-->
Hiển thị các bài đăng có nhãn bệnh trẻ em. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn bệnh trẻ em. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 9 tháng 4, 2015

Việc ra mồ hôi trộm lúc đêm ngủ, khi bú gặp rất nhiều ở trẻ em. Nguyên nhân của hiện tượng này không hẳn là do thiếu canxi (chỉ gặp ở một số cháu) mà là do rối loạn hệ thần kinh thực vật, cụ thể là biểu hiện của rối loạn hệ giao cảm, phó giao cảm hoặc cả hai.
Nguyên nhân
Ngoài ra, chứng ra mồ hôi trộm vẫn này thường hay gặp ở những bé thiếu vitamin D trong giai đoạn sớm (bé thường hay quấy khóc, ngủ không yên giấc hay giật mình, do tình trạng thần kinh bị kích thích, đồng thời bé hay ra mồ hôi ở trán, gáy ngay cả khi trời lạnh, đặc biệt ra nhiều mồ hôi lúc ngủ, do đó bé hay rụng tóc phần gáy.
Bé dưới một tuổi thường hay thiếu vitamin D, do đây là giai đoạn hệ xương phát triển mạnh nhất. Ngoài ra các bé sinh non, thiếu cân, bé mắc các bệnh nhiễm khuẩn, những bé bị rối loạn tiêu hóa kéo dài cũng dễ bị thiếu vitamin D.
Nguyên nhân khác là do cha mẹ đắp quá nhiều chăn cho con hoặc phòng ngủ quá bí hơi (không có chỗ thông gió, tạo nên sự nóng bức ngột ngạt) làm bé khi ngủ, cảm thấy khó chịu nên rất dễ toát mồ hôi. Khi đó ra mồ hôi trộm không phải là một chứng bệnh, mà chỉ cần cải thiện môi trường nơi bé ngủ.
Một nguyên nhân nữa là do hệ thần kinh của bé chưa ổn định, đang trong giai đoạn phát triển, hoàn thiện. Bởi mồ hôi bài tiết nhiều hay ít là tùy vào sự điều hòa của hệ thần kinh.
Giữ cho bé được thoáng mát và tắm rửa hàng ngày. Ảnh: Getty Images
Cách khắc phục
Bổ sung vitamin D: với khí hậu và mức chiếu nắng của chúng ta, nếu biết cách sử dụng, chúng ta có thể hoàn toàn cung cấp đủ vitamin D cho bé bằng cách tắm nắng.
Giữ cho bé luôn được mát, không đắp quá nhiều chăn hoặc mặc quá nhiều quần áo. Nơi ăn, ngủ phải rộng rãi, thoáng mát, chơi đùa trong bóng râm và luôn tắm rửa sạch sẽ hàng ngày.
Nếu đi du lịch, cần tham khảo thời tiết ở nơi gia đình định đến để có thể chuẩn bị quần áo phù hợp cho bé, tránh ủ ấm quá mức khiến bé đổ mồ hôi.
Khi bé bị ra mồ hôi, mẹ hãy dùng khăn mềm nhẹ nhàng thấm khô cho bé, nhất là với bé nào hay ra mồ hôi ở vùng đầu lưng. Vì nếu không lau khô, mồ hôi ra nhiều thấm ngược vào cơ thể sẽ khiến bé bị nhiễm lạnh, dễ bị ốm.

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Miền Nam tiết trời ấm áp quanh năm, vì vậy khi độ ẩm tăng cao sẽ là điều kiện cho vi sinh vật phát triển. Đặc biệt, những trẻ hiếu động dễ sinh mồ hôi, không được lau kịp thời khiến các bệnh về đường hô hấp, ho cảm gia tăng.

PGS-TS Nguyễn Văn Bàng (Phó trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai) chia sẻ, thời tiết thay đổi, giao mùa khiến trẻ thường mắc các bệnh như: ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, đau đầu, sốt, toàn thân khó chịu, viêm mũi, viêm V.A, viêm họng cấp… và ho thường là dấu hiệu cho các bệnh này. Nếu bệnh nhẹ, bác sĩ khuyến cáo không nên dùng kháng sinh cho trẻ. Phương pháp chữa trị chủ yếu là làm long đờm, ăn uống đầy đủ.

Các mẹ cần biết: Phòng bệnh cho trẻ lúc giao mùa
Nếu được chăm sóc tốt, nhiều trẻ sẽ tự khỏi sau đó vài ba ngày. Nếu trẻ đang bú mẹ, giai đoạn này, bạn nên tăng cường cho trẻ bú mẹ. Nếu trẻ đã bước vào tuổi ăn dặm, bạn nên cho trẻ ăn những loại thức ăn dễ tiêu, ít chất béo, ít chất ngọt và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Khi trẻ bị ngạt mũi, trước bữa ăn, bạn nên nhỏ mũi cho trẻ (dùng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mũi dành cho trẻ) để làm thông mũi trẻ. Trong những ngày thời tiết như thế này, cha mẹ nên vệ sinh cơ thể, đặc biệt là khu vực tai, mũi, họng cho trẻ hàng ngày.

PGS Bàng nhấn mạnh, các mẹ cần tránh các tác nhân gây dị ứng và cách ly trẻ với môi trường khói thuốc, hóa chất hoặc không nên để trẻ tiếp xúc với chó, mèo. Phòng ngủ của trẻ cần được đặc biệt thông thoáng, trong lành. Không nên trải thảm trong phòng trẻ. Nên thường xuyên giặt chăn, gối dành cho trẻ, sau đó phơi nắng thật khô. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nhiều người, nhất là với những người có biểu hiện bị cúm. Cho trẻ uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp ra từ tủ lạnh, kem, đá. Tăng cường dinh dưỡng và vitamin C, cho trẻ uống nước đầy đủ.

PGS Dương Trọng Hiếu (nguyên BS bệnh viện YHCT TW) chia sẻ, khi trẻ bị cảm, ho, các bà mẹ cần chú ý chữa trị kịp thời và triệt để. Thực tế hiện nay có nhiều loại thuốc Tân dược được bào chế dưới dạng siro để trẻ nhỏ dễ uống và liều lượng đã được điều chỉnh nhưng không phải vì thế mà các tác dụng phụ của thuốc không đáng ngại. Chức năng đào thải các chất độc của gan, thận còn kém, trẻ lại rất hay bị cảm, ho nên sử dụng thuốc rất thường xuyên.

Nếu không cẩn trọng các mẹ sẽ bắt gan, thận của bé làm việc vất vả trong khi chức năng của các cơ quan này còn chưa được hoàn chỉnh. Các mẹ nên tìm các loại thuốc thảo dược an toàn cho bé. Nhưng ngay các thuốc Đông dược cũng có các vị thuốc không khuyến cáo dùng cho trẻ nhỏ như tinh dầu bạc hà, tỳ bà diệp, bạc hà diệp... Thế nên các mẹ chỉ nên lựa chọn các sản phẩm thảo dược được đặc chế dành riêng cho các bé. Cũng cần tìm các thuốc có mùi vị thơm, ngon, dễ uống.

Siro Ích Nhi là một sản phẩm đáp ứng được tất cả các điều kiện này. Là sản phẩm được nghiên cứu và đặc chế dành riêng cho trẻ, với thành phần từ kinh giới, mật ong và các thảo dược nhanh giải cảm, giảm ho cho bé mà lại rất an toàn, mùi vị thì thơm ngon, thích hợp với khẩu vị của trẻ. Khi dùng kết hợp với các kháng sinh ở những bé bị cảm, ho nặng, Ích Nhi còn giúp các bé nâng cao sức đề kháng, giảm được các tác dụng phụ của kháng sinh và giúp bé nhanh khỏi bệnh. Đây là sản phẩm được nhiều bác sĩ khoa nhi khuyên dùng.

Nguồn: afamily

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Trẻ bị sốt do nhiều nguyên nhân như: Nhiễm trùng, cảm nắng, mặc quá nhiều quần áo gây nóng, tiêm chủng, mọc răng…

Ngoài ra, do đặc điểm địa lý ở Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết thường xuyên xảy ra, đặc biệt là vào những tháng giao mùa. Do đó, nắm được các phương pháp hạ sốt là điều cần thiết với các bà mẹ, đặc biệt là biết kết hợp các phương pháp này sẽ giúp các mẹ bình tĩnh xử trí sốt an toàn cho trẻ.

“Sốt” đáng lo lắng như thế nào?

Khi thân nhiệt vượt quá 37,5 độ C được coi là sốt. Hiện tượng này là bình thường, không để lại hậu quả nghiêm trọng bởi sốt cho phép cơ thể chống lại nhiễm trùng. Vì thế, trẻ sốt nhẹ không phải dùng thuốc, hãy để hệ miễn dịch của trẻ điều chỉnh và tự vệ.

“Sốt” đáng lo lắng như thế nào?
Nếu trên 38,5ºC, sốt sẽ làm trẻ không được khỏe, có thể co giật (cơ bắp co thắt), ảnh hưởng đến thần kinh; một số trường hợp sau khi khỏi có thể tổn thương thần kinh, giảm trí nhớ… Do vậy, theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ thường xuyên để kịp xử trí đúng cách tại nhà là cần thiết trước khi đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ xác định nguyên nhân.

Đo độ “sốt” của trẻ bằng gì?

Một cái hôn lên trán hoặc đặt tay nhẹ lên da trẻ đủ để biết trẻ có sốt hay không. Tuy nhiên, phương pháp này phụ thuộc nhiều vào cảm giác chủ quan và không cho biết chính xác nhiệt độ của trẻ. Hãy sử dụng cặp nhiệt độ đáng tin cậy, mẹ sẽ biết trẻ có bị sốt hay không. Các mẹ có thể đo nhiệt độ ở nách, đủ thời gian (trên 5 phút) và đúng cách (đầu nhiệt kế vào tận cùng của hõm nách).

Hạ sốt an toàn cho trẻ

Khi sốt, trẻ sẽ khó chịu, quấy khóc, bứt rứt trong người. Tuy nhiên, khi trẻ sốt cao trên 38,5oC, mới phải dùng đến thuốc hạ sốt Paracetamol, khoảng thời gian giữa hai lần uống thuốc ít nhất là 4-6 giờ; không được cho trẻ uống quá 5 lần paracetamol/ ngày vì có nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây hại cho gan của trẻ. Trong một số trường hợp, dù đã uống thuốc mà không có biểu hiện hạ nhiệt hoặc vừa uống thuốc được 30 phút trẻ bị nôn chớ, các mẹ không được tăng liều hay cho uống lại thuốc hạ sốt ngay. Đừng để gan của trẻ bị ảnh hưởng xấu chỉ vì dùng thuốc không đúng cách.

Hạ sốt an toàn cho trẻ
Không thể bỏ qua các biện pháp phối hợp

Chườm mát, theo cách tiện dùng như hiện nay là sử dụng miếng dán hạ sốt KOOLFEVER (hãy hỏi nhà thuốc vì đây là sản phẩm nổi tiếng số 1 Nhật Bản). Phương pháp hạ sốt vật lý này cần thiết được phối hợp ngay cả khi trẻ phải uống thuốc. Cách này nhằm giúp trẻ được hạ sốt ổn định và kéo dài thời gian cơn sốt có thể quay trở lại, do đó, hạn chế được lượng thuốc đưa vào cơ thể trẻ. Vì được cấu tạo là một lớp gel chứa nước và các hạt làm mát, không chứa bất kỳ thành phần thuốc nào, nên KOOLFEVER có thể dùng kết hợp điều trị hạ sốt cho trẻ trong nhiều trường hợp như: sốt nhẹ khi chưa phải dùng thuốc, phối hợp với thuốc hạ sốt khi trẻ sốt cao; các mẹ nên chườm thêm miếng dán hạ sốt này để lớp gel nước hấp thụ nhiệt, giúp trẻ bớt bứt rứt, giảm nguy cơ co giật… Ngoài ra, miếng dán hạ sốt KOOLFEVER, nổi tiếng số 1 Nhật Bản an toàn với trẻ nhỏ, ngay cả khi sốt có nghi ngờ hay biểu hiện sốt xuất huyết, các mẹ vẫn có thể dùng cho trẻ vì nó hạ sốt theo cơ chế vật lý tự nhiên, không tác động thêm hóa chất vào cơ thể trẻ.

Nguyên tắc tiếp theo là bù dịch không được bỏ qua trong điều trị sốt. Hãy đảm bảo con bạn uống đủ nước (oresol, nước lọc…) và ăn thức ăn dễ tiêu.
Nguồn: afamily
Một topic với chủ đề “Bí quyết giúp bé tiêu hóa tốt” đang thu hút sự tham gia sôi nổi của rất nhiều mẹ. Mỗi mẹ một kinh nghiệm, bí quyết nhưng bí quyết hay và khoa học nhất là những bí quyết các mẹ có được từ việc hiểu đúng vấn đề tiêu hóa của bé.

Một topic với chủ đề “Bí quyết giúp bé tiêu hóa tốt” đang thu hút được sự tham gia sôi nổi của rất nhiều các mẹ. Mỗi mẹ một kinh nghiệm, mỗi mẹ một bí quyết nhưng bí quyết hay và khoa học là những bí quyết mà các mẹ có được từ việc hiểu đúng về vấn đề tiêu hóa của bé.

Khi mẹ hiểu đúng về vấn đề tiêu hóa của bé

Hiểu được rằng hệ tiêu hóa của bé còn non yếu nên mẹ có nickname conyeuc không bao giờ ép con ăn liên tục mà cho con ăn từ từ, từ ít đến nhiều. Bên cạnh việc chuẩn bị một chế độ dinh dưỡng hợp lý thì mẹ còn chọn cho con mình loại sữa dễ dàng tiêu hóa và hấp thu nhất. Cũng cùng quan điểm, mẹ có nickname kieung đã lựa chọn dinh dưỡng phù hợp nhất với khả năng tiêu hóa của con để con không bị quá tải và hấp thu tốt. Không ép con ăn nhiều, tránh cho con những thực phẩm khó tiêu, không dùng men tiêu hóa hay các loại thuốc giúp ăn ngon vì như vậy về lâu dài con sẽ phụ thuộc vào thuốc… thay vào đó mẹ đã chọn cho bé loại sữa dễ dàng tiêu hóa. Nhờ vậy mà bé của mẹ kieung và conyeuc không gặp phải các rắc rối về tiêu hóa, lên cân đều và hoạt bát mỗi ngày.

Khác với hai mẹ conyeuc và kieung, mẹ có có nickname mecuan lại chia sẻ về bí quyết giúp con vượt qua những rắc rối về tiêu hóa: “Bé nhà mình hay bị nôn trớ, đầy hơi và táo bón khi uống sữa lắm. Ban đầu mình cũng loay hoay không biết làm thế nào và “trót dại” đổi sữa cho con 4 lần liền/tháng mà vẫn không cải thiện được tình hình. Sau đó nghe theo lời khuyên và tư vấn của bác sĩ nhi khoa cùng với việc tìm hiểu thật kỹ các loại sữa trên thị trường, mình đã chọn cho con sản phẩm sữa giúp trẻ dễ dàng tiêu hóa và hấp thu. Mình rất vui vì con mình rất hợp với loại sữa này, đi ngoài không còn vất vả và hầu như không còn bị trớ mỗi khi uống sữa. Vui nhất là mỗi khi thấy mẹ pha sữa là cô nàng cứ đòi “mom mom” rối rít cả lên. Vậy là mẹ mecuan quyết định “trung thành” luôn với loại sữa giúp con dễ tiêu hóa và hấp thu này và ngừng hẳn việc đổi sữa".

Với vai trò cố vấn của chương trình, TS. BS. Nguyễn Anh Tuấn, Giảng viên Đại học Y dược, Thư ký chi hội Gan mật tiêu hóa Nhi Việt Nam đã đánh giá những chia sẻ của các mẹ trên là những chia sẻ, bí quyết hay, chứa đựng nhiều thông tin khoa học ở trong đó mà các mẹ khác có thể tham khảo. Các bà mẹ đã rất đúng khi hiểu được rằng hệ tiêu hóa của bé còn non yếu nên không ép con ăn thật nhiều, không đổi sữa liên tục và nhất là đã chủ động chọn cho con nguồn dinh dưỡng dễ dàng tiêu hóa, hấp thu.

Gặp những rắc rối về tiêu hóa khi uống sữa công thức thông thường là chuyện của hầu hết các bé. Và thủ phạm gây ra điều này chính là những thành phần có trong sữa công thức thông thường. Theo như chia sẻ của TS. BS. Nguyễn Anh Tuấn thì sữa được xem là dễ tiêu hóa và hấp thu khi trong công thức sữa chứa đầy đủ 4 đặc điểm: 100% đạm Whey thủy phân một phần giúp giảm các bất dung nạp sữa, hệ đa đường bột, giảm Lactose giúp giảm tỷ lệ lớn các rắc rối đường tiêu hóa, chất béo không dầu cọ giúp dễ dàng hấp thu và tăng cường chất xơ GOS - Thành phần chất xơ có lợi cho cơ thể, giúp tăng cường sức để kháng với các vi khuẩn gây bệnh đường ruột, đồng thời kích thích miễn dịch đường tiêu hóa. 

Bí quyết của mẹ sẽ trở thành lời chỉ dẫn của chuyên gia khi mẹ thật sự hiểu đúng về vấn đề tiêu hóa của con. Và mẹ sẽ tự hào khi hiểu được điều tốt nhất cần làm cho con là chọn được nguồn dinh dưỡng tốt và phù hợp nhất giúp con hấp thu tốt để phát triển một cách toàn diện.
Nguồn: afamily

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Các mẹ cùng tìm hiểu những vấn đề về da trẻ hay mắc phải để biết rõ hơn về nguyên nhân cũng như cách điều trị nhé.
Hăm

Hăm là vấn đề về da rất hay gặp ở ở trẻ. Nó là hiện tượng phát ban, tấy đỏ ở những nếp gấp da của bé, đặc biệt là ở cổ, bẹn... thường xuất hiện ở những trẻ mũm mĩm, dưới 6 tháng.

Biểu hiện: Vùng da bị tấy đỏ, có những nốt giống như phát ban, xuất hiện ở những vùng da có nếp gấp. Trẻ sẽ cảm thấy đau và khó chịu khi những vùng da này bị ảnh hưởng do tiếp xúc bên ngoài như khi tắm, hoặc cử động gây ra cọ xát…

Nguyên nhân: Do độ ẩm duới da “tồn đọng” quá nhiều mà không thoát ra đuợc khiến làn da bé bị bí, không đuợc thông thoáng gây nên những vết hăm.

Những gì mẹ nên làm: Rửa sạch vùng da bên trong nếp gấp da của bé bằng nước và luôn giữ dakhô thoáng, dùng một loại kem đặc trị để chữa trị và ngăn ngừa. 

Rôm

Còn được gọi là Miliaria, có thể xảy ra trên mặt, cổ, lưng bé.

Biểu hiện: Cơ thể bé xuất hiện những mụn đỏ nhỏ.

Nguyên nhân: Da bé không thể điều chỉnh nhiệt tốt nên nếu thời tiết quá nóng hoặc quá ẩm, hay nếu bạn mặc quần áo cho bé quá chật trong một thời gian dài… cũng dẫn đến tình trạng nổi rôm.

Những gì mẹ nên làm: Hãy giữ cho cơ thể bé luôn thoải mái, thoáng mát. Mặc cho bé những bộ quần áo mát mẻ, không gò bó, khi thời tiết quá nóng, ẩm không nên cho bé chơi ngoài trời.

5 vấn đề về da thường gặp ở trẻ
Ảnh minh họa

Tăng tiết bã nhờn

Trẻ bị bệnh này thường nổi những nốt phát ban trên da đầu và lông mày, phía sau tai hoặc trên cổ, mặt và ngực, là những nơi tiết ra nhiều và đọng nhiều mồ hôi. Bệnh phổ biến ở trẻ duới 6 tháng tuổi.

Biểu hiện: Trên da đầu và lông mày, tăng tiết bã nhờn trông giống như gàu. Phía sau tai, tăng tiết bã nhờn có xu hướng nứt và có vảy, trên ngực và cổ có thể có nhọt mọc trên da và má. Bệnh không gây khó chịu cũng như đau đớn cho bé.

Nguyên nhân: Cho tới nay thì các nguyên nhân gây nên bệnh chưa đuợc làm rõ.

Những gì mẹ nên làm:Các biện pháp khắc phục truyền thống là xoa 1 ít dầu ô liu lên da đầu bé sau đó nhẹ nhàng rửa sạch. Hoặc trong khi tắm, bạn cũng có thể dùng loại dầu gội đầu có tác dụng chống gàu dành riêng cho bé để gội đầu, rửa vùng tai và gáy cho bé để khắc phục tình trạng này.

Chàm 

Chàm dễ bị nhầm lẫn với ban đỏ, viêm da; khô nẻ thường xuất hiện trên má, trong nếp gấp nơi cánh tay, mắt cá chân, tai và cổ. Nhiều bé khi gãi sẽ gây nhiễm trùng, chảy nước vàng do vảy bị bong tróc.

Biểu hiện: Xuât hiện các vùng loang lổ trên da làm cho da chuyển sang màu đỏ, có mủ rỉ, và đóng vảy.

Nguyên nhân: Do di truyền từ trong gia đình có tiền sử bị dị ứng hoặc do trong không khí có ít độ ẩm gây khô da; do trang phục, vải tổng hợp hoặc len có thể kích ứng làn da nhạy cảm.

Những gì mẹ nên làm: Rửa sạch da nhẹ nhàng, sau đó dưỡng da bằng loại kem dành cho bé da bị chàm 2 lần/ ngày. Đối với trường hợp nghiêm trọng hơn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cũng nên lưu ý tránh các loại xà phòng thơm hoặc các loại kem làm mềm da cho bé bởi chúng có thể làm tình trạng da bé tồi tệ hơn.

Viêm da dị ứng
Là phản ứng của da khi bé tiếp xúc với xà phòng hay chất tẩy rửa…

Biểu hiện: đỏ, nổi ngứa ở chỗ tiếp xúc.

Nguyên nhân: Do những hoá chất lạ có trong quần áo hay đồ dùng hàng ngày tiếp xúc với làn da nhạy cảm của bé.

Những gì mẹ nên làm: Duỡng ẩm ngay vùng da bị dị ứng. Nếu tình trạng ngứa kéo dài, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng loại kem hydrocortison hoặc thuốc kháng histamin. Ngoài ra, tránh để bé tiếp xúc với những vật dễ gây kích thích làn da nhạy cảm như xà phòng, chất tẩy rửa…
Nguồn: afamily