-->
Hiển thị các bài đăng có nhãn thuc an dinhduong cho be. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thuc an dinhduong cho be. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

Sau đây trang, góc của bé gửi đến các bạn bạn cách thụ thai Thành công nhờ ăn uống trúng giai đoạn rụng trứng

 Giai đoạn rụng trứng

Khi sắp rụng trứng, cơ thể cần nhiều loại vitamin B và các dưỡng chất khác để hỗ trợ sự giải phóng và làm tổ của trứng. Kẽm có thể hỗ trợ phân bào và sản xuất progesterone và vitamin C có nhiều trong các nang trứng sau khi trứng rụng, đóng vai trò nhất định trong việc sản xuất progesterone.

Các axit béo thiết yếu (EFA) cũng rất quan trọng trong giai đoạn này. Các EFA này thúc đẩy máu lưu thông đến tử cung và hỗ trợ quá trình mở nang để giải phóng trứng. Chúng mở rộng những mạch máu nhỏ ở vùng kín, đảm bảo rằng bạn ở trong tình trạng tốt nhất và sẵn sàng “hành động”. Hơn nữa, dầu cá tăng testosterone trong cơ thể, làm bạn sẽ nhanh chóng đạt trạng thái hưng phấn.

• Tập trung ăn nhiều: Rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, trứng, đậu, thịt, cá hoặc viên dầu cá và nước, thật nhiều nước. Nước đóng vai trò vận chuyển hormone và phát triển nang. Nó cũng giúp làm loãng chất nhầy cổ tử cung. Đặc biệt, nước giúp “tinh binh” dễ dàng bơi đến đích hơn.

Ăn gì khiến bạn khó có thai?Ngay từ khi có ý định mang thai, bạn nên đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình. Vì những thực phẩm bạn ăn vào trước khi mang thai vẫn sẽ tồn tại trong cơ thể bạn và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi sau này. Hơn nữa, một số thực phẩm còn gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến khả...

• Tránh xa: Các thực phẩm chứa axit như cà phê, rượu, thịt và thực phẩm chế biến vì có thể khiến chất nhầy cổ tử cung trở nên “thù địch” với tinh trùng. Cà rốt non thường được cho là có tác dụng đẩy mạnh sự tiết dịch hỗ trợ quá trình thụ thai vì nó có tính kiềm.

Thứ Năm, 17 tháng 12, 2015

Sau khi tìm hiểu rất nhiều tài liệu về ăn dặm, mẹ Su đã quyết định chọn thực đơn ăn dặm kiểu Nhật để áp dụng cho con. 

Theo mẹ Su, thực đơn ăn dặm kiểu Nhật bé sẽ được ăn từ loãng đến đặc, từ mịn đến thô, mỗi bước trong khoảng thời gian không quá dài nên bé không bị ngán. Ngoài ra, thêm một lý do khác khiến mẹ Su chọn cách ăn dặm này là bé được tập ăn từng bước một cách khoa học nên bé có thể ăn nhiều loại thức ăn, được học kĩ năng nhai, bốc..., điều đó sẽ tạo được cảm hứng ăn uống cho bé.

Với kiểu ăn dặm này, cách chế biến và trữ đông đồ ăn là bước rất quan trọng.

- Cách chế biến và trữ đông đồ ăn dặm cho con:

Ở giai đoạn đầu tiên của quá trình ăn dặm kiểu Nhật, các bé chỉ ăn được đồ mềm, nhuyễn và hơi lỏng nên việc chế biến đồ ăn dặm cho con mất khá nhiều thời gian. Để khắc phục việc này, mẹ Su thường mua sẵn đồ ăn cho bé đủ cả một tuần và nghiền, xay rồi trữ đông. Dụng cụ dùng để trữ đông là các khay nhựa chuyên đựng đồ ăn dặm (giống như khay đá), các hộp nhựa nhỏ phân chia theo dung tích. 

Với các loại củ quả như khoai lang, khoai tây, bí đỏ thì mẹ Su sẽ hấp chín và nghiền nhuyễn rồi cho vào hộp trữ đông. Với các loại rau thì có thể bữa nào chế biến bữa đó hoặc xay rau tươi và trữ đông. Các loại thịt thì nên để tươi và cho vào túi zip, ghi ngày trữ đông ở ngoài để ăn trong vòng không quá 1 tuần.

Đến mỗi bữa ăn, mẹ Su chỉ cần lấy một viên hoặc một hộp rau củ, cháo, thức ăn ra rã đông rồi nấu cho bé. Cách rã đông thuận tiện nhất là đặt viên thức ăn vào bát nhỏ rồi hấp trong nồi cơm hoặc đun trong xoong có ít nước.


Rau cải ngọt, củ cải đỏ, khoai lang trữ đông

Đồ ăn dặm một tuần của Su bao gồm: cháo trắng, yến mạch, cà chua, bí ngòi, rau cải tím, su su, mướp, rau mùng tơi.

- Gợi ý một số món ăn dặm những ngày đầu:

Một tháng ăn dặm kiểu Nhật đầu tiên, mẹ Su cho bé ăn cháo và rau củ. Sang tháng thứ hai, khi bé đã quen với các món này, mẹ thêm vào thực đoăn ăn dặm của su nhóm chất đạm như thịt lợn, bò, gà, cá quả...




Cháo cà chua



Cháo bí đỏ



Cháo đậu phụ rây nhuyễn và cà chua nghiền



Khoai lang trộn nước cam và súp rau bắp cải


Cháo su su và trà lúa mạch. Ăn hết phần mẹ chế biến, Su tập ăn su su luộc.


Súp ngoai tây nghiền và trà hoa quả tráng miệng.



Cháo ngô non




Cháo bánh mì sữa



Cháo khoai lang và súp hoa lơ xanh



Cháo cà rốt, đậu phụ



Súp đậu đũa



Củ cải nghiền



Cháo yến mạch phô mai, súp rau cải ngọt



Cháo rau chùm ngây, củ cải nghiền



Cháo yến mạch phô mai, rau bí nghiền, cá thu hấp 



Cháo thịt gà và gan gà, su su hấp nghiền nhuyễn



Cháo rau chùm ngây, súp cà chua lườn gà, 2 miếng hoa lơ nhỏ hấp chín để Su tập bốc




Cháo trứng và súp củ cải đỏ, tối: súp rau chùm ngây, cháo cá thịt trắng



Yến mạch củ cải đỏ, salat khoai tây rau bina, cá thịt trắng.

Theo Linh Nhi / Trí Thức Trẻ

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

Theo bác sỹ Hà Thị Việt Hòa, Phòng khám Dinh dưỡng, Trung tâm Y tế Dự phòng: “Thời tiết oi bức làm cho trẻ khó chịu, mệt mỏi và lười ăn hơn. Do đó, các bà mẹ cần đặc biệt quan tâm tới thực đơn dinh dưỡng của bé con mình trong thời điểm này”.
Những điều cần tránh trong thực đơn mùa hè của bé
1. Không để thức ăn của bé ngoài môi trường thông thường quá 2 giờ đồng hồ, bởi thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn - rất nguy hiểm cho sức khỏe của bé.
2. Không cho trẻ ăn những món chứa nhiều loại gia vị cay nóng, không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ: ớt, tiêu, gừng...
3. Không nên cho trẻ ăn những món quá mặn vì sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến thận, trẻ sẽ nhanh khát nước.
4. Không cho bé ăn nhiều kem lạnh vì sẽ làm niêm mạc miệng bé bị tổn thương, dẫn đến mắc những bệnh về đường hô hấp.
5. Những thực phẩm và đồ uống như trà, cà phê cũng không nên cho trẻ sử dụng.