-->
Hiển thị các bài đăng có nhãn kể chuyện bé nghe. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn kể chuyện bé nghe. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 4 tháng 1, 2016

Dựa trên những lợi ích dưới, có thể thấy, tập cho bé kể chuyện là một trong những phương pháp hiệu quả nhất mà các bậc phụ huynh có thể làm để chuẩn bị cho các bé nền tảng phát triển toàn diện trong tương lai.

Thúc đẩy phát triển ngôn ngữ thông qua các câu chuyện mà bé được nghe.

Theo nghiên cứu của giáo sư Taira Masato ở trường Đại học Y Tokyo thì quá trình bé lắng nghe những câu chuyện kể và tự kể lại những câu chuyện sẽ giúp cho “hệ viền” – Nơi điều khiển ký ức, tạo ra động lực và sinh ra nhiều cảm xúc phát triển. Vùng ngôn ngữ trong não của trẻ được kích thích đặc biệt lúc 2 tuổi 6 tháng (Thời điểm bé đặc biệt nhạy bén và nhạy cảm về ngôn ngữ). Bé biết cách dùng từ phù hợp, đa dạng với từng hoàn cảnh cụ thể, việc giao tiếp giữa bé với mọi người xung quanh dễ dàng hơn. Đây là nền tảng rất tốt cho việc phát triển kĩ năng giao tiếp sau này.

Phát huy trí tưởng tượng

Theo quyển “Phương pháp nuôi dạy con từ 0-6 tháng tuổi của người Nhật” thì thời kỳ từ 0 đến 3 tuổi là giai đoạn vàng cho sự phát triển não bộ của trẻ. Đó là thời kỳ mà đứa trẻ có thể tiếp thu một cách kỳ diệu tất cả những kích ứng từ bên ngoài, bé cực kì ham học hỏi. Từ 3 đến 6 tuổi, trẻ sẽ phát triển khả năng tư duy, trí tưởng tượng, sức sáng tạo và cá tính riêng. Cha mẹ nên thường xuyên đọc truyện và tập cho bé kể chuyện sẽ giúp khơi gợi và phát triển tiềm năng này ở trẻ.

Bồi dưỡng kiến thức, tâm hồn cho trẻ khôn lớn.

Một kết quả khả quan mà việc kể chuyện đem lại cho trẻ, đó là giúp bé tò mò tìm hiểu các kiến thức cơ bản. Ví dụ, vì sao có gió, có mưa, hạt thóc sẽ nảy mầm và thành cây lúa như thế nào?... Những kiến thức ấy sẽ giúp các bé nhìn nhận chính xác cuộc sống, để bước vào đời một cách vững vàng sau này. Ngoài ra, hầu hết những câu chuyện đều phác họa rõ tính cách nhân vật. Thông qua việc hóa thân vào các nhân vật trong chuyện cổ tích như hoàng tử, công chúa, bác thợ săn tốt bụng..., trẻ sẽ biết yêu cái thiện và ghét sự độc ác, gian trá. Bé sẽ biết những hành vi nào nên làm, những cách cư xử nào nên tránh.

Chị Trang (Quận 5, TP.HCM) hiện đang làm việc cho một công ty truyền thông có tiếng, cho rằng: "nhờ từ nhỏ tham gia cuôc thi kể chuyện ở trường mẫu giáo, các hoạt động phong trào đã giúp chị phát huy kĩ năng giao tiếp, sự tự tin, dạn dĩ. Đó là những bước đệm để chị rèn luyện khả năng giao tiếp và hoàn thành tốt công việc hiện tại. Những bà tiên, công chúa…còn dạy cho chị những bài học đạo đức quý giá về cách sống, về cách làm người".

Kết luận

Là bậc làm cha, làm mẹ, có ai không ao ước con mình thông minh, khỏe mạnh, và phát triển toàn diện. Một trong những hình thức giáo dục rất có ý nghĩa là việc dạy trẻ thông qua các câu chuyện kể. Đọc truyện cho bé nghe và tập cho bé kể chuyện không chỉ có tác dụng làm phong phú khả năng ngôn ngữ, sức sáng tạo, sự tự tin mà còn bồi dưỡng và vun đắp cho các bé sự thông minh về trí tuệ và cảm xúc (EQ) – Một yếu tố được coi là kim chỉ nam đối với sự phát triển của trẻ.

Thứ Năm, 2 tháng 4, 2015

Có một chú Dê Trắng vào rừng tìm ăn lá non và uống nước suối mát. Bất ngờ một con Chó Sói xuất hiện, quát hỏi Dê Trắng. Dê Trắng vì quá nhút nhát, sợ hãi nên bị Chó Sói ăn thịt.



Một lần khác, Dê Đen cũng đến khu rừng kia và gặp Chó Sói. Liệu Dê Đen có bị Chó Sói ăn thịt?  Câu chuyện vui nhộn, hài hước cổ vũ bé thêm dũng cảm, sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn, thử thách.

Nào các mẹ cùng kể chuyện bé nghe nhé