-->
Hiển thị các bài đăng có nhãn trẻ em. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trẻ em. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2015

Xây dựng sức đề kháng cho trẻ là việc vô cùng quan trọng để trẻ có sức khỏe tốt đồng thời hạn chế được bệnh tật ở trẻ. Để nâng cao sức đề kháng ở trẻ bên cạnh việc cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng thì bạn cũng cần nên tập cho trẻ một thói quen sinh hoạt tốt, hãy cùng tham khảo một sốcách giúp bé tăng sức đề kháng dưới đây nhé.
Cách giúp bé tăng sức đề kháng

1. Thói quen sinh hoạt lành mạnh

– Thường xuyên vuốt ve trẻ .Viêc vuốt vẻ trẻ sẽ cải thiện được khả năng tuần hoàn máu, nâng cao được khả năng miễn dịch ,giúp trẻ hấp thụ tốt, bớt khóc và ngủ ngon hơn.
– Cho trẻ uống nhiều nước. Việc uống nhiều nước giúp trẻ sạch ruột và tiêu hóa tốt hơn.
– Cho trẻ tiếp xúc thường xuyên với môi trường xung quanh. Khi đó sẽ sẽ có sức đề kháng tự nhiên tốt hơn do cơ thể đã làm quen với các tác nhân gây hại bên ngoài nếu có.
– Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Việc này giúp cho trẻ tránh được các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bé. Hãy tập cho bé thói quen tắm rửa sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh ,..
– Nên cho trẻ đi ngủ sớm và thức đúng giờ tập thể dục
– Không nên tùy ý dùng thuốc kháng sinh: Hệ thống miễn dịch của cơ thê quen với một số vi khuẩn để trẻ khỏi mắc bệnh. Việc dùng quá nhiều thuốc kháng sinh sẽ làm cơ thể trẻ phụ thuộc vào thuốc. Điều này sẽ làm cho cơ thể trẻ không thể chống lại vi khuẩn của môi trường xung quanh.

2. Nắm rõ thông tin về các loại bệnh dịch

Một trong những cách giúp bé tăng sức đề kháng là nắm rõ những thông tin về các loại bệnh dịch. Bệnh dịch thường bùng phát theo mùa. Chính vì thế bạn cần theo dõi và nắm rõ tình hình dịch bệnh. Đồng thời cũng cần có đầy đủ thông tin về bệnh cũng như cách nhận biết và xử lí bệnh. Một số bệnh bùng phát theo mùa sau :
– Mùa hè: Tiêu chảy cấp ,viêm đường hô hấp, tay chân miệng, mắt đỏ,..
– Mùa thu: cảm cúm, sốt phát ban, tiêu chảy cấp,…
– Mùa đông xuân: sởi, thủy đậu, cúm A/H5N1,..

3. Các loại thực phẩm tăng cường sức đề kháng

– Óc chó : có chứa nhiều omega-3 giúp cơ thể chống lại đau ốm, giảm một số bệnh nhiễm trùng hô hấp ở trẻ.
– Rau và trái cây: Nên lựa chọn loại có chứa nhiều Vitamin C như : cam, quýt, dâu tây, bông cải, khoai lang,…Hàm lượng vitamin C sẽ giúp trẻ chống lại cảm lạnh và cúm .
– Thịt nạc: giúp cho cơ thể trẻ tăng cường hệ thống miễn dịch, trong thịt nạc có một loại protein giúp duy trì sức khỏe, và một loại kẽm giúp tế bào bạch cầu chống nhiễm khuẩn.

4. Phòng bệnh hơn là chữa bệnh

Cần nắm rõ lịch tiêm chủng ở trẻ và đưa trẻ di tiêm phòng đầy đủ các loại bệnh nguy hiểm như viêm não, viêm gan siêu vi, bạch cầu, uốn ván, ho gà,…Trong thời gian dịch bệnh diễn ra nghiêm trọng không nên đưa trẻ đến nơi công cộng có quá nhiều người hoặc tiếp xúc với các trung gian truyền bệnh .

Hy vọng, với những chia sẻ về cách giúp bé tăng sức đề kháng sẽ giúp ích cho những ông bố, bà mẹ có những thông tin bổ ích trong việc chăm sóc bé yêu nhà mình luôn khỏe mạnh và ngoan ngoãn. Có thể bạn quan tâm: Cách phòng tránh bệnh sởi cho trẻ em, xử lý khi trẻ bị sởi

Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

Mẹ có biết lứa tuổi từ 3 - 10 tuổi được xem là giai đoạn vàng, quyết định 60% tiềm năng phát triển chiều cao của trẻ. Nếu trẻ được đầu tư chăm sóc dinh dưỡng tối ưu trong giai đoạn này sẽ tạo nền móng vững chắc cho tầm vóc cao lớn khi trưởng thành.
Rất nhiều Phụ huynh nhầm tưởng rằng bé sẽ thừa hưởng chiều cao di truyền của bố mẹ mà lơ là chăm sóc dinh dưỡng cho con. Bố mẹ cao thì cứ ỷ y rằng con mình sẽ cao nên chẳng chú ý đến các yếu tố tác động đến chiều cao khác của con. Bố mẹ thấp thì lại… “kệ” luôn trẻ, vì nghĩ rằng có cố gắng cũng vậy thôi, rồi con cũng thấp bé giống mình. Trong khi đó, cha mẹ cần biết rằng yếu tố di truyền thật ra chỉ quyết định 23% kết quả. Phần còn lại có thể tác động, chiếm đến 67%, bao gồm 32% về dinh dưỡng, 5-10% cho mỗi yếu tố khác như tập luyện và vận động, giấc ngủ, môi trường, bệnh lý…
Để giúp bé phát triển chiều cao tốt nhất, chính chế độ dinh dưỡng là yếu tố đóng vai trò quyết định, nhất là trong giai đoạn 3 - 10 tuổi, giai đoạn quyết định đến 60% tiềm năng phát triển chiều cao ở trẻ. Điều cha mẹ nên làm là cần chú trọng đến những bữa ăn của con, sao cho đầy đủ các nhóm chất đạm, đường, chất béo, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, nên duy trì việc uống sữa và bổ sung đều đặn cho trẻ 2 - 3 ly sữa mỗi ngày vì sữa là nguồn dinh dưỡng thiết yếu giúp cung cấp lượng Canxi đầy đủ cho trẻ, điều mà nếu chỉ dựa vào những bữa ăn hàng ngày thì sẽ thường thiếu hụt.
Dinh dưỡng từ 3 – 10 tuổi quyết định chiều cao của bé
Mẹ cần chăm sóc dinh dưỡng tốt để bé phát triển chiều cao tối ưu - Ảnh: Getty Images
Mẹ cần duy trì đều đặn 2 ly sữa vào sáng và tối tại nhà, cho bé mang theo từ 1 - 2 hộp sữa tươi để bé uống bổ sung vào giờ chơi, bữa xế… Duy trì điều này suốt giai đoạn 3-10 tuổi sẽ giúp ích cho bé rất nhiều để đạt đến chiều cao tối ưu, không thua kém so với bạn bè quốc tế khi đến tuổi trưởng thành. Tuy nhiên cơ thể mỗi bé là khác nhau, do đó cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ cho từng trường hợp của con mình để có chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bé.
Giai đoạn 3-10 tuổi là một giai đoạn vàng, như chiếc cầu nối, là sự chuẩn bị hoàn hảo cho sự phát triển vượt trội lên của cơ thể ở tuổi dậy thì. Nếu giai đoạn này bị lơ là, cơ thể không có đà phát triển tốt nhất, không tích trữ được đủ những gì cần thiết cho bước nhảy vọt thì hệ quả tất yếu là đến tuổi trưởng thành, thanh niên Việt Nam thấp bé hẳn so với thanh niên các quốc gia phát triển khác trên thế giới. Như vậy việc chăm sóc dinh dưỡng cho bé giai đoạn này rất quan trọng để bé có thể đạt được chiều cao tối ưu khi trưởng thành.