-->
Hiển thị các bài đăng có nhãn trẻ sơ sinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trẻ sơ sinh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

Để trẻ phát triển khỏe mạnh và toàn diện, các bà mẹ thông thái không thể bỏ qua 8 lời khuyên về giá trị dinh dưỡng sau.

1. Sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất và dễ hấp thụ nhất cho trẻ nhỏ. Đó là lý do vì sao Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyên các bà mẹ nên cho trẻ sơ sinh bú ngay sau khi sinh và bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên.

8 nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh mẹ không nên bỏ qua 1
Các bà mẹ không nên cai sữa trước khi em bé được 12 tháng tuổi.

Các bác sĩ dinh dưỡng cũng tư vấn cho các bà mẹ không cai sữa trước khi em bé được 12 tháng tuổi và nếu có thể, bạn nên cho trẻ sơ sinh bú mẹ trong khoảng thời gian 18 - 24 tháng.

2. Đa dạng hóa thực đơn


Tất cả các bà mẹ thông thái nên biết rằng mỗi loại thực phẩm chỉ có một chức năng và nó sẽ cung cấp một số vitamin nhất định. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu phát triển của não, cần phải cung cấp cho trẻ nhiều chất dinh dưỡng khác nhau. Do đó, các bà mẹ cần phải kết hợp nhiều loại thực phẩm và thay đổi món ăn thường xuyên để giúp trẻ sơ sinh cảm thấy ngon miệng.

Nếu các bà mẹ chỉ cho em bé ăn một số thực phẩm sẽ dẫn đến tình trạng thừa chất này nhưng lại thiếu chất khác… gây tác động xấu đến sự phát triển của em bé.

3. Sữa và các sản phẩm từ sữa
Hầu hết các bà mẹ đều hiểu được tầm quan trọng của sữa và các sản phẩm từ sữa đối với sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, uống sữa bừa bãi và không điều độ sẽ gây tác hại cho sự phát triển của trẻ mà các mẹ không thể lường trước.

Các bác sĩ dinh dưỡng cho thấy, trẻ em 1-3 tuổi nên uống khoảng 500ml sữa bò (pha theo công thức) mỗi ngày; trẻ trên 3 tuổi nên uống khoảng 300-400ml. Mặc dù sữa là thực phẩm rất tốt cho trẻ em, nhưng nếu chỉ cho con bạn uống sữa thôi thì chưa đủ. Bạn cần đa dạng hóa các loại thực phẩm tự nhiên thông qua chế biến tinh bột, canh và cơm cho trẻ. Như vậy mới đảm bảo cung cấp đầy đủ thành phần dinh dưỡng đáp ứng như cầu phát triển của trẻ.

Thành phần dinh dưỡng (vitamin và muối khoáng) được bổ sung trong sữa cũng chỉ đáp ứng một phần cho nhu cầu hàng ngày của trẻ em. Sữa ít chất xơ nên nếu chỉ uống sữa trẻ sẽ dễ bị táo bón.

4. Protein và chất béo

Các bà mẹ nên biết rằng protein là nguồn cung cấp axit amin dẫn truyền thần kinh. Do đó, nếu các bà mẹ muốn con thông minh thì không nên bỏ qua việc thêm các chất này vào thực đơn của trẻ.

Nguồn thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa, đậu nành và các loại đậu…

Khoảng 60% não của bé được hình thành từ chất béo. Chất béo giúp ngăn cách dây thần kinh, cải thiện khả năng học tập cũng như phát triển các chức năng của mắt. Hơn nữa, chất béo còn cung cấp năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ vitamin.Trong ngày, các mẹ nên sử dụng kết hợp cả chất béo động vật (mỡ, bơ) và chất béo thực vật (dầu thực vật) cho trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, các bà mẹ cũng nên bổ sung cho trẻ sơ sinh các chất khác nhau như kẽm, iốt, sắt ... có trong nhiều loại thực phẩm.

8 nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh mẹ không nên bỏ qua 2
Protein và chất béo cần thiết cho sự phát triển của trẻ sơ sinh.

5. Lưu ý với muối
Các bác sĩ dinh dưỡng cho biết, các em bé từ 1 đến 6 tuổi chỉ cần lượng muối đó không quá 2g mỗi ngày. Bác sĩ dinh dưỡng cho biết, bé từ 1 - 6 tuổi mỗi ngày chỉ cần một lượng muối không quá 2g. Nếu các bà mẹ cho trẻ ăn mặn trong một thời gian dài thì không chỉ ảnh hưởng đến khẩu vị của bé sau này mà còn dẫn theo rất nhiều vấn đề khác về bệnh tật như huyết áp cao, thận, tim và ảnh hưởng đến sự phát triển của xương.

6. Thận trọng với đồ uống có ga

Một lời khuyên về dinh dưỡng cho các bà mẹ là hãy hạn chế cho trẻ sử dụng đồ uống có ga. Lạm dụng đồ uống có ga có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe của trẻ em. Điều nguy hiểm nhất khi cho trẻ uống quá nhiều đồ uống có ga là sẽ làm tăng việc loại bỏ canxi qua nước tiểu. Những trẻ thiếu canxi, chiều cao sẽ chậm phát triển, trong khi đó bề ngang lại phát phì vì hàm lượng đường trong nước ngọt rất cao.

7. Rau, củ, quả

Ngũ cốc và các loại rau xanh chứa rất nhiều vitamin nhóm B (B1, B5, B6). Các loại rau có lá màu xanh đậm, các loại hạt, súp lơ, cam chanh, lòng đỏ trứng ... chứa rất nhiều vitamin B9 (axit folic). Đây là những dưỡng chất cần thiết cho các hoạt động của cơ thể, đặc biệt là não bộ của trẻ.

8 nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh mẹ không nên bỏ qua 3
Rau, củ, trái cây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất cho trẻ sơ sinh.

Ăn nhiều rau, củ, và trái cây chín sẽ giúp bổ sung rất nhiều loại vitamin cần thiết và khoáng chất cho cơ thể. Ngoài ra, còn có tác dụng giải độc và làm giảm cholesterol dư thừa trong hệ thống tiêu hóa.

8. An toàn thực phẩm
Các bà mẹ cần phải lựa chọn và sử dụng các loại thực phẩm và đồ uống đảm bảo an toàn vệ sinh, không là nguồn gây bệnh cho trẻ.
Lựa chọn các loại thực phẩm có chứa các giá trị dinh dưỡng cao và không chứa chất bảo quản, hóa chất, không mang lại mầm bệnh đường tiêu hóa.

Theo Yêu trẻ thơ

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Hiểu được những đặc điểm của bé ngay từ những tháng đầu đời sẽ giúp cha mẹ chăm sóc bé được tốt hơn.
Con cái là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi gia đình. Ngay từ tuổi thơ ấu con cái cần được chăm sóc đặc biệt bởi con dễ bị bệnh hơn những trẻ lớn hơn. Cha mẹ cần nhận thức được sự phát triển của con để chăm sóc con được tốt hơn.

Mặc dù chưa có nhiều nhận thức, nhưng ngay từ khi mới 1 tháng tuổi, bé đã có những phản xạ của riêng mình. Các bậc cha mẹ hãy cùng tham khảo nhé:

Da của bé

Đừng hốt hoảng khi bạn thấy da con có màu sắc lạ. Có bé da ửng đỏ, có bé thì màu hồng sáng và có thể có những vết bợt trên da gọi là gây.

Rốn của bé
Sau khi bé chào đời, dây rốn được cắt ở vị trí cách bụng bé khoảng 2,5 cm và bôi thuốc sát khuẩn. Cha mẹ hãy nhớ giữ cho cuống rốn bé luôn sạch sẽ và khô ráo để tránh nhiễm trùng nhé. Cuống rốn thường rụng trong vòng 10-15 ngày tùy từng trẻ.

Đặc điểm của bé sơ sinh tháng đầu tiên

Bé ăn

Trong hai hoặc ba ngày đầu tiên sau khi sinh, hầu hết các em bé có vẻ khá "buồn ngủ" và không cần được cho bú thường xuyên. Nhưng sau tuần đầu tiên, bé sẽ tự tạo cho mình thói quen cứ 2-3 giờ lại ăn một lần và có thể ngủ 3-4 giờ giữa những cữ bú đêm. Trong thời gian này, cho ăn là việc làm duy nhất giải quyết những khó chịu của bé hoặc khi bé khóc. Dù mới trong tháng, nhưng nếu có cơ hội để tay tiếp xúc với miệng, bé sẽ không ngần ngại mút tay.

Bé ngủ

Thông thường khi chưa đầy tháng, bé ngủ từ 17-20 giờ mỗi ngày, thường chia thành 7-8 giấc ngủ ngắn trong vòng 24 giờ và không có thời gian biểu cụ thể. Trong tháng, nhiều bé ngủ với tư thế cuộn tròn, tay nắm chặt như thể đang nằm trong bụng mẹ.

Bé bài tiết

Trung bình trẻ sơ sinh tiểu tiện từ 10-15 lần/ngày và đại tiện khá thường xuyên – ít nhất là 5 lần/ngày trong tuần đầu tiên sau khi sinh.

Bé khóc

Khi được 2-3 tuần tuổi, có thể bé sẽ khóc quấy vài giờ vào buổi tối. Trong thời gian này, cách tốt nhất để dỗ bé nín là cho bé ăn.

Khả năng tập trung của bé
Trong tháng đầu đời, trẻ sơ sinh có thể tập trung vào các đối tượng có kích thước lớn. Vào cuối tháng đầu tiên, hầu hết các bé có thể tập trung sự chú ý vào các đồ vật cách bé khoảng 20-30cm nhưng chỉ trong thời gian ngắn. Phần lớn các bé thích nhìn ngắm khuôn mặt và những đường nét trên khuôn mặt của cha mẹ. Điều này lý giải vì sao, trong lúc bạn cho bé bú; thỉnh thoảng, bé lại ngừng ti và nhìn chằm chằm vào khuôn mặt của mẹ.

Đặc điểm của trẻ sơ sinh tháng đầu tiên

Bé biết lắng nghe

Nếu quan sát bé chăm chú, các mẹ sẽ thấy bé có phản ứng với âm thanh, ví dụ như bé có ý định quay đầu về phía âm thanh hoặc giọng nói đột ngột vang lên trong phòng. Trẻ sơ sinh cũng có thể phát ra những tiếng ậm ẹ hoặc tiếng cười từ rất sớm. Nếu người lớn tạo ra tiếng động như hát hoặc nói chuyện với bé thì bé cũng rất thích nghe. Và vào cuối tháng đầu tiên, hầu hết các em bé sẽ nhận ra những âm thanh quen thuộc, ví dụ như giọng nói của cha mẹ.

Bé cười

Khi thấy bé cười trong lúc đang ngủ, cha mẹ đừng quá ngạc nhiên. Vào cuối tháng đầu tiên, thậm chí bé còn biết cười với bố mẹ khi được bố mẹ kích thích hoặc chuyện trò.

Bé vận động

Dù còn rất nhỏ nhưng bé đã biết kiểm soát các vận động của mình, ví dụ như khua tay lên không trung, ngọ nguậy đầu, không ngừng lăn sang bên khi nằm ngửa và khua chân lung tung.
Nguồn: afamily