-->
Hiển thị các bài đăng có nhãn trẻ biếng ăn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn trẻ biếng ăn. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Trẻ biếng ăn thường do cảm giác không ngon miệng hoặc không thích ăn. Lâu dài có thể dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng, trí tuệ chậm phát triển, tiêu chảy hoặc táo bón, dễ mắc bệnh tật, ốm đau...
Do đó việc trẻ biếng ăn làm ảnh hưởng rất lớn đến bản thân trẻ, gia đình và toàn xã hội. Sau đây là một số chất cần thiết để bổ sung cho trẻ biếng ăn.

Lysine: Là một axit amin rất cần cho hoạt động sống của người và động vật mà cơ thể không tự tổng hợp được, phải lấy từ thức ăn. Nó là chìa khóa trong việc sản xuất các enzym, hoocmon và các kháng thể giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và chống trả với bệnh tật.

Lysine giúp trẻ ăn ngon miệng, gia tăng chuyển hóa hấp thu tối đa dinh dưỡng. Nó cũng giúp tăng cường hấp thu Canxi, ngăn cản sự bài tiết khoáng chất này ra ngoài cơ thể nên nó có tác dụng tăng cường chiều cao, ngăn ngừa bệnh còi xương, loãng xương. Lysine có nhiều trong trứng, thịt, cá, sữa đậu nành… nhưng dễ bị phá hủy khi chế biến, nấu thức ăn.

Cơ thể người và động vật nếu thiếu Lysine cơ thể sẽ khó hoạt động bình thường, đặc biệt ở động vật còn non và trẻ em sẽ xảy ra hiện tượng chậm lớn, trí tuệ phát triển kém, dễ thiếu men tiêu hóa và nội tiết tố. Chính vì thế lysine là một loại axit amin thường được cho vào khẩu phần thức ăn của trẻ.

Kẽm: Có vai trò rất quan trọng trong quá trình tổng hợp và phân giải acid nucleic và protein – là những thành phần quan trọng của sự sống, do đó các cơ quan như hệ tiêu hóa, hệ thần kinh trung ương, da và niêm mạc… rất nhạy cảm với sự thiếu hụt kẽm. Trẻ thiếu kẽm sẽ cảm thấy ăn không ngon miệng. Kẽm còn giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể do hoạt hóa tế bào Lympho (là lính canh bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật).

DHA và Taurin: 2 chất rất cần thiết cho sự phát triển của mắt và não. Thiếu hai chất này trẻ sẽ kém thông minh và không tinh mắt như các trẻ được sử dụng và bổ sung đầy đủ DHA và Taurin.

"Dưỡng chất vàng" cho trẻ biếng ăn

Canxi: Có vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch, hệ thần kinh, hệ tuần hoàn đặc biệt là sự phát triển của xương. Trẻ em khi thiếu canxi: Xương nhỏ, yếu xương, chậm lớn, lùn, còi xương, xương biến dạng, răng không đều, răng dị hình, chất lượng răng kém, bị sâu răng. Nếu chế độ ăn uống hàng ngày bị thiếu canxi, dễ gây ra bệnh loãng xương, còi xương do lượng canxi trong xương phải chuyển một phần vào máu. Thiếu canxi thường có biểu hiện khóc đêm, đêm ngủ giật mình hay quấy khóc, dễ nổi cáu, rối loạn chức năng vận động, không tập trung tinh thần.

Chất xơ:

+ Chống táo bón: vì khi vào ruột chất xơ hút nhiều nước, tăng khối lượng của phân và kích thích nhu động ruột làm tăng co bóp để tống phân ra ngoài. Đại tiện đều đặn hàng ngày giúp cơ thể thải chất độc thường xuyên và tránh việc ngấm chất độc từ phân vào máu. Ở những người bị táo bón lâu ngày thường khó tính bẳn gắt do chất độc ứ đọng trong cơ thể gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh.

+ Điều hòa hệ vi khuẩn đường ruột: Một số loại vi khuẩn sống tại ruột có khả năng phân giải và đồng hóa chất xơ. Chất xơ tạo điều kiện tốt nhất cho chức phận tổng hợp của vi khẩn có lợi tại ruột nên hỗ trợ sự phát triển vi khuẩn có lợi. Chất xơ có tác dụng điều hòa hệ vi khuẩn tại ruột nên tăng cường quá trình tiêu hóa hấp thu tại ruột.

Các Vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B12): Giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng cường hệ thống miễn dịch, tiêu hóa của trẻ, tăng khả năng cảm nhận ánh sáng của mắt.

Trên đây chính là những chất rất cần thiết phải bổ sung cho trẻ biếng ăn, giúp bé ăn ngon, tiêu hóa khỏe, thông minh, cao lớn và sức đề kháng tốt.
Nguồn: afamily

Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

Con tôi 23 tháng tuổi, nặng 10,2kg, cao 83cm. Cháu rất biếng ăn, vẫn ăn cháo hoặc cơm xay. Thời gian gần đây, cháu không lên cân, mỗi lần mọc răng lại sút cân. Xin bác sĩ tư vấn dinh dưỡng hợp lý cho cháu? (Trang Huyền, Đà Nẵng)

Mỗi ngày, con tôi ăn được 3 bữa, mỗi bữa trên lưng bát con, uống 300ml sữa, ăn một hộp sữa chua hoặc váng sữa. Mỗi lần, cháu ăn và uống sữa rất khó khăn. Răng cháu mọc rất chậm, hiện tại mới được 16 cái, răng hàm phải sốt đến lần thứ 3 mới nhú được một ít. Tôi rất lo lắng về tình trạng sức khỏe của cháu.
Trả lời:

Trẻ 23 tháng đạt trung bình chuẩn là 12kg và 87cm. Cháu nhà chị ở mức đe dọa suy dinh dưỡng về cân nặng và chiều cao. Bé chậm lên cân và chiều cao là do lượng ăn hằng ngày ít hơn mức yêu cầu. Cháu không đủ năng lượng để tăng cân, việc hay bị sốt nhiễm trùng tái phát cũng là nguyên nhân chính gây thấp còi và thiếu cân.

Bé chậm lên cân và chiều cao là do lượng ăn hằng ngày ít hơn mức yêu cầu
Bé chậm lên cân và chiều cao là do lượng ăn hằng ngày ít hơn mức yêu cầu. Ảnh minh họa.


Với trẻ xung quanh ngưỡng 2 tuổi, mẹ có thể tập cho ăn cơm nếu trẻ thích và ăn được mỗi bữa gần một bát cơm, trường hợp trẻ chưa sẵn sàng ăn cơm và vẫn chỉ ăn được cháo, súp thì vẫn nên duy trì như vậy để đảm bảo lượng ăn đủ cho trẻ. Đến bữa ăn gia đình, mẹ nên cho trẻ ngồi cùng mâm để bé tập ăn cơm. Khi 2 tuổi, trẻ thường đủ 10 răng, trường hợp mọc răng chậm, hay nhiễm khuẩn thì mẹ có thể tăng cường thêm canxi uống hằng ngày trong khoảng 10-15 ngày (nên theo đơn bác sĩ) và vitamin D nếu trẻ ít phơi nắng.

Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn
Viện nghiên cứu Y - Xã hội học