-->
Hiển thị các bài đăng có nhãn chăm sóc em bé. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chăm sóc em bé. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015

Làm mẹ lần đầu thật lúng túng, bao nhiêu điều thắc mắc đúng sai khi chăm sóc bé, ngay cả việc mặc đồ cho bé cũng trở thành khó khăn nữa.
Những điều dưới đây nhắc nhở các bà mẹ trẻ về sai lầm khi mặc quần áo cho bé sơ sinh.
1. Mặc quá nhiều quần áo
Nhiều mẹ vì cứ nghĩ bé mới sinh ra sẽ lạnh nên mặc cho bé rất nhiều quần áo. Điều này sẽ làm cho bé cảm thấy khó chịu và việc hô hấp cũng trở nên khó khăn.
Để bé không bị lạnh, mẹ hãy tăng nhiệt độ phòng ở mức phù hợp để bé cảm thấy thoải mái nhất.
Những sai lầm khi mặc quần áo cho trẻ sơ sinh 1
Mặc quần áo cho bé mẹ cũng cần phải học nữa mẹ nhỉ! Ảnh: Getty Images
2. Mặc quần áo sặc sỡ
Trẻ con mặc quần áo sặc sỡ quả thật trông rất đáng yêu nhưng đằng sau vẻ dễ thương đó lại tiềm ẩn những nguy hiểm khó lường. Vì những bộ quần áo có màu sắc quá sặc sỡ thì thuốc nhuộm từ vải có thể sẽ khiến trẻ bị kích ứng da, viêm da và nhiều vấn đề khác do da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm.
Các chuyên gia khuyên rằng, mẹ không nên cho bé mặc những bộ quần áo quá nhiều màu sắc, hãy chọn những bộ có màu đơn giản nhưng chất liệu thoáng là được.
Những sai lầm khi mặc quần áo cho trẻ sơ sinh 2
Hãy chọn những bộ quần áo có màu đơn giản nhưng chất liệu thoáng. Ảnh: Getty Images
3. Thường xuyên mặc đồ rời
Các bé rất hay tè dầm và để thuận tiện cho việc thay, nhiều mẹ thường xuyên cho con mặc những bộ áo rời quần. Như vậy bụng của trẻ rất hay bị lạnh, rốn của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi lẽ đây là bộ phận cần được giữ ấm và có sự chăm sóc đặc biệt.
Vì vậy lời khuyên cho mẹ là hãy cho bé mặc những bộ đồ cả người, hay còn gọi là bộ đồ body.
4. Để băng phiến trong tủ quần áo của con
Nhiều mẹ vẫn nghĩ rằng đặt băng phiến trong tủ quần áo của con sẽ đuổi được côn trùng, giúp quần áo của con được sạch sẽ, an toàn khi mặc. Điều này là hoàn toàn không nên vì trên thị trường hiện nay nhiều loại băng phiến có chứa naphthalene và naphthol dẫn xuất.
Chất này ảnh hưởng tới quá trình oxi hóa khử hồng cầu, phá hủy màng tế bào và gây ra bệnh thiếu máu cấp tính. Hiện tượng này phổ biến hơn ở trẻ sơ sinh, trong những trường hợp nghiêm trọng, bé sẽ bị tình trạng thiếu máu và vàng da sinh lý kéo dài.

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Khi con bạn đến tuổi ăn dặm

LÚC BÉ “ĐÒI ĂN!”

Cho đến 6 tháng tuổi, sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng chính cho bé. Tuy nhiên, khi đạt mốc 6 tháng tuổi, bé sẽ có dấu hiệu đói nhiều hơn và ngừng tăng cân. Đó là lúc bé cần chế độ ăn dặm. Mặc dù vậy, hãy nhớ rằng vào giai đoạn này, con bạn vẫn còn rất nhỏ nên phần lớn nhu cầu dinh dưỡng của bé vẫn phải là sữa. Bất kể loại thức ăn đặc nào cũng chỉ là “phụ thêm”, với mục đích giúp bé làm quen nhiều mùi vị khác nhau.
chăm sóc bé sáu tháng tuổi


DẤU HIỆU CHO BIẾT BÉ ĐÃ SẴN SÀNG

Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa kỳ (AAP) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị nên cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Điều này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mẫn cảm hóa dị ứng cho bé. Đợi đến khi bé tròn 6 tháng, bé sẽ có hệ tiêu hóa trưởng thành hơn, có khả năng tăng sản xuất các men tiêu hóa để phân giải protein. Lúc này, những cái răng đầu tiên sẽ bắt đầu nhú và bé có sự phối hợp cơ miệng tốt hơn.

Khi đó, bạn hãy để ý xem bé có các dấu hiệu nào sau đây để biết con bạn đã sẵn sàng cho việc ăn dặm:
  • Bé có các cử động nhai không?
  • Bé có thể ngồi vững khi được mẹ đỡ không?
  • Có phải bé vẫn đói sau khi bú mẹ 8 – 10 cữ hoặc 900ml sữa / ngày?
  • Bé có tăng gấp đôi cân nặng so với lúc mới sinh và nặng ít nhất 5,9kg không?
  • Bé có tỏ ra tò mò những gì bạn ăn không? 
Nếu bé có từ 2 dấu hiệu trở lên, thì đã đến lúc cho bé thử thức ăn đặc đầu tiên

HÃY TUÂN THEO THỨ TỰ ƯU TIÊN!

1. Trước tiên, chỉ nên cho bé ăn thức ăn đơn giản, phổ biến nhất là ngũ cốc. Chúng không có chứa gluten (nhờ đó giúp giảm nguy cơ dị ứng), chỉ cần trộn với nước hoặc sữa.
2. Cho bé ăn từng phần nhỏ: 1 – 2 muỗng cà phê là được, dần dần tăng lượng khi thấy bé không đủ no nếu chỉ bú sữa.
3. Mỗi lần chỉ nên cho bé thử một món mới, và các món mới nên cách nhau 2 – 3 ngày. Bằng cách này, bạn tránh làm bé ngán và cũng giúp bạn dễ nhận biết phản ứng của bé với từng loại thức ăn.
Hướng dẫn chăm sóc bé sáu tháng tuổi

THÁP THỰC PHẨM

Bữa ăn dặm tốt nhất phải đảm bảo cung cấp cho bé đầy đủ dưỡng chất thiết yếu. Cách tốt nhất là phối hợp nhiều loại nguyên liệu từ các nhóm thực phẩm khác nhau được trình bày theo dạng tháp dưới đây. Không chỉ là công cụ hữu ích giúp chuẩn bị những bữa ăn dặm bổ dưỡng, việc phối trộn sáng tạo các nhóm trong tháp thực phẩm còn giúp mang đến cho bé sự ngon miệng với nhiều hương vị khác nhau, khiến bé thích thú với việc ăn dặm.
Có thể cân nhắc 3 loại phối hợp. Những kiểu kết hợp này gọi là Phối Gấp Đôi, Phối Gấp Ba và Phối Gấp Bốn.

Nhóm A: Món Chính
Nhóm B: Nguồn đạm
Nhóm C: Bổ sung Vitamin & Khoáng chất
Nhóm D: Bổ sung năng lượng
Tháp thực phẩm

ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

Không nên dùng sữa bò gầy hoặc ít béo vì sữa bò chứa khoảng gấp 3 lần lượng protein và khoáng chất so với sữa mẹ, có thể gây áp lực lên thận của bé.

Ở độ tuổi này, uống nước quá độ có thể gây hại cho não của bé. Mỗi bé trung bình cần 1,5ml nước trên mỗi kilocalo (kcal) thức ăn. Việc bú mẹ hoặc uống sản phẩm dinh dưỡngđã đủ cung cấp lượng nước này. Bạn có thể bổ sung thêm nước cho bé khi trời nóng hoặc khi bé bị tiêu chảy, ói và sốt. Mỗi lần chỉ cho bé uống một ít, tổng cộng khoảng 113 ml/ngày, trừ phi được bác sĩ nhi khoa hướng dẫn cho thêm.

Tránh những thức ăn gây sặc, nghẹt thở như các loại hạt, quả nho, thịt cắt miếng lớn, rau sống, táo và bắp rang.

Sự thay đổi màu và mùi của phân là điều bình thường khi bé dùng thức ăn đặc. Rau quả có màu như càrốt, rau bó xôi và đậu có thể thay đổi màu sắc phân. Tính chất phân cũng có thể bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn. Tuy nhiên, nếu bé bị đau bụng, đau quặn hoặc tiêu chảy sau khi dùng một loại thực phẩm, hãy ngưng cho ăn loại đó trong vài tuần, rồi thử lại.

BỔ SUNG HÀM LƯỢNG DHA, ARA CÀNG CAO, TRÍ NÃO BÉ CÀNG PHÁT TRIỂN.

Bạn có biết não bé phát triển không ngừng từ sau khi được sinh ra, đặc biệt là trong hai năm đầu đời. Do đó, việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển trí não vượt trội thời kỳ đầu rất quan trọng. Trong số các dưỡng chất có lợi cho não, DHA và ARA đóng vai trò cực kỳ quan trọng vì chúng giúp kiến tạo 25% trọng lượng não. Ngoài sữa mẹ, cá và rau là những thực phẩm có nhiều DHA và ARA
Tuy nhiên, các bé từ 6 đến 12 tháng tuổi chưa ăn được nhiều, vì thế không thể hấp thu đầy đủ lượng DHA và ARA cần thiết. Sữa có chứa hàm lượng DHA và ARA cao là một lựa chọn tốt cho bé giai đoạn này.

Nếu bé có tiền sử dị ứng, tránh cho bé ăn trứng, thịt gà gà, bắp (ngô), cá, các trái họ chanh, và các loại hạt.
Nguồn: giadinhenfa

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Bé một tuần tuổi vẫn dành phần lớn thời gian để ngủ. Tuy nhiên, vào một số thời điểm trong ngày, bé sẽ thức giấc và làm quen với thế giới xung quanh.

Lúc này, bạn nên tìm cách trò chuyện hoặc hát cho bé. Bé cũng rất thích thú khi được nhìn vào khuôn mặt mẹ hoặc những đồ vật có màu sắc tươi sáng. Nhiều bé đặc biệt nhạy cảm với những thứ mới lạ xung quanh thông qua thính giác và thị giác.

Lúc quấy khóc, chân tay bé thường giãy đạp không ngừng kèm theo dấu hiệu mặt từ từ đỏ lên. Một số bé lại có phản ứng dữ dội như thể đang bị đau. Tuy vậy, hiện tượng quấy khóc hoàn toàn là bản năng tự nhiên của các bé nên nếu không có triệu chứng nào bất thường, bạn cũng không cần lo lắng.

Một số bà mẹ lo sợ vì tần suất trung tiện của bé rất nhiều đồng nghĩa với những bất ổn về sức khỏe của bé. Nếu bạn cảm thấy bất an, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ kỹ càng. Nhiều bé có dấu hiệu thở khò khè trước mỗi lần đi tiêu hoặc trung tiện.

Những điều mẹ nên biết về bé sơ sinh trong tuần đầu tiên

Giấc ngủ của bé

Các chuyên gia cho rằng, sự tăng trưởng ở bé sơ sinh phần nhiều đạt được thông qua giấc ngủ và bú sữa. Bé ngủ nhiều giấc ngắn cả đêm lẫn ngày là hoàn toàn bình thường; bởi vì, giấc ngủ ở bé sẽ bước vào chu kỳ ổn định hơn bắt đầu từ tháng thứ tư.

Nhiều cha mẹ rất khó khăn trong việc chọn lựa để bé ngủ ở cũi riêng hoặc chung giường cùng người lớn. Điều này phụ thuộc vào điều kiện và văn hóa gia đình. Mục đích của cách ngủ nào cũng nên đảm bảo độ an toàn tối đa cho bé.

Khi bé ngủ ở cũi riêng

- Đệm kê cho bé phải vừa vặn và đủ diện tích.

- Bạn nên tránh những chiếc gối hoặc chăn to, nặng dành cho bé.

- Bạn không cần thiết phải trang trí bất kỳ vật dụng hoặc đồ chơi nào xung quanh thành cũi.

Khi bé ngủ chung giường

- Bạn không nên cho bé sử dụng chung đệm nước hoặc chăn (đệm) điện của người lớn.

- Bé không được dùng chung chăn, gối với cha mẹ.

- Giường nên kê sát với tường và cho bé nằm phía trong để tránh bé bị rơi ra ngoài.

- Bạn nên tránh ôm bé ngủ trên ghế sofa, salon hoặc bất kỳ chiếc ghế dài nào trong nhà.

- Bạn không được cho bé ngủ chung giường với những thành viên hút thuốc, uống rượu…

Những điều mẹ nên biết về bé sơ sinh trong tuần đầu tiên

Cho bé ăn

Việc cho bé bú mẹ hoàn toàn, vừa bú bình vừa bú mẹ hoặc bú bình hoàn toàn dựa vào quyết định trên sức khỏe và tình trạng sữa của mẹ. Các bác sĩ cho rằng, sau 1-2 ngày đầu sữa chưa xuống, đến những ngày tiếp theo, khi có sữa, bạn nên tăng cường cho bé bú mẹ. Thời gian và tần suất bú phụ thuộc vào nhu cầu của bé.

Nhiều bà mẹ thú vị khi phát hiện thấy bé cũng bị nấc giống như người lớn. Thực ra, ngay từ lúc còn nằm trong bụng mẹ, bé đã xuất hiện tình trạng này. Nấc là hiện tượng tự nhiên nên nó cũng tự biến mất trong một khoảng thời gian ngắn, bạn không cần quá lo lắng.

Bé cũng thường đi tiêu (hoặc tiểu) liên tục, có thể là ngay sau mỗi cữ bú. Bởi vì sữa chứa rất nhiều nước nên hiện tượng đi tiêu (hoặc tiểu) liên tục không đồng nghĩa với việc bé bị tiêu chảy.

Mặc quần áo cho bé

Giai đoạn này, chân và tay bé có biểu hiện xanh xao và hơi tái. Nguyên nhân chính là do hệ thống tuần hoàn của bé chưa hoàn thiện chứ không phải là do bé quá lạnh. Để nhận biết bé có lạnh hay không, bạn có thể sờ mu bàn tay mình vào gáy bé hoặc cặp nhiệt độ cho bé.

Với tiết trời lạnh, bạn có thể mặc quần áo ấm, đội mũ đồng thời không quên quấn thêm chiếc khăn mỏng bên ngoài khi cho bé bú. Nếu trời ấm hơn, bạn có thể cởi bỏ mũ hoặc tháo chăn quấn bên ngoài cho bé. Bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra để thay tã cho bé phòng trường hợp bé bị nhiễm lạnh.

Nguồn: afamily

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Một nghiên cứu gần đây cho biết, các loại hạt giàu magie cũng giúp bé phát triển chiều cao tốt hơn.
Xương chắc khỏe giúp bé phát triển chiều cao tốt hơn. Rất nhiều phụ huynh cho rằng chỉ có sữa và các thực phẩm giàu canxi khác mới có thể tăng chiều cao cho bé. Nhưng nghiên cứu mới cho thấy các loại hạt giàu magie cũng có tác dụng tương tự như sữa, giúp cho xương chắc khỏe. Nếu chịu khó ăn các loại hạt điều độ, thì có thể giúp bé phát triển chiều cao tốt hơn.

Các loại hạt - siêu thực phẩm cho xương chắc khỏe

Theo tờ Daily Mail của Anh đưa tin, một nghiên cứu mới ở Houston đã chỉ ra rằng các loại thực phẩm giàu magiê đóng một vai trò quan trọng trong phát triển xương. Các loại hạt giàu magiê có tác dụng tương tự như sữa và phát huy tác động mạnh mẽ tới sự phát triển xương của bé.

Trong những năm qua, nhiều phụ huynh đã cho con uống sữa và ăn các thực phẩm giàu canxi khác để tăng cường sức khỏe xương, nhưng trong các chương trình nghiên cứu mới cho biết: hạt bí, sô-cô-la đen, cá hồi và quả hạnh là những thực phẩm quan trọng không kém.

Các loại hạt giàu magie cũng giúp bé phát triển chiều cao tốt hơn. (Ảnh minh họa)

Như chúng ta đã biết, magie rất quan trọng đối với sức khỏe xương của người lớn, nhưng đối với xương của trẻ em thì còn cần một vài nghiên cứu tập trung. Tác giả chính của nghiên cứu, Steven Abrams, Đại học Y Baylor (Houston), cho biết: "Muốn con mình có xương khỏe mạnh, thì chế độ dinh dưỡng phong phú là điều cần thiết, một trong những chất dinh dưỡng quan trọng là magie và canxi.”

Các nhà nghiên cứu tuyển chọn 63 trẻ em khỏe mạnh, từ 4-8 tuổi, tham gia vào nghiên cứu này. Trong quá trình nghiên cứu, tất cả các trẻ em đều tự viết riêng một cuốn nhật ký thực phẩm. Và trong suốt quá trình này, trẻ em đều được thực hiện kiểm tra hàm lượng canxi và magie hai lần mỗi ngày trong bệnh viện vào ban đêm (để trẻ tiện thống kê lượng thực phẩm đã tiêu thụ trong ngày). Tại đây, theo cuốn nhật ký của các bé, các nhà nghiên cứu cung cấp giá trị hàm lượng canxi và magie cụ thể trong tất cả các loại thực phẩm mà bé đã ăn để chúng ghi lại. Chế độ ăn uống của các bé được cân lại trước và sau bữa ăn để xác định hàm lượng canxi và magie thực tế mà trẻ tiêu thụ.

Sau một loạt kiểm tra nghiêm ngặt (xét nghiệm nước tiểu, đo tĩnh mạch, đo nồng độ đồng vị, đo mật độ xương...) để tính toán chính xác hàm lượng canxi và magie dung nạp vào cơ thể trẻ, các nhà nghiên cứu đã thu được kết quả như sau: Sự tiêu thụ và hấp thụ hàm lượng magie là một trong những yếu tố quan trọng cho sự phát triển xương của trẻ. “Chúng tôi tin rằng một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh cho trẻ em, và một nguồn khoáng chất (bao gồm cả canxi và magie) là rất quan trọng để phát triển chiều cao cho bé”, Tiến sĩ Abrams kết luận. Kết quả nghiên cứu đã được công bố tại cuộc họp hàng năm của Hội Nhi khoa, tổ chức tại Washington.

Những thực phẩm giàu magie mẹ có thể đưa vào thực đơn của con: Bí ngô, bột yến mạch, sô-cô-la đen, hạnh nhân, hạt điều, sữa chua, đậu lăng, chuối ,các loại rau màu xanh đậm.

Ăn các loại hạt đều đặn sẽ giúp bé phát triển chiều cao tốt hơn

Các loại hạt – giống như đồ ăn nhẹ lành mạnh, đã được các nhà dinh dưỡng coi là “công thức bí mật” cho tuổi thọ và xương. Các loại hạt rất giàu vitamin, sắt, kẽm và nhiều khoáng chất phong phú khác. Vì thế, các mẹ hãy khuyến khích các bé ăn các loại hạt như hạt điều, quả óc chó, hạt hướng dương, hạt dưa, hạt bí ngô, hạnh nhân... 

Cha mẹ nên tận dụng mọi cơ hội để trẻ phát triển chiều cao một cách tối đa.
Cha mẹ nên tận dụng mọi cơ hội để trẻ phát triển chiều cao một cách tối đa. (Ảnh minh họa)

Hãy biết tận dụng cơ hội để bé phát triển chiều cao tối đa 

Báo cáo Tổ chức Y tế thế giới chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng của cơ thể con người không giống nhau trong một năm. Tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong tháng 5, trung bình là 7.3mm, tiếp đó là khoảng tháng 6 – tháng 10, trung bình là 6.3mm. Vì vậy, các chuyên gia gọi đó là “Những tháng kỳ diệu”.

Tại sao cơ thể con người phát triển nhanh nhất trong tháng 5? Các nhà sinh vật học và các chuyên gia y tế cho biết tốc độ tăng trưởng của một người có liên quan chặt chẽ với yếu tố di truyền, nội tiết, thói quen, tình trạng dinh dưỡng, địa lý, khí hậu, tập thể dục và vài yếu tố khác. Thời điểm này chức năng của các cơ quan cơ thể người và các tế bào rất năng động, trao đổi chất, tuần hoàn máu, chức năng tiêu hóa, đường hô hấp, tiết hoóc môn tăng trưởng cũng đều tăng, vì thế nó là thời điểm để tăng tốc tăng trưởng và phát triển.

Ngoài ra, tháng 5 là thời điểm trẻ em tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn. Các hoạt động như chạy, nhảy trong ánh mặt trời kích thích tốt cho xương, tăng tốc phát triển xương. Ánh nắng mặt trời mùa hè cũng giúp tổng hợp vitamin D tốt hơn, phát huy sự hấp thu canxi (mà canxi là một yếu tố cần thiết cho việc thúc đẩy sự phát triển xương). 

Tuy nhiên, mọi thứ đều có một ngoại lệ bởi sự phát triển của mỗi trẻ là không giống nhau. Đa số trẻ phát triển nhanh hơn vào mùa xuân nhưng một số trẻ lại phát triển tốt hơn vào mùa đông vì tăng trưởng chiều cao còn có quan hệ với nhiều yếu tố. Điều cha mẹ cần làm là tạo điều kiện tốt nhất cho con mình có cơ hội phát triển tối ưu.
Nguồn: afamily

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Nhiều mẹ do lần đầu nuôi con chưa có kinh nghiệm về trẻ sơ sinh nên thường lo lắng bất an. Và dưới đây là những lo lắng điển hình nhất của các mẹ.

1. Lo con dậy thì sớm vì thấy vú sưng to?

Ở một số trẻ sơ sinh (cả nam và nữ) bị sưng to ở vú. Nhiều mẹ lo lắng liệu có phải bé dậy thì sớm? Các mẹ yên tâm nhé vì hiện tượng này là do các hormone nữ từ người mẹ khiến ngực trẻ hơi sưng phồng lên so với bình thường. 

Không những thế các hormone này cũng gây hiện tượng chảy máu kinh nguyệt ngắn ở trẻ sơ sinh nữ. Trong suốt thời kỳ thai nghén, nồng độ estrogen của mẹ tăng cao, có thể gây kích thích tử cung bé gái. Bởi thế, chẳng có gì phải quýnh lên lo lắng nếu trong vài tuần đầu sau sinh, tử cung bé gái tiết ra một ít máu hoặc chất nhầy màu trắng. Vì thế trong giai đoạn này, mẹ cần giữ vệ sinh âm đạo cho trẻ thật sạch để tránh nhiễm trùng nhé!

Lo con dậy thì sớm vì thấy vú sưng to
2. Bé hay khóc là cơ thể có vấn đề?

Các mẹ có biết không, hệ thần kinh của trẻ sơ sinh chưa ổn định khiến trẻ rất dễ giật mình nên hay khóc. Ngoài ra, khóc cũng là cách duy nhất để trẻ bày tỏ các nhu cầu đơn giản của mình như đói, khát… Vì vậy nếu mẹ chịu khó quan sát con một chút thì sẽ biết ngay thông điệp tiếng khóc của trẻ.

3. Bé thở không đều do cơ thể không khỏe?

Lồng ngực của trẻ sơ sinh thường nhỏ, do vậy, quá trình trao đổi khí thường ít hơn. Số lần hô hấp bình thường ở trẻ sơ sinh là 40-50 lần/phút. Ngoài ra, hệ thần kinh của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh, nên nhịp thở của trẻ cũng không đều, đặc biệt là trong khi ngủ.

Hơi thở khò khè và không đều của trẻ sơ sinh có thể khiến bạn hoảng sợ. Nhưng hãy yên tâm, điều ấy là hoàn toàn bình thường. Mũi trẻ sơ sinh rất nhỏ, do vậy chỉ một chút đờm dãi cũng sẽ gây tắc và khiến tiếng thở tạo nên âm thanh khác thường. Trong trường hợp ấy, chỉ cần nhỏ một chút thuốc nhỏ mũi bằng muối khoáng hoặc thuốc theo chỉ định của bác sĩ để thông mũi bé là ổn.

4. Ra mồ hôi chân, tay

Nhiệt độ trong bụng mẹ rất lý tưởng và ổn định cho sự phát triển của trẻ. Ngay khi mới sinh, sự thay đổi nhiệt độ ngoài môi trường sẽ có tác động rất lớn đến quá trình hô hấp và bài tiết của cơ thể trẻ.

Khi nhiệt độ môi trường cao, trẻ sẽ điều hòa thân nhiệt bằng cách thoát mồ hôi. Do vậy, các mẹ nên chú ý lau khô người cho trẻ, giữ nhiệt độ trong phòng ổn định. 

Ra mồ hôi chân, tay

5. Nhiều tóc hoặc ít tóc

Số lượng và màu tóc của trẻ sơ sinh có liên quan chặt chẽ tới chế độ dinh dưỡng của mẹ trong quá trình mang thai cũng như các yếu tố di truyền của gia đình. Do vậy, nếu khi sinh ra, trẻ ít tóc hoặc màu tóc không đen thì bạn cũng chớ nên lo lắng.

Nếu thấy tóc trẻ quá ít, kèm theo đó là các hiện tượng như đổ mồ hôi nhiều, hay hoảng sợ khi ngủ, ngủ ít, bỏ ăn… thì bạn nên cho trẻ đi khám bác sỹ để có được lời khuyên hợp lý. Vì khi đó, rất có thể trẻ đang bị thiếu canxi, thiếu sắt hoặc thiếu máu. 

6. Sợ thóp con bị.... thủng khi sờ lên đầu

Bạn lo lắng khi lỡ sờ vào phần thóp mềm mại của bé vì cho rằng có thể làm tổn thương não của bé. Thóp thực ra là lớp màng bảo vệ rất dày của não. Lớp màng này giúp thai nhi di chuyển qua các đường sinh sản chật hẹp dễ dàng hơn trong quá trình sinh nở.

Thóp của trẻ khép lại hoàn toàn, cứng cáp ít nhất là từ sau 12 đến 18 tháng tuổi. Tuy vậy, khoảng thời gian xương của 2 bán cầu sọ chưa khép lại hoàn toàn cũng không quá nguy hiểm khiến bạn luôn đề phòng đến những cử chỉ vuốt ve hoặc cử động mạnh của trẻ.

Thóp thường co bóp theo nhịp đập của tim và mạnh hơn khi trẻ khóc, điều này là hoàn toàn bình thường.

Nguồn: afamily

Nếu con bị dị ứng thực phẩm, cha mẹ nên liên hệ với bác sĩ. Đừng bao giờ bạn tự mình chẩn đoán bệnh dị ứng cho con, bác sĩ sẽ làm điều này tốt hơn hẳn bạn đấy.
Không giống như tưởng tượng của chị Liễu (Hồ Tây, Hà Nội) về ngày đầu ăn dặm của con, bé Bubu (6 tháng tuổi) không hề hào hứng ăn mà ngược lại, bé cứ ăn cháo trứng ninh nước xương lại bị nôn mửa. 

"Thương con vô cùng, nhìn nó thun thút ăn nhưng cứ hoàn thành lại phun ngược ra hết", chị nghẹn ngào. Thế nhưng, nếu đổi sang món khác, không phải trứng thì bé lại hoàn toàn ổn. Đưa con đi khám, chị được biết, bé bị dị ứng thực phẩm. 

Dị ứng thực phẩm

Dị ứng thức ăn xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bé sản sinh ra các kháng thể phản ứng với một loại protein trong thức ăn (những loại thực phẩm không phù hợp với cơ thể). Dị ứng thực phẩm ở bé đến từ đa số các gia đình có tiền sử mắc bệnh hen suyễn. 

Nếu bé thường xuyên ngứa mũi, chảy nước mũi, đau họng, chảy nước mắt, nổi mẩn… trong khi ăn chứng tỏ bé đang có dấu hiệu cao bị dị ứng thực phẩm. Hiện tượng này nhanh chóng hết sau khi bé ăn xong. Dị ứng thực phẩm rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Người ta ước tính rằng khoảng một trong hai mươi trẻ em độ tuổi từ 0 đến 6 có khả năng bị dị ứng thực phẩm.

Nếu con bị dị ứng thực phẩm, cha mẹ nên liên hệ với bác sĩ. Đừng bao giờ bạn tự mình chẩn đoán bệnh dị ứng cho con
Nếu con bị dị ứng thực phẩm, cha mẹ nên liên hệ với bác sĩ. Đừng bao giờ bạn tự mình chẩn đoán bệnh dị ứng cho con. (Ảnh minh họa)

Những thực phẩm có khả năng dị ứng cao

Dị ứng thực phẩm (chủ yếu là sữa, trứng, đậu phộng, một số loại hạt, chủ yếu là hạt điều) thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 

Khoảng 2% trẻ em bị dị ứng sữa. 

Mặc dù trứng là một thực phẩm vô cùng quan trọng với sự phát triển của trẻ nhưng cứ 1 trong 20 bé lại dị ứng trứng.

Dưới 2% trẻ em bị dị ứng với đậu phộng.

Các triệu chứng bao gồm: 

Phát ban quanh mũi, miệng và mắt bé, có thể lan ra khắp cơ thể của bé.

Môi, mắt, khuôn mặt bị sưng nhẹ.

Chảy nước mũi, hắt hơi liên tục, chảy nước mắt.

Họng ngứa.

Buồn nôn, ói mửa và tiêu chảy.

Những phản ứng nghiêm trọng hơn đó là bé có thể bị thở khò khè, khó thở, giảm huyết áp, thậm chí có thể bị đe dọa đến tính mạng và được gọi là sốc phản vệ. May mắn thay, các phản ứng nặng nề, nguy hiểm như thế này rất hiếm gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì thế, nếu nghi ngờ bé đang có phản ứng dị ứng nghiêm trọng, đừng chần chừ mà bạn hãy gọi xe cấp cứu ngay lập tức. 

Tuy nhiên, có những bé phản ứng rất chậm khi bị dị ứng thực phẩm. Các triệu chứng bố mẹ cần lưu tâm đó là: Trẻ bị nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, táo bón. 

Nếu con bị dị ứng thực phẩm, cha mẹ nên liên hệ với bác sĩ. Đừng bao giờ bạn tự mình chẩn đoán bệnh dị ứng cho con, bác sĩ sẽ làm điều này tốt hơn hẳn bạn đấy. Tại bệnh viện, bé sẽ được khám dị ứng, tiến hành làm xét nghiệm máu. Các bác sĩ sẽ cho bạn một lời khuyên tốt nhất về chế độ dinh dưỡng phù hợp với con. 

Thêm vào đó, khi cho con bú sữa mẹ, bạn đừng nghĩ rằng do nguồn sữa mẹ có "vấn đề" mà con bị dị ứng, việc dừng cho con bú sẽ ảnh hưởng tới cơ hội phát triển của bé. Các chuyên gia y tế vẫn cho rằng nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời của bé là việc làm tốt hơn cả. Bởi trong sữa mẹ có rất nhiều chất có lợi cho bé, giúp bé 

Nguồn: afamily
Có những quan niệm về chăm sóc mẹ và bé tuy sai lầm nhưng vẫn được nhiều mẹ tin sái cổ.

Đối với bé

1. Không bao giờ được chạm vào thóp bé sơ sinh vì có thể làm não bị tổn thương

Thóp giúp xương sọ được mềm dẻo trong quá trình sinh nở và phù hợp với sự phát triển của xương sọ khi bé lớn dần. Thóp được chia thành thóp trước và thóp sau. Khi bé được 3 tháng tuổi, thóp sau sẽ “biến mất” do khớp nối xương sọ được liền kín lại, còn thóp trước phải đợi đến khi bé được hơn 1 tuổi. 

Theo cách chăm sóc mẹ và bé sau sinh truyền thống xưa nay, các bà mẹ thường tránh tiếp xúc với bộ phận này của trẻ. Trên thực tế, các bác sỹ cho rằng không cần phải quá lo lắng như vậy bởi não của bé tạm thời chưa được lấp kín bằng xương nhưng lại được bảo vệ bằng 3 lớp vỏ bọc: lớp mềm (mô liên kết, trải khắp các rãnh não), mạng nhện (tạo cơ sở cho vị trí của các mạch máu) và lớp cứng (bao vỏ não cứng và đàn hồi). 

Ngoài ra, khoảng không gian giữa các lớp bọc đầy chất lỏng thực hiện vai trò giảm chấn động. Da- lớp bảo vệ cuối cùng trước những chấn động ngoại biên. Vì vậy, nếu bé có một bộ tóc dày thì mẹ cứ vô tư chải đầu cho bé hoặc chỉ cần bạn gội đầu cho bé đúng cách sẽ không làm tổn hại đến lớp màng này.

Không bao giờ được chạm vào thóp bé sơ sinh vì có thể làm não bị tổn thương
Ảnh minh họa.
2. Bé cần được tắm mỗi ngày

Theo quan niệm truyền thống về chăm sóc mẹ và bé sau sinh cho rằng, bé cần phải được tắm hàng ngày thì mới ngủ ngon và... nhanh lớn. Nhưng sự thật là nếu lạm dụng việc tắm thì vô tình cha mẹ đã làm mất đi độ ẩm nhất định của làn da bé, khiến da bé bị khô và dễ bị kích thích. 

Không những thế, khi đặt bé trong một chậu nước tắm đầy bọt xà phòng từ sữa tắm còn có thể khiến bé gái bị viêm đường tiết niệu. 

Vì vậy các mẹ chỉ cần vệ sinh hàng ngày cho bé ở những nơi dễ bẩn như vùng quấn tã, nách và những vùng da có nếp gấp khác. Còn với việc tắm, 2-3 lần/ tuần là quá đủ với bé.

Đối với mẹ

3. Chỉ được ăn những thứ lành bụng

Ông bà ta vẫn cho rằng, gái đẻ chỉ nên ăn những thứ lành bụng như thịt nạc kho nghệ, thịt gà kho gừng, và canh rau ngót... và kiêng rất nhiều thứ như: 

Không nên ăn canh hay uống nhiều nước vì sợ sau này sẽ đi tiểu rắt. Quan niệm này hoàn toàn phi khoa học vì sau sinh cơ thể mẹ cần rất nhiều nước để sản xuất sữa. Vì vậy mỗi ngày người mẹ đang cho con bú cần uống tối thiếu 2,5 lít nước.

Cũng tương tự với lý do sợ đi tiểu rắt nên các bà mẹ sau sinh phải kiếng các loại rau họ cải như cải thảo, cải ngọt, cải bắp... Trên thực tế nếu bỏ qua những loại rau này thì thật uổng phí vì nó cung cấp một lượng chất xơ cần thiết để bà đẻ tránh táo bón sau sinh. 

Không nên ăn tanh, kiêng hải sản và tôm, cua, cá. Đây là một trong những quan niệm hết sức sai lầm vì những thức ăn giàu dưỡng chất này rất cần thiết cho sản phụ tiết sữa, không nên tránh ăn.

Chỉ được ăn những thứ lành bụng
Ảnh minh họa. 

4. Sau sinh phải kiêng tắm gội

Theo quan niệm truyền thống sản phụ phải kiêng tắm gội ít nhất một tháng, thậm chí có nơi còn khuyên nên kiêng đúng 3 tháng 10 ngày.

Trên thực tế khi không được tắm sớm, cơ thể mẹ sẽ là môi trường thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh phát triển và thậm chí còn lây sang con. Với những mẹ bầu đẻ mổ thì không tốn nhiều mồ hôi và công sức, còn riêng với những mẹ bầu đẻ thường thì quá trình chuyển dạ sẽ khiến cơ thể đổ mồ hôi như tắm. Nếu sau sinh sản phụ không được tắm gội sạch sẽ thì cơ thể sẽ phát sinh rất nhiều vi khuẩn gây bệnh. Điều này đặc biệt nguy hiểm khi mẹ phải tiếp xúc với con hàng ngày vì yêu cầu chăm con. 

5. Không làm "chuyện ấy" đúng 6 tháng sau sinh

Quan niệm truyền thống về chăm sóc mẹ và bé sau sinh cho rằng, phải đúng nửa năm sau khi vượt cạn thì cơ thể người phụ nữ mới phục hồi hoàn toàn và lúc này mới có thể quan hệ tình dục. 

Nhưng y học hiện đại lại cho rằng chỉ cần cơ thể phục hồi và sản dịch hết là người phụ nữ có thể quan hệ tình dục trở lại.Tuy nhiên cần lưu ý đến vấn đề tránh thai sau sinh.

Nguồn: afamily

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Trẻ bị sốt do nhiều nguyên nhân như: Nhiễm trùng, cảm nắng, mặc quá nhiều quần áo gây nóng, tiêm chủng, mọc răng…

Ngoài ra, do đặc điểm địa lý ở Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết thường xuyên xảy ra, đặc biệt là vào những tháng giao mùa. Do đó, nắm được các phương pháp hạ sốt là điều cần thiết với các bà mẹ, đặc biệt là biết kết hợp các phương pháp này sẽ giúp các mẹ bình tĩnh xử trí sốt an toàn cho trẻ.

“Sốt” đáng lo lắng như thế nào?

Khi thân nhiệt vượt quá 37,5 độ C được coi là sốt. Hiện tượng này là bình thường, không để lại hậu quả nghiêm trọng bởi sốt cho phép cơ thể chống lại nhiễm trùng. Vì thế, trẻ sốt nhẹ không phải dùng thuốc, hãy để hệ miễn dịch của trẻ điều chỉnh và tự vệ.

“Sốt” đáng lo lắng như thế nào?
Nếu trên 38,5ºC, sốt sẽ làm trẻ không được khỏe, có thể co giật (cơ bắp co thắt), ảnh hưởng đến thần kinh; một số trường hợp sau khi khỏi có thể tổn thương thần kinh, giảm trí nhớ… Do vậy, theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ thường xuyên để kịp xử trí đúng cách tại nhà là cần thiết trước khi đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ xác định nguyên nhân.

Đo độ “sốt” của trẻ bằng gì?

Một cái hôn lên trán hoặc đặt tay nhẹ lên da trẻ đủ để biết trẻ có sốt hay không. Tuy nhiên, phương pháp này phụ thuộc nhiều vào cảm giác chủ quan và không cho biết chính xác nhiệt độ của trẻ. Hãy sử dụng cặp nhiệt độ đáng tin cậy, mẹ sẽ biết trẻ có bị sốt hay không. Các mẹ có thể đo nhiệt độ ở nách, đủ thời gian (trên 5 phút) và đúng cách (đầu nhiệt kế vào tận cùng của hõm nách).

Hạ sốt an toàn cho trẻ

Khi sốt, trẻ sẽ khó chịu, quấy khóc, bứt rứt trong người. Tuy nhiên, khi trẻ sốt cao trên 38,5oC, mới phải dùng đến thuốc hạ sốt Paracetamol, khoảng thời gian giữa hai lần uống thuốc ít nhất là 4-6 giờ; không được cho trẻ uống quá 5 lần paracetamol/ ngày vì có nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây hại cho gan của trẻ. Trong một số trường hợp, dù đã uống thuốc mà không có biểu hiện hạ nhiệt hoặc vừa uống thuốc được 30 phút trẻ bị nôn chớ, các mẹ không được tăng liều hay cho uống lại thuốc hạ sốt ngay. Đừng để gan của trẻ bị ảnh hưởng xấu chỉ vì dùng thuốc không đúng cách.

Hạ sốt an toàn cho trẻ
Không thể bỏ qua các biện pháp phối hợp

Chườm mát, theo cách tiện dùng như hiện nay là sử dụng miếng dán hạ sốt KOOLFEVER (hãy hỏi nhà thuốc vì đây là sản phẩm nổi tiếng số 1 Nhật Bản). Phương pháp hạ sốt vật lý này cần thiết được phối hợp ngay cả khi trẻ phải uống thuốc. Cách này nhằm giúp trẻ được hạ sốt ổn định và kéo dài thời gian cơn sốt có thể quay trở lại, do đó, hạn chế được lượng thuốc đưa vào cơ thể trẻ. Vì được cấu tạo là một lớp gel chứa nước và các hạt làm mát, không chứa bất kỳ thành phần thuốc nào, nên KOOLFEVER có thể dùng kết hợp điều trị hạ sốt cho trẻ trong nhiều trường hợp như: sốt nhẹ khi chưa phải dùng thuốc, phối hợp với thuốc hạ sốt khi trẻ sốt cao; các mẹ nên chườm thêm miếng dán hạ sốt này để lớp gel nước hấp thụ nhiệt, giúp trẻ bớt bứt rứt, giảm nguy cơ co giật… Ngoài ra, miếng dán hạ sốt KOOLFEVER, nổi tiếng số 1 Nhật Bản an toàn với trẻ nhỏ, ngay cả khi sốt có nghi ngờ hay biểu hiện sốt xuất huyết, các mẹ vẫn có thể dùng cho trẻ vì nó hạ sốt theo cơ chế vật lý tự nhiên, không tác động thêm hóa chất vào cơ thể trẻ.

Nguyên tắc tiếp theo là bù dịch không được bỏ qua trong điều trị sốt. Hãy đảm bảo con bạn uống đủ nước (oresol, nước lọc…) và ăn thức ăn dễ tiêu.
Nguồn: afamily
Một topic với chủ đề “Bí quyết giúp bé tiêu hóa tốt” đang thu hút sự tham gia sôi nổi của rất nhiều mẹ. Mỗi mẹ một kinh nghiệm, bí quyết nhưng bí quyết hay và khoa học nhất là những bí quyết các mẹ có được từ việc hiểu đúng vấn đề tiêu hóa của bé.

Một topic với chủ đề “Bí quyết giúp bé tiêu hóa tốt” đang thu hút được sự tham gia sôi nổi của rất nhiều các mẹ. Mỗi mẹ một kinh nghiệm, mỗi mẹ một bí quyết nhưng bí quyết hay và khoa học là những bí quyết mà các mẹ có được từ việc hiểu đúng về vấn đề tiêu hóa của bé.

Khi mẹ hiểu đúng về vấn đề tiêu hóa của bé

Hiểu được rằng hệ tiêu hóa của bé còn non yếu nên mẹ có nickname conyeuc không bao giờ ép con ăn liên tục mà cho con ăn từ từ, từ ít đến nhiều. Bên cạnh việc chuẩn bị một chế độ dinh dưỡng hợp lý thì mẹ còn chọn cho con mình loại sữa dễ dàng tiêu hóa và hấp thu nhất. Cũng cùng quan điểm, mẹ có nickname kieung đã lựa chọn dinh dưỡng phù hợp nhất với khả năng tiêu hóa của con để con không bị quá tải và hấp thu tốt. Không ép con ăn nhiều, tránh cho con những thực phẩm khó tiêu, không dùng men tiêu hóa hay các loại thuốc giúp ăn ngon vì như vậy về lâu dài con sẽ phụ thuộc vào thuốc… thay vào đó mẹ đã chọn cho bé loại sữa dễ dàng tiêu hóa. Nhờ vậy mà bé của mẹ kieung và conyeuc không gặp phải các rắc rối về tiêu hóa, lên cân đều và hoạt bát mỗi ngày.

Khác với hai mẹ conyeuc và kieung, mẹ có có nickname mecuan lại chia sẻ về bí quyết giúp con vượt qua những rắc rối về tiêu hóa: “Bé nhà mình hay bị nôn trớ, đầy hơi và táo bón khi uống sữa lắm. Ban đầu mình cũng loay hoay không biết làm thế nào và “trót dại” đổi sữa cho con 4 lần liền/tháng mà vẫn không cải thiện được tình hình. Sau đó nghe theo lời khuyên và tư vấn của bác sĩ nhi khoa cùng với việc tìm hiểu thật kỹ các loại sữa trên thị trường, mình đã chọn cho con sản phẩm sữa giúp trẻ dễ dàng tiêu hóa và hấp thu. Mình rất vui vì con mình rất hợp với loại sữa này, đi ngoài không còn vất vả và hầu như không còn bị trớ mỗi khi uống sữa. Vui nhất là mỗi khi thấy mẹ pha sữa là cô nàng cứ đòi “mom mom” rối rít cả lên. Vậy là mẹ mecuan quyết định “trung thành” luôn với loại sữa giúp con dễ tiêu hóa và hấp thu này và ngừng hẳn việc đổi sữa".

Với vai trò cố vấn của chương trình, TS. BS. Nguyễn Anh Tuấn, Giảng viên Đại học Y dược, Thư ký chi hội Gan mật tiêu hóa Nhi Việt Nam đã đánh giá những chia sẻ của các mẹ trên là những chia sẻ, bí quyết hay, chứa đựng nhiều thông tin khoa học ở trong đó mà các mẹ khác có thể tham khảo. Các bà mẹ đã rất đúng khi hiểu được rằng hệ tiêu hóa của bé còn non yếu nên không ép con ăn thật nhiều, không đổi sữa liên tục và nhất là đã chủ động chọn cho con nguồn dinh dưỡng dễ dàng tiêu hóa, hấp thu.

Gặp những rắc rối về tiêu hóa khi uống sữa công thức thông thường là chuyện của hầu hết các bé. Và thủ phạm gây ra điều này chính là những thành phần có trong sữa công thức thông thường. Theo như chia sẻ của TS. BS. Nguyễn Anh Tuấn thì sữa được xem là dễ tiêu hóa và hấp thu khi trong công thức sữa chứa đầy đủ 4 đặc điểm: 100% đạm Whey thủy phân một phần giúp giảm các bất dung nạp sữa, hệ đa đường bột, giảm Lactose giúp giảm tỷ lệ lớn các rắc rối đường tiêu hóa, chất béo không dầu cọ giúp dễ dàng hấp thu và tăng cường chất xơ GOS - Thành phần chất xơ có lợi cho cơ thể, giúp tăng cường sức để kháng với các vi khuẩn gây bệnh đường ruột, đồng thời kích thích miễn dịch đường tiêu hóa. 

Bí quyết của mẹ sẽ trở thành lời chỉ dẫn của chuyên gia khi mẹ thật sự hiểu đúng về vấn đề tiêu hóa của con. Và mẹ sẽ tự hào khi hiểu được điều tốt nhất cần làm cho con là chọn được nguồn dinh dưỡng tốt và phù hợp nhất giúp con hấp thu tốt để phát triển một cách toàn diện.
Nguồn: afamily
Dưới đây là những lưu ý cơ bản cho tất cả các bậc cha mẹ để có thể chăm sóc, xử lý các vấn đề phát sinh của bé mà không cảm thấy sợ hãi.
Việc chăm sóc một em bé mới sinh đòi hỏi rất nhiều thời gian và kinh nghiệm. Không chỉ với những bà mẹ trẻ mà đôi khi với những bà mẹ đã có nhiều kinh nghiệm cũng phải đối mặt với khá nhiều vấn đề. Do đó để giữ sự an toàn cho em bé, các bậc cha mẹ đều nhờ sự trợ giúp của gia đình, bạn bè hoặc thuê y tá.

Bác sỹ là nguồn thông tin tốt nhất cho các bà mẹ trong vấn đề chăm sóc trẻ mới sinh. Trong những ngày đầu, em bé dễ bị nhiễm trùng hơn. Do đó mà bạn cần phải chăm sóc em bé cẩn thận và hạn chế số lượng khách đến thăm bé để đảm bảo an toàn vì rất có thể lây nhiễm nhiều mầm bệnh. Dưới đây là những lưu ý cơ bản cho tất cả các bậc cha mẹ để có thể chăm sóc, xử lý các vấn đề phát sinh của bé mà không cảm thấy sợ hãi.

1. Tránh nhiễm trùng cho bé 

Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với các loại nhiễm trùng bởi vì hệ thống miễn dịch của bé chưa phát triển đầy đủ. Do vậy khi đến gần hoặc trông giữ bé bạn cần phải rửa tay thật sạch với xà bông tiệt trùng. Ngoài ra cần phải chăm sóc vệ sinh cho bé cẩn thận ở các vùng dễ nhiễm trùng như rốn, mắt. Phòng ở cũng cần phải ấm, thoáng, sạch sẽ. 

2. Bảo vệ đầu, cổ

Trẻ sơ sinh có xương sống rất yếu và dễ gãy vì chưa phát triển đủ. Vì vậy cần phải cẩn thận khi đỡ đầu và cổ cho bé. Khi bế bé bạn phải luồn một tay dưới cổ để đỡ lấy đầu bé. Còn tay kia luồn dưới lưng và mông bé để đỡ phần thân dưới một cách chắc chắn. 

Khi đặt bé nằm xuống, bạn cũng phải nhớ giữ đầu bé. Đưa cánh tay đỡ lấy xương sống, cổ và đầu bé. Cũng có thể dùng khăn choàng quấn bé hơi chặt một chút để đầu bé được nâng giữ cho đến khi bạn đặt bé vào nôi hoặc vào giường, lúc đó bạn mới nhẹ nhàng cởi khăn quấn ra.

Không bao giờ được tung hứng hay rung lắc trẻ dưới 2 tuổi
Không bao giờ được tung hứng hay rung lắc trẻ dưới 2 tuổi. (Ảnh minh họa)

3. Không được lắc bé

Khi bạn muốn bé thức giấc, không bao giờ được lắc bé. Nếu bị lắc, hộp sọ của bé sẽ bị tổn thương. Các mạch máu bị rách, chảy máu và gây thương tổn trong não không thể chữa được và dẫn đến tử vong. Cách tốt nhất là không bao giờ được lắc bé kể cả khi vui đùa hay trong bất kỳ trường hợp nào.

4. Giữ an toàn trong khi di chuyển bé

Khi có ý định cho bé đi đâu bạn phải giữ bé an toàn. An toàn từ người giữ, ghế xe, đến đường đi không nên gập ghềnh. Một chuyến đi gập ghềnh có thể gây ra thương tích cho trẻ. Khi di chuyển bé, hãy giữ cổ ở tư thế tương đối cố định để tránh những tổn thương đến vùng đầu và cổ.

5. Không tung hứng bé

Không được chơi với em bé sơ sinh như bạn đang tung hứng một quả bóng trong không khí. Ở trẻ sơ sinh, kích thước đầu và trọng lượng chiếm khoảng 1-4 so với toàn cơ thể. Trong đầu, có những khoảng trống giữa não và xương sọ cho phép não tiếp tục lớn và phát triển.

Não của trẻ khá mềm với màng não mỏng. Khối cơ của cổ lại quá yếu không đủ sức nâng đỡ đầu, nên khi bị rung lắc sẽ có khuynh hướng gập tới gập lui hay xoay qua xoay lại một cách không kiểm soát được.

Khi bị rung lắc, xương sọ mềm và dẻo của trẻ không chịu được những lực này, sẽ chuyển lực tới não, khi não không có sự di chuyển đồng bộ và gây ra sự va đập trở lại tới xương sọ, làm dập não, tăng áp lực, phù và chảy máu trong não. Các tĩnh mạch lớn dọc theo phía ngoài não cũng mỏng manh và dễ rách, gây chảy máu, máu tụ dưới màng cứng, ngoài màng cứng, dưới màng nhện, tăng áp lực nội sọ.
Nguồn: afamily
Việc hiểu những thông điệp của bé sẽ giúp cha mẹ mang đến cho con mình sự chăm sóc tốt nhất.
Khi con chưa biết nói thì việc nhìn các hành động và đoán được ý muốn của con là điều không dễ dàng đối với các ông bố bà mẹ. Một vài những kinh nghiệm dưới đây có thể sẽ giúp các bậc phụ huynh không còn gặp khó khăn trong việc đoán xem con muốn gì!

Các chuyên gia tâm lý cho rằng ngôn ngữ cơ thể chiếm tới 70% của hệ thống giao tiếp, trong khi đó ngôn ngữ nói chỉ chiếm có 30% mà thôi. Đối với các bậc cha mẹ, việc có thể hiểu được mong muốn của bé qua ngôn ngữ cơ thể là rất khó khăn.

Những điều mà các bậc phụ huynh mang lại thường không đúng với mong muốn của bé, chính vì vậy mà bé hay quấy khóc. Bởi vậy, việc hiểu những thông điệp của bé sẽ giúp các bậc phụ huynh mang đến cho con mình sự chăm sóc tốt nhất.

Bé duỗi các đầu ngón tay 

Khi nhìn thấy con duỗi các đầu ngón tay có nghĩa là con đang cảm thấy vô cùng thoải mái. Cũng có thể con muốn dùng các ngón tay của mình khám phá thể giới xung quanh. Tuy nhiên, để biết được chính xác, cha mẹ cũng nên quan sát xem khuôn mặt của con có ngầm nói lên điều gì nữa không…

Trong nhưng lúc như vậy, bạn hãy để bé chơi một mình trong khoảng một vài phút hoặc cùng chơi với bé. Bạn cũng có thể đặt vào tay trẻ một món đồ gì đó, tất nhiên, hãy luôn theo dõi và đừng rời mắt để đảm bảo an toàn cho con.

Học cách hiểu ngôn ngữ cơ thể bé
Việc hiểu những thông điệp của bé sẽ giúp các bậc phụ huynh mang đến 
cho con mình sự chăm sóc tốt nhất (Ảnh minh họa)

Bé mút ngón tay

Mút ngón tay được các chuyên gia tâm lý cho là “hành vi an ủi”. Hành vi này chỉ báo bé đang rất căng thẳng và muốn được bố mẹ vỗ về, chú ý hơn.

Thông thường, bé chỉ mút ngón tay trong thời kỳ bú sữa mẹ, đây là một hành động bản năng. Nếu như một đứa bé bình thường hàng ngày không mút ngón tay, nhưng bỗng dưng thời gian gần đây bạn lại thấy hành động này xuất hiện ở bé, như vậy rất có thể là bé muốn được quan tâm nhiều hơn. Lúc này, bố mẹ nên bế và vỗ về để bé cảm thấy mình được yêu thương.

Bé dụi hoặc che mắt

Khi thấy con dụi hoặc dùng tay che mắt có nghĩa là con đang cố tìm cách thu hút sự chú ý của bố mẹ. Lúc này bạn hãy quay lại chơi cùng để bé cảm thấy rằng mình không cô đơn.

Tuy nhiên người lớn cũng cần phải chú ý xem có vật thể lạ gì bay vào mắt hoặc trẻ đang có dấu hiệu buồn ngủ không. Nếu con bị ngứa mắt do có vật thể lạ bay vào thì cần phải nhẹ nhàng nâng đầu và kiểm tra mắt cho bé.

Còn nếu bé đang buồn ngủ thì chẳng có cớ gì bạn không đọc cho con nghe một câu chuyện ngắn hoặc hát ru nhẹ nhàng. Bé sẽ chìm ngay vào giấc ngủ và quên đi hành động dụi mắt.

Bé hoạt động chân nhiều hơn

Khi cho bé ăn hoặc chơi với bé, bạn nhận thấy chân của bé hoạt động nhiều hơn và có xu hướng muốn đi ra phía cửa, điều này cho thấy rằng bé muốn ra ngoài và chơi đùa. Lúc này, bạn có thể nói với bé rằng hãy ăn hết chỗ thức ăn này thì có thể đi chơi.

Nếu có dấu hiệu muốn đứng lên chứng tỏ con đang rất phấn khích và vui mừng. Lúc này, bạn có thể hỏi han để bé cảm nhận rằng mình được quan tâm.

Con khóc thút thít

Khi trẻ lớn tiếng khóc to, có nghĩa tinh thần bé đang bất an. Lúc này cha mẹ nên dỗ dành làm yên lòng trẻ bằng cách nói chuyện nhẹ nhàng, bằng bài hát hoặc những câu chuyện quen thuộc.

Nguồn: afamily

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Có nhiều bậc phụ huynh phạm sai lầm trong việc chăm sóc con mà họ không hề hay biết.
Có nhiều sai lầm trong việc chăm sóc con: lo lắng thái quá, bỏ qua việc chăm sóc răng miệng, sai lầm khi làm đẹp cho con...

Lo lắng thái quá

Không tuần nào nhà chị Ngọc (Bạch Mai) không đưa con vào viện. Ban đầu, hàng xóm xung quanh nhà còn hỏi thăm nhưng sau họ ngại chẳng muốn hỏi thêm nhiều nữa. Họ ái ngại nhìn gia đình chị lục đục đưa đứa con bé xíu vào viện vì những lí do không "chính đáng". 

Chị Ngọc được mệnh danh là người mẹ cẩn thận nhất thế giới trong việc chăm sóc con cũng chẳng ngoa, bé hơi ho một chút, tiếng khóc hơi khác thường một chút, ở chân có một vết mẩn đỏ lạ một chút, hay đơn giản là trớ sữa... chị đều tìm đến bệnh viện. 

Bỏ ngoài tai những lời khuyên của người thân, hàng xóm xung quanh rằng "vào viện nhiều đâu có tốt, thậm chí bị nhiễm chéo bệnh", chị vẫn một mực: "Phải hỏi chuyên gia cho chắc". 

Trường hợp của chị Ngọc không phải là cá biệt, mà có rất nhiều bậc phụ huynh đặc biệt là những người lần đầu tiên làm cha làm mẹ đều mang trong mình một tâm thế hoảng loạn. 

Một sự thật là không ai không thể phạm sai lầm trong việc chăm sóc con - đặc biệt là những người lần đầu tiên lên chức cha mẹ
Một sự thật là không ai không thể phạm sai lầm trong việc chăm sóc con - đặc biệt là những người lần đầu tiên lên chức cha mẹ (Ảnh minh họa)

Khi thấy con hơi ho hắng, ói mửa, nhiều bậc phụ huynh quýnh cả lên, phản ứng một cách gay gắt, lo lắng thái quá. 

Leon Hoffman - Nhà phân tâm học, giám đốc của Trung tâm trẻ em Pacella, Thành phố New York khẳng định: “Càng lo lắng, cha mẹ càng lãng phí thời gian của mình và con vào những thứ nhỏ nhặt, không cần có”.

Có thể một ngày bé đi tiêu nhiều hoặc ít hơn bình thường, có thể bé khóc dẫn tới phun trớ… tất cả những hiện tượng này là hoàn toàn bình thường. Bậc phụ huynh nên bình tĩnh khi đứng trước những hiện tượng này ở con. Việc hoảng loạn, lo lắng quá mức sẽ khiến tình hình không khá hơn được, ngược lại chúng còn khiến em bé và gia đình thêm mệt mỏi hơn mà thôi.

Sai lầm khi con khóc, cha mẹ lại nghĩ mình đang sai

Nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng khóc là biểu hiện của sự không ổn, không hài lòng từ bé, và điều đó cũng có nghĩa rằng cha mẹ đang làm một điều gì đó sai và họ cần phải sửa chữa ngay. Quan niệm sai lầm của cha mẹ là cứ thấy con khóc thì họ cho rằng mình đang làm sai.

Jennifer Walker, bác sĩ nhi thuộc trụ sở Atlanta chia sẻ: Khóc là hiện tượng tự nhiên và vô cùng bình thường ở trẻ. Đặc biệt ở những trẻ chưa biết nói thì hành động này như một thứ ngôn ngữ để bé giao tiếp với người thân xung quanh. 

Cha mẹ chỉ nên lo lắng, ái ngại khi bé khóc kết hợp với sốt, phát ban, hoặc nôn trớ kéo dài, bạn hãy gọi điện cho bác sĩ nhi khoa của bé càng sớm càng tốt.

Bỏ qua việc chăm sóc răng miệng

Nhiều bậc phụ huynh xem thường việc vệ sinh răng miệng cho con, hoặc nghĩ đến việc này quá muộn. 

Nhà chị Tú (Định Công, Hà Nội) là một ví dụ. Dù ngay từ khi Bún ra đời, chị biết rằng việc làm này rất quan trọng xong sau vài lần tưa lưỡi, bé không chịu hợp tác mà còn cố gắng ho hắng, chị đành chiều lòng con mà bỏ qua giai đoạn này. 

Thế là bây giờ bé Bún tuy đã 2 tuổi nhưng chưa biết đánh răng, tưa lưỡi chỉ 1 vài ngày 1 tuần. Ngoài việc miệng không được thơm tho, bé còn bị viêm lợi khá nặng. 

Theo các chuyên gia y tế, việc làm này là vô cùng sai lầm. Nếu bố mẹ không tạo thói quen cho con bằng việc thường xuyên vệ sinh răng miệng cho trẻ ngay từ nhỏ, càng để lâu, bé càng khó tiếp nhận hoạt động này, bé không giữ cho mình một thói quen giữ gìn vệ sinh răng việc dù bạn có khuyến khích thế nào. 

Trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy, cha mẹ cần vệ sinh răng miệng cho trẻ, bé dưới 2 tuổi, bạn có thể dùng tưa lưỡi với một chút nước muối để vệ sinh, hơn 2 tuổi, bạn hãy dần cho bé tiếp xúc với bàn chải đánh răng. 

Trước khi ngủ, hạn chế cho bé ăn, điều này sẽ giảm nguy cơ gây sâu răng cho bé khá nhiều. 

Nếu không vệ sinh cẩn thận, bé rất dễ mắc phải các bệnh răng miệng. Bệnh này nếu không được điều trị sớm sẽ gây biến chứng như mất răng sớm, răng mọc lệch, mất sức nhai, ảnh hưởng đến thẩm mỹ; hoặc có thể biến chứng toàn thân gây viêm khớp, viêm màng tim, viêm cầu thận,... 

Làm điệu cho con không đúng cách

Không chỉ ở vùng nông thôn mà ngay cả tại những thành phố lớn, nhiều bà mẹ vẫn giữ quan điểm rằng cắt tỉa lông mi sẽ khiến bé xinh xắn hơn, lông mi dày, đậm nét hơn. Bé Mi - con chị Phương (TP.HCM) là một ví dụ. Với mong ước con xinh xắn như hoa hậu, chị không ngừng vuốt mũi, rồi cắt lông mi cho con. Chị nghĩ rằng khi cắt lông mi của bé thì sau này đôi mắt con sẽ có hàng mi dài và cong vút. 

Thế nhưng chưa thấy lông mi cong ở đâu, chị Phương tá hỏa khi thấy mắt bé có dấu hiệu sưng đỏ, hay dụi mắt, chảy nước mắt. Đưa con đi khám chị mới giật mình khi biết rằng hành động của mình là sai lầm vì việc làm này đã khiến mắt bé bị nhiễm bẩn, nhiễm bụi. 

Ngoài ra, có những bà mẹ vì muốn con trông xinh xắn, đáng yêu hơn đã không ngần ngại trang điểm cho con từ khi còn bé xíu. Việc làm này vô tình khiến làn da non nớt, rất dễ nhạy cảm của bé mang bệnh (dị ứng, viêm, thô sần, ung thư...). Tóm lại, nếu cha mẹ làm đẹp cho con không đúng cách, không đúng lứa tuổi thì điều này vô tình không chỉ làm ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn ảnh hưởng tới tâm lý của con. 
Nguồn: afamily

Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

Dưới đây sẽ là những lời khuyên giúp cha mẹ nhanh chóng “xóa sổ” cơn cảm lạnh trong mùa hè cho bé, bao gồm cách xử lý nghẹt mũi và cả những dấu hiệu cần sự can thiệp của các bác sĩ.

Trong thời tiết mùa hè nắng nóng, việc làm mát cho các bé được bố mẹ đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, do bất cẩn hoặc thiếu kinh nghiệm từ việc sử dụng máy điều hòa nhiệt độ hay quạt gió không đúng cách dẫn đến việc không chú ý thấm mồ hôi ở lưng bé, rất nhiều trường hợp các bậc cha mẹ đã vô tình khiến bé bị cảm lạnh ngay giữa tiết trời nóng bức. 

Dưới đây sẽ là những lời khuyên giúp cha mẹ nhanh chóng “xóa sổ” cơn cảm lạnh trong mùa hè cho bé, bao gồm cách xử lý nghẹt mũi và cả những dấu hiệu cần sự can thiệp của các bác sĩ.

Nếu con bạn còn quá bé (dưới 3 tháng tuổi), hãy gọi cho bác sĩ khi bé có dấu hiệu cảm lạnh
Nếu con bạn còn quá bé (dưới 3 tháng tuổi), hãy gọi cho bác sĩ khi bé có dấu hiệu cảm lạnh. (Ảnh minh họa)

- Luôn có sẵn các vật dụng y tế cần thiết cho bệnh cảm lạnh trong tủ thuốc gia đình: nước muối sinh lý để nhỏ mũi, dụng cụ hút mũi, thuốc hạ sốt, nhiệt kế, máy tạo độ ẩm.

- Nếu con bạn còn quá bé, dưới 3 tháng tuổi, hãy gọi cho bác sĩ khi có dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh, chẳng hạn như chảy nước mũi, ho, hoặc sốt.

- Đối với trẻ lớn hơn, bạn nên gọi cho bác sĩ nếu bé bị sốt cao, mất nước, ngày càng ho nặng hoặc khó thở, hoặc các triệu chứng nhẹ nhưng kéo dài hơn một tuần.

- Giúp em bé của bạn hít thở dễ dàng bằng cách sử dụng nước nhỏ mũi để vệ sinh bên trong mũi, và dùng các thiết bị hút mũi khác để làm sạch dịch nhầy từ mũi nghẹt của bé.

- Khi bé bị nghẹt mũi, tư thế ngủ tốt cho bé là phần đầu được nâng cao lên một chút. Hãy đặt thêm khăn dưới gối của bé để chỉnh độ cao phù hợp cải thiện giấc ngủ cho bé trong khi bị cảm lạnh.

- Xử lý không khí khô trong phòng bằng máy tạo độ ẩm, cách này có tác dụng loại bỏ chất nhày và giảm bớt tắc nghẽn trong mũi bé.

- Các mẹ nên cho bé bú sữa nhiều hơn, uống nước nhiều hơn khi bé bị cảm lạnh.

- Trong khi chữa cảm lạnh cho bé, người mẹ cũng phải chú ý đến việc tự bảo vệ sức khỏe của chính mình bằng cách rửa tay thường xuyên để tránh nhiễm vi trùng từ bé hay ngược lại.

Hãy đưa bé đến gặp bác sĩ khi có những dấu hiệu nghiêm trọng hơn
Hãy đưa bé đến gặp bác sĩ khi có những dấu hiệu nghiêm trọng hơn. (Ảnh minh họa)

Có thể các bà mẹ sẽ gặp phải khó khăn để phân biệt giữa một cơn cảm lạnh thông thường - làm cho bé của bạn mệt mỏi nhưng không nguy hiểm - với một căn bệnh thực sự nghiêm trọng hơn. 

Đầu tiên là xem liệu con có bị sốt không, các bác sĩ nhi khoa còn khuyên cần chú ý đến ba điều sau đây sẽ giúp các mẹ tự đánh giá mức độ nghiêm trọng đối với sức khỏe của bé:

- Quan sát biểu hiện của bé: một đứa trẻ ngủ li bì hoặc khóc gắt là những dấu hiệu thường thấy khi bị ốm nhưng nếu một trong những biểu hiện này trở nên trầm trọng, kéo dài thì là lúc bạn không nên chủ quan mà hãy xin lời khuyên của bác sĩ.

- Theo dõi nhịp thở của trẻ: khi ốm, nhịp thở của trẻ có thể không đều, khó khăn hoặc gấp hơn bình thường. Một cách làm không gây ảnh hưởng gì tới bé đó là hãy theo dõi hơi thở của bé. 

Đơn giản là bạn chỉ cần sử dụng một chiếc đồng hồ để bấm xem bé thở bao nhiêu nhịp trong 10 giây, sau đó hãy nhân con số đó với 6, bạn có thể cung cấp được cho bác sĩ xem nhịp thở của bé là bao nhiêu lần trong một phút. (Trung bình một em bé mới sinh khỏe mạnh thở từ khoảng 50 hay 60 nhịp mỗi phút, và 30 tới 40 nhịp mỗi phút với trẻ lớn hơn).

- Mặc dù bạn có thể không ép bé ăn khi bé bị ốm nhưng uống nước là việc phải làm để bé giữ được lượng nước cần thiết cho cơ thể. Trong thời gian 24 giờ, lượng nước cần cho cơ thể cuả một em bé nặng 4,5kg là khoảng 450ml. 

Tương ứng như thế, cơ thể một em bé nặng 9kg sẽ cần được cung cấp khoảng 900ml mỗi ngày. Có nghĩa là trung bình 100ml nước /kg cân nặng. 

Trong trường hợp bé không chịu uống nước hay sữa trong nhiều giờ liên tiếp, bạn cần gọi cho bác sĩ để có tư vấn kịp thời.
Nguồn: afamily

Dựa trên các nghiên cứu và khảo sát thực tế, giáo sư Michael Lee và các đồng nghiệp ở Đại học Ilinois (Mĩ) đã đưa ra tổng kết về sự thay đổi chế độ ăn của trẻ từ sơ sinh đến độ tuổi thiếu niên.

Chế độ ăn từ 0 – 1 tuổi

Giáo sư Michael Lee cho biết dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ, các bà mẹ không nhất thiết phải tuân thủ nghiêm ngặt qui định về khối lượng thức ăn và thời gian cho ăn đối với bé. Các mẹ nên học cách phân biệt được ý muốn của con thông qua tiếng khóc. Khi bé khóc, đầu tiên bạn kiểm tra xem bé có cần thay tã không, nếu không bạn chấm nhẹ ngón tay hai bên mép bé, thấy bé quay đầu về hai bên theo ngón tay thì đó là dấu hiệu bé đang đói. 

Chế độ ăn của bé 0 – 1 tuổi được thay đổi theo từng giai đoạn nhỏ, cụ thể như sau: 

0 – 3 tháng tuổi

Trong giai đoạn này, các mẹ không cần tuân theo nguyên tắc nào về thời gian mà cứ thấy con đói là cho bú, không nhất thiết hạn chế số lần cho con bú. Nhưng cũng nên chú ý là có ít nhất một bữa trong ngày phải đảm bảo bé được bú no theo nhu cầu. 

các mẹ không cần tuân theo nguyên tắc nào về thời gian mà cứ thấy con đói là cho bú

4 – 6 tháng tuổi

Thông thường, trong giai đoạn này số bữa ăn trong ngày của trẻ giảm xuống 6 – 8 bữa một ngày. Giáo sư Lee nhấn mạnh, từ tháng thứ 5 trở đi, tốt nhất không nên cho trẻ bú từ lúc nửa đêm trở đi để tập cho bé thói quen không ăn đêm. Sữa cho trẻ có thể hoàn toàn là sữa mẹ hoặc bổ sung thêm sữa công thức, nếu bắt đầu cho bé ăn dặm thì thức ăn chỉ nên ở mức “gọi là” và không lấn át các bữa sữa chính.

7 – 10 tháng tuổi

Bữa ăn của trẻ được giảm xuống 6 bữa/ngày, trong đó bao gồm 4 – 5 bữa sữa và 1 – 2 bữa ăn dặm. Trong khoảng thời gian trước khi bé ngủ hoặc sau khi ăn no tính cho đến khi thức dậy vào buổi sáng hôm sau không nên cho bé ăn thêm thức ăn khác. 

10 – 12 tháng tuổi

Gần 1 tuổi, bữa ăn của bé giảm xuống 5 bữa một ngày, trong đó bao gồm 3 bữa sữa, 2 bữa ăn. Bữa sáng của bé nên có sữa, trứng gà, bánh mì hoặc bánh bao. Trong giai đoạn này, tốt nhất trong bữa ăn chính của gia đình vào buổi trưa hoặc buổi tối nên cho bé uống thêm 600 ml sữa trở lên. 

Chế độ ăn từ 1 – 3 tuổi

Trong độ tuổi này, những chiếc răng sữa đầu tiên đã xuất hiện, bé có thể chuyển sang thức ăn dạng đặc để tập nhai, đồng thời làm đa dạng hóa thức ăn hấp thu vào cơ thể. Các mẹ cũng bắt đầu đưa bé vào “khuôn khổ”: ăn đúng giờ, đúng bữa, không vừa ăn vừa chơi hoặc xem ti vi… 

Một điều cần chú ý là các mẹ không nên ép con ăn bằng mọi cách hoặc cho con đi ăn rong vì như vậy ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe dạ dày của bé. 

không nên ép con ăn bằng mọi cách hoặc cho con đi ăn rong

Chế độ ăn từ 3 – 6 tuổi

Thức ăn cho trẻ nên phong phú về thành phần, tuy nhiên ngũ cốc luôn đóng vai trò chính. Thường xuyên cho bé ăn cá, thịt gia cầm, trứng, thịt lợn nạc, ăn nhiều rau tươi và trái cây. Hạn chế uống nước ngọt, thay vào đó nên uống một lượng sữa ổn định hàng ngày. Cũng nên uống đậu nành và các sản phẩm chế biến từ đậu tương.

Trong độ tuổi trước khi đi học tiểu học này, bé cần đảm bảo được ăn đủ 3 bữa mỗi ngày, cộng thêm 1 – 2 bữa ăn nhẹ. Không để trẻ vừa ăn vừa chơi hoặc xem tivi và cho phép trẻ lựa chọn món ăn trong giới hạn cho phép. 

Chế độ ăn trong độ tuổi nhi đồng, thiếu niên

Độ tuổi này hình thành thói quen ăn uống phù hợp với nhu cầu sinh lý, thông thường trẻ vẫn ăn đều đặn 3 bữa mỗi ngày, mỗi bữa cách nhau 4 – 6 giờ đồng hồ. Phân bổ lượng thức ăn trong 3 bữa theo tỷ lệ hợp lý: ăn sáng 25 – 30% tổng năng lượng cần cung cấp cho một ngày, ăn trưa chiếm 30 – 40%, ăn tối chiếm 30 – 40%. Bữa tối không nên ăn đồ ngọt thay cho thức ăn chính.

Các mẹ cần lưu ý rằng nếu bữa sáng không đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng thì không chỉ ảnh hưởng đến năng lực tiếp thu kiến thúc và hoạt động thể chất của bé ở trường mà còn không có lợi cho hệ thống tiêu hóa và sức khỏe của bé. Vì vậy, một bữa ăn hợp lý về thành phần dinh dưỡng nên bao gồm sữa tươi hoặc sữa đậu nành, trứng, thịt nạc hoặc các loại thực phẩm giàu protein. Rau và trái cây cũng là thành phần được khuyến khích trong bữa sáng. 
Nguồn: afamily

Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013

Nhu cầu dinh dưỡng của bé 4 – 17 tuổi cần được đảm bảo đầy đủ về năng lượng, tương đương 1. 750 – 2. 500 calo. Tuy nhiên, con số này có thể thay đổi tuỳ theo độ tuổi, thể trạng và các hoạt động thể chất của từng em. Khẩu phần ăn hằng ngày của các em cần chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết: protein (11-15% tổng lượng calo cung cấp hàng ngày), gluxit (50-55%), và lipit (30-35%), ngoài ra, các loại vitamin và khoáng chất cũng là thành phần không thể thiếu trong mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, việc áp dụng theo các chỉ số mơ hồ này lại không phải là điều dễ dàng.

Tuy nhiên, bé lên 4 tuổi đã hình thành thói quen tự ăn uống và biết đòi ăn những món mình thích, nhưng đôi khi lại không bổ dưỡng. Ở độ tuổi này, nhiều bậc cha mẹ đôi khi lơ là chế độ dinh dưỡng của bé như khi còn ở lứa tuổi ăn dặm. Cho bé ăn uống tự do, uống quá nhiều nước ngọt, snack, bỏ ăn sáng, hay ăn vặt… là những thói quen không tốt dẫn đến chứng béo phì hoặc suy dinh dưỡng ở trẻ em. Để giúp các bậc cha mẹ có thói quen dinh dưỡng tốt cho con ở độ tuổi này, mời các mẹ tham khảo 6 nguyên tắc dinh dưỡng cho bé lên 4 sau đây.

6 nguyên tắc dinh dưỡng cho bé lên 4

Cho bé ăn ít nhất 1 chế phẩm từ sữa mỗi ngày - Ảnh: Getty Images

1. Ít nhất một chế phẩm từ sữa mỗi ngày

Đó là sữa chua, sữa tươi, phomai… Ở các bé gái, việc cung cấp đủ can-xi cho cơ thể có tác dụng ngăn chặn nguy cơ mắc phải chứng loãng xương. Hệ xương sẽ dừng phát triển khi ở độ tuổi 20, vì thế, ngay từ tuổi thiếu niên, hãy cung cấp một lượng can-xi nhiều nhất có thể!

2. Một phần protein động vật mỗi ngày

Cụ thể hơn, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, mỗi ngày, một em bé 3 tuổi cần được bổ sung 40gr protein (từ thịt, cá hoặc trứng) và cứ thêm một tuổi thì lượng protein cần cung cấp cho cơ thể tăng thêm 10gr. Như vậy, trẻ 4 tuổi cần 50gr, 7 tuổi cần 80gr, 9 tuổi cần 100gr…

3. 5 phần hoa quả và rau xanh mỗi ngày

Một phần tương đương khoảng 80gr hoa quả và rau xanh mỗi ngày, cụ thể là:

- 1/2 đĩa rau củ chín hoặc 1 đĩa nhỏ hoa quả tươi hoặc 1 bát súp rau củ.

- 1 quả họ táo, lê, cam hoặc 2 quả họ mơ, quýt, kiwi hoặc một vài quả dâu, sơri, vải…

4. Tinh bột trong tất cả các bữa ăn

Cơm, cháo, bánh mì, bột nhào, khoai tây đều giàu tinh bột và rất cần thiết cho cơ thể của trẻ.

5. Hạn chế đồ ăn ngọt

Mẹ chỉ nên cho trẻ ăn nhiều các loại bánh kẹo và đồ ngọt khác vào dịp đặc biệt. Ngày thường, mẹ không nên dự trữ chúng để thỉnh thoảng trẻ "nhâm nhi". Thói quen này thật sự không tốt đối với sức khỏe của các em. Ngoài ra, để tránh cho trẻ nguy cơ mắc các bệnh như béo phì hay sâu răng… bạn cũng không nên cho trẻ uống quá nhiều nước ngọt và đồ uống có ga.

6. Tạo thói quen uống đủ nước

Nhiều bé thường quên uống nước, vì vậy mẹ cần tạo thói quen uống nước cho bé. Đây là loại đồ uống duy nhất có lợi cho cơ thể mà không gây bất cứ một "tác dụng phụ" nào. Tuyệt đối không nên cho đường vào nước để đánh lừa vị giác của trẻ, mẹ nên phân biệt chúng một cách rạch ròi.

Lưu ý: Mẹ không nên cho trẻ lạm dụng “thức ăn nhanh” (fast food). Tuy nhiên mẹ cũng có thể thỉnh thoảng cho bé ăn sau mỗi 3 – 6 tuần vào những dịp đặc biệt.

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

Cùng hoàn thiện thêm 'kho' kiến thức chăm sóc em bé với tips cực hay dưới đây nhé!

Mẹ Chíp là một người may mắn trong việc chăm sóc con cái vì có bà nội hết mực yêu thương con cháu và đặc biệt hiểu biết trong việc chăm sóc trẻ. Bà chính là người chỉ cho mẹ Chíp từ những việc đơn giản nhất là thay tã, tắm, đút bột hay chế biến món ăn cho Chíp. Bà rất chịu khó đọc sách, vào mạng để cập nhật các cách thức nuôi dạy trẻ hiện đại mà một người ở thế hệ đi trước như bà có thể chưa biết. Nhưng may mắn hơn cả vẫn là bé Chíp vì ngoài bà nội, mẹ Chíp cũng có những bí quyết riêng mà đôi khi bà nội cũng không biết.

Cùng tìm hiểu những bí kíp cực hay của mẹ Chíp để hoàn thiện thêm 'kho' kiến thức chăm bé nhé, các mẹ:

1. Bế trẻ nhiều chưa chắc đã là không tốt

Nhiều quan điểm cho rằng nếu mẹ bế trẻ nhiều trong những tháng đầu đời sẽ tạo thói quen phụ thuộc vào vòng tay ấm áp và êm ái của mẹ. Trẻ sẽ hay quấy khóc mỗi khi phải nằm một mình, luôn luôn quấn mẹ hay không có đức tính tự lập sau này. Khi nghe bà nội và nhiều người khuyên như vậy, mẹ Chíp cảm thấy rất băn khoăn và tự hỏi: “Liệu bế trẻ nhiều có phải là nguyên nhân khiến trẻ hư?” Mỗi lẫn Chíp khóc hờn, một phần vì thương con, một phần vì suy nghĩ rằng trẻ em được ôm ấp và bế bồng là điều hoàn toàn tự nhiên nên mẹ Chíp vẫn không ngại chuyện dỗ dành Chíp khi Chíp khóc. Sự thật là, trẻ sẽ cảm thấy được yêu thương và tôn trọng mỗi khi có điều gì đó khó chịu mà có sự dỗ dành của bà của mẹ.

'Bí kíp' chăm bé sơ sinh mẹ chưa biết - 1

Bé sơ sinh rất mỏng manh, vì vậy, mẹ cần chế độ chăm bé đặc biệt (Ảnh minh họa)

2. Có thể bỏ qua khăn ướt

Các mẹ thường phải mất một khoản tiền khá lớn để chi cho việc mua khăn ướt cho trẻ. Với làn da nhạy cảm và mỏng manh của một số bé thì dùng nhiều khăn ướt còn khiến da bé bị tổn thương. Mẹ Chíp thì cho rằng không nhất thiết phải dùng đến khăn ướt mà vẫn đảm bảo vệ sinh cho bé yêu. Bốn tháng đầu tiên, Chíp hầu như là bú sữa mẹ 100%, mà theo như mẹ Chíp tìm hiểu thì phân và nước tiểu của các bé bú mẹ không chứa nhiều vi khuẩn, chỉ cần dùng khăn vải màn ẩm lau qua là sạch sẽ. Đối với các bé bú sữa công thức thì các mẹ nên rửa cho bé với dầu tắm nhẹ dịu sau mỗi lần bé đi vệ sinh và cũng không cần dùng đến khăn ướt.

3. Khử trùng đồ dùng cho bé dễ hơn bạn nghĩ


Từ trước tới nay, bạn vẫn áp dụng cách cho vào nồi luộc bình sữa và núm vú của bé để khử trùng đúng không nào? Mẹ Chíp có một cách tiệt trùng đồ dùng của bé cực kỳ nhanh gọn mà vẫn đảm bảo đó là sử dụng máy rửa chén bát với chế độ nóng – ngắn.

4. Giúp trẻ sớm bỏ thói quen đi tiểu tự do

Việc đi tiểu của Chíp như thế nào cũng được mẹ Chíp rất chú ý. Lúc còn nhỏ thì mẹ Chíp thường căn giờ để xi tè cho Chíp để không phải thay tã nhiều lần. Khi Chíp bắt đầu bập bẹ, mẹ đã dặn Chíp khi nào buồn tiểu thì phải gọi người lớn giúp chứ không được tè tự do. Chính vì thế mà Chíp bỏ bỉm sớm hơn các bạn cùng tuổi. Có một mẹo các mẹ cũng cần lưu ý khi cho bé tiểu đó là, nếu bé đang 'buồn' thì mẹ phải thật nhanh chóng đồng thời nhắc bé “từ từ”.

5. Dỗ bé bằng âm nhạc

Mẹ Chíp rút ra một kinh nghiệm đó là, mỗi lần Chíp giận dữ, gắt ngủ, khóc nhè mà nghe thấy tiếng nhạc là Chíp sẽ dịu đi phần nào. Chính vì thế mà mẹ Chíp thường xuyên cho Chíp nghe nhạc đặc biệt là trước mỗi giấc ngủ.

6. Bỏ qua những đôi giày

Khi Chíp vừa mới chập chững tập đi, bà nội rồi các cô dì đã có ý định mua những đôi giày xinh xắn để tặng cô cháu gái cưng nhưng mẹ Chíp đã khuyên mọi người chọn cho cháu món quà khác. Giai đoạn trẻ tập đi, các mẹ không nên đi giày, dép cho bé, hãy để chân bé tiếp xúc trực tiếp với mặt đất để bé có những cảm nhận tốt nhất. Nếu vào mùa lạnh, mẹ có thể đi tất cho bé khi bé tập đi, nhưng một đôi giày là không cần thiết.

7. Cho bé ngủ đúng giấc

Các mẹ thường gặp khó khăn trong việc cho bé ngủ đúng giấc đúng không nào. Cũng có một giai đoạn mẹ Chíp thực sự vất vả với Chíp vì đến giờ đi ngủ rồi thì Chíp lại đòi lấy đồ chơi ra chơi, buổi sáng, hai mẹ con chuẩn bị phải rời khỏi nhà rồi mà mẹ gọi mãi Chíp cũng không chịu dậy. Vì thế mà mẹ Chíp đã phải thay đổi luôn cả giờ sinh hoạt của mình để đi ngủ sớm cùng con. Đến giờ ngủ của Chíp là mẹ tắt hết điện và lên giường nằm cùng với Chíp. Ngủ sớm nên cả hai mẹ con cùng dậy sớm và cảm thấy rất sảng khoái.

Những bí kíp này của mẹ Chíp sau một thời gian áp dụng thành công với Chíp và được bà nội công nhận nên các mẹ có thể yên tâm và áp dụng với bé yêu của mình nhé.

Mẹ Chíp (Theo Khampha.vn)