"Rốn lồi xấu lắm", đâu có mẹ nào muốn con như vậy phải không? Vì thế có cách nào giữ cho bé từ lúc sơ sinh không bị lồi rốn không?
Hiện tượng uốn mình, vặn mình, khóc to, rặn khi đi vệ sinh (vì táo bón) rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Điều này thường sẽ giảm dần, nhưng ở một số trẻ rốn ngày càng lồi lên do phần thành bụng quanh rốn còn mỏng, áp lực trong thành bụng đẩy ruột vào phần chân rốn, khiến chân rốn phồng to lên. Hiện tượng này không nguy hiểm, nhưng sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Đừng để bé bị lồi rốn mẹ nhé (Ảnh: Internet)
Thế nên, mẹ cần phải làm gì khi phát hiện rốn bé lòi ra?
- Nên lấy đồng xu (loại 2.000 đồng), hoặc một miếng nhựa tròn có độ lớn tương tự, gói lại bằng băng gạc sạch, để lên lỗ rốn. Dùng băng thun rốn (có đàn hồi) quấn xung quanh bụng bé.
- Liên tục theo dõi để đồng xu không bị rơi ra (vì bé hay cử động, đồng xu rất khó giữ đúng vị trí ở rốn). Cách này phải kiên trì một thời gian rốn mới hết lồi.
- Hạn chế trẻ gào khóc, rặn nhiều do táo bón… để giảm bớt áp lực trong bụng đẩy ra.
- Sau vài tháng rốn sẽ nhỏ lại. Nếu thấy rốn vẫn to và phồng nhiều, hãy mang trẻ đến bệnh viện chuyên khoa để khám lại và được tư vấn.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét