-->
Hiển thị các bài đăng có nhãn cha mẹ rèn cho trẻ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cha mẹ rèn cho trẻ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 4 tháng 1, 2016

Dựa trên những lợi ích dưới, có thể thấy, tập cho bé kể chuyện là một trong những phương pháp hiệu quả nhất mà các bậc phụ huynh có thể làm để chuẩn bị cho các bé nền tảng phát triển toàn diện trong tương lai.

Thúc đẩy phát triển ngôn ngữ thông qua các câu chuyện mà bé được nghe.

Theo nghiên cứu của giáo sư Taira Masato ở trường Đại học Y Tokyo thì quá trình bé lắng nghe những câu chuyện kể và tự kể lại những câu chuyện sẽ giúp cho “hệ viền” – Nơi điều khiển ký ức, tạo ra động lực và sinh ra nhiều cảm xúc phát triển. Vùng ngôn ngữ trong não của trẻ được kích thích đặc biệt lúc 2 tuổi 6 tháng (Thời điểm bé đặc biệt nhạy bén và nhạy cảm về ngôn ngữ). Bé biết cách dùng từ phù hợp, đa dạng với từng hoàn cảnh cụ thể, việc giao tiếp giữa bé với mọi người xung quanh dễ dàng hơn. Đây là nền tảng rất tốt cho việc phát triển kĩ năng giao tiếp sau này.

Phát huy trí tưởng tượng

Theo quyển “Phương pháp nuôi dạy con từ 0-6 tháng tuổi của người Nhật” thì thời kỳ từ 0 đến 3 tuổi là giai đoạn vàng cho sự phát triển não bộ của trẻ. Đó là thời kỳ mà đứa trẻ có thể tiếp thu một cách kỳ diệu tất cả những kích ứng từ bên ngoài, bé cực kì ham học hỏi. Từ 3 đến 6 tuổi, trẻ sẽ phát triển khả năng tư duy, trí tưởng tượng, sức sáng tạo và cá tính riêng. Cha mẹ nên thường xuyên đọc truyện và tập cho bé kể chuyện sẽ giúp khơi gợi và phát triển tiềm năng này ở trẻ.

Bồi dưỡng kiến thức, tâm hồn cho trẻ khôn lớn.

Một kết quả khả quan mà việc kể chuyện đem lại cho trẻ, đó là giúp bé tò mò tìm hiểu các kiến thức cơ bản. Ví dụ, vì sao có gió, có mưa, hạt thóc sẽ nảy mầm và thành cây lúa như thế nào?... Những kiến thức ấy sẽ giúp các bé nhìn nhận chính xác cuộc sống, để bước vào đời một cách vững vàng sau này. Ngoài ra, hầu hết những câu chuyện đều phác họa rõ tính cách nhân vật. Thông qua việc hóa thân vào các nhân vật trong chuyện cổ tích như hoàng tử, công chúa, bác thợ săn tốt bụng..., trẻ sẽ biết yêu cái thiện và ghét sự độc ác, gian trá. Bé sẽ biết những hành vi nào nên làm, những cách cư xử nào nên tránh.

Chị Trang (Quận 5, TP.HCM) hiện đang làm việc cho một công ty truyền thông có tiếng, cho rằng: "nhờ từ nhỏ tham gia cuôc thi kể chuyện ở trường mẫu giáo, các hoạt động phong trào đã giúp chị phát huy kĩ năng giao tiếp, sự tự tin, dạn dĩ. Đó là những bước đệm để chị rèn luyện khả năng giao tiếp và hoàn thành tốt công việc hiện tại. Những bà tiên, công chúa…còn dạy cho chị những bài học đạo đức quý giá về cách sống, về cách làm người".

Kết luận

Là bậc làm cha, làm mẹ, có ai không ao ước con mình thông minh, khỏe mạnh, và phát triển toàn diện. Một trong những hình thức giáo dục rất có ý nghĩa là việc dạy trẻ thông qua các câu chuyện kể. Đọc truyện cho bé nghe và tập cho bé kể chuyện không chỉ có tác dụng làm phong phú khả năng ngôn ngữ, sức sáng tạo, sự tự tin mà còn bồi dưỡng và vun đắp cho các bé sự thông minh về trí tuệ và cảm xúc (EQ) – Một yếu tố được coi là kim chỉ nam đối với sự phát triển của trẻ.

Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

Giúp trẻ hình thành thói quen đi ngủ tối đúng giờ là một việc làm khó khăn đối với nhiều bà mẹ. Tuy nhiên, mẹ hoàn toàn có thể giúp trẻ trẻ hình thành thói quen có lợi này nhanh chóng nhờ áp dụng 8 bước sau đây:

1. Điều chỉnh bữa ăn tối

Thực đơn ăn tối có ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ của em bé nhà bạn. Nếu trẻ ăn quá nhiều, dạ dày sẽ phải chịu nhiều áp lực, trẻ cũng bị chứng khó tiêu và cảm thấy khó ngủ. Thêm nữa, một số loại thức uống và thuốc có chứa caffeine gây ra tình trạng tỉnh ngủ như cà phê và thuốc giảm đau. Vậy nên mẹ cần tránh cho trẻ sử dụng những chất trên trước giờ đi ngủ một vài tiếng.

2. Cho trẻ lên giường vào một giờ cố định

Đây là một trong những cách hiệu quả nhất giúp trẻ hình thành thói quen đi ngủ đúng giờ. Có thể bạn phải mất một vài tháng để rèn trẻ vào phòng ngủ sớm và bạn cần phải kiên trì thì mới giúp trẻ có thói quen này thành công. Mới đầu, trẻ sẽ không ngủ ngay khi bước chân lên giường và có thể bạn sẽ phải kể chuyện cho bé nghe, cùng xem TV với bé, ôm bé ngủ một lúc sau đó bé mới tự chìm sâu vào giấc ngủ được.

3. Tạo không gian yên tĩnh và thoải mái để bé ngủ

Tiếng ồn, ánh sáng chói có thể làm bé khó chịu và không thể ngủ ngay được. Trong thời gian rèn bé đi ngủ đúng giờ, bạn cần chú ý đến các yếu tố không gian yên tĩnh, dễ chịu để con chìm vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

4. Cho trẻ ôm gấu bông khi ngủ

Một chú gấu teddy nhỏ hoặc gối ôm mềm có thể giúp bé điều chỉnh thói quen ngủ nhanh chóng hơn.

Giai đoạn đầu khi cho trẻ ngủ một mình vô cùng khó khăn vì bé đã quen với việc ôm mẹ và có cảm giác thiếu an toàn khi phải ở một mình. Một chú gấu teddy nhỏ hoặc gối ôm mềm có thể giúp bé điều chỉnh thói quen ngủ nhanh chóng hơn.

5. Ngủ cùng con 

Khi gấu bông và gối ôm không thể thay thế được mẹ, mẹ sẽ vất vả hơn để cho con ngủ theo thời khóa biểu cố định. Cách tốt nhất lúc này là nằm với trẻ cho đến khi trẻ ngủ sâu và bạn trở về phòng ngủ của riêng mình. Hãy làm như vậy một vài tuần/tháng cho đến khi trẻ tự giác lên giường đi ngủ mà không cần đến mẹ.

6. Điều chỉnh nhiệt độ phòng

Ngoài vấn đề về ánh sáng và tiếng ồn, nhiệt độ phòng không thích hợp cũng khiến trẻ khó ngủ. Hãy chắc chắn rằng bạn không để nhiệt độ phòng quá nóng hay quá lạnh để con cảm thấy khó chịu khi ngủ và ảnh hưởng đến sức khỏe.

7. Khích lệ trẻ ngủ đúng giờ và thưởng

Súp muốn ngon thì không thể thiếu gia vị. Nếu áp dụng công thức trên vào việc dạy trẻ đi ngủ sớm thì ngoài đề nghị là muối, hạt tiêu, còn cần sự động viên ngọt ngào là đường. Hãy nói với con những lời yêu thương ngọt ngào để dỗ con đi ngủ và trao phần thưởng xứng đáng cho con.

8. Đừng bao giờ đánh đập trẻ

Không ít bà mẹ tỏ ra thiếu tinh tế và thiếu kiên nhẫn với con khi dạy con đi ngủ đúng giờ. Họ đã dùng bạo lực và những lời quát mắng.

Đây thực sự là một sự bạo hành về tinh thần lớn khiến trẻ bất an khi ngủ, hậu quả là ảnh hưởng đến sự phát triển sinh lý và tâm lý của trẻ em trước tuổi dậy thì như chậm phát triển chiều cao, tự ti, thiếu gắn kết tình cảm với mẹ…

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015

Sắp đến Giáng sinh Noel, anh Nguyên (Đống Đa, Hà Nội) đã nghĩ tới việc sẽ tặng NinjaGo cho cậu lớn, truyện đọc thiếu nhi con con gái nhỏ. Nhưng một điều anh vẫn muốn các con vui là dẫn các con đi chơi. Nhưng anh băn khoăn, chơi ở đâu, ăn gì vào dịp Noel cho ấm cúng, ý nghĩa?

Còn Khôi Nguyên (cậu học sinh lớp Hai, trường Thực Nghiệm) thì viết một lá thư gửi ông già Noel: "Kính gửi ông già Noel, tên cháu là Khôi Nguyên, học sinh lớp 2 trường Thực Nghiệm. Mong muốn của cháu dịp Giáng sinh năm nay là cháu được đi chơi và ăn búp phê. Cháu xin hứa sẽ ngoan, học giỏi. Cháu xin chân thành cảm ơn ông".

Đọc được những dòng thư này, chị Nhàn (mẹ Khôi Nguyên) tự hứa sẽ thưởng con đi chơi dịp Noel. Nhưng câu hỏi là đi đâu để tiết kiệm chi phí mà con chị vẫn vui.

Dịp Noel, các bậc phụ huynh có thể đưa trẻ đến những địa điểm sau:

1. Nhà thờ Lớn (số 40 phố Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm) đã trở nên quá quen thuộc với nhiều người dân Hà Nội.



Nhà thờ hiện nay tọa lạc tại số 40 phố Nhà Chung, quận Hoàn Kiếm Hà Nội, nằm trên một khu đất rộng, liền kề với tòa tổng giám mục Hà Nội, Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội, Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội.

Nhà thờ được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic trung cổ châu Âu, rất thịnh hành trong thế kỷ 12 và thời Phục Hưng ở châu Âu, làm theo mẫu của Nhà thờ Đức Bà Paris với những mái vòm uốn cong, rộng, hướng lên bầu trời.

Vật liệu xây dựng chính của nhà thờ là gạch đất nung, tường trát bằng giấy bổi. Nhà thờ có chiều dài 64,5m, chiều rộng 20,5m và hai tháp chuông cao 31,5m với những trụ đá to nặng bốn góc. Trên đỉnh là cây thánh giá bằng đá. Hiện, nhà thờ Lớn đã được trang hoàng rất đẹp với hang đá nơi Chúa giáng sinh.

Khi chơi Noel, bố mẹ có thể dat ten cho con trai và tận hưởng những món ăn ngon ở các tuyến phố gần đó như phố Ấu Triệu, phố Lý Quốc Sư, phố Nhà Thờ, Nhà Chung...

Ngoài Nhà thờ Lớn, các nhà thờ khác như: Nhà thờ Hàm Long (21 phố Hàm Long, quận Hoàn Kiếm), Nhà thờ Cửa Bắc (56 Phan Ðình Phùng, quận Ba Đình), Nhà thờ Thịnh Liệt (Ngõ Giáp Bát), Nhà thờ Phùng Khoang (quận Thanh xuân), Nhà thờ Sainte Marie (37 Hai Bà Trưng), Nhà thờ Hàng Bột (162 Tôn Ðức Thắng), Nhà thờ Nam Đồng (178 Nguyễn Lương Bằng) ...cũng là những điểm đến lý tưởng trong dịp Noel sắp tới.
2. Phố Lương Văn Can, Hàng Mã


Chỉ còn gần 1 tuần nữa là đến lễ Giáng sinh nên tại nhiều tuyến phố chuyên cung cấp dịch vụ quà tặng Giáng sinh như Lương Văn Can, Hàng Mã... đã tràn ngập sắc màu của những cây thông, bông tuyết trắng.

3. Hồ Gươm

Hồ Gươm những ngày cuối năm lại lung linh huyền ảo với rất nhiều những dãy đèn rực rỡ như trong dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Dịp Noel rơi vào ngày cuối tuần, vì vậy bạn đừng bỏ qua phiên chợ đêm với nhiều mặt hàng đặc sắc. Biết đâu đó bạn sẽ mua tặng cho người thân yêu, bạn bè của mình một món quà độc đáo chúc mừng năm mới.

4. Vui chơi ở Ecopark

Đến với Ecopark trong ngày Chủ nhật 23/12, du khách sẽ được tận hưởng sự kiện "2 trong1": Vừa thỏa sức mua sắm trong Hội chợ EcoSunday lần thứ 4 vừa được hòa mình vào Lễ hội Noel với nhiều hoạt động thú vị.

EcoSunday đã trở thành "thương hiệu" riêng của Ecopark về một Hội chợ sinh thái, Xanh sạch an toàn đúng nghĩa. Rảo bước trong một khuôn viên cây cối trong lành và tha hồ lựa chọn các món đồ từ thực phẩm, rau củ quả, hoa tươi , bánh trái, mật ong rừng, trứng gà ta sạch, các đặc sản địa phương...đến những món đồ thủ công mỹ nghệ, đồ trang trí gia dụng - định hình một phong cách "đi chợ" rất Tây đã hiện diện tại khu đô thị hiện đại này.

Đến với EcoSunday mang chủ đề "mùa Noel ấm áp" lần này, ngoài những khu tiểu cảnh trang hoàng rực rỡ đón Giáng Sinh: những cây thông phủ tuyết, những chú tuần lộc ngộ nghĩnh, người tuyết mũi đỏ, ông già Noel đang nhún nhảy, ban nhạc đường phố và cả những món quà lấp lánh sau ô cửa kính sáng đèn...

Các gia đình và các em nhỏ sẽ được hòa vào nhiều trò chơi tương tác sôi động, được thăm quan và chụp ảnh trong ngôi nhà tuyết của ông già Noel.

Nếu may mắn, bé sẽ được ông tặng cho những phần quà ngộ nghĩnh. Một Noel với trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ, kết hợp với du lịch dã ngoại xanh, tránh khỏi sự ồn ào chen chúc trong trung tâm thành phố chắc hẳn sẽ mang đến cho du khách nhiều cảm xúc thú vị.

5. Chương trình Noel cho thiếu nhi

Tại sân khấu Ban Mai - Công viên Mặt trời Mới (trong khuôn viên Công viên nước Hồ Tây) vào tối 24/12, các em sẽ được giao lưu với các linh vật hoạt hình ngộ nghĩnh trong điệu nhảy hiphop như: vịt Donald, chuột Mickey, heo mập, gấu Pooh, mèo Sonic. Các chú hề vui tính sẽ thường xuyên xuất hiện để đón chào và biểu diễn các ca khúc thiếu nhi cho các em nhỏ. Chương trình còn có các màn ảo thuật gay cấn, hồi hộp với sự thể hiện của các ảo thuật gia...

Tại Kinder Park, các hoạt động vui chơi cho trẻ em như leo núi trong nhà, làm người tuyết bằng giấy sẽ được bắt đầu từ lúc 16h, đến 19h30 là các tiết mục nghệ thuật. Sự kiện được tổ chức trong hai ngày 22 và 23/12 tại Công viên nước Hồ Tây.

6. Tiệc Giáng sinh


Tổ chức tiệc Giáng sinh để tạo không khi vui vẻ cho cả nhà

Khách sạn 5 sao Sheraton, Daewoo, Melia, chương trình đêm Noel bắt đầu từ 19h ngày 24/12, giá vé dao động 550.000 đồng đến 1,4 triệu đồng/khách, miễn phí cho trẻ em dưới 3 tuổi.

Khách sạn 4 sao Bảo Sơn, tiệc buffet sẽ được tổ chức từ 18h đến 22h30. Giá vé vào cửa cho người lớn là 550.000 đồng/khách. Trẻ em dưới 1,2 m giá vé vào cửa 350.000 đồng/khách. Trẻ em dưới 2 tuổi được miễn phí. Bia và nước ngọt miễn phí.


Thứ Năm, 18 tháng 6, 2015

6 điều giúp trẻ không bao giờ ốm

Để con không bao giờ bị ốm, các mẹ nên áp dụng 6 điều tuyệt vời dưới đây.
1. Rửa tay sạch sẽ
Rửa tay thường xuyên là cách hữu hiệu để phòng tránh các bệnh liên quan tới đường hô hấp và tiêu hóa. Vì vậy, một đứa trẻ khỏe mạnh luôn có thói quen rửa tay sau khi đi học về, trước khi ăn , sau khi chơi và đi vệ sinh. Dĩ nhiên, bé cần học kỹ năng rửa tay với xà phòng.
Hát một bài hát trong lúc rửa tay sẽ giúp bé hứng thú hơn, có thể là bài hát thú vị mà bé thích.
6 điều giúp trẻ không bao giờ ốm 1
Ảnh minh họa: Getty Images
2. Chăm tập thể dục
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, tập thể dục có thể làm giảm số lượng các ca bị sốt, cúm, cảm lạnh trong mỗi một khóa học của bé từ 15 – 50%. Đồng thời, tập thể dục còn thúc đẩy sự sản sinh và hoạt động của các kháng thể.
“Các bài tập còn tốt hơn nhiều lần so với những quảng cáo chữa bệnh hay phép thần thông” – T.S. Harley A. Rotbart, cố vấn của tạp chí Parents cho biết.
3. Ngủ đúng giờ
“Những đứa trẻ khỏe mạnh thường ngủ sớm và có giấc ngủ sâu. Không ngủ đủ sẽ làm tăng nguy cơ bị cúm hay cảm lạnh ở trẻ”. Hầu hết trẻ dưới 1 tuổi cần ngủ khoảng 14 giờ mỗi ngày. Trẻ mầm non cần 11 – 13 tiếng để ngủ.
6 điều giúp trẻ không bao giờ ốm 2
Ảnh minh họa: Getty Images
4. Không sờ tay lên mặt
Virus cúm hay một số loại vi khuẩn khác sẽ xâm nhập vào cơ thể qua mũi, mắt, miệng. Vì vậy, một đứa trẻ khỏe mạnh sẽ biết hạn chế sờ tay lên mặt. Tuy nhiên, đây không phải là việc dễ dàng.
Thế nên bạn vẫn cần nhắc nhở con rửa tay thường xuyên. Đặc biệt, bé không nên dùng chung ống hút, cốc hay bàn chải đánh răng với người khác…
5. Có một chế độ ăn đảm bảo và cân bằng dinh dưỡng
Ăn nhiều rau và hoa quả giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ. Những đứa trẻ khỏe mạnh thường ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C (súp lơ, dâu tây, nước cam) và vitamin D (cá thu, sữa công thức và ngũ cốc). Ăn sữa chua sẽ cung cấp men vi sinh tự nhiên, cũng giúp bé tăng cường hệ miễn dịch.
6. Tiêm phòng đầy đủ
Trung tâm Kiểm soát và phòng bệnh Hoa Kỳ cho biết, cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh, đặc biệt với bệnh cúm chính là tiêm phòng. Dù việc tiêm vắc – xin thời gian gần đây có gặp nhiều tai tiếng và khiến bạn e ngại. Nhưng xét cho cùng, nếu bạn tìm được địa chỉ tin cậy và cho con đi tiêm phòng định kỳ thì chủng ngừa là phương pháp vô cùng kỳ diệu để tăng cường khả năng miễn dịch cho bé.

Thứ Năm, 9 tháng 4, 2015

Albert Einstein, nhà khoa học vĩ đại nhất thế kỷ 20 từng nói rằng: “Nếu bạn muốn con bạn thông minh, hãy đọc cho bé những câu chuyện cổ tích”. Điều đáng tiếc là dưới áp lực của cuộc sống hiện đại, nhiều người trong số chúng ta đã bỏ mất thói quen kể cho bé những câu truyện cổ tích vào mỗi tối. Điều này có thể dẫn đến chúng ta không còn nhiều những em bé yêu thích việc đọc sách nữa.
Phần lớn lượng kiến thức của thế giới này có được thông qua việc đọc sách. Nếu bạn muốn con mình thông minh, chúng cần phải có một tình yêu tuyệt đối với việc đọc sách. Đã có rất nhiều cuộc nghiên cứu chứng minh rằng đọc sách cho trẻ sẽ đem lại những lợi ích vô giá. Và điều tuyệt vời là bạn có thể truyền tình yêu này cho bé ngay từ những tháng tuổi đầu tiên bằng cách đọc cho bé nghe.
Hãy truyền cho bé tình yêu sách - Ảnh: Getty Images
Bạn hãy gửi gắm tình yêu thương và những bài học thú vị cho bé qua những câu chuyện hấp dẫn. Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên đọc truyện cho bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Điều này sẽ rất tốt cho quá trình phát triển khả năng ngôn ngữ và nhận thức của bé.
Đặc biệt, lứa tuổi lên 3 là giai đoạn bé học nói nhanh nhất. Vì thế, bố mẹ nên thường xuyên đọc sách cho bé nghe để giúp bé xây dựng vốn từ vựng, kích thích trí tưởng tượng và trau dồi khả năng giao tiếp.
Theo một số nghiên cứu nếu mỗi ngày bé nghe 2.000 thì khả năng sử dụng ngôn ngữ khi lên 3 tuổi tốt hơn nhóm bé được nghe ít từ vựng hơn. Trẻ ở tuổi mầm non được tiếp xúc với ngôn ngữ thông qua việc nghe những từ ngữ mà chúng ta đọc cho bé nghe hoặc qua những cuộc hội thoại sẽ có xu hướng học tốt hơn ở trường.
Để tạo thêm hứng thú cho bé bạn hãy mua những con rối tay hay những con thú bông để làm minh hoạ cho câu chuyện. Như vậy không chỉ giúp về khả năng ngôn ngữ cho bé mà giúp bé phát triển khả năng thị giác, thính giác…
Những lợi ích khác của việc đọc sách:
  • Tạo thói quen đọc sách cho bé nghe sẽ trở thành một trải nghiệm tuyệt vời và đầy thích thú, giúp bé tạo dựng thái độ tích cực đối với việc đọc khi bé lớn lên.
  • Đọc sách cho bé giúp gắn kết sợi dây tình cảm giữa bạn và bé, giúp bé cảm nhận được tình yêu thương và cảm thấy hạnh phúc, thúc đẩy sự giao tiếp giữa bạn và bé.
  • Đọc sách giúp cho bé bình tĩnh trở lại, đặc biệt là khi bé bực bội, cáu kỉnh, hay bồn chồn.
  • Khi nghe đọc sách giúp bé kéo dài sự chú ý hơn vào một việc, đó là một kỹ năng quan trọng giúp bé có khả năng tập trung tốt hơn.
  • Giúp bé xây dựng kỹ năng lắng nghe và trí tưởng tượng.
  • Đọc sách giúp bé mở rộng thế giới quan của mình về cuộc sống, cung cấp chất liệu về các mối quan hệ, nhân cách, tình huống, phân biệt được điều gì là tốt hay xấu.
Mẹ có thể tham khảo những câu chuyện ở đây để kể cho bé yêu của mình nghe mỗi ngày nhé.

Thứ Tư, 8 tháng 4, 2015

Có nhiều bà mẹ trẻ hiện đại gần đây muốn dạy con theo kiểu phương Tây bằng cách, khi con khóc cứ mặc kệ, không dỗ dành hay bế bé lên với ý nghĩ tập cho bé thói quen tự lập và không làm nũng. Các bà mẹ cho rằng để bé khóc vài lần sẽ quen và không đòi mẹ nữa.
Quan niệm này cũng không hẳn được tất cả các bà mẹ tán thành vì quá xót xa khi thấy con cứ khóc mãi rồi lịm đi chứ không nín. Vậy quan niệm nào là đúng? Dưới đây là câu trả lời của một website hàng đầu của Mỹ cho việc này. Theo họ, không nên để mặc kệ trẻ khóc vì các lý do sau.
Mẹ ơi hãy dỗ con nhé!
Hãy dỗ con mẹ nhé! Ảnh: Getty Images
Không có kết quả
Nhiều bậc cha mẹ chẳng dám thừa nhận rằng biện pháp này không có kết quả. Nếu bạn không bế bé lên, nhiều trẻ sẽ khóc cho đến khi mệt lả rồi ngủ thiếp đi, một số lại nức nở hàng giờ, nôn ói, lên cơn động kinh, nấc cụt và không ngủ được. Vậy là bạn phải đầu hàng.
Ngay cả khi bạn để trẻ khóc rồi tự ngủ mà không bế chúng trên tay, điều này cũng chỉ thực hiện được trong một thời gian ngắn. Lý do là trẻ con thường đau ốm vặt, bạn sẽ phải vỗ về chúng, thời gian ngắn ngủi ấy cũng đủ khiến trẻ quen nếp. Bạn sẽ phải tập cho trẻ khóc rồi tự ngủ trở lại. Điều này làm bạn căng thẳng, mệt mỏi và bé cũng căng thẳng mệt mỏi không kém.
Hại đến não của bé
Trẻ khóc để báo cho cha mẹ biết bé cần điều gì đó. Khi cha mẹ không phản hồi, đáp ứng lại tiếng khóc đó, bé sẽ phải chịu căng thẳng. Khoa học cho thấy việc trẻ sơ sinh khóc kéo dài làm tăng áp lực máu lên não, gia tăng hormone căng thẳng, giảm lượng oxy được cung cấp đến não khiến hệ thần kinh căng thẳng trở nên nhạy cảm quá mức. Điều đó khiến trẻ bị ám ảnh cảm giác bỏ rơi, sợ ở một mình. Khi lớn lên, trẻ có thể dễ bị kích động, hoảng loạn, hung hăng, bốc đồng và bạo lực.
Giảm sự phát triển trí não, cảm xúc và quan hệ xã hội
Theo các chuyên gia, khả năng người mẹ đáp ứng những đòi hỏi của con là quan trọng nhất đối với sự phát triển trí thông minh của trẻ.
Các nghiên cứu khác cho thấy, nếu cha mẹ bỏ mặc khi con khóc, bé sẽ không phát triển tốt các kỹ năng xã hội và trí não, chỉ số IQ của chúng sẽ thấp hơn mức trung bình. Ngoài ra, trẻ sẽ khó điều khiển cảm xúc và mất nhiều thời gian hơn để tự lập.
Như thế, theo các kết quả nghiên cứu trên, quan niệm để con khóc sẽ giúp trẻ sớm tự lập là không nên.
Bé sẽ cảm thấy bất an
Khi mẹ hay người trông trẻ thờ ơ trẻ sẽ cảm thấy bất an. Các nghiên cứu trong thời gian dài chứng minh những trẻ có cảm giác an toàn trong môi trường sống sẽ cởi mở, thân thiện, cảm thông, vị tha và dễ thích nghi khi lớn lên. Trái lại trẻ sẽ cảm thấy bất an, có xu hướng lo lắng, khó ổn định mối quan hệ, có thể dẫn đến chiếm hữu, ghen tuông hoặc bám chặt lấy ai đó hay không muốn kết giao.
Cha mẹ thường để trẻ khóc vì muốn trẻ tự lập. Song rất nghiều nghiên cứu cho thấy chính sự tiếp xúc thường xuyên, ủng hộ, đáp ứng ngay những yêu cầu khi thơ bé sẽ giúp trẻ trở thành những cá nhân tự tin và thân thiện.
Ảnh hưởng xấu đến tình cảm mẹ - con, cha – con
Một đứa trẻ bị bỏ mặc khi khóc sẽ thường ít nhờ vả cha mẹ khi chúng cần. Được chăm bẵm khi còn bé là một yêu cầu cơ bản nhất đối với một đứa trẻ. Do đó nếu khi còn bé trẻ thấy rằng không thể trông mong gì ở cha mẹ thì lúc lớn lên trẻ cũng sẽ nghĩ như thế.
Trong quá trình trưởng thành, nếu không biết tự giải quyết vấn đề, chúng sẽ không xin cha mẹ giúp đỡ và trẻ dễ vướng vào việc bắt nạt hoặc bị bắt nạt, nghiện ngập, mang thai khi còn vị thành niên, nghiện game, trốn học. Rõ ràng tự xoay sở giải quyết các vấn đề, mâu thuẫn khi chưa đủ sức có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực khó lường, kể cả tự tử vì vô vọng.
Trẻ em thật đáng quý và những yêu cầu của bé thật quan trọng phải không. Cách tốt nhất để nuôi con là hãy nâng niu con trẻ và làm theo giác quan của một người mẹ yêu con mách bảo.

Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

Ngay từ khi trẻ còn nhỏ hãy rèn cho trẻ những thói quen tốt để góp phần định hình tính cách và nhịp sinh học trong cơ thể bé. Dưới đây là 10 thói quen cha mẹ nên rèn cho bé ngay từ nhỏ.
1. Vệ sinh răng miệng
Sức khỏe răng miệng là chìa khóa cho sức khỏe của một đứa trẻ. Vì vậy, chúng ta cần dạy cho chúng biết vệ sinh răng miệng hàng ngày theo đúng cách. Điều này bao gồm việc đánh răng sau bữa ăn và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần, tránh đồ ăn ngọt và đi kiểm tra, chăm sóc răng miệng hai lần trong một năm. Bạn không nên chỉ đưa con vào phòng tắm và hướng dẫn bằng lời, hãy giám sát và giúp đỡ cho trẻ đến khi chúng có thể tự đánh răng và dùng chỉ nha khoa một cách thành thạo.
thói quen tốt nên rèn cho trẻ
2. Tập thể dục
Hãy khuyến khích trẻ tập thể dục ngay từ bé. Trước đây trẻ con được chơi ở ngoài trời nhiều hơn chơi trong nhà. Nhưng điều này không còn đúng nữa vì ngày nay là thời đại phát triển của truyền hình, trò chơi video và máy tính, chúng khiến con bạn dành thời gian chơi ở trong nhà nhiều hơn. Vì vậy, những lợi ích của việc tập thể dục là một trong các điều quan trọng mà bạn cần dạy cho trẻ biết. Điều tốt nhất để dạy cho trẻ điều này chính là bạn trở thành một trong những bằng chứng hùng hồn và cụ thể nhất.
3. Đọc sách
Kỹ năng đọc sách là một trong những kỷ năng rất quan trọng cho sự tiến bộ của trẻ ở trường học sau này. Đối với trẻ con, ít nhất là đến lớp 3, bạn nên tập cho trẻ thói quen đọc sách khoảng 20 phút một ngày, không quan trọng là phải đọc những gì, chỉ cần rèn luyện kỹ năng đọc mà thôi. Bạn sẽ nhận thấy khả năng nhìn mặt chữ của trẻ tiến bộ rõ rệt; đồng thời, khi kỹ năng đọc được cải thiện thì trẻ sẽ có cơ hội cải thiện các kỹ năng khác nữa.
4. Thói quen ăn uống
Ngày nay, vấn đề cân nặng của trẻ liên quan rất nhiều đến sức khỏe của chúng, cũng giống như tình trạng của người lớn vậy. Dạy trẻ có được cơ thể khỏe mạnh từ thói quen ăn uống thông qua kim tự tháp thực phẩm, từ đó trẻ sẽ có thói quen ăn uống khỏe mạnh khi trưởng thành.
thói quen tốt nên rèn cho trẻ
5. Không được uống thuốc khi khi không có sự hướng dẫn của người lớn
Điều này là rất cần thiết, bởi vì khi các bé vô tình uống nhầm hay quá liều quy định thì sẽ bị ngộ độc và có những biến chứng không tốt, chính vì vậy bố mẹ cần hướng dẫn cho bé điều này để tránh những trường hợp không đáng tiếc xảy ra.
6. Không được ăn quá nhiều kem
Kem là món ăn mà các bé rất thích nhưng bé không được ăn quá nhiều kem vì nó sẽ khiến niêm mạc dạ dày và huyết quản của bé thu lại làm giảm dịch vị từ đó làm giảm ham muốn ăn uống, ảnh hưởng đến tiêu hóa và hư men răng của bé. Bố mẹ không nên chiều con mà hãy tập cho bé thói quen ăn kem với một liều lượng vừa phải, có chừng mực nhé.
7. Giữ gìn vệ sinh chân, tay
Hãy tập cho bé thói que rửa tay trước khi ăn, sau khi đùa nghịch, sau khi đi vệ sinh hoặc chơi đồ chơi, đồng thời nên dạy bé biết rửa tay đúng cách nữa nhé.
8. Không được uống nước đá sau khi vận động mạnh
Sau khi vui chơi vì nóng và mệt, bé thấy khát và thường mở tủ lạnh uống ngay một ly nước mát, nhưng bạn tuyệt đối không được cho bé làm như vậy vì: sau khi vận động nhiệt độ trong cơ thể bé tăng cao, bé uống nhiều nước lạnh sẽ khiến dạ dày bị kích thích, gây ra bệnh về dạ dày và các bệnh về tim, phổi,… tốt nhất bạn nên cho bé uống nước  ấm khoảng 37oc hoặc nước sôi để nguội là tốt nhất và hãy nhắc nhở để trẻ làm theo.
thói quen tốt nên rèn cho trẻ
9. Dạy bé “tè” đúng giờ
Tạo thói quen cho bé đi “tè” trước khi đi ngủ và ngay sau khi ngủ dậy để bé khỏi bị tè dầm, bạn cũng nên hạn chế mang bỉm cho bé, dù thuận tiện nhưng lại khiến bé “đi tè” tự nhiên không có ý thức, sẽ không tốt cho bé sau này, đồng thời bỉm khiến “vùng kín” của bé bị ẩm ướt, nóng nực không tốt, dễ gây viêm nhiễm vùng kín.
10. Tạo thói quen cho bé đi ngủ và thức dậy đúng giờ
Không nên cho bé ngủ thoải mái lúc nào muốn thì dậy vì nó sẽ ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học cơ thể của bé, đi ngủ và thức dậy đúng giờ sẽ giúp cho những hoạt động cơ thể của bé đi vào ổn định, “có giờ giấc” và góp phần nâng cao sức khỏe của bé ngay từ nhỏ. Vì thế hãy tạo cho bé thói quen ngủ đúng giờ giấc, tới giờ thì phải đi ngủ, và gọi trẻ dậy vào giờ nhất định mỗi ngày.