-->
Hiển thị các bài đăng có nhãn dinh dưỡng cho con. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dinh dưỡng cho con. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Trừ các loại hải sản có vỏ, bạn có thể cho bé ăn cá ở dạng bột sệt hoặc nghiền nhuyễn ngày từ 6 tháng tuổi khi bé bắt đầu ăn dặm. Tuy nhiên do đạm trong hải sản nói chung cũng như cá thường hay gây dị ứng cho trẻ vì vậy nên cho bé ăn từ tháng thứ 7 trở đi là tốt nhất, nhưng điều quan trọng là cho ăn từ từ ít một cho bé thích nghi dần, với những trẻ có cơ địa dị ứmg thì các bà mẹ cần phải thận trọng hơn

Nên cho bé ăn những loại hải sản nào ?

Trong số các loại hải sản, cá biển là thực phẩm tuyệt vời đối với sức khoẻ do chứa đạm có giá trị sinh học cao với tỷ lệ cân đối, phù hợp với cơ thể người. Cá còn rất giàu chất béo không no omega-3 cần để tạo màng tế bào thần kinh và có tác dụng phòng chống bệnh tim mạch. Do đó, ăn cá ít nhất 3 lần/tuần rất có lợi cho sức khoẻ. Gan cá còn rất giàu vitamin A và D. Hàu thì rất giàu kẽm là thành phần của hơn 300 enzyme bên trong cơ thể, là chất cần thiết để trẻ tăng trưởng, và cũng rất cần để phát triển hệ sinh dục. Hầu hết các loại hải sản đều giàu canxi (nhất là các loại cá nhỏ ăn được cả xương) nên rất cần cho xương và răng. Nhưng nếu không biết lựa chọn, bảo quản, chế biến hải sản đúng cách và ăn có mức độ thì có thể “lợi bất cập hại”.
Khi nào có thể cho bé ăn hải sản

Ảnh minh họa 

Cá đồng tuy không chứa nhiều các axit béo chưa no như các biển, nhưng cá đồng cũng chứa nhiều chất đạm quí, dễ hấp thu, lại ít gây dị ứng hơn cá biển, vì vậy khi mới bắt đầu ăn cá các bà mẹ nên cho ăn cá đồng trước, nên chọn cá nạc ít xương như : cá quả, cá trắm, cá trê..

Cá biển nên ăn cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá basa các loại cá này chứa nhiều omega 3 ( các axit béo chưa no rất tốt cho sự phát triển thần kinh và thị giác của trẻ, phát triển trí não giúp bé thông minh hơn)

Tôm cũng là thức ăn giàu đạm và canxi, từ tháng thứ 7 trở di các bà mẹ có thể cho con ăn tôm đồn, tôm biển

Cua đồng là thức ăn chứa hàm lượng canxi cao, vì vậy nên cho trẻ ăn thường xuyên để cung cấp canxi cho trẻ.

Các loại hải sản có vỏ như : hàu, ngao, hến, trai … nên cho bé ăn khi đã 1 tuổi, dùng nước nấu cháo, còn thith xay băm nhỏ, các laọi hải sản này chứa nhiều kẽm, một vi chất quan trọng đối với trẻ em.

Hải sản thường giàu đạm và các dưỡng chất cần thiết khác. Hải sản cũng rất ít chất béo no và chứa axit béo không no omega-3, là chất béo thiết yếu cho cơ thể. Hải sản còn giàu vitamin (đặc biệt là vitamin nhóm B) và khoáng chất (canxi, kẽm, sắt, đồng, kali…). Do đó, hải sản sẽ góp phần đa dạng cho chế độ ăn cân đối, khoẻ mạnh và giúp trẻ tăng trưởng. Tuy nhiên, hải sản cũng ẩn chứa một số nguy cơ đối với sức khoẻ.

Những loại hải sản nào không nên cho bé ăn ?

Một số loại cá chứa hàm lượng thủy ngân và các chất ô nhiễm cao. Nên tránh ăn cá mập, cá kình, cá lưỡi kiếm (cá cờ), cá thu lớn, cá ngừ lớn.

Điều quan trọng nhất là khi cho bé ăn hải sản các bà mẹ phải chọn laọi còn tươi, không ăn hải sản đã chết vì dẽ gây ngộ độc thức ăn cho bé.

Cách chế biến hải sản như thế nào ?

Cách chế biến hải sản không đúng cũng có thể gây bất lợi cho cơ thể bé . Hải sản chế biến chưa chín hẳn (gỏi cá sống, hàu sống, sò, mực nướng…) có thể ẩn chứa vi trùng và ký sinh trùng. Đó là nguyên nhân của không ít trường hợp nhiễm trùng đường ruột khi ăn hải sản. Ngày nay, khi môi trường ngày một ô nhiễm thì một nguy cơ nữa phải kể đến khi ăn nhiều hải sản là khả năng nhiễm kim loại nặng như thuỷ ngân.

Khi trẻ còn trong giai đoạn ăn bột và cháo : tốt nhất là xay, nghiền nhỏ cá, tôm để nấu bột hoặc cháo, nếu là cá đồng nhiều xương, bạn nên luộc chín cá rồi gỡ xương, cá biển nạc có thể xay sống như xay thịt rồi cho vào nấu bột, nấu cháo cho bé, với cua đồng thì giã lọc lấy nước để nấu bột, cháo, tôm to thì bóc vỏ sau đó xay hoặc băm nhỏ, với tôm quá nhỏ có thể giã lọc lấy nước như nấu bột cua.

Với các loại hải sản có vỏ thì luộc chín lấy nước nấu cháo, bột , thịt xay băm nhỏ cho vào cháo, bột

Trẻ đã lớn hơn từ 3 tuổi trở lên : ngoài ăn các loại cháo, mỳ, miến… nấu với hải sản có thể cho bé ăn dạng luộc hấp : cua luộc, ghẹ hấp, luộc, ngao hấp…

Điều quan trọng nhất là phải nâú chín kỹ không cho trẻ ăn gỏi cá, hoặc nấu chưa chín kỹ.

Lượng hải sản ăn bao nhiêu là đủ ?

Ngày nào bạn cũng có thể cho bé ăn 1 – 2 bữa từ hải sản, nhưng tuỳ theo tháng tuổi mà lượng ăn mỗi bữa khác nhau :

Trẻ 7 – 12 tháng : mỗi bữa có thể ăn 20 – 30 thịt của cá, tôm ( đã bỏ xương, vỏ ) nấu với bột, cháo, mỗi ngày có thể ăn 1 bữa, tối thiểu ăn 3 – 4 bữa/tuần

Trẻ 1 -3 tuổi : mỗi ngày ăn 1 bữa hải sản nấu với cháo hoặc ăn mỳ, bún , súp…mỗi bữa ăn 30 - 40 g thịt của hải sản

Trẻ từ 4 tuổi trở lên : có thể ăn 1 – 2 bữa hải sản/ngày, mỗi bữa có thể ăn 50 – 60g thịt của hải sản, nếu ăn ghẹ có thể ăn ½ con/bữa, tôm to có thể ăn 1 – 2 con/bữa (100g cả vỏ).

Với những lợi ích về dinh dưỡng không thể chối cãi của các loại hải sản các bà mẹ nên cho bé ăn hàng ngày, nhưng phải tập cho bé ăn ít một, từ ít đến nhiều, chọn loại tươi ngon, chế biến nấu chín kỹ để tránh ngộ độc thức ăn ở trẻ.
Nguồn: viendinhduong
Nhiều bà mẹ có thói quen ninh xương để lấy nước nấu bột cho con và tin rằng nước xương hầm rất giàu canxi, chứa tất cả những chất bổ tinh túy nhất của thực phẩm. Vị ngọt của nước hầm xương giúp bé cảm thấy ngon miệng, dễ tiêu hóa và giúp xương chắc khỏe. Nhưng các chuyên gia dinh dưỡng thì không nghĩ như thế.

Đối với trẻ, việc sử dụng chất béo hợp lý là cực kỳ cần thiết cho sự phát triển. Trọng lượng của trẻ tăng gấp đôi so với lúc sinh khi được năm tháng, gấp ba lúc một tuổi, gấp bốn lúc hai tuổi. Não của trẻ cũng tăng gấp ba so với lúc sinh khi trẻ một tuổi, đạt 80% não người lớn lúc hai tuổi, bằng não người trưởng thành khi trẻ sáu tuổi. Trong khi đó, chất béo lại chiếm đến 70 - 85% cấu tạo của não và dây thần kinh. Vì vậy, thời gian này trẻ cần năng lượng và chất béo rất nhiều.

Mặc dù trong tủy xương có nhiều chất béo, nhưng đây là chất béo động vật, khó tiêu hóa. Nếu trẻ ăn nhiều, sẽ gây tiêu chảy hoặc phân sống. Quan niệm cho rằng chỉ cần cho trẻ ăn bột, cháo với nước hầm xương là đầy đủ chất dinh dưỡng, hoàn toàn sai. Bởi nước hầm thịt, xương không chứa nhiều chất dinh dưỡng, mà chỉ chứa rất ít vitamin, đạm, canxi...
Trẻ chỉ ăn nước hầm xương có đảm bảo dinh dưỡng

Nước hầm xương, thịt không chứa nhiều chất dinh dưỡng.Ảnh: H. Thu

Canxi là thành phần quan trọng trong cấu trúc xương và răng, giúp xương phát triển vững chắc và giúp trẻ phát triển chiều cao. Trong xương có nhiều canxi nhưng đó là canxi vô cơ, cơ thể trẻ không thể hấp thụ được. Đây chính là nguyên nhân khiến trẻ còi xương, chậm mọc răng do thường xuyên chỉ ăn bột, cháo với nước hầm xương.

Chất đạm có trong thịt, cá, tôm… dù có nấu bao lâu vẫn tồn ở bã thịt. Nếu trẻ chỉ ăn nước mà không ăn cái sẽ bị thiếu chất đạm dẫn đến suy dinh dưỡng và thiếu máu. Còn các loại vitamin C, E, A, sắt, kẽm… có trong rau củ chỉ hòa tan vào nước một lượng ít, trẻ sẽ bị táo bón nếu chỉ cho ăn nước do thiếu chất xơ. Vì vậy, nên cho trẻ ăn cả phần cái bằng cách nghiền, xay hoặc băm nhỏ để đảm bảo đầy đủ chất.

Cháo, bột hoặc cơm nếu trộn với nước hầm xương mà không có rau, thịt, sẽ tạo cho trẻ cảm giác dễ nuốt. Lâu dần, trẻ sẽ hình thành thói quen lười nhai, hay ngậm thức ăn và dẫn đến chán ăn. Nhai đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tiêu hóa thức ăn. Nhai không chỉ làm nhỏ thức ăn, trộn lẫn chúng với nước bọt chứa men tiêu hóa mà còn tác động đến hệ xương hàm của trẻ. 

Để đảm bảo đủ dinh dưỡng, thức ăn cho trẻ cần phải chứa bốn nhóm dinh dưỡng sau:
  • Tinh bột (gạo, mì, ngô, khoai…): Cung cấp phần lớn năng lượng, hơn 1/2 nhu cầu về đạm và vitamin mà cơ thể bé cần.
  • Đạm (thịt, cá, tôm, cua…): Rất cần cho sự tăng trưởng, phát triển của trẻ.
  • Chất béo (dầu ăn): Rất cần cho sự phát triển của bộ não, cung cấp nhiều năng lượng, giúp hấp thu các vitamin tan trong chất béo, đồng thời làm bột mềm, dễ nuốt. 
  • Các loại rau không chỉ cung cấp vitamin, sắt, các chất khoáng khác cần thiết cho cơ thể, mà còn cung cấp chất xơ giúp bé tránh được táo bón.
    Nguồn: viendinhduong
Mỗi bà mẹ đều có những cách riêng để giúp con ăn ngoan hơn, ngon miệng hơn. Hãy xem “bí quyết” của các mẹ là gì nhé!


Sử dụng liệu pháp tâm lý


Làm kinh doanh nên chị Hải (26 tuổi, nhân viên kinh doanh) cũng không bố trí được nhiều thời gian cho con ăn nên cuối cùng chị chọn giải pháp là: mặc kệ. Nếu bé Thỏ con chị không muốn ăn thì chị cũng không nài ép mà cứ để con thấy đói lúc nào sẽ cho ăn lúc ấy.

Hồi mới đầu “bỏ đói” con chị Hải cũng run. Nhìn con bé gầy gò mà không chịu ăn chị xót lắm, lại nghe người ta bảo có bỏ đói chưa chắc nó đã chịu ăn làm chị càng lo… “Nhưng mình hạ quyết tâm rồi, không thể ngày nào cũng mất vài tiếng đồng hồ cho con ăn được, chưa kể việc phải bế nó đi ăn rong khắp phố nữa. Nhờ trời, cuối cùng bé Thỏ nhà chị ăn uống rất ngoan, mẹ cũng không phải mất công dỗ dành gì cả (chắc Thỏ thấy mình bơ đi và bị đói vài lần nên sợ rồi!). Thế mới biết, yêu con, chăm con cũng cần “cái đầu lạnh”!”.

Khác với chị Hải, vì làm giáo viên nên chị Trâm (27 tuổi) “luyện” cho con ăn ngoan cũng bài bản hơn. Đầu tiên chị dành một buổi để đi mua một bộ đồ ăn dành riêng cho trẻ con gồm: bát, thìa, đĩa, đũa. Sau đó, chị dạy bé Chíp cách sử dụng bộ đồ ăn này.

“Đũa, bát, thìa, đĩa của người lớn thường có kích thước và trọng lượng lớn hơn so với khả năng cầm nắm của tay trẻ con nên khi sử dụng, các bé tỏ ra lóng ngóng và tập trung vào việc làm sao cầm chắc được thìa, bát hơn là để ý đến việc ăn. Thế nên sau khi được chị sắm cho bộ đồ ăn riêng và dạy cách sử dụng, Chíp hào hứng lắm, cứ đòi mẹ cho ăn cơm luôn mà chẳng quấy khóc mè nheo như ngày xưa. Tất nhiên con cũng làm rơi vãi thức ăn ra nhà và làm bẩn quần áo nhưng thế còn hơn lúc trước cứ phải huy động cả nhà “diễn trò” để dỗ con ăn”, chị Trâm hồ hởi nói.

Để con ăn ngoan và ngon miệng hơn

Còn anh Nam (31 tuổi, kỹ sư) lại cho biết vợ anh có một “chiêu” rất hiệu quả là trước bữa ăn “rủ rê” con trai dọn bát, sắp đũa, có hôm còn bày biện bàn ăn với mẹ. Anh quan sát thấy cậu con trai 4 tuổi của mình dù đang chơi trò gì cũng rất vui vẻ đứng lên đi dọn mâm với mẹ và sau đó sau đó ăn uống rất nhiệt tình vì: “Bát này là con lấy đấy”, “Món này con đặt lên bàn, ngon lắm bố ạ!”. Anh nghĩ chắc vì con được chuẩn bị tâm lý (được báo trước sắp đến giờ ăn cơm), hơn nữa được ăn bữa cơm có phần đóng góp của mình nên cu cậu cũng nhiệt tình hơn.

Giải quyết vấn đề bằng chính món ăn

Với những bà mẹ có tài nội trợ như chị Hạnh Chi (26 tuổi, y tá) thì chính việc thường xuyên đổi món và thay đổi cách chế biến thức ăn cho con lại là biện pháp hữu hiệu để trị chứng biếng ăn, kén ăn của bé Mèo.

Theo kinh nghiệm của chị, trẻ con ăn không ngoan, không muốn ăn nhiều, có khi không phải do thức ăn không ngon mà là vì không hợp khẩu vị hoặc ăn mãi một món nên chán. Vì thế nên phương châm của chị là ít nhất không lặp lại món cũ trong tuần, nếu sử dụng lại nguyên liệu thì cách chế biến phải khác hẳn. Ngoài ra, chị cũng cập nhật các món mới thường xuyên, kể cả món nước ngoài. Khâu trình bày món ăn cũng rất quan trọng trong việc dụ con ăn, như Mèo nhà chị rất thích ăn món nào có nhiều màu sắc.

Tự nhận không khéo tay và không thể có nhiều thời gian chăm con quá kỹ nên chị Hảo (28 tuổi, Trợ lý Giám đốc) áp dụng biện pháp không cho con ăn vặt trước bữa ăn cơm. Chị tâm sự: “Vẫn biết cho ăn nhiều bữa một ngày với lượng thức ăn ít là có lợi cho sức khỏe của trẻ con nhưng cứ ăn bim bim, sữa chua hay khoai tây chiên trước bữa ăn là y như rằng con mình không chịu ăn cơm cháo gì nữa. Thế là mình phải cấm tiệt, chỉ cho ăn vặt trước bữa chính 1 – 2 tiếng thôi, mà cũng vất vả lắm vì cháu được cả nhà chiều nên mình phải thuyết phục mãi ông bà và cả bố cháu mới chịu hợp tác”.
Và những “độc chiêu” khác

“Ở nhà mình thì theo tinh thần dân chủ, phát triển tự nhiên nên ngay từ bé, con thích gì ăn nấy, không thích cũng chẳng ép làm gì. Ông xã mình còn “quy định” tuyệt đối không được la mắng con trong bữa ăn, thêm nữa ông í cũng hay kể chuyện cười và rủ con thi ăn xem ai ăn nhiều hơn, nhanh hơn nên bữa cơm nhà mình vui lắm, không có cảnh bố mẹ hò hét, con thì khóc lóc đâu” là bí quyết của gia đình chị Trang (26 tuổi, thợ may).

Chị Loan (30 tuổi, thiết kế) khiêm tốn cho rằng cách của mình chẳng có gì cao siêu cả, chị cũng chỉ làm như các bà mẹ khác là không cho con xem ti vi trong lúc ăn, dỗ con là ăn cơm mới không bị tiêm và “có sức khỏe để bảo vệ mẹ không bị ai bắt nạt”. Bên cạnh đó, chị cũng luôn khen ngợi, khích lệ nếu con ăn ngoan. Thỉnh thoảng chị cũng tặng cho con một món quà nho nhỏ kèm lời cám ơn vì “đã ăn hết món ăn mẹ nấu”. Chị cho biết bé Mic nhà chị thích được mẹ cám ơn lắm nên dạo này rất ngoan trong việc ăn uống, không kén ăn như trước nữa.
Nguồn: meyeucon

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Khi mới cho ăn dặm, không ít mẹ còn lúng túng. "Bỏ túi" 8 bí quyết dưới đây sẽ giúp mẹ chăm con tốt hơn.
1. Nếu các mẹ quá bận rộn, thường xuyên đông lạnh thức ăn dặm thì hãy đông lạnh ngay khi thức ăn còn tươi. Không để thịt sống trong ngăn mát tủ lạnh 2 ngày sau đó mới bỏ vào ngăn đá vì sự chậm trễ này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của thịt khi được rã đông.

Thực phẩm đông lạnh bảo quản tốt có thể dùng cho bé trong vòng 3 tháng. Tuy nhiên, để thực phẩm không bị mất dinh dưỡng thì bạn chỉ nên dùng hết trong 1 tháng. 

Thịt và hoa quả không cần phải nấu chín trước khi đông lạnh nhưng với rau xanh, tốt nhất bạn nên nấu chín, xay nhuyễn (xay lổn nhổn, tùy độ tuổi của bé), sau đó rót hỗn hợp vào các khay dành cho thức ăn đông lạnh (như khay đựng đá viên) rồi cho lên ngăn đông lạnh.

2. Một số bà mẹ quan niệm rằng cho bé ăn các loại phủ tạng động vật như tim, gan, lòng... sẽ rất tốt. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận vì một số loại phủ tạng động vật chứa rất nhiều protein, đặc biệt là cholestorol khiến cơ thể bé không hấp thu được. 

Dù vậy, phủ tạng động vật lại chứa nhiều đạm và nhiều dưỡng chất khác cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của bé. Vì vậy, bạn nên cho bé ăn một lượng vừa phải phủ tạng động vật, khoảng 1 tuần 1 lần là được.

3. Không nên nấu ăn cho bé bằng những loại thực phẩm có chứa nhiều muối, đường hóa học hay các chất phụ gia không an toàn khác.

8 bí quyết "bỏ túi" khi cho con ăn dặm
4. Đồ hộp sau khi được mở nắp, bạn nên bảo quản trong tủ lạnh và sử dụng để chế biến làm đồ ăn cho bé tối đa không quá 24h với các loại thịt, cá và không quá 48 giờ với các loại rau củ. Bạn cũng nên tham khảo hướng dẫn thời gian sử dụng đồ hộp sau khi mở nắp được ghi chú bên ngoài vỏ nếu có.

5. Đối với rau, củ quả, các mẹ nấu cho tới khi củ quả mềm nhừ, đủ để xiên đũa qua. Nếu luộc hoặc hấp, nên giữ lại nước luộc (hấp) để tiếp tục chế biến đồ ăn dặm vì nước này có chứa một số chất dinh dưỡng. Sau đó, bạn có thể dùng nước luộc (hấp) để thêm vào máy xay sinh tố khi xay nhuyễn củ quả.

6. Bạn có thể nấu rau củ quả bằng cách hấp, luộc hay nướng. Hấp là cách tốt nhất để giữ lại dinh dưỡng trong rau củ. Nếu bạn chỉ làm một lượng đồ ăn nhỏ thì dùng lò vi sóng sẽ tiết kiệm được thời gian. Còn nếu bạn chế biến một lượng thức ăn lớn thì nên chọn cách luộc, hấp hoặc nướng. 

7. Mới ăn dặm, các sản phẩm từ sữa như phômai có thể làm bé bị dị ứng. Do đó, bạn nên đợi một ít thời gian rồi mới cho bé ăn. Tránh cho bé ăn phômai mềm, phômai chưa tiệt trùng hoặc có màu xanh trong năm đầu tiên do nguy cơ nhiễm khuẩn Listeria.

8. Nên tránh động vật có vỏ (ốc, hến, sò...) cho tới khi bé được tròn 8 tháng, bước sang tháng thứ 9, bởi loại này dễ gây dị ứng và khiến bé bị ngộ độc thực phẩm. Tránh cho bé ăn tôm, cua, sò, hến ở lúc mới 6 tháng vì nó có thể làm bé bị rối loạn tiêu hóa.
Nguồn: afamily
Trong quá trình thăm khám dinh dưỡng, bác sĩ Lê Thị Hải gặp rất nhiều thắc mắc của các mẹ về cách cho bé ăn phô mai và bơ. Vậy cho bé ăn phô mai thế nào là đúng nhất?
1. Giá trị dinh dưỡng của phô mai, bơ

- Trước hết, các mẹ nên biết rằng cả bơ và phô mai đều là những sản phẩm được làm từ sữa.

- Bơ không có chất đạm và hàm lượng chất béo rất cao (83,5%), được xếp vào nhóm thực phẩm giàu chất béo. Còn phô mai có hàm lượng chất đạm rất cao (25,5%) và được xếp vào nhóm thực phẩm giàu chất đạm.

- Phô mai giàu canxi hơn bơ rất nhiều lần: 100 gram phômai có 760mg canxi, trong khi đó 100 gram bơ chỉ có 12mg canxi mà thôi. 

Giá trị dinh dưỡng của phô mai, bơ
Phô mai có hàm lượng chất đạm rất cao nên khi kết hợp với cháo mẹ nên bớt chút thịt/ cá/ tôm đi một ít để tránh thừa đạm. (Ảnh minh họa)

2. Độ tuổi nên cho bé ăn phô mai

Có khá nhiều quan điểm khác nhau về thời điểm nên cho bé làm quen với phô mai, bơ. Các chuyên gia dinh dưỡng ở Anh thì cho rằng, khoảng 6 tháng tuổi là bé có thể ăn được phô mai, bơ. Nhưng một số chuyên gia ở Mỹ lại gợi ý, cha mẹ chỉ nên cho bé làm quen với món ăn này khi bé được khoảng 8 tháng tuổi. Ngoài ra, một số ít cho rằng, do phô mai, bơ thuộc nhóm sản phẩm từ sữa bò nên chỉ an toàn cho bé 1 tuổi trở lên vì khả năng gây dị ứng cho nhóm bé có cơ địa mẫn cảm với sữa bò.

Vì vậy, bác sĩ Hải khuyên các mẹ có thể cho bé sử dụng phô mai, bơ từ khi bé bắt đầu bước vào tuổi ăn dặm (tức là 6 tháng tuổi) nhưng nên cho bé ăn từ từ từng ít một và thăm dò phản ứng của con, nếu thấy bé xuất hiện dấu hiệu lạ khi ăn phô mai, cha mẹ cần tạm ngưng ngay và hỏi ý kiến bác sĩ.

3. Có thể dùng bơ hoặc phô mai thay cho sữa, thịt, cá để nấu bột/ cháo cho bé được không?

Bác sĩ Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết: "Trong dinh dưỡng có một nguyên tắc là chỉ những thực phẩm trong cùng một nhóm mới có thể thay thế được cho nhau mà thôi. Vì vậy, phô mai có hàm lượng đạm cao nên có thể thay cho thịt, cá, trứng, sữa.. (vì cùng nhóm giàu đạm) nhưng bơ thì không. Bơ chỉ được dùng để thay thế cho dầu ăn hoặc mỡ (vì cùng nhóm giàu chất béo)".

Tuy nhiên, bác sĩ Hải khuyến cáo các mẹ không nên vì thế mà lạm dụng phô mai vì cho bé ăn nguyên phô mai sẽ không cân đối hàm lượng dinh dưỡng. Trong phô mai chỉ có đạm, carbohydrate, chất béo, canxi chứ không có đầy đủ các vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể, vì thế chỉ nên cho con ăn phô mai như một bữa phụ, hoặc kết hợp với các sản phẩm khác như bánh mì, trộn vào bột, cháo…

Bơ rất giàu chất béo nên nếu cho bơ vào cháo mẹ nên bớt chút dầu/ mỡ ăn
Bơ rất giàu chất béo nên nếu cho bơ vào cháo mẹ nên bớt chút dầu/ mỡ ăn. (Ảnh minh họa)

4. Những lưu ý mẹ cần biết khi cho bé ăn phô mai, bơ

- Tất cả các loại phô mai đều có nguồn gốc từ sữa, vì vậy nếu bé nhà bạn có tiền sử dị ứng sữa do bất dung nạp đường lactose thì mẹ nên chú trọng bổ sung phô mai vào chế độ dinh dưỡng của con.

- Để cân đối dinh dưỡng cho bé, mẹ cần biết một điều là khi kết hợp phô mai với cháo thì cần bớt đi một chút thịt/ cá/ tôm... tránh trường hợp bị thừa đạm. Bởi vì một bát cháo nấu đúng như tính toán dinh dưỡng theo độ tuổi đã cung cấp đủ nhu cầu năng lượng, chất béo, khoáng chất cho trẻ, nếu trộn thêm phô mai, tức là bát cháo đã được cộng thêm phần năng lượng, chất đạm, béo chứ không riêng gì canxi.

- Vì trong phô mai có cả chất béo vì thế các mẹ cũng nên bớt đi chút dầu/ mỡ ăn trong bát cháo của con.

- Không nên chỉ sử dụng phô mai làm nguồn cung cấp canxi cho cơ thể bé, mẹ có thể chọn các loại thực phẩm giàu canxi khác như cua đồng, tôm đồng…

- Mẹ không nên kết hợp phô mai với các thực phẩm như: như cua, lươn, rau mồng tơi, rau dền... vì sẽ khiến bé dễ bị đau bụng. Mẹ hãy chọn những thực phẩm phù hợp với vị phô mai như khoai tây, cà rốt, thịt bò, gà, tôm...

- Lúc nào bé không chịu ăn thịt, cá hoặc khi mẹ quá bận không thể chuẩn bị một bữa ăn cầu kỳ cho bé thì có thể nấu nhanh món cháo với phô mai, bơ theo hướng dẫn sau của bác sĩ Hải:

Nguyên liệu: bột/ cháo tùy lượng ăn của trẻ theo lứa tuổi; một miếng phô mai (15g); 20g bí đỏ; 5g dầu ăn hoặc bơ.

Cách nấu: Bí đỏ luộc chín, tán nhuyễn hoặc cắt miếng nhỏ vừa ăn. Nấu chung bí với bột/ cháo cho đến khi chín. Bắc xuống để cho bột nguội bớt (khoảng 2 phút), cho phô mai tán nhuyễn vào từ từ, cho thêm dầu ăn hoặc bơ vào trộn đều. Đổ bột ra bát. Để nguội bớt, cho bé ăn.

Với số lượng như trên, bát bột sẽ cung cấp: 170 Kalo; 5,2g chất đạm; 8,9g chất béo; 17,6g chất bột đường; 124mg canxi.
Nguồn: afamily

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, đặc biệt là suy dinh dưỡng thể thấp còi vẫn còn cao.
Ước tính đến năm 2010, nước ta còn gần 1,3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng nhẹ cân, khoảng 2,1 triệu trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi và khoảng 520.000 trẻ em gầy còm. So với thế giới, chỉ số phát triển con người của Việt Nam mặc dù tăng nhưng hiện chỉ đạt mức trung bình thấp, xếp thứ 128 trong số 182 quốc gia được khảo sát (số liệu trích Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030).

Chủ động giúp trẻ phát triển chiều cao tối đa

1/3 trẻ Việt Nam dưới 5 tuổi thấp còi

Theo thống kê của Viện dinh dưỡng Việt Nam năm 2010, cứ khoảng 5 trẻ dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ bị thiếu cân. Cứ 3 trẻ dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ bị thấp còi. Hơn nửa thế kỷ qua, chiều cao của người Việt Nam có sự tăng trưởng nhưng vẫn còn khá thấp so với mặt bằng chung của khu vực và thế giới. Tầm vóc của người Việt Nam còn thua kém rất nhiều so với một số quốc gia khu vực Đông Nam Á, châu Á và càng xa hơn với các quốc gia châu Âu, châu Mỹ. Điều này cho thấy nhận thức của các ông bố bà mẹ về việc chăm sóc cho các bé có một thể chất và tầm vóc tương xứng cần phải được cải thiện nhiều hơn nữa.

Theo bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp - Giám đốc trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, các yêu tố ảnh hưởng đến tầm vóc của trẻ em bao gồm dinh dưỡng, môi trường, di truyền và thể dục vận động. Trong đó, yếu tố di truyền chỉ chiếm 20% trong việc phát triển tầm vóc của trẻ, còn lại là các yếu tố dinh dưỡng, thể dục vận động và môi trường bên ngoài. Như vậy, các ông bố bà mẹ hoàn toàn có thể chủ động tác động đến tầm vóc của con thông qua việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ hàng ngày.

Để cải thiện tầm vóc của trẻ em, ngoài việc phân bổ bữa ăn hợp lý, các ông bố bà mẹ cần lưu ý đến các giải pháp can thiệp liên quan đến việc tăng trưởng chiều cao, lựa chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng, vận động ngoài trời, tập thể dục, chích ngừa. Đặc biệt, giai đoạn 1 – 8 tuổi trẻ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất để làm nền tảng cho việc phát triển chiều cao vào độ tuổi dậy thì.

Giải pháp can thiệp tăng chiều cao

Giải pháp can thiệp tăng chiều cao

Chiều cao của trẻ không chỉ bắt nguồn từ một thực đơn hấp dẫn mà còn phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn những sản phẩm hỗ trợ hấp thu dinh dưỡng một cách thông minh của các bà mẹ. Một số nghiên cứu khoa học do nhóm giáo sư Hàn Quốc thực hiện đã chứng minh rằng sữa non là một hỗn hợp của những thành phần hoạt chất sinh học giúp thúc đẩy quá trình tăng trưởng chiều cao của trẻ do sữa non chứa các thành tố tăng mật độ, thể trọng và trọng lượng xương, thúc đẩy sự hình thành xương và ngăn chặn sự phá hủy cấu trúc của xương.

Thành phần sữa non chuẩn hoá (CBP) trong sản phẩm men vi sinh Lackid mà một trong những dưỡng chất giúp bé tăng trưởng chiều cao và sức đề kháng. Các thành phần hoạt chất có trong sữa non được xác định cung cấp nhiều dưỡng chất giúp kích thích sự phát triển của đường tiêu hóa nhiều hơn so với những loại sữa thông thường.

Nhằm hỗ trợ các dưỡng chất có tác dụng khi đi vào cơ thể, trong một số trường hợp các nhà khoa học cũng khuyến nghị các bậc cha mẹ nên cho con sử dụng men vi sinh phù hợp. Lackid với thành phần là sữa non chuẩn hóa (CBP), bổ sung 5 loại lợi khuẩn Lactobacillus rhamnosus, Lactobacillus plantarum, Lactobacilluss acidphilus, Bifidobacteriumlongum và Streptococcus faecalis theo khuyến cáo của WHO để trẻ hấp thu tối đa, tăng trưởng và bảo vệ xương cho trẻ.

“Các ông bố bà mẹ hoàn toàn có thể tác động đến tầm vóc của con, giai đoạn 1 – 8 tuổi trẻ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất để phát triển chiều cao tối ưu khi trưởng thành”.
Nguồn: afamily
Trẻ biếng ăn thường do cảm giác không ngon miệng hoặc không thích ăn. Lâu dài có thể dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng, trí tuệ chậm phát triển, tiêu chảy hoặc táo bón, dễ mắc bệnh tật, ốm đau...
Do đó việc trẻ biếng ăn làm ảnh hưởng rất lớn đến bản thân trẻ, gia đình và toàn xã hội. Sau đây là một số chất cần thiết để bổ sung cho trẻ biếng ăn.

Lysine: Là một axit amin rất cần cho hoạt động sống của người và động vật mà cơ thể không tự tổng hợp được, phải lấy từ thức ăn. Nó là chìa khóa trong việc sản xuất các enzym, hoocmon và các kháng thể giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và chống trả với bệnh tật.

Lysine giúp trẻ ăn ngon miệng, gia tăng chuyển hóa hấp thu tối đa dinh dưỡng. Nó cũng giúp tăng cường hấp thu Canxi, ngăn cản sự bài tiết khoáng chất này ra ngoài cơ thể nên nó có tác dụng tăng cường chiều cao, ngăn ngừa bệnh còi xương, loãng xương. Lysine có nhiều trong trứng, thịt, cá, sữa đậu nành… nhưng dễ bị phá hủy khi chế biến, nấu thức ăn.

Cơ thể người và động vật nếu thiếu Lysine cơ thể sẽ khó hoạt động bình thường, đặc biệt ở động vật còn non và trẻ em sẽ xảy ra hiện tượng chậm lớn, trí tuệ phát triển kém, dễ thiếu men tiêu hóa và nội tiết tố. Chính vì thế lysine là một loại axit amin thường được cho vào khẩu phần thức ăn của trẻ.

Kẽm: Có vai trò rất quan trọng trong quá trình tổng hợp và phân giải acid nucleic và protein – là những thành phần quan trọng của sự sống, do đó các cơ quan như hệ tiêu hóa, hệ thần kinh trung ương, da và niêm mạc… rất nhạy cảm với sự thiếu hụt kẽm. Trẻ thiếu kẽm sẽ cảm thấy ăn không ngon miệng. Kẽm còn giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể do hoạt hóa tế bào Lympho (là lính canh bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật).

DHA và Taurin: 2 chất rất cần thiết cho sự phát triển của mắt và não. Thiếu hai chất này trẻ sẽ kém thông minh và không tinh mắt như các trẻ được sử dụng và bổ sung đầy đủ DHA và Taurin.

"Dưỡng chất vàng" cho trẻ biếng ăn

Canxi: Có vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch, hệ thần kinh, hệ tuần hoàn đặc biệt là sự phát triển của xương. Trẻ em khi thiếu canxi: Xương nhỏ, yếu xương, chậm lớn, lùn, còi xương, xương biến dạng, răng không đều, răng dị hình, chất lượng răng kém, bị sâu răng. Nếu chế độ ăn uống hàng ngày bị thiếu canxi, dễ gây ra bệnh loãng xương, còi xương do lượng canxi trong xương phải chuyển một phần vào máu. Thiếu canxi thường có biểu hiện khóc đêm, đêm ngủ giật mình hay quấy khóc, dễ nổi cáu, rối loạn chức năng vận động, không tập trung tinh thần.

Chất xơ:

+ Chống táo bón: vì khi vào ruột chất xơ hút nhiều nước, tăng khối lượng của phân và kích thích nhu động ruột làm tăng co bóp để tống phân ra ngoài. Đại tiện đều đặn hàng ngày giúp cơ thể thải chất độc thường xuyên và tránh việc ngấm chất độc từ phân vào máu. Ở những người bị táo bón lâu ngày thường khó tính bẳn gắt do chất độc ứ đọng trong cơ thể gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh.

+ Điều hòa hệ vi khuẩn đường ruột: Một số loại vi khuẩn sống tại ruột có khả năng phân giải và đồng hóa chất xơ. Chất xơ tạo điều kiện tốt nhất cho chức phận tổng hợp của vi khẩn có lợi tại ruột nên hỗ trợ sự phát triển vi khuẩn có lợi. Chất xơ có tác dụng điều hòa hệ vi khuẩn tại ruột nên tăng cường quá trình tiêu hóa hấp thu tại ruột.

Các Vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B12): Giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng cường hệ thống miễn dịch, tiêu hóa của trẻ, tăng khả năng cảm nhận ánh sáng của mắt.

Trên đây chính là những chất rất cần thiết phải bổ sung cho trẻ biếng ăn, giúp bé ăn ngon, tiêu hóa khỏe, thông minh, cao lớn và sức đề kháng tốt.
Nguồn: afamily

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

Theo bác sỹ Hà Thị Việt Hòa, Phòng khám Dinh dưỡng, Trung tâm Y tế Dự phòng: “Thời tiết oi bức làm cho trẻ khó chịu, mệt mỏi và lười ăn hơn. Do đó, các bà mẹ cần đặc biệt quan tâm tới thực đơn dinh dưỡng của bé con mình trong thời điểm này”.
Những điều cần tránh trong thực đơn mùa hè của bé
1. Không để thức ăn của bé ngoài môi trường thông thường quá 2 giờ đồng hồ, bởi thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn - rất nguy hiểm cho sức khỏe của bé.
2. Không cho trẻ ăn những món chứa nhiều loại gia vị cay nóng, không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ: ớt, tiêu, gừng...
3. Không nên cho trẻ ăn những món quá mặn vì sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến thận, trẻ sẽ nhanh khát nước.
4. Không cho bé ăn nhiều kem lạnh vì sẽ làm niêm mạc miệng bé bị tổn thương, dẫn đến mắc những bệnh về đường hô hấp.
5. Những thực phẩm và đồ uống như trà, cà phê cũng không nên cho trẻ sử dụng.