-->
Hiển thị các bài đăng có nhãn chăm sóc bé 6 tháng tuổi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chăm sóc bé 6 tháng tuổi. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 8 tháng 4, 2015

Thời tiết đang chuyển lạnh khiến cho các bậc phụ huynh có con nhỏ vô cùng lo lắng, đặc biệt là việc giữ ấm đúng cách cho trẻ vào buổi tối lúc con ngủ. Các bé đều có xu hướng đạp chăn ra ngoài và chưa có ý thức đắp lại. Đêm đến mẹ vẫn phải thức dậy nhiều lần, khi thì để đắp thêm chăn cho con, khi thì sờ gáy, lưng xem có ra mồ hôi không để lau khô khiến giấc ngủ không trọn vẹn.
Một số mẹ phòng xa, mặc nhiều quần áo cho con trước khi đi ngủ để chẳng may con có đạp chăn ra cũng không sợ lạnh, khiến bé không xoay mình được, nóng bức, toát mồ hôi, nếu không lau kịp dễ dẫn tới mắc bệnh về đường hô hấp.
Dưới đây là một vài gợi ý giúp bố mẹ cho bé ngủ không bị nóng hay lạnh quá trong những ngày đông khắc nghiệt.
Mẹ cần chọn quần áo ngủ cho con sao cho an toàn, thoải mái và giúp bé duy trì thân nhiệt tốt nhất. Ảnh minh họa: Getty Images
1. Không ủ ấm quá mức
Nhiều mẹ chọn cách mặc quần áo cho con thật dày, thật kín trước khi đi ngủ, nhưng đây là cách giữ ấm không khoa học. Mặc quá nhiều quần áo khiến bé có thể bị nóng, ra nhiều mồ hôi, làm nhiễm lạnh ngược khiến bé dễ viêm phổi. Bên cạnh đó, việc mặc quá nhiều lớp quần áo gây nóng còn khiến làn da mỏng manh của trẻ bị viêm, ngứa, làm bé khó chịu. Ở một mức độ nào đó, ủ ấm quá mức còn khiến trẻ bị đột tử.
Thay vào đó, mẹ cần chọn quần áo ngủ cho con sao cho an toàn, thoải mái và giúp bé duy trì thân nhiệt tốt nhất. Đồ ngủ của bé không nên dày và bí quá. Mẹ nên chọn trang phục bằng sợi tự nhiên mềm, giúp da “thở” được như cotton là tốt nhất.
Tránh đồ ngủ có ruy-băng, dây buộc, đính chuỗi hạt hoặc những chi tiết trang trí khác vì nó có thể quấn cổ bé. Các mẹ cũng nên tránh mua những bộ đồ ngủ có quá nhiều kim tuyến lấp lánh vì ánh sáng của kim tuyến trong bóng tối có khả năng thu hút côn trùng rất cao.
2. Không nên đội mũ ấm đi ngủ
Đối với trẻ sơ sinh, đầu là nơi tạo ra khoảng 40% thân nhiệt, nhưng đồng thời lại là nơi giải phóng đến 85% nhiệt độ cơ thể. Chính vì vậy, việc đội mũ và dùng băng quấn thóp là cần thiết với bé mới sinh (đặc biệt là các bé sinh non) nhưng với bé khỏe mạnh và đã được vài tháng tuổi, việc đội mũ khi ngủ là không cần thiết, mà ngược lại sẽ khiến nhiệt độ của não bé tăng cao, ảnh hưởng đến hoạt động của vùng thần kinh kiểm soát hô hấp.
3. Giữ ấm bụng và chân
Việc giữ ấm bụng cho bé trong ngày lạnh cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ dạ dày. Bởi nếu bị lạnh bụng, bé rất dễ bị tiêu chảy, đau bụng và các triệu chứng khác. Trong thời tiết lạnh với nhiệt độ thấp, bụng được giữ ấm, dạ dày hoạt động bình thường sẽ giúp bé tăng cường tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn. Khi bé ngủ, mẹ vẫn có thể quấn khăn để đề phòng bé đạp chăn sẽ bị hở bụng.
Ngoài ra mẹ nhớ mang cho bé một đôi tất nhé. Đây là cách tốt để giữ ấm cho những ngón chân của bé khi trời lạnh. Đừng đắp quá nhiều chăn dày, nặng cho bé vì nóng quá sẽ làm bé tăng thoát nhiệt ở đầu, dẫn tới dễ bị đột tử khi ngủ.
4. Dùng túi ngủ
Nếu mẹ lo lắng con sẽ đạp chăn trong lúc ngủ thì nên chọn cho con một chiếc túi ngủ. Túi ngủ vừa giữ ấm cho trẻ vào mùa đông, vừa giúp bé không đạp chăn ra ngoài.
Chọn túi ngủ cho trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh có sự khác biệt với túi ngủ cho người lớn ở chỗ, trẻ nhỏ dễ tụt xuống dưới và ngạt thở mà không biết tự ngoi lên. Do vậy cần lựa chọn loại túi ngủ cho bé được thiết kế có 3 lỗ với 1 ở phía trên đầu và lỗ ở hai chân hoặc hai tay.
Mẹ cần chú ý đến độ dày và sự vừa vặn của túi. Túi không nên rộng quá hay hẹp quá. Hẹp quá khiến bé khó chịu, bí bách, rộng quá thì bé dễ lọt sâu vào trong túi, không an toàn. Mẹ chọn túi không có những sợi lông nhỏ, tránh trường hợp bé có thể hít phải gây ho, ảnh hưởng sức khỏe của bé.
Túi ngủ vừa giữ ấm cho trẻ vào mùa đông, vừa giúp bé không đạp chăn ra ngoài. Ảnh minh họa: dhgate
5. Nhiệt độ trong phòng
Mẹ cần đảm bảo phòng ngủ của trẻ đủ kín đáo, không bị gió lùa. Cần đặt bé ngủ ở chỗ tránh hơi của máy điều hòa phả vào và tránh nơi gió lùa trực tiếp từ cửa sổ.
Nếu dùng máy điều hòa ấm thì mẹ nên điều chỉnh nhiệt độ trong phòng bé là 20-25ºC. Nếu dùng quạt sưởi hay máy sưởi thì mẹ cần tính toán khoảng cách giữa bé và nguồn nhiệt. Từ đó, có quyết định giữ ấm cho bé hợp lý. Mẹ cần lưu ý các thiết bị tạo nhiệt sẽ làm không khí trong phòng bị khô, do đó một chiếc máy tạo độ ẩm hoặc một bát nước đặt trong phòng giúp không khí dễ chịu hơn.

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Khi con bạn đến tuổi ăn dặm

LÚC BÉ “ĐÒI ĂN!”

Cho đến 6 tháng tuổi, sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng chính cho bé. Tuy nhiên, khi đạt mốc 6 tháng tuổi, bé sẽ có dấu hiệu đói nhiều hơn và ngừng tăng cân. Đó là lúc bé cần chế độ ăn dặm. Mặc dù vậy, hãy nhớ rằng vào giai đoạn này, con bạn vẫn còn rất nhỏ nên phần lớn nhu cầu dinh dưỡng của bé vẫn phải là sữa. Bất kể loại thức ăn đặc nào cũng chỉ là “phụ thêm”, với mục đích giúp bé làm quen nhiều mùi vị khác nhau.
chăm sóc bé sáu tháng tuổi


DẤU HIỆU CHO BIẾT BÉ ĐÃ SẴN SÀNG

Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa kỳ (AAP) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị nên cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Điều này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mẫn cảm hóa dị ứng cho bé. Đợi đến khi bé tròn 6 tháng, bé sẽ có hệ tiêu hóa trưởng thành hơn, có khả năng tăng sản xuất các men tiêu hóa để phân giải protein. Lúc này, những cái răng đầu tiên sẽ bắt đầu nhú và bé có sự phối hợp cơ miệng tốt hơn.

Khi đó, bạn hãy để ý xem bé có các dấu hiệu nào sau đây để biết con bạn đã sẵn sàng cho việc ăn dặm:
  • Bé có các cử động nhai không?
  • Bé có thể ngồi vững khi được mẹ đỡ không?
  • Có phải bé vẫn đói sau khi bú mẹ 8 – 10 cữ hoặc 900ml sữa / ngày?
  • Bé có tăng gấp đôi cân nặng so với lúc mới sinh và nặng ít nhất 5,9kg không?
  • Bé có tỏ ra tò mò những gì bạn ăn không? 
Nếu bé có từ 2 dấu hiệu trở lên, thì đã đến lúc cho bé thử thức ăn đặc đầu tiên

HÃY TUÂN THEO THỨ TỰ ƯU TIÊN!

1. Trước tiên, chỉ nên cho bé ăn thức ăn đơn giản, phổ biến nhất là ngũ cốc. Chúng không có chứa gluten (nhờ đó giúp giảm nguy cơ dị ứng), chỉ cần trộn với nước hoặc sữa.
2. Cho bé ăn từng phần nhỏ: 1 – 2 muỗng cà phê là được, dần dần tăng lượng khi thấy bé không đủ no nếu chỉ bú sữa.
3. Mỗi lần chỉ nên cho bé thử một món mới, và các món mới nên cách nhau 2 – 3 ngày. Bằng cách này, bạn tránh làm bé ngán và cũng giúp bạn dễ nhận biết phản ứng của bé với từng loại thức ăn.
Hướng dẫn chăm sóc bé sáu tháng tuổi

THÁP THỰC PHẨM

Bữa ăn dặm tốt nhất phải đảm bảo cung cấp cho bé đầy đủ dưỡng chất thiết yếu. Cách tốt nhất là phối hợp nhiều loại nguyên liệu từ các nhóm thực phẩm khác nhau được trình bày theo dạng tháp dưới đây. Không chỉ là công cụ hữu ích giúp chuẩn bị những bữa ăn dặm bổ dưỡng, việc phối trộn sáng tạo các nhóm trong tháp thực phẩm còn giúp mang đến cho bé sự ngon miệng với nhiều hương vị khác nhau, khiến bé thích thú với việc ăn dặm.
Có thể cân nhắc 3 loại phối hợp. Những kiểu kết hợp này gọi là Phối Gấp Đôi, Phối Gấp Ba và Phối Gấp Bốn.

Nhóm A: Món Chính
Nhóm B: Nguồn đạm
Nhóm C: Bổ sung Vitamin & Khoáng chất
Nhóm D: Bổ sung năng lượng
Tháp thực phẩm

ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

Không nên dùng sữa bò gầy hoặc ít béo vì sữa bò chứa khoảng gấp 3 lần lượng protein và khoáng chất so với sữa mẹ, có thể gây áp lực lên thận của bé.

Ở độ tuổi này, uống nước quá độ có thể gây hại cho não của bé. Mỗi bé trung bình cần 1,5ml nước trên mỗi kilocalo (kcal) thức ăn. Việc bú mẹ hoặc uống sản phẩm dinh dưỡngđã đủ cung cấp lượng nước này. Bạn có thể bổ sung thêm nước cho bé khi trời nóng hoặc khi bé bị tiêu chảy, ói và sốt. Mỗi lần chỉ cho bé uống một ít, tổng cộng khoảng 113 ml/ngày, trừ phi được bác sĩ nhi khoa hướng dẫn cho thêm.

Tránh những thức ăn gây sặc, nghẹt thở như các loại hạt, quả nho, thịt cắt miếng lớn, rau sống, táo và bắp rang.

Sự thay đổi màu và mùi của phân là điều bình thường khi bé dùng thức ăn đặc. Rau quả có màu như càrốt, rau bó xôi và đậu có thể thay đổi màu sắc phân. Tính chất phân cũng có thể bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn. Tuy nhiên, nếu bé bị đau bụng, đau quặn hoặc tiêu chảy sau khi dùng một loại thực phẩm, hãy ngưng cho ăn loại đó trong vài tuần, rồi thử lại.

BỔ SUNG HÀM LƯỢNG DHA, ARA CÀNG CAO, TRÍ NÃO BÉ CÀNG PHÁT TRIỂN.

Bạn có biết não bé phát triển không ngừng từ sau khi được sinh ra, đặc biệt là trong hai năm đầu đời. Do đó, việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển trí não vượt trội thời kỳ đầu rất quan trọng. Trong số các dưỡng chất có lợi cho não, DHA và ARA đóng vai trò cực kỳ quan trọng vì chúng giúp kiến tạo 25% trọng lượng não. Ngoài sữa mẹ, cá và rau là những thực phẩm có nhiều DHA và ARA
Tuy nhiên, các bé từ 6 đến 12 tháng tuổi chưa ăn được nhiều, vì thế không thể hấp thu đầy đủ lượng DHA và ARA cần thiết. Sữa có chứa hàm lượng DHA và ARA cao là một lựa chọn tốt cho bé giai đoạn này.

Nếu bé có tiền sử dị ứng, tránh cho bé ăn trứng, thịt gà gà, bắp (ngô), cá, các trái họ chanh, và các loại hạt.
Nguồn: giadinhenfa