Chăm sóc trẻ sơ sinh không chỉ là vấn đề gây lúng túng với riêng những bà mẹ sinh con đầu lòng mà ngay cả những bà mẹ đã có kinh nghiệm cũng cần trau dồi thêm cho mình kiến thức về những phương pháp chăm con hiệu quả.
Cho bé bú đúng cách
Bác sỹ khuyên nên cho bé bú sữa mẹ ngay từ khi bé chào đời và có nhu cầu. Trong những ngày đầu sau sinh, sữa non chứa nhiều kháng thể giúp bé chống lại các bệnh do nhiễm trùng trong những tháng đầu. Sữa của mẹ sẽ tiết ra tùy thuộc vào nhu cầu của bé, mẹ càng cho bé bú nhiều thì sẽ càng kích thích sữa tiết ra. Mẹ nên cho bé bú luân phiên từng bên để cả hai bầu vú đều được kích thích như nhau. Bên cạnh đó, mẹ chú ý cho bé ngậm luôn cả phần quần vú, như vậy bé sẽ không bị nuốt hơi vào bụng và mẹ cũng không bị đau. Nếu mẹ thấy thái dương và tai bé cử động là bé đã bú đúng cách
Tắm để bé khỏe
Bé sơ sinh không cần tắm hàng ngày. Trong vài tuần đầu tiên, mẹ nên giữ sạch sẽ cho bé bằng cách vệ sinh mỗi lần thay tã, lau rửa mặt mũi. Mẹ nên cẩn thận kiểm tra độ ấm của nước để đảm bảo nước tắm vừa đủ ấm, tắm cho bé trong 5-6 phút để bé không bị mất nước.
Trong trường hợp bé bị hăm da, mẹ nên dùng nước ấm và sạch, nhẹ nhàng lau rửa, thấm khô, rồi bôi thuốc trị hăm vào. Nhiều mẹ nghĩ rằng khi bé bị rôm sảy hay hăm thì phải tắm nhiều lần, hoặc tắm bằng các loại lá để mát da, mau lành. Nhưng sự thật là phương pháp này không đánh vào tận gốc nguyên nhân gây bệnh, thậm chí nếu các loại lá bị phun thuốc sâu thì còn có thể phản tác dụng, gây dị ứng cho da bé.
Tắm cho bé đúng cách để bé khỏe, mẹ vui
Chăm sóc da cho bé
Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, mẹ hạn chế sử dụng những sản phẩm chăm sóc da có hóa chất gây kích ứng da làn da non trẻ của bé như khăn ướt có mùi, kem dưỡng da của người lớn. Những sản phẩm chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất là được làm từ những thành phần tự nhiên, không màu, không mùi, không chất bảo quản để đảm bảo không gây kích ứng cho da bé. Việc mẹ sử dụng phấn rôm liên tục sẽ vô tình làm bít lỗ chân lông dẫn đến tình trạng bé bị hăm da.
Khi chọn tã giấy, mẹ nên chọn loại có lớp thấm hút tốt, có hai bên vách chống trào mềm mại không gây vết hằn, đảm bảo an toàn cho làn da nhạy cảm của bé. Mặc dù mẹ đã chọn được tã tốt nhưng mẹ nên lưu ý thay tã cho bé thường xuyên để tránh việc bé bị ẩm ướt trong khoảng thời gian dài dẫn đến kích ứng bởi nước tiểu và phân trong tã.
Đối phó với hăm tã
Khi bé đã bị hăm, phương pháp điều trị nhanh và hiệu quả là thoa thuốc trị hăm tã cho bé. Hiện nay giải pháp dùng thuốc mỡ chiết xuất từ mỡ tự nhiên để phòng ngừa và điều trị hăm tã đang rất phổ biến và đã được chứng minh tính hữu hiệu trên nhiều nghiên cứu lâm sàng. Thuốc mỡ không tan trong nước nên sẽ lưu lại trên da bé lâu hơn giúp kéo dài tác dụng của thuốc so với các loại thuốc kem. Tốt hơn nữa là sử dụng thuốc mỡ chứa Dexpanthenol & Lanolin vì hoạt chất Lanolin (mỡ cừu) giúp tạo màng phân cách giữa da bé với các tác nhân gây kích ứng da như nước tiểu, phân. Bên cạnh đó, hoạt chất Dexpanthenol giúp dưỡng ẩm và điều trị các thương tổn trên da bé.
Sau khi được vệ sinh và chăm sóc tốt, da bị hăm sẽ dần trở lại bình thường. Nếu hăm da vẫn tiếp diễn sau một tuần điều trị hay bé bị hăm kèm theo sốt; da bị hăm có mụn mủ hoặc vết loét, sưng tấy... mẹ cần đưa bé đến bác sỹ để điều trị kịp thời.
Mẹ cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh, giúp bé yêu luôn thấy thoải mái và an toàn trong vòng tay yêu thương của mẹ.
Nguồn: afamily
0 nhận xét :
Đăng nhận xét