-->
Hiển thị các bài đăng có nhãn thuc don cho be 10 thang tuoi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thuc don cho be 10 thang tuoi. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Hỏi: Con gái em khi chào đời được 2.9kg. Hiện tại, chỉ còn năm ngày nữa bé sẽ tròn 10 tháng. Bé nặng 6.7kg và cao 67cm. Em thấy bé nhỏ con và nhẹ cân hơn so với các bé khác nên rất lo. Trộm vía bé háu ăn và ăn rất tốt. Bé nhà em bú ngoài từ nhỏ tới giờ. Thực đơn của bé như sau:

5h30: 120ml sữa ngoài Similac

8h: Hơn 1/2 chén cháo (đầy đủ bốn nhóm dinh dưỡng) 

10h: Một hộp váng sữa 50ml, một viên phomai

10h30: 120ml sữa ngoài 

12h30: 1/2 chén cháo 

14h15: Trái cây (chuối, đu đủ... ) 

16h: 120 ml sữa ngoài 

18h: 1/2 chén cháo 

20h: 120ml sữa và ngủ đến sáng.

Bé ngủ mỗi ngày hai giấc ngủ ngắn và một giấc ngủ dài. Bé cũng đi tiêu một ngày 2 cữ rất đều. Xin cho em hỏi thực đơn của bé như trên đã ổn chưa ạ? Cân nặng của bé có gì đáng lo không ạ? Cảm ơn bác sĩ! (Ngân Giang)

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi nhé.

Hiện tại, bé nhà bạn đang ở ngưỡng suy dinh dưỡng độ 1. Ở độ tuổi 10 tháng, các bé gái thường có cân nặng từ 7.5 - 9.6kg và cao từ 69 - 74cm.
Bạn có thể cho bé ăn tăng cường thêm sữa để bổ sung năng lượng cho bé

Bạn có thể cho bé ăn tăng cường thêm sữa để bổ sung năng lượng cho bé.

Bé nhà bạn hiện tại vẫn chưa uống đủ lượng sữa tối thiểu cần thiết cho các bé ở độ tuổi này (710-950ml sữa/ngày). Việc đảm bảo đủ lượng sữa trong ngày là điều rất cần thiết để bé phát triển bình thường. Bé nhà bạn hiện tại vẫn ăn tốt, bạn có thể cho bé ăn tăng cường thêm sữa để bổ sung năng lượng cho bé. Bạn cũng cần cho bé ăn thêm nhiều thức ăn giàu năng lượng như đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, các loại hoa quả xay, dầm cùng đường, sữa... Thức ăn dặm như cháo, bột… cần được nấu kỹ để bé hấp thu dễ dàng hơn. 

Nếu sau khi bạn cho bé ăn tăng cường như trên mà bé vẫn không lên cân, bạn cần đưa bé đi khám xem bé có vấn đề gì về hấp thu dinh dưỡng không. 
Chúc bé nhà bạn luôn khỏe mạnh!
Nguồn: methongthai
Trong Năm đầu đời của bé, có rất nhiều vấn đề bố mẹ phải đặc biệt quan tâm, vì đây chính là nền tảng để bé phát triển về thể chất và tâm sinh lý toàn diện về lâu dài. Ngoài những mốc phát triển tâm sinh lý quan trọng, đâu là các vấn để và nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe của bé trong năm đầu đời?

Thời điểm 10 tháng tuổi

Em bé của bạn có thể biết đứng và trườn đi bằng chính đôi chân của mình. Nhưng các chuyên gia nhi khoa khuyên bạn không nên vội vàng mua giày cho bé tập đi. Đôi chân trần sẽ giúp bàn chân và mắt cá chân của bé phát triển tốt hơn. Nếu bàn chân bé bị lạnh thì bạn nên nghĩ đến một đôi vớ dày, vừa ôm sát vào chân bé, vừa mang lại cảm giác như mang giày, được làm bằng những chất liệu co giãn và không bị trơn trượt (tốt nhất là làm bằng da mềm).

Không nên cho bé bú ngoài quá sớm để ngăn ngừa thiếu sắt

Không nên cho bé bú ngoài quá sớm để ngăn ngừa thiếu sắt - Ảnh: Inmagine

Một cuộc khảo sát năm 2003 đã cho thấy 25% các phụ huynh người Anh cho con họ uống sữa bò từ trước 1 tuổi; nhưng theo lời tư vấn của các chuyên gia thì bạn chỉ nên cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, sữa công thức sẽ được bổ sung thêm vào khoảng từ 6 tháng đến 1 năm tuổi. Bạn cũng có thể trộn sữa bò với thực phẩm, nhưng nếu cho bé uống sữa ngoài quá sớm thì bé sẽ dễ bị thiếu sắt, điển hình là sữa bò cung cấp rất ít chất sắt.
Những em bé bú sữa mẹ có thể được hưởng những ích lợi từ các loại vitamin bổ sung và chất sắt, vì vậy những bà mẹ đang cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được cung cấp thêm một lượng chất bổ sung cần thiết. Bởi các bé ở thời kỳ này rất dễ mắc phải nguy cơ thiếu máu nhưng lại không cho thấy bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào. Tuy nhiên, vẫn có một số dấu hiệu để bạn nhận ra tình trạng thiếu máu của bé chẳng hạn như nhợt nhạt, mệt mỏi, lơ đãng hoặc dễ bị nhiễm trùng.

Thời điểm 11 tháng tuổi

Khói thuốc rất nguy hại với trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ

Khói thuốc rất nguy hại với trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ - Ảnh: Inmagine

Lúc này bé rất ưa di chuyển, và quá trình tăng cân của bé cũng bắt đầu chậm lại. Đừng lo lắng về điều này – bởi chỉ vì bé đốt cháy calo nhanh hơn và tập trung phát triển các cơ bắp hơn là tích lũy chất béo – và đây cũng là một sự phát triển tốt. Bạn đừng nên quá lo lắng về việc bé ăn nhiều hay ít, đặc biệt là những lúc bé tỏ ra thèm ăn hoặc mút tay giống như đang muốn bú mẹ. Hãy cung cấp cho bé lượng thức ăn lành mạnh và phong phú.
Cho dù bé đã tự ngồi vững vàng thì bạn cũng đừng bao giờ chủ quan mà bỏ bé ngồi một mình trong bồn tắm để chạy ra ngoài. Nên nhớ, bé vẫn chưa đủ lớn để có thể gượng dậy nếu bị ngã xuống, và trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ đều có thể bị chết đuối ở mực nước chỉ cao đến 2 inch.
Các nghiên cứu đều cho thấy việc bảo vệ em bé của bạn tránh khỏi khói thuốc lá là vô cùng quan trọng. Hút thuốc thụ động là nguyên nhân khiến khoảng 17.000 trẻ em phải nhập viện mỗi năm tại Anh, và đồng thời cũng là nguyên nhân gây nhiễm trùng tai giữa và nhiễm trùng đường hô hấp.
Các bé từ 12 đến 18 tháng tuổi cần được tiêm vắc-xin MMR.
Nếu bé có dấu hiệu bị nhiễm trùng tai, hãy liên hệ với bác sĩ để được chẩn đoán cụ thể và xác định xem bạn nên làm gì và liệu rằng thính giác của bé có bị ảnh hưởng không. Nhiễm trùng tai thường gặp ở các bé trai, và các nghiên cứu cũng cho thấy rằng, những bé bị nhiễm trùng một bên tai thì sẽ có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng tai còn lại.
Bé bắt đầu khó chịu hơn trong khi được cho ăn hoặc cho bú. Hãy khuyến khích những thói quen tốt của bé chẳng hạn như ngồi trên bàn ăn cùng nhau. Tránh cho bé ăn các loại snack hoặc uống nước trái cây trong bữa ăn – các loại nước và sữa nên cho bé uống vào thời điểm khác.
Nguồn: monngonmoingay
Các mẹ cùng tìm hiểu nhu cầu chung nhất của bé 9-10 tháng để chăm bé tốt nhất nhé.

Bé 9 – 10 tháng tuổi đã có nhiều thay đổi đáng kể về nhu cầu dinh dưỡng cũng như nhịp sinh hoạt. Các mẹ cùng tìm hiểu các nhu cầu chung nhất của các bé để chăm bé một cách hợp lý nhé:

- Mẹ cần cho bé ăn đủ ba bữa chính (bột hoặc cháo nấu nhuyễn) và bổ sung thêm khoảng 700 – 900 ml sữa mẹ hoặc sữa công thức mỗi ngày. Thời gian này, mẹ có thể bắt đầu tập cho bé tự bốc các loại thức ăn mềm cắt nhỏ cũng như để học cách tự uống sữa với bình sippy.

- Bé ngủ khoảng 14 giờ một ngày bao gồm hai giấc ngủ dài vào ban đêm và buổi trưa và hai giấc ngủ ngắn trong ngày.

- Bé bắt đầu dành nhiều thời gian cho việc phát triển các kỹ năng và học cách tương tác với mọi người xung quanh.

Mẹ cần cho bé 9-10 tháng tuổi ăn đủ 3 bữa

Mẹ cần cho bé 9-10 tháng tuổi ăn đủ 3 bữa (Ảnh minh họa).

Mẫu 1: Bé 9 tháng tuổi bú bình, mẹ làm việc tại nhà

Vì có điều kiện làm việc tại nhà nên chúng tôi không phải ra khỏi nhà vào buổi sáng (chỉ trừ 10h sáng thứ 6 là thời gian tôi tham gia câu lạc bộ dành cho các mẹ nuôi bé sơ sinh).

6h30 – 7h30 sáng: Bé tỉnh giấc và được bố mẹ vuốt ve và chơi cùng. Sau đó mẹ sẽ cho bé ăn khoảng 210 – 240 ml sữa.

8h sáng: Tôi bắt đầu công việc trên máy tính xách tay của mình. Hầu hết thời gian tôi và con ở phòng khách. Bé rất ngoan và tự chơi trên xe tập đi xung quanh mẹ.

8h30 – 9h sáng: Ăn bột.

9h – 10h sáng: Bé tự chơi, xem phin hoạt hình và ngắm nghía cuốn truyện tranh màu mè.

10h sáng: Bé ăn khoảng 210 – 240 ml sữa rồi ngủ một giấc từ 1,5 đến 2 tiếng.

12h trưa: Giờ ăn trưa. Bé đã làm quen và rất thích thú với việc tự cầm thức ăn. Tôi cho con ăn khá đa dạng từ bánh mềm, phô mai, mỳ cho đến rau củ luộc và trái cây. Ngoài ra, bé còn ăn thêm 180 – 210 ml sữa.

12h45 – 3h chiều: Mẹ vừa làm việc vừa chơi cùng bé.

3h chiều: Mẹ làm việc xong. Hai mẹ con cùng chơi với nhau hoặc cùng làm việc nhà hoặc đi mua sắm. Vào khoảng 3h30 đến 4h, bé sẽ ngủ một giấc chừng 1,5 đến 2h. Sau khi thức dậy bé sẽ bú thêm 210 – 240 ml sữa.

5h30 – 6h chiều: Ăn tối với khẩu phần giống với bữa trưa.

6h30: Chồng tôi về nhà. Hai chúng tôi ăn tối và chồng tôi sẽ chơi với con đến khoảng 7h30.

7h30 tối: Tắm cho bé xong, tôi sẽ cho con ăn thêm khoảng 240 ml sữa và cho bé ngủ

Thường xuyên chơi đùa với bố mẹ, bé phát triển tốt

Thường xuyên chơi đùa với bố mẹ, bé phát triển tốt (Ảnh minh họa).

Mẫu 2: Bé 9 tháng tuổi bú bình, mẹ ở nhà

9h sáng: Sau khi thức dậy bé không khóc nhè mà nằm chơi và ê a nói chuyện với bạn khỉ bông.

9h15 sáng: Mẹ thay tã cho bé và đưa bé ra phòng khách chơi.

9h30 sáng: Bé ăn bột và uống khoảng 150 ml sữa.

11h: Bé ngủ khoảng 1 tiếng.

12h trưa: Bé thức dậy và chơi. Bé rất thích mân mê những món đồ chơi lạ hoặc là khám phá những con đường mới.

1h chiều: Ăn trưa. Ngoài khẩu phần là bột với thịt hoặc trứng cùng với rau xay nhuyễn tôi còn chọn các loại trái cây mềm để bổ sung vitamin cho con.

2h chiều: Bé bú khoảng 150 ml sữa.

3h chiều: Bé ngủ ngắn khoảng 1 đến 1,5 giờ.

5h chiều: Ăn tối và uống thêm 150 ml sữa.

7h tối: Bé chơi để tiêu hao hết số năng lượng còn lại.

8h tối: Tôi tắm cho bé.

8h30 tối: Bé ăn khoảng 150 – 180 ml sữa.

9h tối: Sau khi bú xong bình sữa, nếu bé chưa ngủ, tôi sẽ hát để ru con ngủ.

Mẫu 3: Bé 10 tháng tuổi bú bình, mẹ làm ngày, bố làm đêm

Vì ông xã tôi thường xuyên làm ca đêm nên nhịp sinh hoạt của gia đình tôi luôn muộn hơn mọi người.

11h30 sáng: Bé thức dậy và ăn bữa sáng với khoảng 270ml sữa đậu nành, 1 bát nhỏ bột ngũ cốc dinh dưỡng và một ít trái cây tươi.

Buổi trưa: Bé chơi với bố ở trong nhà. Bé rất thích các đồ chơi phát ra âm thanh như đàn, búp bê biết khóc hay là các đồ vật nhiều màu sắc như truyện tranh, bóng bay,…

1h – 2h chiều: Bé ngủ khoảng 2 tiếng.

3h – 4h chiều: Bé thức dậy và ăn bữa trưa.

4h chiều: Chơi cùng bố.

5h30 chiều: Mẹ đi làm về. Khi tôi và chồng ăn tối thì bé cũng sẽ tự mình thưởng thức một chút đồ ăn nhẹ. Bố sẽ đi làm vào lúc 6h30 tối.

6h45 tối: Bé ngủ một giấc khoảng 45 phút.

7h30 tối: Ăn bữa tối.

8h tối: Đi tắm.

9h – 11h tối: Chơi cùng mẹ cho đến khi buồn ngủ. Sau khi ti sữa và làm vệ sinh răng miệng xong tôi sẽ cho bé đi ngủ.

Mẫu 4: Bé 10 tháng tuổi bú mẹ, mẹ ở nhà.

7h – 8h sáng: Bé thức dậy, ti mẹ rồi chơi trên sàn nhà hoặc trên giường.

Trước 9h sáng: Bé ăn sáng, thường là bột hoặc váng sữa. Sau đó, mẹ đưa bé đi dạo hoặc cùng mẹ làm việc nhà.

10h sáng: Bé ngủ khoảng 30 đến 60 phút.

11h: Bú mẹ.

12h – 1h trưa: Ăn trưa. Tôi thường xuyên đổi bữa cho bé với đa dạng các loại bột thịt, bột rau, trứng và sữa.

1h – 2h chiều: Giờ chơi trong nhà (nghe nhạc, chơi bóng hoặc tập đi)

2h chiều: Ngủ 2 đến 3 tiếng trong nôi.

4h – 5h chiều: Sau khi bú mẹ, bé sẽ tự chơi với các món đồ chơi hoặc chơi cùng anh trai.

Trước 7h tối: Tôi tắm cho bé rồi để bé chơi cùng bố.

8h tối: Mẹ đọc truyện và nói chuyện cùng bé. Bé bú mẹ và đi ngủ. Bé sẽ nằm ngủ ngoan ngoãn trong nôi qua đêm.
Nguồn: eva
Hỏi: Con trai em hiện đã được 10 tháng. Lúc mới sinh bé nặng 2.6kg, hiện được 8.2kg. Bé rất lười ăn, mỗi lần ăn bột thường mất tới 30 phút và bé chỉ ăn được khoảng 20g mỗi bữa. Thực đơn của bé như sau ạ:

7h: Ăn bột
9h30’: 120ml sữa công thức
10h30’: Sữa chua
11h30’: Ăn bột
15h: 120ml sữa công thức
17h30’: Ăn bột
19h: 90ml sữa công thức
Từ 21h đến sáng hôm sau bé bú mẹ theo nhu cầu.
Xin bác sĩ cho em hỏi thực đơn của bé nhà em như vậy đã hợp lý chưa ạ? Em phải làm sao để bé không biếng ăn nữa ạ. Em cảm ơn! (Thu Huyền)

Trả lời: 

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi.
Theo thông tin của bạn cung cấp, sự phát triển của bé hiện tại hoàn toàn bình thường, phù hợp với cân nặng lúc sinh. Tuy nhiên, cân nặng lúc bé sinh hơi nhẹ hơn so với trẻ bình thường nên hiện tại, bé cũng đang nhẹ cân hơn so với các bé khác. Do đó, bạn cần chú ý bổ sung thêm các thức ăn giàu năng lượng cho bé để bé tăng cân và phát triển chiều cao tốt hơn. Các thức ăn năng lượng cao bạn nên cho bé sử dụng là váng sữa, phô mai; đồng thời tăng cường bột ăn dặm, cháo… cho bé. 

Thực đơn cho bé 10 tháng tuổi lười ăn

Bé 10 tháng tuổi cần phải được cung cấp 600-950ml sữa/ngày

Ở tuổi này, bạn nên cung cấp cho bé từ 600-950ml sữa/ngày (3-4 bữa/ngày, mỗi bữa 150-240 ml). Nếu mỗi lần uống bé chỉ uống được ít sữa, bạn có thể chia nhỏ và tăng số bữa lên cho bé.

Về chế độ ăn dặm, bé ăn được 20g bột/bữa, như vậy không phải là quá ít. Tuy nhiên, bạn nên tìm hiểu xem con thích ăn ngũ cốc gì (nếu bé thích ăn súp ngô, súp khoai… bạn có thể tăng cường các món này vào bữa ăn phụ cho bé), thích ăn bột nấu với gì, thích ăn cháo/bột nấu theo cách nào… Nhiều bé không thích ăn bột mà thích ăn cháo nát, hoặc cháo nấu ra rồi mới xay chứ không thích bột xay rồi đem nấu… Việc biết được sở thích của con sẽ giúp mẹ cho bé ăn đỡ vất vả hơn. Ngoài ra, Methongthai.vn khuyên mẹ bé không nên cho bé ăn một bữa quá 30 phút. Việc bữa ăn kéo dài quá 30 phút sẽ dễ dẫn đến tình trạng bé bị chán ăn. Khi bé ăn lâu quá 30 phút mà vẫn chưa xong, bạn vẫn nên dừng lại, không cho bé ăn cố.
Chúc bé nhà bạn hay ăn chóng lớn! 
Bác sĩ Uông Thành
Thực đơn cho trẻ từ 10 đến 12 tháng tuổi
Trải qua giai đoạn ăn dặm từ lúc 7 đến 9 tháng tuổi, bé đã trở nên quen dần hơn với những món ăn dặm. Chính vì thế các bà mẹ thường lo lắng về việc thay đổi khẩu phần ăn, đa dạng thực đơn cho bé từ 10 đến 12 tháng tuổi.

Để cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết ở lứa tuổi này, một ngày các bạn có thể cho bé ăn như sau:

1. BỮA CHÍNH

Có thể cho bé ăn bột hoặc cháo nhưng phải đủ 4 nhóm chất bao gồm: chất bột (gạo, đỗ...), chất đạm ăn cả cái (thịt, cá, trứng, tôm, cua...), chất béo (dầu ăn, mỡ động vật), vitamin và chất khoáng (các loại rau xanh, hoa quả).

Lưu ý:

- Chất béo là nhóm quan trọng, việc thiếu chất béo cũng dẫn tới việc hấp thu một số các vitamin (A, D, E, K) bị hạn chế, đó là các vitamin tan trong dầu.
- Một ngày nên cho bé ăn 3-4 bữa chính

2. BỮA PHỤ

- Bữa phụ bao gồm: sữa chua, sữa, súp, bún, phở, bánh ngọt... thay đổi. Ở lứa tuổi này, nguồn cung cấp năng lượng từ sữa rất quan trọng, mỗi ngày bạn nên cho bé bú khoảng 600-800ml sữa (có thể gồm sữa ngoài, sữa mẹ hoặc sữa chua). 

Lưu ý: Khi cho bé bú sữa, tránh để bé bị sặc và phải biết cách chữa sặc sữa cho bé.

- Mỗi ngày bạn nên cho bé ăn 2-3 bữa phụ.
- Từ 1 đến 2 bữa hoa quả chín hoặc nước hoa quả
Đối với các bé từ 10 đến 12 tháng tuổi, lượng thực phẩm trong một bữa bột cho bé là: 20-25g bột, 30-40g chất đạm (thịt, tôm, cá, cua...), 10-15g rau xanh, 10g dầu ăn.
Thực đơn cho trẻ từ 10 đến 12 tháng tuổi