Dưới đây là những lưu ý cơ bản cho tất cả các bậc cha mẹ để có thể chăm sóc, xử lý các vấn đề phát sinh của bé mà không cảm thấy sợ hãi.
Việc chăm sóc một em bé mới sinh đòi hỏi rất nhiều thời gian và kinh nghiệm. Không chỉ với những bà mẹ trẻ mà đôi khi với những bà mẹ đã có nhiều kinh nghiệm cũng phải đối mặt với khá nhiều vấn đề. Do đó để giữ sự an toàn cho em bé, các bậc cha mẹ đều nhờ sự trợ giúp của gia đình, bạn bè hoặc thuê y tá.
Bác sỹ là nguồn thông tin tốt nhất cho các bà mẹ trong vấn đề chăm sóc trẻ mới sinh. Trong những ngày đầu, em bé dễ bị nhiễm trùng hơn. Do đó mà bạn cần phải chăm sóc em bé cẩn thận và hạn chế số lượng khách đến thăm bé để đảm bảo an toàn vì rất có thể lây nhiễm nhiều mầm bệnh. Dưới đây là những lưu ý cơ bản cho tất cả các bậc cha mẹ để có thể chăm sóc, xử lý các vấn đề phát sinh của bé mà không cảm thấy sợ hãi.
1. Tránh nhiễm trùng cho bé
Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với các loại nhiễm trùng bởi vì hệ thống miễn dịch của bé chưa phát triển đầy đủ. Do vậy khi đến gần hoặc trông giữ bé bạn cần phải rửa tay thật sạch với xà bông tiệt trùng. Ngoài ra cần phải chăm sóc vệ sinh cho bé cẩn thận ở các vùng dễ nhiễm trùng như rốn, mắt. Phòng ở cũng cần phải ấm, thoáng, sạch sẽ.
2. Bảo vệ đầu, cổ
Trẻ sơ sinh có xương sống rất yếu và dễ gãy vì chưa phát triển đủ. Vì vậy cần phải cẩn thận khi đỡ đầu và cổ cho bé. Khi bế bé bạn phải luồn một tay dưới cổ để đỡ lấy đầu bé. Còn tay kia luồn dưới lưng và mông bé để đỡ phần thân dưới một cách chắc chắn.
Khi đặt bé nằm xuống, bạn cũng phải nhớ giữ đầu bé. Đưa cánh tay đỡ lấy xương sống, cổ và đầu bé. Cũng có thể dùng khăn choàng quấn bé hơi chặt một chút để đầu bé được nâng giữ cho đến khi bạn đặt bé vào nôi hoặc vào giường, lúc đó bạn mới nhẹ nhàng cởi khăn quấn ra.
Không bao giờ được tung hứng hay rung lắc trẻ dưới 2 tuổi. (Ảnh minh họa)
3. Không được lắc bé
Khi bạn muốn bé thức giấc, không bao giờ được lắc bé. Nếu bị lắc, hộp sọ của bé sẽ bị tổn thương. Các mạch máu bị rách, chảy máu và gây thương tổn trong não không thể chữa được và dẫn đến tử vong. Cách tốt nhất là không bao giờ được lắc bé kể cả khi vui đùa hay trong bất kỳ trường hợp nào.
4. Giữ an toàn trong khi di chuyển bé
Khi có ý định cho bé đi đâu bạn phải giữ bé an toàn. An toàn từ người giữ, ghế xe, đến đường đi không nên gập ghềnh. Một chuyến đi gập ghềnh có thể gây ra thương tích cho trẻ. Khi di chuyển bé, hãy giữ cổ ở tư thế tương đối cố định để tránh những tổn thương đến vùng đầu và cổ.
5. Không tung hứng bé
Không được chơi với em bé sơ sinh như bạn đang tung hứng một quả bóng trong không khí. Ở trẻ sơ sinh, kích thước đầu và trọng lượng chiếm khoảng 1-4 so với toàn cơ thể. Trong đầu, có những khoảng trống giữa não và xương sọ cho phép não tiếp tục lớn và phát triển.
Não của trẻ khá mềm với màng não mỏng. Khối cơ của cổ lại quá yếu không đủ sức nâng đỡ đầu, nên khi bị rung lắc sẽ có khuynh hướng gập tới gập lui hay xoay qua xoay lại một cách không kiểm soát được.
Khi bị rung lắc, xương sọ mềm và dẻo của trẻ không chịu được những lực này, sẽ chuyển lực tới não, khi não không có sự di chuyển đồng bộ và gây ra sự va đập trở lại tới xương sọ, làm dập não, tăng áp lực, phù và chảy máu trong não. Các tĩnh mạch lớn dọc theo phía ngoài não cũng mỏng manh và dễ rách, gây chảy máu, máu tụ dưới màng cứng, ngoài màng cứng, dưới màng nhện, tăng áp lực nội sọ.
Nguồn: afamily
0 nhận xét :
Đăng nhận xét