-->
Hiển thị các bài đăng có nhãn tắm cho bé sơ sinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tắm cho bé sơ sinh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 7 tháng 4, 2015

Không ít bậc cha mẹ nghĩ rằng, mùa đông chỉ cần lau người và thay quần áo cho bé mà không cần tắm thường xuyên. Tắm sạch một tí, bị gió lạnh mà ho thì khổ cả nhà. Tuy nhiên, cha mẹ lại không biết rằng nếu bé không được tắm rửa sạch sẽ khó chịu, mệt mỏi và chậm lớn.
Các bác sĩ Nhi khoa khuyến cáo rằng ngay cả những ngày đông, các bé cũng cần được tắm rửa sạch sẽ, có như thế mới khỏe khoắn. Nhưng khi tắm cho bé phải thật cẩn thận kẻo dễ cảm lạnh hoặc nước nóng quá sẽ khiến bé tổn thương da.
Dưới đây là một vài điểm mẹ cần lưu ý khi tắm cho bé:
Tắm cho bé sơ sinh vào mùa đông
Ngay cả những ngày đông, các bé cũng cần được tắm rửa sạch sẽ. Ảnh: Getty Images
1. Thời điểm tắm cho bé
Tránh tắm cho bé sớm quá hoặc muộn quá trong ngày, cũng kiêng không tắm cho bé từ 11h – 13h. Thời gian lý tưởng nhất là từ 10h - 10h30 hoặc từ sau 13h đến trước 16h.
2. Kỹ thuật tắm cho bé
Chuẩn bị:
* 2 chậu nước, một để cho bé vào tắm, và một để lúc tắm xong sẽ dùng tráng cho bé. Duy trì nhiệt độ nước gần như nhiệt độ trong buồng tử cung (từ 32 – 34ºC), còn nhiệt độ môi trường khoảng 28-29ºC. Mực nước trong chậu chỉ khoảng 8cm hay nước ngập hết vai khi đặt bé vào. Nước tắm tốt nhất là nước đun sôi, để nguội pha với nước ấm (nước sạch không làm bẩn rốn bé).
* 2 khăn xô, một để rửa mặt gội đầu, chiếc kia để lau khô đầu khi vừa gội xong
* Khăn choàng cho bé, các mẹ nên dùng 2 loại khăn: khăn tắm dày và khăn xô mỏng cỡ to. Khăn tắm dày để ngoài, khăn xô lót trong để vừa thấm nước sau khi tắm xong vừa ủ ấm cho bé.
* Lấy sẵn quần áo định mặc cho bé. Mẹ nhớ chuẩn bị thêm tất chân, tất tay và mũ che thóp cho bé.
Cách tắm cho bé:
Trước khi cho bé xuống nước bạn phải bế bé trên tay chừng 5 – 10 phút để hơi ấm của mẹ truyền sang cho bé. Nếu bé vừa ngủ dậy thì nên kiên nhẫn đợi thêm chút nữa để bé thật tỉnh táo. Việc này rất quan trọng vì nếu cơ thể bé không đủ ấm kèm với việc bạn cởi quần áo bé ra để tắm sẽ làm bé bị mất nhiệt 2 lần liên tiếp. Và nhiều khi chính điều này sẽ làm bé bị cảm lạnh.
Thứ tự thao tác như sau:
* Rửa mặt: Thực hiện đầu tiên (lưu ý lau mắt bằng khăn riêng, lau mắt từ trong ra ngoài
* Gội đầu: Lưu ý lau khô đầu ngay sau khi gội sạch, tránh để nước vào tai bé.
* Tắm thân người: thao tác nhanh để tránh mất nhiệt, đặc biệt chú ý những vùng nếp gấp như cổ, nách, háng phải dùng khăn lau rửa cẩn thận hơn. Nếu đặt trẻ ở tư thế úp sẽ làm trẻ bớt sợ hãi và khóc.
* Sau khi tắm xong: đặt bé vào khăn quấn kín từ đầu xuống chân rồi bế bé vào lòng. Lúc này mẹ cũng cần ủ ấm cho bé, nếu để ý mẹ sẽ nhận thấy môi bé bị tái đi lúc mới cho ra khỏi chậu và quá trình được mẹ ủ ấm, môi bé sẽ hồng trở lại. Khi thấy môi bé hồng trở lại từ từ mở khăn, mở đến đâu mặc quần áo cho bé đến đấy.
Lưu ý: Tuyệt đối không bỏ đi nghe điện thoại hoặc chưa xả sạch xà bông trên người bé khi tắm.
Tắm cho bé sơ sinh vào mùa đông 2
Bé rất thích tắm. Ảnh: Getty Images
3. Lưu ý khi tắm cho bé
- Trước khi tắm cho bé, nếu nhà có quạt sưởi các mẹ có thể hơ qua quần áo của con vào quạt sưởi, sau đó ủ quần áo vào một cái khăn. Như vậy, khi mặc quần áo vẫn có hơi ấm và bé sẽ không bị rung mình. Hoặc không dùng quạt sưởi thì mẹ có thể ấp quần áo vào người mẹ cũng được.
- Cần đóng kín cửa sổ và cửa ra vào, không để gió lọt vào phòng. Nếu là mùa đông thì nên bật lò sưởi luôn để làm nóng không khí trong phòng.
- Nếu mẹ dùng lò sưởi cho bé khi tắm thì có thể rút ra lúc bé gần tắm xong. Vì lúc này nhiệt độ trong phòng đã ấm lên nhiều.
- Một số người mẹ thấy thời tiết lạnh thường tắm “từng bộ phận”, nhưng như vậy càng làm bé sợ nước và rét hơn. Mẹ nên để cơ thể bé chìm trong nước, đỡ lấy gáy của bé, chú ý tránh mất nhiệt khi kỳ rửa cho bé.
- Thời gian tắm cho các bé không kéo dài quá 2 phút kể từ khi cho bé xuống nước đến lúc cho bé ra khỏi chậu. Và mùa đông chỉ cần tắm cho bé 2 – 3 lần/tuần.

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2013

Xin chúc mừng bạn đã lên chức làm cha làm mẹ. Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui hân hoan khi một thành viên mới xuất hiện thì bạn cũng cần trang bị tốt cho mình những kỹ năng chăm sóc con tốt nhất.

1. Cho bé ăn

Ngay sau khi bé ra đời, bạn càng cho bé "ti" sớm bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu, nhất là cho bé tận dụng được nguồn sữa non của mẹ.

Bà mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, chị em đi trước để biết được tư thế chuẩn khi cho bé bú. Việc bú đúng tư thế sẽ giúp bé ăn dễ dàng, mẹ tiết nhiều sữa hơn.

Tư thế bế bé được khuyên: Bế làm sao cho đầu và lưng bé thẳng hàng, bụng con áp sát vào bụng mẹ, miệng trẻ đối diện bầu vú mẹ. Bà mẹ nên cho bé ăn theo nhu cầu, bú đều cả hai bên bầu ngực.

Ngay sau khi bé ra đời, bạn càng cho bé "ti" sớm bao nhiêu thì  càng tốt bấy nhiêu, nhất là cho bé tận dụng được nguồn sữa non của mẹ
Ngay sau khi bé ra đời, bạn càng cho bé "ti" sớm bao nhiêu thì 
càng tốt bấy nhiêu, nhất là cho bé tận dụng được nguồn sữa non của mẹ (Ảnh minh họa)

2. Ngủ
Sau khi ra đời, bạn hãy làm tất cả các cách có thể để khiến bé ổn định giờ giấc ngủ nghỉ một cách nhanh nhất theo đúng lịch trình. Một lịch ngủ nghỉ cụ thể, đúng lúc sẽ khiến bé có giấc ngủ sâu hơn, sức khỏe, trí thông minh được cải thiện rõ rệt.

nên cho bé ngủ ổn định giờ giấc
(Ảnh minh họa)

3. Chăm sóc da


Kem chống nắng không được khuyên dùng cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi. Vì thế, cha mẹ nên giữ bé trong bóng râm hơn là cho bé phơi nắng trong những ngày trưa nắng chói chang bởi lúc này làn da của bé rất nhạy cảm. Bạn nên cho bé tắm nắng để hấp thụ vitamin D trước 9 giờ sáng.

Cấu trúc da của bé mỏng manh, ít đàn hồi nên rất dễ bị tổn thương do trầy xước vì vậy cha mẹ nên cẩn thận khi tiếp xúc với da bé. Nên mặc quần áo bằng vải cotton dày, có thể mặc đồ len nhưng tránh để len dính vào da vì chúng có thể gây ngứa cho bé.

Chăm sóc da
(Ảnh minh họa)

4. Chơi

Ngay cả khi bé nằm trong nôi, cha mẹ vẫn có rất nhiều trò chơi dành cho bé: trốn tìm, làm mặt cười, cho bé sờ sờ bóp bóp mấy chiếc đồ chơi mềm mềm kêu tít tít chẳng hạn. Tuy những trò chơi này khá đơn giản nhưng nó phù hợp với bé, có tác dụng giải trí cho bé sơ sinh, kích thích não bộ phát triển. Bé sẽ phản ứng với sự kích thích và tận hưởng sự tương tác này một cách vô cùng thích thú.

5. Du lịch

Bạn nên biết rằng, trẻ khỏe hơn, phát triển mạnh mẽ hơn trên mỗi chuyến đi. Vì thế, hãy năng cho con đi thật nhiều nơi, trải nghiệm những không gian mới ngay từ thuở nhỏ. Tuy nhiên bạn vẫn cần phải đảm bảo bé được giữ ấm trong những ngày lạnh và khô thoáng trong những ngày nắng nóng.

Bạn cần phải giữ nguyên thói quen ăn uống, sinh hoạt của con trên cả lịch trình của chuyến đi, bất cứ một sự thay đổi nào cũng chưa chắc đã làm bé hưởng ứng. Việc giữ nguyên nếp sinh hoạt sẽ khiến bé thích thú và có một tâm trạng tốt nhất sẵn sàng nhập cuộc.

cho bé đi du lịch
(Ảnh minh họa)

6. Khóc

Bé khóc – một hiện tượng vô cùng bình thường, bạn nên biết rằng, khóc chính là phương tiện để bé giao tiếp, truyền tải thông tin với thế giới xung quanh.

Sau khi bạn kiểm tra mọi vấn đề xung quanh bé: tã bé có bị bẩn hay không, bé đói, môi trường quá náo nhiệt ồn ào và làm bé khó chịu… bạn hãy tìm cách thay đổi và chiều lòng bé. Bạn nên nhớ rằng bé có hơn 40 tuần nằm an toàn, ấm áp và yên tĩnh trong bụng bạn vì thế sau khi chào đời, thế giới này còn bao điều lạ lẫm với bé.

Nếu bé khóc, bạn có thể quấn bé thật kỹ, giữ ấm bé và du dưỡng, vỗ về, an ủi bé.

Khóc chính là phương thức để bé giao tiếp với thế giới xung quanh

Khóc chính là phương tiện để bé giao tiếp, truyền tải thông tin với thế giới xung quanh (Ảnh minh họa)

7. Tắm

Tắm rất cần thiết cho sự phát triển của bé sơ sinh. Tuy nhiên, nếu tắm quá nhiều và quá thường xuyên, điều này sẽ loại bỏ hết các chất nhờn tự nhiên có chức năng bảo vệ da, làm cho da của con rất dễ bị tổn thương và phản ứng với các chất kích ứng, dị ứng ở bên ngoài.

Bên cạnh đó, trong những ngày lạnh giá hoặc tiết trời thất thường như hiện nay, các bác sỹ nhi khuyến cáo cha mẹ không cần thiết phải tắm hàng ngày cho bé. Tắm cho bé chỉ từ 3- 4 lần 1 tuần là hợp lý.

Những ngày bé không tắm, cha mẹ vẫn nên làm vệ sinh sạch sẽ cho bé ở tay, chân, miệng, lau sạch mỗi khi bé đi vệ sinh.

tắm cho bé
(Ảnh minh họa)
Nguồn: afamily

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Chăm sóc bé sơ sinh vào những ngày lạnh mùa đông không khó và phức tạp như nhiều bà mẹ vẫn nghĩ.
Các bác sỹ Nhi khoa cho biết vào mùa đông, mặc dù nhiệt độ xuống thấp, ảnh hưởng không nhỏ đến thói quen sinh hoạt và sức khỏe của con người, đặc biệt là trẻ nhỏ nhưng chỉ cần tuân theo một vài nguyên tắc nhỏ dưới đây thì các bà mẹ không cần phải lo lắng hay lúng túng khi chăm sóc bé sơ sinh nhà mình vào những ngày lạnh. 

Trước hết, bạn nên chú ý đến nhiệt độ và độ ẩm trong nhà, đồng thời phải đảm bảo không khí luôn trong lành và được làm mới liên tục. Không khí trong lành đóng vai trò rất quan trọng cho sức khỏe của bà mẹ và các em bé sơ sinh. Vì thế, hàng ngày bạn nên mở cửa sổ trong khoảng thời gian nhất định để không khí trong phòng được lưu thông, tránh ô nhiễm. Thời gian tốt nhất để mở cửa sổ là vào buổi sáng sau khi sương đã tan hoặc sau 3h chiều.

Về nhiệt độ trong phòng, các bác sỹ khuyến cáo nên duy trì trong khoảng 25 – 28 độ C là tốt nhất, không nên để nhiệt độ quá chênh lệch so với thời tiết ngoài trời. 

Bên cạnh đó, bạn nên cho bé mặc quần áo có độ dày phù hợp để tránh “đắp” lên người bé quá nhiều quần áo vừa khiến bé khó cử động vừa làm cho bé bị bí khí. Khi quấn chăn ủ cho bé, bạn cũng không nên quấn quá chặt, quá kín, chỉ cần đủ giữ ấm là phù hợp.

Một vấn đề rất được các bà mẹ quan tâm và gây nên không ít băn khoăn là việc tắm cho bé trong mùa đông có nên tiến hành hàng ngày không? Trên thực tế, các bác sỹ khẳng định, tắm hàng ngày rất có lợi cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Trừ trường hợp đặc biệt như bé bị ốm hoặc trời quá lạnh thì bạn mới hoãn tắm cho bé, còn không thì nên đều đặn tắm cho bé mỗi ngày. 


Mách các mẹ cách chăm bé sơ sinh vào ngày lạnh

Khi tắm cho bé, cần chú ý đóng kín cửa phòng, tránh đặt chậu tắm ở nơi có gió lùa, đồng thời để nhiệt độ trong phòng cao một chút. Thời gian tắm nhanh hơn ngày thường và nhanh chóng mặc quần áo cho bé. Nếu có thể làm ấm quần áo của bé trước khi mặc là tốt nhất.

Ngoài ra, trước khi tắm bạn có thể massage nhẹ nhàng hoặc tập các bài tập vận động thụ động để làm nóng người bé. Massage và các bài tập này nên tiến hành hàng ngày và không chỉ trước lúc tắm.

Một vấn đề nữa là việc cho bé bú sữa như thế nào khi trời đang lạnh? Chắc chắn là bạn không thể cho bé bú ở nơi có gió lùa hoặc ngoài trời được. Nên cho bé bú trong phòng kín gió nhưng thoáng đãng, đắp một tấm chăn nhẹ cho cả hai mẹ con khi cho bé bú. 

Vào mùa đông, bé cần được bú no để sản sinh nhiệt lượng đủ để làm ấm cơ thể nên bạn cần thật lưu ý xem bé có bị “bỏ đói” không. Các bé sơ sinh thường mất khoảng 20 phút cho một lần bú mẹ đủ no, mỗi lần “mút ti” kéo dài khoảng 2 – 3 phút. 

Nếu bé chỉ bú mẹ khoảng 10 phút rồi nhất quyết không chịu bú tiếp thì bạn cần cân nhắc đến việc cho bé ăn thêm sữa công thức hoặc đổi loại sữa khác nếu như bé đã dùng sữa công thức rồi. 

Nếu vừa bú chưa bao lâu đã ngủ thì bé thường ngủ không ngon giấc hoặc bị tỉnh giấc giữa chừng. Trong trường hợp này, bạn nên chú ý luyện cho bé ăn ngủ đúng giờ và cho bé bú thêm khi nửa chừng thức dậy.
Nguồn: afamily

Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

Chăm sóc trẻ sơ sinh không chỉ là vấn đề gây lúng túng với riêng những bà mẹ sinh con đầu lòng mà ngay cả những bà mẹ đã có kinh nghiệm cũng cần trau dồi thêm cho mình kiến thức về những phương pháp chăm con hiệu quả.

Cho bé bú đúng cách

Bác sỹ khuyên nên cho bé bú sữa mẹ ngay từ khi bé chào đời và có nhu cầu. Trong những ngày đầu sau sinh, sữa non chứa nhiều kháng thể giúp bé chống lại các bệnh do nhiễm trùng trong những tháng đầu. Sữa của mẹ sẽ tiết ra tùy thuộc vào nhu cầu của bé, mẹ càng cho bé bú nhiều thì sẽ càng kích thích sữa tiết ra. Mẹ nên cho bé bú luân phiên từng bên để cả hai bầu vú đều được kích thích như nhau. Bên cạnh đó, mẹ chú ý cho bé ngậm luôn cả phần quần vú, như vậy bé sẽ không bị nuốt hơi vào bụng và mẹ cũng không bị đau. Nếu mẹ thấy thái dương và tai bé cử động là bé đã bú đúng cách

Tắm để bé khỏe

Bé sơ sinh không cần tắm hàng ngày. Trong vài tuần đầu tiên, mẹ nên giữ sạch sẽ cho bé bằng cách vệ sinh mỗi lần thay tã, lau rửa mặt mũi. Mẹ nên cẩn thận kiểm tra độ ấm của nước để đảm bảo nước tắm vừa đủ ấm, tắm cho bé trong 5-6 phút để bé không bị mất nước.
Trong trường hợp bé bị hăm da, mẹ nên dùng nước ấm và sạch, nhẹ nhàng lau rửa, thấm khô, rồi bôi thuốc trị hăm vào. Nhiều mẹ nghĩ rằng khi bé bị rôm sảy hay hăm thì phải tắm nhiều lần, hoặc tắm bằng các loại lá để mát da, mau lành. Nhưng sự thật là phương pháp này không đánh vào tận gốc nguyên nhân gây bệnh, thậm chí nếu các loại lá bị phun thuốc sâu thì còn có thể phản tác dụng, gây dị ứng cho da bé.

Tắm cho bé đúng cách để bé khỏe, mẹ vui
Tắm cho bé đúng cách để bé khỏe, mẹ vui

Chăm sóc da cho bé

Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, mẹ hạn chế sử dụng những sản phẩm chăm sóc da có hóa chất gây kích ứng da làn da non trẻ của bé như khăn ướt có mùi, kem dưỡng da của người lớn. Những sản phẩm chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất là được làm từ những thành phần tự nhiên, không màu, không mùi, không chất bảo quản để đảm bảo không gây kích ứng cho da bé. Việc mẹ sử dụng phấn rôm liên tục sẽ vô tình làm bít lỗ chân lông dẫn đến tình trạng bé bị hăm da.

Khi chọn tã giấy, mẹ nên chọn loại có lớp thấm hút tốt, có hai bên vách chống trào mềm mại không gây vết hằn, đảm bảo an toàn cho làn da nhạy cảm của bé. Mặc dù mẹ đã chọn được tã tốt nhưng mẹ nên lưu ý thay tã cho bé thường xuyên để tránh việc bé bị ẩm ướt trong khoảng thời gian dài dẫn đến kích ứng bởi nước tiểu và phân trong tã.

Đối phó với hăm tã

Khi bé đã bị hăm, phương pháp điều trị nhanh và hiệu quả là thoa thuốc trị hăm tã cho bé. Hiện nay giải pháp dùng thuốc mỡ chiết xuất từ mỡ tự nhiên để phòng ngừa và điều trị hăm tã đang rất phổ biến và đã được chứng minh tính hữu hiệu trên nhiều nghiên cứu lâm sàng. Thuốc mỡ không tan trong nước nên sẽ lưu lại trên da bé lâu hơn giúp kéo dài tác dụng của thuốc so với các loại thuốc kem. Tốt hơn nữa là sử dụng thuốc mỡ chứa Dexpanthenol & Lanolin vì hoạt chất Lanolin (mỡ cừu) giúp tạo màng phân cách giữa da bé với các tác nhân gây kích ứng da như nước tiểu, phân. Bên cạnh đó, hoạt chất Dexpanthenol giúp dưỡng ẩm và điều trị các thương tổn trên da bé.

Đối phó với hăm tã
Sau khi được vệ sinh và chăm sóc tốt, da bị hăm sẽ dần trở lại bình thường. Nếu hăm da vẫn tiếp diễn sau một tuần điều trị hay bé bị hăm kèm theo sốt; da bị hăm có mụn mủ hoặc vết loét, sưng tấy... mẹ cần đưa bé đến bác sỹ để điều trị kịp thời.

Mẹ cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh, giúp bé yêu luôn thấy thoải mái và an toàn trong vòng tay yêu thương của mẹ.
Nguồn: afamily

Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

Tắm cho bé sơ sinh là một nghệ thuật khó đấy các mẹ ạ!

Tắm cho bé sơ sinh

Không dễ để tắm đúng kỹ thuật cho bé sơ sinh (Ảnh minh họa).

Tắm cho bé sơ sinh là một trong những kỹ năng cơ bản mà tất cả những người mới ‘lên chức’ cha mẹ cần biết. Làm thế nào để tắm cho bé đúng cách nhưng không khiến da bé bị tổn thương? Đây là điều băn khoăn của không ít ông bố, bà mẹ.


Dưới đây, chúng tôi xin hướng dẫn bạn!

Chuẩn bị:

- Phòng tắm kín gió. Đặt nhiệt độ phòng khoảng 24 độ C (74 độ F) trước khi cởi quần áo cho bé.

- Chậu tắm, khăn tắm, xà phòng tắm cho trẻ (nếu có), dầu gội, quần áo sạch...

Lưu ý: Chỉ tắm cho trẻ khi đã rụng rốn hoàn toàn. Và điều quan trọng là phải giữ cho trẻ ấm, thoải mái.



Tắm cho bé sơ sinh là một nghệ thuật khó đấy các mẹ ạ! (Ảnh minh họa).

Cách tắm cho bé:

- Bước 1: Đặt một chiếc khăn vào đáy chậu để tránh cho bé bị trượt.

- Bước 2: Đổ nước vào chậu. Cho nước nóng vào trước và thêm nước lạnh vào sau.

Lưu ý:

* Chỉ tắm cho bé 1-2 lần/tuần.

* Mực nước trong chậu chỉ 5-8cm

* Không được để bé một mình

* Nước phải đủ ấm nhưng không được quá 32 độ C. Để kiểm tra nhiệt độ nước, bạn có thể dùng cùi trỏ tay vì da cùi trỏ nhạy cảm hơn da bàn tay.

* Để tránh cho bé bị trượt, phải vòng tay giữ cho đến khi bé ngồi vững.

- Bước 3: Bắt đầu rửa mặt trước bằng cách lấy một miếng bong sạch lau từ trong ra ngoài. Sau đó dùng tăm bong làm sạch vành tai. Tuyệt đối không cho vào trong tai bé.

- Bước 4: Dùng khăn lau sạch từng bộ phận trên cơ thể bé. Bắt đầu từ chỗ sạch nhất: Khuôn mặt. Tiếp tục, vòng tay ra sau lưng, nâng cằm vé lên và làm sạch vùng cổ.

- Bước 5: Vệ sinh phần bụng. Khi bé lớn dần lên, chân tay cũng to ra, vì vậy, chú ý làm sạch những nếp gấp. Lau từ đầu xuống chân và lau mông cuối cùng. Lau từ trước ra sau để tránh nhiễm trùng.

- Bước 6: Gội đầu cho bé. Bế bé ra khỏi chậu, sau đó, đặt bé vào khăn, quấn lại để giữ ấm cho bé. Bế ngửa bé để tránh nước, dầu gội vào mắt. Dội một chút nước lên đầu bé rồi xoa một ít dầu gội lên và rửa sạch ngay. Sau khi rửa sạch, dùng một chiếc lược tròn, mềm để kích thích da đầu.

Bước 7: Nhẹ nhàng thấm khô người bé. Lau khô kẽ ngón tay và chân

Lưu ý:

* Tắm cho bé sơ sinh không cần dùng sữa tắm. Nếu dùng, phải là loại nhẹ và chắc chắn không làm cay mắt bé.

* Không phải bé nào cũng thích tắm. Vì vậy, nếu bé khó chịu hay nổi cáu thì phải tắm cho bé thật nhanh.

* Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều kiểu chậu tắm khác nhau. Có kiểu rất tiện dụng vì có thể xếp gọn hoặc loại có bộ phận báo nhiệt độ nước. Tuy nhiên, trong trường hợp ‘bí’ quá, bạn có thể dùng bồn rửa và lót một chiếc khăn vào đáy để tắm cho bé.
Nguồn: eva