóp con bị.... thủng khi sờ lên đầu

Bạn lo lắng khi lỡ sờ vào phần thóp mềm mại của bé vì cho rằng có thể làm tổn thương não của bé. Thóp thực ra là lớp màng bảo vệ rất dày của não. Lớp màng này giúp thai nhi di chuyển qua các đường sinh sản chật hẹp dễ dàng hơn trong quá trình sinh nở.

Thóp của trẻ khép lại hoàn toàn, cứng cáp ít nhất là từ sau 12 đến 18 tháng tuổi. Tuy vậy, khoảng thời gian xương của 2 bán cầu sọ chưa khép lại hoàn toàn cũng không quá nguy hiểm khiến bạn luôn đề phòng đến những cử chỉ vuốt ve hoặc cử động mạnh của trẻ.

Thóp thường co bóp theo nhịp đập của tim và mạnh hơn khi trẻ khóc, điều này là hoàn toàn bình thường.

Nguồn: afamily