Tuy bé mới 7 tháng tuổi nhưng mẹ Khánh Linh đã rất lo lắng về chiều cao của bé. Xin tư vấn một số phương pháp giúp bé phát triển chiều cao một cách tối ưu.
Bé nhà em hiện được 7 tháng tuổi. Hiện nay bé đã nặng 10.5kg, cao 70.5cm. Em đang muốn giảm tốc độ tăng cân nặng của bé và thúc đẩy việc tăng chiều cao. Xin nhờ bác sĩ tư vấn cho em chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bé. (Trương Khánh Linh)
Trả lời:
Có hai giai đoạn quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của bé:
1. Sự phát triển trong bào thai ảnh hưởng rất nhiều tới chiều cao của trẻ khi đã chào đời.
2. Hai giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ tiếp theo đó là 2 năm đầu đời và tuổi dậy thì.
Việc chăm sóc nuôi dưỡng trong các giai đoạn mang thai, 3 năm đầu và giai đoạn dậy thì là rất quan trọng để phát triển chiều cao của trẻ. Các nghiên cứu cho thấy sự ảnh hưởng của các yếu tố đến sự phát triển chiều cao cụ thể: dinh dưỡng 32%, di truyền (23%); rèn luyện thể lực (20%), môi trường sống, ánh nắng, bệnh tật, giấc ngủ... (25%). Để con bạn phát triển chiều cao tối ưu, bạn cần lưu ý:
Những chất liên quan tới sự tăng trưởng chiều cao là sắt, iốt, canxi, vitamine D, vitamine A, kẽm, calorie, protein và một số nguyên tố vi lượng khác. Nếu cơ thể trẻ thiếu một trong những chất này, sự tăng trưởng chiều cao sẽ bị ảnh hưởng.
Bữa ăn của trẻ bao giờ cũng phải đầy đủ bốn nhóm thức ăn: tinh bột, đạm, béo, vitamine và khoáng chất:
- Nhóm tinh bột: gồm có gạo, bắp, bột mì, khoai… Đây là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, năng lượng từ nhóm này nên chiếm 60-65% tổng năng lượng hàng ngày.
- Nhóm chất đạm: đặc biệt quan trọng với cơ thể trẻ. Chất đạm tham gia vào quá trình hình thành các tế bào, tăng cường hệ miễn dịch và là xúc tác không thể thiếu trong các phản ứng sinh học. Có 2 nguồn đạm: từ động vật như thịt, cá, trứng, hải sản… và từ thực vật như các loại đậu. Chất đạm cần chiếm 10-15% tổng năng lượng mỗi ngày.
- Nhóm vitamin và khoáng chất: rau xanh và trái cây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể.
- Nhóm chất béo: cũng là nguồn dinh dưỡng quan trọng, đồng thời giúp cơ thể hấp thu tốt hơn các loại vitamin tan trong dầu như A, D, E, K.
Năng lượng cung cấp cho trẻ phải đủ, phù hợp với lứa tuổi, cân nặng của trẻ, không quá dư vì dễ dẫn đến béo phì, cũng không quá ít để đưa đến suy dinh dưỡng. Điều này bạn có thể tham khảo tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa về dinh dưỡng.
Khi con bạn lớn lên, bạn không nên cho trẻ thức quá khuya. Vì một trong những nguyên nhân khiến thể lực của học sinh Việt Nam kém hơn so với các nước trong khu vực là trẻ thức quá khuya để học bài. Hoóc môn tăng trưởng được tiết ra nhiều vào khoảng 12 giờ đêm, lúc trẻ ngủ say. Cơ thể con người dài ra dưới tác dụng của hoóc môn này. Nếu trẻ thức khuya, hoóc môn tăng trưởng không có điều kiện được sản xuất.
Khi trẻ còn trong độ tuổi tăng trưởng chiều cao, việc luyện tập đều đặn, thường xuyên đem lại những kết quả nhất định trong quá trình tăng trưởng chiều cao. Lưu ý những động tác giúp vươn dài người như nhảy cao, nhảy xa, đánh đu. Khi khớp xương được kéo giãn tối đa và liên tục, nó sẽ đẩy chiều cao tăng thêm.
Bé nhà em hiện được 7 tháng tuổi. Hiện nay bé đã nặng 10.5kg, cao 70.5cm. Em đang muốn giảm tốc độ tăng cân nặng của bé và thúc đẩy việc tăng chiều cao. Xin nhờ bác sĩ tư vấn cho em chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bé. (Trương Khánh Linh)
Trả lời:
Có hai giai đoạn quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của bé:
1. Sự phát triển trong bào thai ảnh hưởng rất nhiều tới chiều cao của trẻ khi đã chào đời.
2. Hai giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ tiếp theo đó là 2 năm đầu đời và tuổi dậy thì.
Việc chăm sóc nuôi dưỡng trong các giai đoạn mang thai, 3 năm đầu và giai đoạn dậy thì là rất quan trọng để phát triển chiều cao của trẻ. Các nghiên cứu cho thấy sự ảnh hưởng của các yếu tố đến sự phát triển chiều cao cụ thể: dinh dưỡng 32%, di truyền (23%); rèn luyện thể lực (20%), môi trường sống, ánh nắng, bệnh tật, giấc ngủ... (25%). Để con bạn phát triển chiều cao tối ưu, bạn cần lưu ý:
Những chất liên quan tới sự tăng trưởng chiều cao là sắt, iốt, canxi, vitamine D, vitamine A, kẽm, calorie, protein và một số nguyên tố vi lượng khác. Nếu cơ thể trẻ thiếu một trong những chất này, sự tăng trưởng chiều cao sẽ bị ảnh hưởng.
Bữa ăn của trẻ bao giờ cũng phải đầy đủ bốn nhóm thức ăn: tinh bột, đạm, béo, vitamine và khoáng chất:
- Nhóm tinh bột: gồm có gạo, bắp, bột mì, khoai… Đây là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, năng lượng từ nhóm này nên chiếm 60-65% tổng năng lượng hàng ngày.
- Nhóm chất đạm: đặc biệt quan trọng với cơ thể trẻ. Chất đạm tham gia vào quá trình hình thành các tế bào, tăng cường hệ miễn dịch và là xúc tác không thể thiếu trong các phản ứng sinh học. Có 2 nguồn đạm: từ động vật như thịt, cá, trứng, hải sản… và từ thực vật như các loại đậu. Chất đạm cần chiếm 10-15% tổng năng lượng mỗi ngày.
- Nhóm vitamin và khoáng chất: rau xanh và trái cây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể.
- Nhóm chất béo: cũng là nguồn dinh dưỡng quan trọng, đồng thời giúp cơ thể hấp thu tốt hơn các loại vitamin tan trong dầu như A, D, E, K.
Năng lượng cung cấp cho trẻ phải đủ, phù hợp với lứa tuổi, cân nặng của trẻ, không quá dư vì dễ dẫn đến béo phì, cũng không quá ít để đưa đến suy dinh dưỡng. Điều này bạn có thể tham khảo tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa về dinh dưỡng.
Khi con bạn lớn lên, bạn không nên cho trẻ thức quá khuya. Vì một trong những nguyên nhân khiến thể lực của học sinh Việt Nam kém hơn so với các nước trong khu vực là trẻ thức quá khuya để học bài. Hoóc môn tăng trưởng được tiết ra nhiều vào khoảng 12 giờ đêm, lúc trẻ ngủ say. Cơ thể con người dài ra dưới tác dụng của hoóc môn này. Nếu trẻ thức khuya, hoóc môn tăng trưởng không có điều kiện được sản xuất.
Khi trẻ còn trong độ tuổi tăng trưởng chiều cao, việc luyện tập đều đặn, thường xuyên đem lại những kết quả nhất định trong quá trình tăng trưởng chiều cao. Lưu ý những động tác giúp vươn dài người như nhảy cao, nhảy xa, đánh đu. Khi khớp xương được kéo giãn tối đa và liên tục, nó sẽ đẩy chiều cao tăng thêm.
Nguồn: afamily
0 nhận xét :
Đăng nhận xét