-->
Hiển thị các bài đăng có nhãn chữa hăm bỉm cho bé. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chữa hăm bỉm cho bé. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Các mẹ cùng tìm hiểu những vấn đề về da trẻ hay mắc phải để biết rõ hơn về nguyên nhân cũng như cách điều trị nhé.
Hăm

Hăm là vấn đề về da rất hay gặp ở ở trẻ. Nó là hiện tượng phát ban, tấy đỏ ở những nếp gấp da của bé, đặc biệt là ở cổ, bẹn... thường xuất hiện ở những trẻ mũm mĩm, dưới 6 tháng.

Biểu hiện: Vùng da bị tấy đỏ, có những nốt giống như phát ban, xuất hiện ở những vùng da có nếp gấp. Trẻ sẽ cảm thấy đau và khó chịu khi những vùng da này bị ảnh hưởng do tiếp xúc bên ngoài như khi tắm, hoặc cử động gây ra cọ xát…

Nguyên nhân: Do độ ẩm duới da “tồn đọng” quá nhiều mà không thoát ra đuợc khiến làn da bé bị bí, không đuợc thông thoáng gây nên những vết hăm.

Những gì mẹ nên làm: Rửa sạch vùng da bên trong nếp gấp da của bé bằng nước và luôn giữ dakhô thoáng, dùng một loại kem đặc trị để chữa trị và ngăn ngừa. 

Rôm

Còn được gọi là Miliaria, có thể xảy ra trên mặt, cổ, lưng bé.

Biểu hiện: Cơ thể bé xuất hiện những mụn đỏ nhỏ.

Nguyên nhân: Da bé không thể điều chỉnh nhiệt tốt nên nếu thời tiết quá nóng hoặc quá ẩm, hay nếu bạn mặc quần áo cho bé quá chật trong một thời gian dài… cũng dẫn đến tình trạng nổi rôm.

Những gì mẹ nên làm: Hãy giữ cho cơ thể bé luôn thoải mái, thoáng mát. Mặc cho bé những bộ quần áo mát mẻ, không gò bó, khi thời tiết quá nóng, ẩm không nên cho bé chơi ngoài trời.

5 vấn đề về da thường gặp ở trẻ
Ảnh minh họa

Tăng tiết bã nhờn

Trẻ bị bệnh này thường nổi những nốt phát ban trên da đầu và lông mày, phía sau tai hoặc trên cổ, mặt và ngực, là những nơi tiết ra nhiều và đọng nhiều mồ hôi. Bệnh phổ biến ở trẻ duới 6 tháng tuổi.

Biểu hiện: Trên da đầu và lông mày, tăng tiết bã nhờn trông giống như gàu. Phía sau tai, tăng tiết bã nhờn có xu hướng nứt và có vảy, trên ngực và cổ có thể có nhọt mọc trên da và má. Bệnh không gây khó chịu cũng như đau đớn cho bé.

Nguyên nhân: Cho tới nay thì các nguyên nhân gây nên bệnh chưa đuợc làm rõ.

Những gì mẹ nên làm:Các biện pháp khắc phục truyền thống là xoa 1 ít dầu ô liu lên da đầu bé sau đó nhẹ nhàng rửa sạch. Hoặc trong khi tắm, bạn cũng có thể dùng loại dầu gội đầu có tác dụng chống gàu dành riêng cho bé để gội đầu, rửa vùng tai và gáy cho bé để khắc phục tình trạng này.

Chàm 

Chàm dễ bị nhầm lẫn với ban đỏ, viêm da; khô nẻ thường xuất hiện trên má, trong nếp gấp nơi cánh tay, mắt cá chân, tai và cổ. Nhiều bé khi gãi sẽ gây nhiễm trùng, chảy nước vàng do vảy bị bong tróc.

Biểu hiện: Xuât hiện các vùng loang lổ trên da làm cho da chuyển sang màu đỏ, có mủ rỉ, và đóng vảy.

Nguyên nhân: Do di truyền từ trong gia đình có tiền sử bị dị ứng hoặc do trong không khí có ít độ ẩm gây khô da; do trang phục, vải tổng hợp hoặc len có thể kích ứng làn da nhạy cảm.

Những gì mẹ nên làm: Rửa sạch da nhẹ nhàng, sau đó dưỡng da bằng loại kem dành cho bé da bị chàm 2 lần/ ngày. Đối với trường hợp nghiêm trọng hơn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cũng nên lưu ý tránh các loại xà phòng thơm hoặc các loại kem làm mềm da cho bé bởi chúng có thể làm tình trạng da bé tồi tệ hơn.

Viêm da dị ứng
Là phản ứng của da khi bé tiếp xúc với xà phòng hay chất tẩy rửa…

Biểu hiện: đỏ, nổi ngứa ở chỗ tiếp xúc.

Nguyên nhân: Do những hoá chất lạ có trong quần áo hay đồ dùng hàng ngày tiếp xúc với làn da nhạy cảm của bé.

Những gì mẹ nên làm: Duỡng ẩm ngay vùng da bị dị ứng. Nếu tình trạng ngứa kéo dài, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng loại kem hydrocortison hoặc thuốc kháng histamin. Ngoài ra, tránh để bé tiếp xúc với những vật dễ gây kích thích làn da nhạy cảm như xà phòng, chất tẩy rửa…
Nguồn: afamily

Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

Mùa hè thời tiết nóng ẩm khiến trẻ nhỏ dễ bị hăm và nổi mẩn, đặc biệt là với những bé có làn da nhạy cảm. Những nốt mụn đỏ “đáng ghét” trên da con thật không dễ chịu một chút nào. Em xin mách cho các mẹ một mẹo nhỏ chữa hăm cực hữu hiệu mà bản thân cũng mới được “trải nghiệm”:

Ben nhà em năm nay đã sắp được 1 tuổi nhưng vẫn đóng bỉm suốt ngày. Từ khi Ben mới còn sơ sinh, bà nội bé ở quê đã liên tục nhắc nhở vợ chồng em nên chịu khó “xi” cho con mỗi lần đi tiểu hay đại tiện. Vừa để tạo thói quen tốt cho con, đồng thời tiết kiệm bỉm cho mẹ. Tuy nhiên, vì nghĩ mình dùng bỉm “xịn”, mặt khác lại thầm nghĩ bà cổ hủ “Mỗi lần con đi cứ kêu ‘xi xi’ mỏi miệng thì liệu ích gì?” nên em cũng dạ vâng cho qua rồi chẳng thực hiện được mấy lần.

Sinh con được gần năm, khi Ben đã cứng cáp, em quyết định nộp đơn quay trở lại đi làm. Việc chăm Ben ban ngày em đành gửi bé đi mẫu giáo tư ở một cơ sở gần nhà. Thời gian đầu chưa quen nên ngày nào em cũng lu bù với công việc, chồng làm xây dựng cũng bận rộn không kém. Đôi khi đón con về, mải mê cơm nước, mãi em mới giật mình nhớ ra chưa thay bỉm cho Ben. Hay có những lúc quá mệt, tối cho Ben ăn xong bữa cuối, em “xua” vội con lên giường đi ngủ. Lúc đấy hai vợ chồng mới giật mình nhớ ra chưa thay cho con cái bỉm mới để ngủ qua đêm. Sợ thay cho Ben thì con lại tỉnh, bố mẹ mất giấc ngủ ban đêm nên hai vợ chồng lại tặc lưỡi cho qua.

Cứ thế, có những hôm Ben mặc nguyên một cái bỉm suốt từ 7h tối hôm trước đến 8h sáng hôm sau. Mỗi khi thay bỉm, chồng em toàn trêu Ben là “chiếc bỉm ngàn cân”. Trộm vía dù tè hay ị đến nặng trịch cả bỉm nhưng Ben vẫn ngủ rất ngoan, không khó chịu hay đòi mẹ thay bỉm bao giờ nên em càng sinh tâm lý chủ quan.

Chữa hăm bỉm cho bé nhờ dầu dừa

Chỉ vì “lười” nên em luôn để con mặc bỉm hàng tiếng đồng hồ mới thay

Vào hè, trời bắt đầu nắng nóng. Mẹ chồng em liên tục gọi điện nhắc chú ý giữ sức khỏe cho Ben, tránh để con bị rôm sẩy, hăm tã hay nổi mẩn. Cũng như mọi khi, em ậm ừ cho qua rồi “đâu lại vào đấy”.

Đến cuối tuần vừa rồi, trong một lần thay bỉm cho Ben, em bỗng giật mình khi thấy những vết mụn nhỏ li ti màu đỏ dọc theo kẽ mông bé. Gọi chồng ra “săm soi” một lúc, anh an ủi em là không vấn đề gì đâu nên em cũng thấy yên tâm, tiếp tục đóng bỉm mới cho con. Vậy nhưng càng ngày, những nốt mẩn đó càng to dần. Ban đầu chỉ là những chấm li ti dọc kẽ mông, nay vết đỏ lan rộng thành cả một vùng lớn. Ben khó chịu và thường xuyên gào khóc, nhất là mỗi khi ngồi ăn cơm. Vì không chịu được đau nên con sinh chán ăn, có hôm bỏ nguyên 2 bữa cháo liên tiếp. Lúc này thì em mới hốt hoảng thực sự. Tìm vội thông tin trên mạng, em như “rụng rời” khi biết những nốt đỏ đấy chính là triệu chứng của bệnh hăm tã.

Làm mẹ lần đầu em vô cùng bối rối không biết phải làm sao. Dù đã thử đủ mọi cách: bôi phấn rôm, kem hăm, rửa nước chè xanh… nhưng những nốt đỏ đáng ghét đó vẫn không biến mất. Nhìn mông xinh của Ben giờ đỏ lựng những vết, em ân hận đến bật khóc.

Trùng hợp làm sao, đúng lúc đấy thì mẹ chồng em từ quê lại quyết định lên thăm cháu. Đón bà ở cửa mà em vô cùng lo sợ và xấu hổ. Vậy nhưng, khi biết Ben bị hăm, mẹ chồng em lại chẳng trách mắng em câu nào. Bà chỉ nhẹ nhàng kêu em mau lấy dầu dừa bôi cho con. Nghĩ dầu dừa chẳng tác dụng gì đâu nhưng vì để làm bà vui lòng, em cũng lật đật chạy vào phòng mang ra lọ dầu dừa nhỏ.

Mẹ chồng em ngay lập tức cởi bỉm cho Ben, rửa sạch mông bằng nước ấm rồi lấy khăn xô lau khô. Sau đấy, bà bôi một lớp dầu dừa mỏng vào mông cháu, còn không quên lót dưới bằng một lớp vải chống thấm. Dặn em để Ben nằm thoáng, không bỉm như vậy một lúc. Kết quả thật không ngờ, các vùng da đang hăm tấy đỏ bỗng trở lại màu da bình thường chỉ sau vài tiếng. Bà thoa buổi sáng thì buổi chiều Ben đã hết, vết nào nặng hơn thì thoa thêm vài lần, hôm sau cũng hết hẳn. Em mừng rỡ và chỉ biết lí nhí nói cảm ơn mẹ. Mẹ chồng em chỉ cười hiền mà đùa “đóng bỉm suốt ngày thế này thì còn tốn mấy chậu dầu dừa”.

Em chợt nhận ra, kinh nghiệm của các bà các mẹ ngày xưa thật vô cùng đáng quý. Từ giờ, ngoài việc chịu khó thay bỉm và vệ sinh cho Ben, em cũng sẽ bắt đầu tập “xi” để bé không còn phụ thuộc vào bỉm suốt ngày nữa.
Nguồn: meyeucon