Trẻ bị sốt do nhiều nguyên nhân như: Nhiễm trùng, cảm nắng, mặc quá nhiều quần áo gây nóng, tiêm chủng, mọc răng…
Ngoài ra, do đặc điểm địa lý ở Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết thường xuyên xảy ra, đặc biệt là vào những tháng giao mùa. Do đó, nắm được các phương pháp hạ sốt là điều cần thiết với các bà mẹ, đặc biệt là biết kết hợp các phương pháp này sẽ giúp các mẹ bình tĩnh xử trí sốt an toàn cho trẻ.
“Sốt” đáng lo lắng như thế nào?
Khi thân nhiệt vượt quá 37,5 độ C được coi là sốt. Hiện tượng này là bình thường, không để lại hậu quả nghiêm trọng bởi sốt cho phép cơ thể chống lại nhiễm trùng. Vì thế, trẻ sốt nhẹ không phải dùng thuốc, hãy để hệ miễn dịch của trẻ điều chỉnh và tự vệ.
Nếu trên 38,5ºC, sốt sẽ làm trẻ không được khỏe, có thể co giật (cơ bắp co thắt), ảnh hưởng đến thần kinh; một số trường hợp sau khi khỏi có thể tổn thương thần kinh, giảm trí nhớ… Do vậy, theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ thường xuyên để kịp xử trí đúng cách tại nhà là cần thiết trước khi đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ xác định nguyên nhân.
Đo độ “sốt” của trẻ bằng gì?
Một cái hôn lên trán hoặc đặt tay nhẹ lên da trẻ đủ để biết trẻ có sốt hay không. Tuy nhiên, phương pháp này phụ thuộc nhiều vào cảm giác chủ quan và không cho biết chính xác nhiệt độ của trẻ. Hãy sử dụng cặp nhiệt độ đáng tin cậy, mẹ sẽ biết trẻ có bị sốt hay không. Các mẹ có thể đo nhiệt độ ở nách, đủ thời gian (trên 5 phút) và đúng cách (đầu nhiệt kế vào tận cùng của hõm nách).
Hạ sốt an toàn cho trẻ
Khi sốt, trẻ sẽ khó chịu, quấy khóc, bứt rứt trong người. Tuy nhiên, khi trẻ sốt cao trên 38,5oC, mới phải dùng đến thuốc hạ sốt Paracetamol, khoảng thời gian giữa hai lần uống thuốc ít nhất là 4-6 giờ; không được cho trẻ uống quá 5 lần paracetamol/ ngày vì có nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây hại cho gan của trẻ. Trong một số trường hợp, dù đã uống thuốc mà không có biểu hiện hạ nhiệt hoặc vừa uống thuốc được 30 phút trẻ bị nôn chớ, các mẹ không được tăng liều hay cho uống lại thuốc hạ sốt ngay. Đừng để gan của trẻ bị ảnh hưởng xấu chỉ vì dùng thuốc không đúng cách.
Không thể bỏ qua các biện pháp phối hợp
Chườm mát, theo cách tiện dùng như hiện nay là sử dụng miếng dán hạ sốt KOOLFEVER (hãy hỏi nhà thuốc vì đây là sản phẩm nổi tiếng số 1 Nhật Bản). Phương pháp hạ sốt vật lý này cần thiết được phối hợp ngay cả khi trẻ phải uống thuốc. Cách này nhằm giúp trẻ được hạ sốt ổn định và kéo dài thời gian cơn sốt có thể quay trở lại, do đó, hạn chế được lượng thuốc đưa vào cơ thể trẻ. Vì được cấu tạo là một lớp gel chứa nước và các hạt làm mát, không chứa bất kỳ thành phần thuốc nào, nên KOOLFEVER có thể dùng kết hợp điều trị hạ sốt cho trẻ trong nhiều trường hợp như: sốt nhẹ khi chưa phải dùng thuốc, phối hợp với thuốc hạ sốt khi trẻ sốt cao; các mẹ nên chườm thêm miếng dán hạ sốt này để lớp gel nước hấp thụ nhiệt, giúp trẻ bớt bứt rứt, giảm nguy cơ co giật… Ngoài ra, miếng dán hạ sốt KOOLFEVER, nổi tiếng số 1 Nhật Bản an toàn với trẻ nhỏ, ngay cả khi sốt có nghi ngờ hay biểu hiện sốt xuất huyết, các mẹ vẫn có thể dùng cho trẻ vì nó hạ sốt theo cơ chế vật lý tự nhiên, không tác động thêm hóa chất vào cơ thể trẻ.
Nguyên tắc tiếp theo là bù dịch không được bỏ qua trong điều trị sốt. Hãy đảm bảo con bạn uống đủ nước (oresol, nước lọc…) và ăn thức ăn dễ tiêu.
Nguồn: afamily