-->
Hiển thị các bài đăng có nhãn cham soc em be. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cham soc em be. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 18 tháng 6, 2015

6 điều giúp trẻ không bao giờ ốm

Để con không bao giờ bị ốm, các mẹ nên áp dụng 6 điều tuyệt vời dưới đây.
1. Rửa tay sạch sẽ
Rửa tay thường xuyên là cách hữu hiệu để phòng tránh các bệnh liên quan tới đường hô hấp và tiêu hóa. Vì vậy, một đứa trẻ khỏe mạnh luôn có thói quen rửa tay sau khi đi học về, trước khi ăn , sau khi chơi và đi vệ sinh. Dĩ nhiên, bé cần học kỹ năng rửa tay với xà phòng.
Hát một bài hát trong lúc rửa tay sẽ giúp bé hứng thú hơn, có thể là bài hát thú vị mà bé thích.
6 điều giúp trẻ không bao giờ ốm 1
Ảnh minh họa: Getty Images
2. Chăm tập thể dục
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, tập thể dục có thể làm giảm số lượng các ca bị sốt, cúm, cảm lạnh trong mỗi một khóa học của bé từ 15 – 50%. Đồng thời, tập thể dục còn thúc đẩy sự sản sinh và hoạt động của các kháng thể.
“Các bài tập còn tốt hơn nhiều lần so với những quảng cáo chữa bệnh hay phép thần thông” – T.S. Harley A. Rotbart, cố vấn của tạp chí Parents cho biết.
3. Ngủ đúng giờ
“Những đứa trẻ khỏe mạnh thường ngủ sớm và có giấc ngủ sâu. Không ngủ đủ sẽ làm tăng nguy cơ bị cúm hay cảm lạnh ở trẻ”. Hầu hết trẻ dưới 1 tuổi cần ngủ khoảng 14 giờ mỗi ngày. Trẻ mầm non cần 11 – 13 tiếng để ngủ.
6 điều giúp trẻ không bao giờ ốm 2
Ảnh minh họa: Getty Images
4. Không sờ tay lên mặt
Virus cúm hay một số loại vi khuẩn khác sẽ xâm nhập vào cơ thể qua mũi, mắt, miệng. Vì vậy, một đứa trẻ khỏe mạnh sẽ biết hạn chế sờ tay lên mặt. Tuy nhiên, đây không phải là việc dễ dàng.
Thế nên bạn vẫn cần nhắc nhở con rửa tay thường xuyên. Đặc biệt, bé không nên dùng chung ống hút, cốc hay bàn chải đánh răng với người khác…
5. Có một chế độ ăn đảm bảo và cân bằng dinh dưỡng
Ăn nhiều rau và hoa quả giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ. Những đứa trẻ khỏe mạnh thường ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C (súp lơ, dâu tây, nước cam) và vitamin D (cá thu, sữa công thức và ngũ cốc). Ăn sữa chua sẽ cung cấp men vi sinh tự nhiên, cũng giúp bé tăng cường hệ miễn dịch.
6. Tiêm phòng đầy đủ
Trung tâm Kiểm soát và phòng bệnh Hoa Kỳ cho biết, cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh, đặc biệt với bệnh cúm chính là tiêm phòng. Dù việc tiêm vắc – xin thời gian gần đây có gặp nhiều tai tiếng và khiến bạn e ngại. Nhưng xét cho cùng, nếu bạn tìm được địa chỉ tin cậy và cho con đi tiêm phòng định kỳ thì chủng ngừa là phương pháp vô cùng kỳ diệu để tăng cường khả năng miễn dịch cho bé.

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Miền Nam tiết trời ấm áp quanh năm, vì vậy khi độ ẩm tăng cao sẽ là điều kiện cho vi sinh vật phát triển. Đặc biệt, những trẻ hiếu động dễ sinh mồ hôi, không được lau kịp thời khiến các bệnh về đường hô hấp, ho cảm gia tăng.

PGS-TS Nguyễn Văn Bàng (Phó trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai) chia sẻ, thời tiết thay đổi, giao mùa khiến trẻ thường mắc các bệnh như: ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, đau đầu, sốt, toàn thân khó chịu, viêm mũi, viêm V.A, viêm họng cấp… và ho thường là dấu hiệu cho các bệnh này. Nếu bệnh nhẹ, bác sĩ khuyến cáo không nên dùng kháng sinh cho trẻ. Phương pháp chữa trị chủ yếu là làm long đờm, ăn uống đầy đủ.

Các mẹ cần biết: Phòng bệnh cho trẻ lúc giao mùa
Nếu được chăm sóc tốt, nhiều trẻ sẽ tự khỏi sau đó vài ba ngày. Nếu trẻ đang bú mẹ, giai đoạn này, bạn nên tăng cường cho trẻ bú mẹ. Nếu trẻ đã bước vào tuổi ăn dặm, bạn nên cho trẻ ăn những loại thức ăn dễ tiêu, ít chất béo, ít chất ngọt và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Khi trẻ bị ngạt mũi, trước bữa ăn, bạn nên nhỏ mũi cho trẻ (dùng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mũi dành cho trẻ) để làm thông mũi trẻ. Trong những ngày thời tiết như thế này, cha mẹ nên vệ sinh cơ thể, đặc biệt là khu vực tai, mũi, họng cho trẻ hàng ngày.

PGS Bàng nhấn mạnh, các mẹ cần tránh các tác nhân gây dị ứng và cách ly trẻ với môi trường khói thuốc, hóa chất hoặc không nên để trẻ tiếp xúc với chó, mèo. Phòng ngủ của trẻ cần được đặc biệt thông thoáng, trong lành. Không nên trải thảm trong phòng trẻ. Nên thường xuyên giặt chăn, gối dành cho trẻ, sau đó phơi nắng thật khô. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nhiều người, nhất là với những người có biểu hiện bị cúm. Cho trẻ uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp ra từ tủ lạnh, kem, đá. Tăng cường dinh dưỡng và vitamin C, cho trẻ uống nước đầy đủ.

PGS Dương Trọng Hiếu (nguyên BS bệnh viện YHCT TW) chia sẻ, khi trẻ bị cảm, ho, các bà mẹ cần chú ý chữa trị kịp thời và triệt để. Thực tế hiện nay có nhiều loại thuốc Tân dược được bào chế dưới dạng siro để trẻ nhỏ dễ uống và liều lượng đã được điều chỉnh nhưng không phải vì thế mà các tác dụng phụ của thuốc không đáng ngại. Chức năng đào thải các chất độc của gan, thận còn kém, trẻ lại rất hay bị cảm, ho nên sử dụng thuốc rất thường xuyên.

Nếu không cẩn trọng các mẹ sẽ bắt gan, thận của bé làm việc vất vả trong khi chức năng của các cơ quan này còn chưa được hoàn chỉnh. Các mẹ nên tìm các loại thuốc thảo dược an toàn cho bé. Nhưng ngay các thuốc Đông dược cũng có các vị thuốc không khuyến cáo dùng cho trẻ nhỏ như tinh dầu bạc hà, tỳ bà diệp, bạc hà diệp... Thế nên các mẹ chỉ nên lựa chọn các sản phẩm thảo dược được đặc chế dành riêng cho các bé. Cũng cần tìm các thuốc có mùi vị thơm, ngon, dễ uống.

Siro Ích Nhi là một sản phẩm đáp ứng được tất cả các điều kiện này. Là sản phẩm được nghiên cứu và đặc chế dành riêng cho trẻ, với thành phần từ kinh giới, mật ong và các thảo dược nhanh giải cảm, giảm ho cho bé mà lại rất an toàn, mùi vị thì thơm ngon, thích hợp với khẩu vị của trẻ. Khi dùng kết hợp với các kháng sinh ở những bé bị cảm, ho nặng, Ích Nhi còn giúp các bé nâng cao sức đề kháng, giảm được các tác dụng phụ của kháng sinh và giúp bé nhanh khỏi bệnh. Đây là sản phẩm được nhiều bác sĩ khoa nhi khuyên dùng.

Nguồn: afamily
Vì vụng về, thiếu kinh nghiệm và... lười nhác mà nhiều bậc phụ huynh mắc sai lầm khi chăm sóc bé sơ sinh, đặc biệt đối với người lần đầu làm cha mẹ.
Nuôi con sai cách...

Bé Zo 2 tuổi cao 88cm, 15 kg, ai cũng khen chị Trinh (Từ Liêm, Hà Nội) nuôi con mát tay. Chị phải tự thừa nhận rằng, "cháu được như thế này, tất cả cũng nhờ bà giúp nấu cháo cho mỗi ngày".

Biết công việc của con dâu bận rộn nên bà thường dậy sớm đặt nồi nấu cháo đủ chất dinh dưỡng cho cháu cưng ăn. "Trộm vía" nhờ nồi cháo thơm phưng phức của bà hàng ngày, Zo ăn ngon lành và chóng lớn.

Nhờ được bà, chị Trinh giao phó công việc "bếp trưởng" từ cho trẻ con đến người lớn cho bà.

Điều đáng nói là một ngày “không mong đợi xảy ra” khi bà buộc phải sang Mỹ để chăm cô con dâu thứ 2 mới sinh. Nghe đến dự kiến là 6 tháng sau bà về mà chị mặt mày hốc hác lo lắng.

Ngày bà đi, chị mới nhận ra việc bếp núc thật phức tạp. Chị biết, lười thì lười, người lớn có thể luộc tạm gói mỳ nhưng con thì vẫn phải cần cháo.

Hôm đầu, chị tung hoành với đống rau củ quả thịt thà suốt 1 giờ đồng hồ dưới bếp nhưng xem ra Zo không thích cháo mẹ làm lắm, cho con ăn thì bé toàn quay đầu đi hoặc phun ra...

Vì lo lắng, thiếu kinh nghiệm và... lười nhác mà nhiều bậc phụ huynh mắc sai lầm khi chăm sóc bé sơ sinh, đặc biệt đối với người lần đầu làm cha mẹ
Vì lo lắng, thiếu kinh nghiệm và... lười nhác mà nhiều bậc phụ huynh mắc sai lầm khi chăm sóc bé sơ sinh, đặc biệt đối với người lần đầu làm cha mẹ (Ảnh minh họa)

Công việc thì nhiều mà con lại chẳng chịu hợp tác, đúng lúc ấy nghe cô hàng xóm mách “ăn cháo dinh dưỡng ngoài chợ ngon bổ rẻ, lại không phải lích kích nấu nướng, mày chạy ra mà mua” thế là hàng ngày chị cứ tạt qua tiệm cháo 3 lần mua về cho con ăn. Nhìn con ăn ngon lành, chị ấm lòng và lại tiếp tục chúi đầu vào đống công việc bộn bề của mình.

Cũng vì thiếu hiểu biết mà chị Ngọc (Ngọc Hà, Hà Nội) suýt hại Bé Bo (3 tuổi). Bé đòi ăn nhưng chị Ngọc quyết cho bé nhịn chỉ vì nghe lời bạn mách: "khi con bị tiêu chảy, càng ăn càng uống nước thì càng tóe mạnh… tốt nhất là nên hãm ăn, hãm uống nếu có ăn cũng chỉ ăn cơm trắng mà thôi”.

Đang quen cơm với thịt cá trứng, tự dưng bị mẹ cho ăn cơm trắng, bé không thích, bé đòi uống sữa, uống nước nhưng chị dứt khoát cho nhịn. Thế là dù bé khóc ngặt ngặt đòi ăn chị cũng dỗ bé chơi cho con quên cơn đói...

Cũng là một bà mẹ vụng và chuyên nghe ngóng, áp dụng phản khoa học các phương pháp nuôi con, chuyện mà chị Thủy (Đông Anh, Hà Nội) mắc phải cũng khá kinh điển.

Ngay từ khi sinh con đầu lòng, một phần vì thiếu kinh nghiệm, phần khác vì suy nghĩ "con người ta nuôi sao thì con mình cũng nuôi được vậy" nên chị luôn cố gắng "căng tai" lên để nghe những lời khuyên của các bậc tiền bối đi trước. Hễ thấy con có biểu hiện gì lạ là ngay lập tức chị lân la, dò hỏi rồi ai nói gì là chị về áp dụng triệt để, không cần biết mẹo đó có đúng hay không.

Điển hình như hôm thấy bé Tuấn hay giật mình thảng thốt, hỏi mọi người, chị nghe bạn mách cách chăm sóc trẻ sơ sinh an toàn nhất đó là cho bé nằm trong bóng tối vì như vậy bé sẽ thấy an tâm vì giống trong bụng mẹ hơn.

Ngẫm thấy có lý, chị đóng kín cửa, buông hết rèm che, để con nằm trong phòng "âm u", tối mù, không biết gì đến ánh sáng là gì. Thời gian đầu thấy con nằm im re chị càng thấy an tâm và nghĩ rằng: "vậy là con thấy thoải mái, an toàn"...

... mẹ suýt hại con

Chị Trinh vẫn khăng khăng chắc nịch một điều rằng Zo ăn cháo ngoài chợ không có vấn đề gì. Cứ thế cho ăn đợi bà nội về thì quay lại các cữ cháo bà nấu. Cho đến một hôm, bác đằng nội qua chơi, bác ngạc nhiên khi thấy tháng trước Zo "ngon nghẻ" mà tháng này Zo gầy rộc người. Chị Trinh ngờ ngợ, cho Zo lên cân, thì mới giật mình khi cân của Zo tụt thảm hại.

Đưa con đến bệnh viện kiểm tra, chị được bác sĩ dinh dưỡng cho rằng bé bị chững cân cũng chỉ vì bữa ăn hàng ngày thiếu chất.

Chị Trinh không phải là trường hợp duy nhất vướng vào tình huống này. Thực tế có rất nhiều bậc phụ huynh bận rộn thường mua cháo dinh dưỡng chế biến sẵn bán ở những điểm không có kiểm định chất lượng về cho con ăn. Nhiều trẻ do ăn cháo dinh dưỡng mua không đảm bảo nên kéo theo việc không tăng cân do cháo loãng, không đủ chất dinh dưỡng.

Trường hợp bé Bo con chị Ngọc, sau 1 ngày “cấm vận”, Bo lăn ra tiêu chảy nặng hơn, người bé cứ dần lả đi, kiệt sức. Lo lắng khôn cùng, đưa con đi khám chị Ngọc mới biết vì con ăn uống không đủ chất nên ốm càng ốm, mệt càng mệt. Bác sĩ khuyên rằng, càng những lúc con bị tiêu chảy thì bố mẹ càng cần duy trì chế độ ăn hợp lý cho con.

Thức ăn cần lỏng hơn bình thường, nhưng vẫn phải đủ 4 nhóm thực phẩm (chất bột, béo, đạm, rau). Quan niệm con uống nước sẽ tiêu chảy nhiều lần là không có căn cứ khoa học. Không được uống nước đồng nghĩa với việc làm bé bị thiếu nước nặng, dẫn đến rối loạn nước điện giải, có thể đe dọa đến tính mạng nếu không kịp thời can thiệp.Việc ép bé ăn cơm (hoặc cháo) không sẽ nhanh chóng khiến bé kiệt sức, suy dinh dưỡng.

Đối với bé Tuấn, sau khi được "bọc" kỹ trong bóng tối mấy ngày, đến khi đưa con đi tắm, chị Thủy mới tá hỏa khi phát hiện ra hàng loạt những bất thường ở con: vàng da, mẩn mụn nổi khắp người rồi bé hay dậy đêm khóc suốt, dỗ kiểu gì cũng không ngủ.

Đến khi đưa con tới bệnh viện, chị mới giật mình lo lắng vì sự kém hiểu biết của mình mà suýt hại con. Cũng như chị Thủy, nhiều bà mẹ có quan niệm, sau sinh mẹ và bé nên nằm ở phòng tối, kín gió. Nhưng thực tế, căn phòng thiếu ánh sáng không hề tốt cho sức khỏe của hai mẹ con. Đồng thời, không được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, trẻ con sẽ phát triển không toàn diện, thậm chí còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé.
Nguồn: afamily
Lựa chọn quần áo cho bé sơ sinh rất quan trọng bởi giai đoạn này làn da bé rất nhạy cảm và bé lại chưa có biểu hiện rõ ràng nếu mặc quần áo không thoải mái.

1. Chọn chất liệu tự nhiên

Khi chọn quần áo cho trẻ sơ sinh, các mẹ nên lựa chọn vải có chất liệu tự nhiên vì nó có độ mềm thích hợp với da em bé sơ sinh, có tác dụng bảo vệ rất tốt. Trong khi đó, các loại vải làm từ sợi tổng hợp hoặc chất liệu nhân tạo không có được độ mềm như vậy nên rất dễ gây trầy xước da em bé và có thể dẫn đến nhiễm trùng.

Ngoài ra, các loại vải làm từ sợi thiên nhiên có độ thấm tốt nên không cản trở sự bay hơi của mồ hôi khiến bé luôn cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Vải sợi nhân tạo không có được đặc điểm này nên thường gây bức bí, ẩm ướt, nếu không thay quần áo kịp thời có thể bé sẽ bị cảm lạnh.

Chọn chất liệu tự nhiên
2. Ưu tiên các màu nhạt

Quần áo cho trẻ em được may từ các loại vải có màu sắc sặc sỡ, bắt mắt tuy bé mặc vào sẽ rất đẹp nhưng nhiều khi lại không an toàn. Bởi loại vải này thường chứa nhiều chất hóa học dùng để nhuộm màu, có thể gây kích ứng hoặc bệnh ngoài da cho bé. 

Bên cạnh đó, đối với một số loại vải, để có được màu sắc tươi sáng, người ta thường cho thêm một số chất hóa học đặc thù. Vì vậy, khi chọn quần áo cho trẻ sơ sinh, các mẹ nên ưu tiên các màu nhạt mà tránh các màu sặc sỡ.

3. Chú ý đến đường may

Các đường may trên thân áo, quần, mũ và đặc biệt là tất của bé cần phải được may một cách tinh tế, không lùi xùi, không có chỉ thừa. Bởi quần áo cho trẻ sơ sinh có kích cỡ rất nhỏ nên người may thường không chú ý đến các đặc điểm này, đặc biệt là quần áo hàng chợ.

Các mẹ nên chú ý đến chi tiết nhỏ này để chọn quần áo cho trẻ sơ sinh ở các hãng sản xuất uy tín, giúp bé luôn thoải mái khi mặc nhé. 

Chú ý đến đường may
4. Nên chọn quần áo rộng rãi

Trẻ nhỏ thường hiếu động, chân tay ngọ nguậy suốt ngày không biết chán. Vì thế các mẹ nên cho bé mặc những bộ quần áo rộng rãi có kích cỡ lớn hơn thân người bé. Khi đó, bé sẽ thoải mái “hành động” và “tập thể dục” dễ dàng hơn, giúp cơ thể luôn được vận động, tốt cho sức khỏe của bé.

Nguồn: afamily

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Chăm sóc bé sơ sinh vào những ngày lạnh mùa đông không khó và phức tạp như nhiều bà mẹ vẫn nghĩ.
Các bác sỹ Nhi khoa cho biết vào mùa đông, mặc dù nhiệt độ xuống thấp, ảnh hưởng không nhỏ đến thói quen sinh hoạt và sức khỏe của con người, đặc biệt là trẻ nhỏ nhưng chỉ cần tuân theo một vài nguyên tắc nhỏ dưới đây thì các bà mẹ không cần phải lo lắng hay lúng túng khi chăm sóc bé sơ sinh nhà mình vào những ngày lạnh. 

Trước hết, bạn nên chú ý đến nhiệt độ và độ ẩm trong nhà, đồng thời phải đảm bảo không khí luôn trong lành và được làm mới liên tục. Không khí trong lành đóng vai trò rất quan trọng cho sức khỏe của bà mẹ và các em bé sơ sinh. Vì thế, hàng ngày bạn nên mở cửa sổ trong khoảng thời gian nhất định để không khí trong phòng được lưu thông, tránh ô nhiễm. Thời gian tốt nhất để mở cửa sổ là vào buổi sáng sau khi sương đã tan hoặc sau 3h chiều.

Về nhiệt độ trong phòng, các bác sỹ khuyến cáo nên duy trì trong khoảng 25 – 28 độ C là tốt nhất, không nên để nhiệt độ quá chênh lệch so với thời tiết ngoài trời. 

Bên cạnh đó, bạn nên cho bé mặc quần áo có độ dày phù hợp để tránh “đắp” lên người bé quá nhiều quần áo vừa khiến bé khó cử động vừa làm cho bé bị bí khí. Khi quấn chăn ủ cho bé, bạn cũng không nên quấn quá chặt, quá kín, chỉ cần đủ giữ ấm là phù hợp.

Một vấn đề rất được các bà mẹ quan tâm và gây nên không ít băn khoăn là việc tắm cho bé trong mùa đông có nên tiến hành hàng ngày không? Trên thực tế, các bác sỹ khẳng định, tắm hàng ngày rất có lợi cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Trừ trường hợp đặc biệt như bé bị ốm hoặc trời quá lạnh thì bạn mới hoãn tắm cho bé, còn không thì nên đều đặn tắm cho bé mỗi ngày. 


Mách các mẹ cách chăm bé sơ sinh vào ngày lạnh

Khi tắm cho bé, cần chú ý đóng kín cửa phòng, tránh đặt chậu tắm ở nơi có gió lùa, đồng thời để nhiệt độ trong phòng cao một chút. Thời gian tắm nhanh hơn ngày thường và nhanh chóng mặc quần áo cho bé. Nếu có thể làm ấm quần áo của bé trước khi mặc là tốt nhất.

Ngoài ra, trước khi tắm bạn có thể massage nhẹ nhàng hoặc tập các bài tập vận động thụ động để làm nóng người bé. Massage và các bài tập này nên tiến hành hàng ngày và không chỉ trước lúc tắm.

Một vấn đề nữa là việc cho bé bú sữa như thế nào khi trời đang lạnh? Chắc chắn là bạn không thể cho bé bú ở nơi có gió lùa hoặc ngoài trời được. Nên cho bé bú trong phòng kín gió nhưng thoáng đãng, đắp một tấm chăn nhẹ cho cả hai mẹ con khi cho bé bú. 

Vào mùa đông, bé cần được bú no để sản sinh nhiệt lượng đủ để làm ấm cơ thể nên bạn cần thật lưu ý xem bé có bị “bỏ đói” không. Các bé sơ sinh thường mất khoảng 20 phút cho một lần bú mẹ đủ no, mỗi lần “mút ti” kéo dài khoảng 2 – 3 phút. 

Nếu bé chỉ bú mẹ khoảng 10 phút rồi nhất quyết không chịu bú tiếp thì bạn cần cân nhắc đến việc cho bé ăn thêm sữa công thức hoặc đổi loại sữa khác nếu như bé đã dùng sữa công thức rồi. 

Nếu vừa bú chưa bao lâu đã ngủ thì bé thường ngủ không ngon giấc hoặc bị tỉnh giấc giữa chừng. Trong trường hợp này, bạn nên chú ý luyện cho bé ăn ngủ đúng giờ và cho bé bú thêm khi nửa chừng thức dậy.
Nguồn: afamily
Dưới đây là những lưu ý cơ bản cho tất cả các bậc cha mẹ để có thể chăm sóc, xử lý các vấn đề phát sinh của bé mà không cảm thấy sợ hãi.
Việc chăm sóc một em bé mới sinh đòi hỏi rất nhiều thời gian và kinh nghiệm. Không chỉ với những bà mẹ trẻ mà đôi khi với những bà mẹ đã có nhiều kinh nghiệm cũng phải đối mặt với khá nhiều vấn đề. Do đó để giữ sự an toàn cho em bé, các bậc cha mẹ đều nhờ sự trợ giúp của gia đình, bạn bè hoặc thuê y tá.

Bác sỹ là nguồn thông tin tốt nhất cho các bà mẹ trong vấn đề chăm sóc trẻ mới sinh. Trong những ngày đầu, em bé dễ bị nhiễm trùng hơn. Do đó mà bạn cần phải chăm sóc em bé cẩn thận và hạn chế số lượng khách đến thăm bé để đảm bảo an toàn vì rất có thể lây nhiễm nhiều mầm bệnh. Dưới đây là những lưu ý cơ bản cho tất cả các bậc cha mẹ để có thể chăm sóc, xử lý các vấn đề phát sinh của bé mà không cảm thấy sợ hãi.

1. Tránh nhiễm trùng cho bé 

Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với các loại nhiễm trùng bởi vì hệ thống miễn dịch của bé chưa phát triển đầy đủ. Do vậy khi đến gần hoặc trông giữ bé bạn cần phải rửa tay thật sạch với xà bông tiệt trùng. Ngoài ra cần phải chăm sóc vệ sinh cho bé cẩn thận ở các vùng dễ nhiễm trùng như rốn, mắt. Phòng ở cũng cần phải ấm, thoáng, sạch sẽ. 

2. Bảo vệ đầu, cổ

Trẻ sơ sinh có xương sống rất yếu và dễ gãy vì chưa phát triển đủ. Vì vậy cần phải cẩn thận khi đỡ đầu và cổ cho bé. Khi bế bé bạn phải luồn một tay dưới cổ để đỡ lấy đầu bé. Còn tay kia luồn dưới lưng và mông bé để đỡ phần thân dưới một cách chắc chắn. 

Khi đặt bé nằm xuống, bạn cũng phải nhớ giữ đầu bé. Đưa cánh tay đỡ lấy xương sống, cổ và đầu bé. Cũng có thể dùng khăn choàng quấn bé hơi chặt một chút để đầu bé được nâng giữ cho đến khi bạn đặt bé vào nôi hoặc vào giường, lúc đó bạn mới nhẹ nhàng cởi khăn quấn ra.

Không bao giờ được tung hứng hay rung lắc trẻ dưới 2 tuổi
Không bao giờ được tung hứng hay rung lắc trẻ dưới 2 tuổi. (Ảnh minh họa)

3. Không được lắc bé

Khi bạn muốn bé thức giấc, không bao giờ được lắc bé. Nếu bị lắc, hộp sọ của bé sẽ bị tổn thương. Các mạch máu bị rách, chảy máu và gây thương tổn trong não không thể chữa được và dẫn đến tử vong. Cách tốt nhất là không bao giờ được lắc bé kể cả khi vui đùa hay trong bất kỳ trường hợp nào.

4. Giữ an toàn trong khi di chuyển bé

Khi có ý định cho bé đi đâu bạn phải giữ bé an toàn. An toàn từ người giữ, ghế xe, đến đường đi không nên gập ghềnh. Một chuyến đi gập ghềnh có thể gây ra thương tích cho trẻ. Khi di chuyển bé, hãy giữ cổ ở tư thế tương đối cố định để tránh những tổn thương đến vùng đầu và cổ.

5. Không tung hứng bé

Không được chơi với em bé sơ sinh như bạn đang tung hứng một quả bóng trong không khí. Ở trẻ sơ sinh, kích thước đầu và trọng lượng chiếm khoảng 1-4 so với toàn cơ thể. Trong đầu, có những khoảng trống giữa não và xương sọ cho phép não tiếp tục lớn và phát triển.

Não của trẻ khá mềm với màng não mỏng. Khối cơ của cổ lại quá yếu không đủ sức nâng đỡ đầu, nên khi bị rung lắc sẽ có khuynh hướng gập tới gập lui hay xoay qua xoay lại một cách không kiểm soát được.

Khi bị rung lắc, xương sọ mềm và dẻo của trẻ không chịu được những lực này, sẽ chuyển lực tới não, khi não không có sự di chuyển đồng bộ và gây ra sự va đập trở lại tới xương sọ, làm dập não, tăng áp lực, phù và chảy máu trong não. Các tĩnh mạch lớn dọc theo phía ngoài não cũng mỏng manh và dễ rách, gây chảy máu, máu tụ dưới màng cứng, ngoài màng cứng, dưới màng nhện, tăng áp lực nội sọ.
Nguồn: afamily
Việc hiểu những thông điệp của bé sẽ giúp cha mẹ mang đến cho con mình sự chăm sóc tốt nhất.
Khi con chưa biết nói thì việc nhìn các hành động và đoán được ý muốn của con là điều không dễ dàng đối với các ông bố bà mẹ. Một vài những kinh nghiệm dưới đây có thể sẽ giúp các bậc phụ huynh không còn gặp khó khăn trong việc đoán xem con muốn gì!

Các chuyên gia tâm lý cho rằng ngôn ngữ cơ thể chiếm tới 70% của hệ thống giao tiếp, trong khi đó ngôn ngữ nói chỉ chiếm có 30% mà thôi. Đối với các bậc cha mẹ, việc có thể hiểu được mong muốn của bé qua ngôn ngữ cơ thể là rất khó khăn.

Những điều mà các bậc phụ huynh mang lại thường không đúng với mong muốn của bé, chính vì vậy mà bé hay quấy khóc. Bởi vậy, việc hiểu những thông điệp của bé sẽ giúp các bậc phụ huynh mang đến cho con mình sự chăm sóc tốt nhất.

Bé duỗi các đầu ngón tay 

Khi nhìn thấy con duỗi các đầu ngón tay có nghĩa là con đang cảm thấy vô cùng thoải mái. Cũng có thể con muốn dùng các ngón tay của mình khám phá thể giới xung quanh. Tuy nhiên, để biết được chính xác, cha mẹ cũng nên quan sát xem khuôn mặt của con có ngầm nói lên điều gì nữa không…

Trong nhưng lúc như vậy, bạn hãy để bé chơi một mình trong khoảng một vài phút hoặc cùng chơi với bé. Bạn cũng có thể đặt vào tay trẻ một món đồ gì đó, tất nhiên, hãy luôn theo dõi và đừng rời mắt để đảm bảo an toàn cho con.

Học cách hiểu ngôn ngữ cơ thể bé
Việc hiểu những thông điệp của bé sẽ giúp các bậc phụ huynh mang đến 
cho con mình sự chăm sóc tốt nhất (Ảnh minh họa)

Bé mút ngón tay

Mút ngón tay được các chuyên gia tâm lý cho là “hành vi an ủi”. Hành vi này chỉ báo bé đang rất căng thẳng và muốn được bố mẹ vỗ về, chú ý hơn.

Thông thường, bé chỉ mút ngón tay trong thời kỳ bú sữa mẹ, đây là một hành động bản năng. Nếu như một đứa bé bình thường hàng ngày không mút ngón tay, nhưng bỗng dưng thời gian gần đây bạn lại thấy hành động này xuất hiện ở bé, như vậy rất có thể là bé muốn được quan tâm nhiều hơn. Lúc này, bố mẹ nên bế và vỗ về để bé cảm thấy mình được yêu thương.

Bé dụi hoặc che mắt

Khi thấy con dụi hoặc dùng tay che mắt có nghĩa là con đang cố tìm cách thu hút sự chú ý của bố mẹ. Lúc này bạn hãy quay lại chơi cùng để bé cảm thấy rằng mình không cô đơn.

Tuy nhiên người lớn cũng cần phải chú ý xem có vật thể lạ gì bay vào mắt hoặc trẻ đang có dấu hiệu buồn ngủ không. Nếu con bị ngứa mắt do có vật thể lạ bay vào thì cần phải nhẹ nhàng nâng đầu và kiểm tra mắt cho bé.

Còn nếu bé đang buồn ngủ thì chẳng có cớ gì bạn không đọc cho con nghe một câu chuyện ngắn hoặc hát ru nhẹ nhàng. Bé sẽ chìm ngay vào giấc ngủ và quên đi hành động dụi mắt.

Bé hoạt động chân nhiều hơn

Khi cho bé ăn hoặc chơi với bé, bạn nhận thấy chân của bé hoạt động nhiều hơn và có xu hướng muốn đi ra phía cửa, điều này cho thấy rằng bé muốn ra ngoài và chơi đùa. Lúc này, bạn có thể nói với bé rằng hãy ăn hết chỗ thức ăn này thì có thể đi chơi.

Nếu có dấu hiệu muốn đứng lên chứng tỏ con đang rất phấn khích và vui mừng. Lúc này, bạn có thể hỏi han để bé cảm nhận rằng mình được quan tâm.

Con khóc thút thít

Khi trẻ lớn tiếng khóc to, có nghĩa tinh thần bé đang bất an. Lúc này cha mẹ nên dỗ dành làm yên lòng trẻ bằng cách nói chuyện nhẹ nhàng, bằng bài hát hoặc những câu chuyện quen thuộc.

Nguồn: afamily

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, đặc biệt là suy dinh dưỡng thể thấp còi vẫn còn cao.
Ước tính đến năm 2010, nước ta còn gần 1,3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng nhẹ cân, khoảng 2,1 triệu trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi và khoảng 520.000 trẻ em gầy còm. So với thế giới, chỉ số phát triển con người của Việt Nam mặc dù tăng nhưng hiện chỉ đạt mức trung bình thấp, xếp thứ 128 trong số 182 quốc gia được khảo sát (số liệu trích Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030).

Chủ động giúp trẻ phát triển chiều cao tối đa

1/3 trẻ Việt Nam dưới 5 tuổi thấp còi

Theo thống kê của Viện dinh dưỡng Việt Nam năm 2010, cứ khoảng 5 trẻ dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ bị thiếu cân. Cứ 3 trẻ dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ bị thấp còi. Hơn nửa thế kỷ qua, chiều cao của người Việt Nam có sự tăng trưởng nhưng vẫn còn khá thấp so với mặt bằng chung của khu vực và thế giới. Tầm vóc của người Việt Nam còn thua kém rất nhiều so với một số quốc gia khu vực Đông Nam Á, châu Á và càng xa hơn với các quốc gia châu Âu, châu Mỹ. Điều này cho thấy nhận thức của các ông bố bà mẹ về việc chăm sóc cho các bé có một thể chất và tầm vóc tương xứng cần phải được cải thiện nhiều hơn nữa.

Theo bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp - Giám đốc trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, các yêu tố ảnh hưởng đến tầm vóc của trẻ em bao gồm dinh dưỡng, môi trường, di truyền và thể dục vận động. Trong đó, yếu tố di truyền chỉ chiếm 20% trong việc phát triển tầm vóc của trẻ, còn lại là các yếu tố dinh dưỡng, thể dục vận động và môi trường bên ngoài. Như vậy, các ông bố bà mẹ hoàn toàn có thể chủ động tác động đến tầm vóc của con thông qua việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ hàng ngày.

Để cải thiện tầm vóc của trẻ em, ngoài việc phân bổ bữa ăn hợp lý, các ông bố bà mẹ cần lưu ý đến các giải pháp can thiệp liên quan đến việc tăng trưởng chiều cao, lựa chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng, vận động ngoài trời, tập thể dục, chích ngừa. Đặc biệt, giai đoạn 1 – 8 tuổi trẻ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất để làm nền tảng cho việc phát triển chiều cao vào độ tuổi dậy thì.

Giải pháp can thiệp tăng chiều cao

Giải pháp can thiệp tăng chiều cao

Chiều cao của trẻ không chỉ bắt nguồn từ một thực đơn hấp dẫn mà còn phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn những sản phẩm hỗ trợ hấp thu dinh dưỡng một cách thông minh của các bà mẹ. Một số nghiên cứu khoa học do nhóm giáo sư Hàn Quốc thực hiện đã chứng minh rằng sữa non là một hỗn hợp của những thành phần hoạt chất sinh học giúp thúc đẩy quá trình tăng trưởng chiều cao của trẻ do sữa non chứa các thành tố tăng mật độ, thể trọng và trọng lượng xương, thúc đẩy sự hình thành xương và ngăn chặn sự phá hủy cấu trúc của xương.

Thành phần sữa non chuẩn hoá (CBP) trong sản phẩm men vi sinh Lackid mà một trong những dưỡng chất giúp bé tăng trưởng chiều cao và sức đề kháng. Các thành phần hoạt chất có trong sữa non được xác định cung cấp nhiều dưỡng chất giúp kích thích sự phát triển của đường tiêu hóa nhiều hơn so với những loại sữa thông thường.

Nhằm hỗ trợ các dưỡng chất có tác dụng khi đi vào cơ thể, trong một số trường hợp các nhà khoa học cũng khuyến nghị các bậc cha mẹ nên cho con sử dụng men vi sinh phù hợp. Lackid với thành phần là sữa non chuẩn hóa (CBP), bổ sung 5 loại lợi khuẩn Lactobacillus rhamnosus, Lactobacillus plantarum, Lactobacilluss acidphilus, Bifidobacteriumlongum và Streptococcus faecalis theo khuyến cáo của WHO để trẻ hấp thu tối đa, tăng trưởng và bảo vệ xương cho trẻ.

“Các ông bố bà mẹ hoàn toàn có thể tác động đến tầm vóc của con, giai đoạn 1 – 8 tuổi trẻ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất để phát triển chiều cao tối ưu khi trưởng thành”.
Nguồn: afamily
Dưới đây là một vài mẹo về cách thức, dụng cụ và cả thời điểm thích hợp để cắt móng tay cho bé một cách an toàn.
Móng tay của trẻ sơ sinh thường mỏng và mềm hơn của bạn nhưng chúng rất sắc, có thể làm xước da mặt của bé hay của cả mẹ. Dưới đây là một vài mẹo về cách thức, dụng cụ và cả thời điểm thích hợp để cắt móng tay cho bé một cách an toàn.

1. Cắt móng tay thường xuyên: móng tay của em bé có thể mềm mại nhưng chúng có những cạnh sắc nguy hiểm. Vì vậy mà chúng cần được cắt thường xuyên để tránh tạo nên các vết thương không đáng có khi trẻ quờ tay.

2. Sử dụng công cụ cắt móng tay: Các mẹ hãy chọn bấm móng tay hoặc kéo với kích thước phù hợp với bộ móng tay và móng chân còn nhỏ xíu của trẻ sơ sinh.

3. Thời điểm: Nếu trong quá trình cắt móng tay, bé cựa quậy không yên sẽ dễ gây tổn thương các đầu ngón tay của bé. Cắt móng tay cho bé dễ dàng nhất là khi bé đang ngủ hoặc bị phân tâm trong lúc ăn. Một thời điểm thích hợp nữa là ngay sau khi tắm vì khi này là lúc móng tay trở nên mềm nhất. Mẹ hãy lựa chọn 1 trong 3 khoảng thời gian thích hợp nhất để cắt móng tay cho bé được an toàn.

Những điều mẹ cần biết khi lần đầu cắt móng tay cho bé
Ảnh minh họa

4. Nắm chắc bàn tay bé: Khi cắt móng tay cho trẻ, mẹ lưu ý giữ bàn tay của bé sao cho chừa phần móng tay với đầu các ngón tay và cắt cẩn thận theo đường cong của ngón tay.

5. Chuẩn bị đồ sơ cứu: Trong quá trình mẹ cắt móng tay cho trẻ, nếu chẳng may cắt vào phần da của bé, hãy dùng một khăn giấy mềm giữ lấy vết cắt trong đôi phút hay đến khi máu ngừng chảy.

6. Với móng chân: móng chân của bé cũng cần được chăm sóc cắt tỉa dù không thường xuyên như móng tay.

Móng tay của trẻ sơ sinh phát triển rất nhanh, bạn có thể phải cắt chúng vài lần một tuần trong khi móng chân có thể cắt tỉa không thường xuyên lắm.

Thực tế, một vài bà mẹ dùng răng để cắn móng tay của bé khi chúng dài ra nhưng theo hướng dẫn của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP), việc này có thể dẫn đến nhiễm trùng. Làm theo cách này, bạn có thể sẽ vô tình đưa vi trùng từ miệng của bạn vào bất kỳ vết xước nhỏ nào trên ngón tay bé. Bạn cũng sẽ không thể quan sát những gì mình đang làm, và sẽ thấy khó khăn vì ngón tay của bé rất nhỏ so với răng của bạn. 

Phương pháp tốt nhất là bạn nên đầu tư một bộ kéo hay bấm móng tay riêng cho bé.

Những điều mẹ cần biết khi lần đầu cắt móng tay cho bé
Ảnh minh họa

Trong khi cắt móng cho bé, bạn cần chắc chắc có đủ ánh sáng để thấy rõ những thao tác mình đang làm. Hãy ấn phần mềm của đầu ngón tay bé xuống để cắt phần móng được dễ dàng và an toàn. 

Sau khi cắt, bạn nên dùng dũa để làm mịn phần móng mới thô ráp. Trong những tuần đầu tiên khi em bé mới sinh, móng tay và chân còn rất mềm, các bác sĩ cũng khuyên chỉ nên dùng dũa để làm ngắn móng tay của bé.

Nếu chẳng may cắt vào phần da tay của bé, bạn không cần phải tự trách bản thân quá bởi điều đó xảy ra với rất nhiều bậc cha mẹ khác. Đơn giản khi đó bạn chỉ cần rửa sạch vết thương với nước sạch rồi dùng khăn giấy mềm quấn xung quanh ngón tay bị thương của bé, hơi ấn nhẹ vào vết thương. Thông thường những vết thương như vậy sẽ nhanh chóng ngừng dỉ máu sau đôi phút.

Lưu ý, bạn không cần phải quấn băng vết thương vì như vậy sẽ thu hút sự chú ý của bé con và bé có thể sẽ cho ngón tay đó lên miệng, làm tuột băng hoặc gây mất vệ sinh. Trường hợp mà vết thường không ngừng chảy máu thì bạn nên đưa bé tới gặp bác sĩ để có lời khuyên tốt nhất.
Nguồn: afamily

Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

Tắm cho bé sơ sinh là một nghệ thuật khó đấy các mẹ ạ!

Tắm cho bé sơ sinh

Không dễ để tắm đúng kỹ thuật cho bé sơ sinh (Ảnh minh họa).

Tắm cho bé sơ sinh là một trong những kỹ năng cơ bản mà tất cả những người mới ‘lên chức’ cha mẹ cần biết. Làm thế nào để tắm cho bé đúng cách nhưng không khiến da bé bị tổn thương? Đây là điều băn khoăn của không ít ông bố, bà mẹ.


Dưới đây, chúng tôi xin hướng dẫn bạn!

Chuẩn bị:

- Phòng tắm kín gió. Đặt nhiệt độ phòng khoảng 24 độ C (74 độ F) trước khi cởi quần áo cho bé.

- Chậu tắm, khăn tắm, xà phòng tắm cho trẻ (nếu có), dầu gội, quần áo sạch...

Lưu ý: Chỉ tắm cho trẻ khi đã rụng rốn hoàn toàn. Và điều quan trọng là phải giữ cho trẻ ấm, thoải mái.



Tắm cho bé sơ sinh là một nghệ thuật khó đấy các mẹ ạ! (Ảnh minh họa).

Cách tắm cho bé:

- Bước 1: Đặt một chiếc khăn vào đáy chậu để tránh cho bé bị trượt.

- Bước 2: Đổ nước vào chậu. Cho nước nóng vào trước và thêm nước lạnh vào sau.

Lưu ý:

* Chỉ tắm cho bé 1-2 lần/tuần.

* Mực nước trong chậu chỉ 5-8cm

* Không được để bé một mình

* Nước phải đủ ấm nhưng không được quá 32 độ C. Để kiểm tra nhiệt độ nước, bạn có thể dùng cùi trỏ tay vì da cùi trỏ nhạy cảm hơn da bàn tay.

* Để tránh cho bé bị trượt, phải vòng tay giữ cho đến khi bé ngồi vững.

- Bước 3: Bắt đầu rửa mặt trước bằng cách lấy một miếng bong sạch lau từ trong ra ngoài. Sau đó dùng tăm bong làm sạch vành tai. Tuyệt đối không cho vào trong tai bé.

- Bước 4: Dùng khăn lau sạch từng bộ phận trên cơ thể bé. Bắt đầu từ chỗ sạch nhất: Khuôn mặt. Tiếp tục, vòng tay ra sau lưng, nâng cằm vé lên và làm sạch vùng cổ.

- Bước 5: Vệ sinh phần bụng. Khi bé lớn dần lên, chân tay cũng to ra, vì vậy, chú ý làm sạch những nếp gấp. Lau từ đầu xuống chân và lau mông cuối cùng. Lau từ trước ra sau để tránh nhiễm trùng.

- Bước 6: Gội đầu cho bé. Bế bé ra khỏi chậu, sau đó, đặt bé vào khăn, quấn lại để giữ ấm cho bé. Bế ngửa bé để tránh nước, dầu gội vào mắt. Dội một chút nước lên đầu bé rồi xoa một ít dầu gội lên và rửa sạch ngay. Sau khi rửa sạch, dùng một chiếc lược tròn, mềm để kích thích da đầu.

Bước 7: Nhẹ nhàng thấm khô người bé. Lau khô kẽ ngón tay và chân

Lưu ý:

* Tắm cho bé sơ sinh không cần dùng sữa tắm. Nếu dùng, phải là loại nhẹ và chắc chắn không làm cay mắt bé.

* Không phải bé nào cũng thích tắm. Vì vậy, nếu bé khó chịu hay nổi cáu thì phải tắm cho bé thật nhanh.

* Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều kiểu chậu tắm khác nhau. Có kiểu rất tiện dụng vì có thể xếp gọn hoặc loại có bộ phận báo nhiệt độ nước. Tuy nhiên, trong trường hợp ‘bí’ quá, bạn có thể dùng bồn rửa và lót một chiếc khăn vào đáy để tắm cho bé.
Nguồn: eva

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

Cùng hoàn thiện thêm 'kho' kiến thức về cách chăm sóc em bé với tips cực hay dưới đây nhé!

Mẹ Chíp là một người may mắn trong việc chăm sóc con cái vì có bà nội hết mực yêu thương con cháu và đặc biệt hiểu biết trong việc chăm sóc trẻ. Bà chính là người chỉ cho mẹ Chíp từ những việc đơn giản nhất là thay tã, tắm, đút bột hay chế biến món ăn cho Chíp. Bà rất chịu khó đọc sách, vào mạng để cập nhật các cách thức nuôi dạy trẻ hiện đại mà một người ở thế hệ đi trước như bà có thể chưa biết. Nhưng may mắn hơn cả vẫn là bé Chíp vì ngoài bà nội, mẹ Chíp cũng có những bí quyết riêng mà đôi khi bà nội cũng không biết.

Cùng tìm hiểu những bí kíp cực hay của mẹ Chíp để hoàn thiện thêm 'kho' kiến thức chăm bé nhé, các mẹ: