-->

Thứ Hai, 4 tháng 1, 2016

Dựa trên những lợi ích dưới, có thể thấy, tập cho bé kể chuyện là một trong những phương pháp hiệu quả nhất mà các bậc phụ huynh có thể làm để chuẩn bị cho các bé nền tảng phát triển toàn diện trong tương lai.

Thúc đẩy phát triển ngôn ngữ thông qua các câu chuyện mà bé được nghe.

Theo nghiên cứu của giáo sư Taira Masato ở trường Đại học Y Tokyo thì quá trình bé lắng nghe những câu chuyện kể và tự kể lại những câu chuyện sẽ giúp cho “hệ viền” – Nơi điều khiển ký ức, tạo ra động lực và sinh ra nhiều cảm xúc phát triển. Vùng ngôn ngữ trong não của trẻ được kích thích đặc biệt lúc 2 tuổi 6 tháng (Thời điểm bé đặc biệt nhạy bén và nhạy cảm về ngôn ngữ). Bé biết cách dùng từ phù hợp, đa dạng với từng hoàn cảnh cụ thể, việc giao tiếp giữa bé với mọi người xung quanh dễ dàng hơn. Đây là nền tảng rất tốt cho việc phát triển kĩ năng giao tiếp sau này.

Phát huy trí tưởng tượng

Theo quyển “Phương pháp nuôi dạy con từ 0-6 tháng tuổi của người Nhật” thì thời kỳ từ 0 đến 3 tuổi là giai đoạn vàng cho sự phát triển não bộ của trẻ. Đó là thời kỳ mà đứa trẻ có thể tiếp thu một cách kỳ diệu tất cả những kích ứng từ bên ngoài, bé cực kì ham học hỏi. Từ 3 đến 6 tuổi, trẻ sẽ phát triển khả năng tư duy, trí tưởng tượng, sức sáng tạo và cá tính riêng. Cha mẹ nên thường xuyên đọc truyện và tập cho bé kể chuyện sẽ giúp khơi gợi và phát triển tiềm năng này ở trẻ.

Bồi dưỡng kiến thức, tâm hồn cho trẻ khôn lớn.

Một kết quả khả quan mà việc kể chuyện đem lại cho trẻ, đó là giúp bé tò mò tìm hiểu các kiến thức cơ bản. Ví dụ, vì sao có gió, có mưa, hạt thóc sẽ nảy mầm và thành cây lúa như thế nào?... Những kiến thức ấy sẽ giúp các bé nhìn nhận chính xác cuộc sống, để bước vào đời một cách vững vàng sau này. Ngoài ra, hầu hết những câu chuyện đều phác họa rõ tính cách nhân vật. Thông qua việc hóa thân vào các nhân vật trong chuyện cổ tích như hoàng tử, công chúa, bác thợ săn tốt bụng..., trẻ sẽ biết yêu cái thiện và ghét sự độc ác, gian trá. Bé sẽ biết những hành vi nào nên làm, những cách cư xử nào nên tránh.

Chị Trang (Quận 5, TP.HCM) hiện đang làm việc cho một công ty truyền thông có tiếng, cho rằng: "nhờ từ nhỏ tham gia cuôc thi kể chuyện ở trường mẫu giáo, các hoạt động phong trào đã giúp chị phát huy kĩ năng giao tiếp, sự tự tin, dạn dĩ. Đó là những bước đệm để chị rèn luyện khả năng giao tiếp và hoàn thành tốt công việc hiện tại. Những bà tiên, công chúa…còn dạy cho chị những bài học đạo đức quý giá về cách sống, về cách làm người".

Kết luận

Là bậc làm cha, làm mẹ, có ai không ao ước con mình thông minh, khỏe mạnh, và phát triển toàn diện. Một trong những hình thức giáo dục rất có ý nghĩa là việc dạy trẻ thông qua các câu chuyện kể. Đọc truyện cho bé nghe và tập cho bé kể chuyện không chỉ có tác dụng làm phong phú khả năng ngôn ngữ, sức sáng tạo, sự tự tin mà còn bồi dưỡng và vun đắp cho các bé sự thông minh về trí tuệ và cảm xúc (EQ) – Một yếu tố được coi là kim chỉ nam đối với sự phát triển của trẻ.
Dưới đây là thực đơn một số món cho bữa phụ (tráng miệng) của bé ăn dặm kiểu Nhật. Các mẹ cùng tham khảo nhé.

1. Sữa chua + dưa lưới

Nguyên liệu: 1/2 thìa café dưa lưới, 2 thìa café sữa chua


(Ảnh minh họa: Internet)

Cách làm: Mẹ gọt vỏ lấy 1/2 thìa café dưa lưới đem hấp chín, sau đó nghiền nhuyễn. Tiếp tục cho sữa chua vào dưa lưới và trộn cho thật nhuyễn, mịn và cho bé ăn.

2. Táo nghiền


Nguyên liệu: Táo 1/4 trái.

Cách làm: Rửa sạch táo, gọt vỏ và cắt miếng nhỏ. Sau đó cho táo vào một chén nhỏ và bỏ vào lò vi sóng tới khi mềm. Mẹ lấy táo ra khỏi lò vi sóng và nghiền cho thật nhuyễn. Mẹ thêm chút đường vào táo và bắc bếp đun liu riu lửa khoảng 1 phút.


3. Sinh tố dâu tây + sữa chua

Nguyên liệu: 2 quả dâu tây, 1 thìa café sữa chua

Cách làm: Rửa sạch dâu tây, sau đó ngâm muối 10 phút rồi cho dâu tây vào máy xay sinh tố xay nhuyễn và đổ sữa chua vào cùng. Trộn đều sữa chua và dâu tây sao cho hỗn hợp sánh mịn. Với bé ăn dặm từ 8 tháng tuổi trở lên, đây là thực đơn lý tưởng cho bé.


4. Tào phớ vị cam

Nguyên liệu: 1 thìa café nước cam, 2 thìa café đậu phụ non

Cách làm: Nghiền nhỏ đậu phụ và đổ nước cam vào đậu. Sau đó, cho hỗn hợp này vào ngăn lạnh cho đậu phụ đông. Đây là món ăn tráng miệng ngon tuyệt cho bé ăn dặm kiểu nhật 6 tháng tuổi.

Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2016

Ngoài ý nghĩa tên theo vần, bạn có thể xem tuổi và bản mệnh của con để đặt tên cho phù hợp. Một cái tên hay và hợp tuổi, mệnh sẽ đem lại nhiều điều tốt đẹp cho con bạn trong suốt đường đời.


Đặt tên con theo tuổi

Để đặt tên theo tuổi, bạn cần xem xét tuổi Tam Hợp với con bạn. Những con giáp hợp với nhau như sau:

Thân – Tí – Thìn
Tỵ – Dậu – Sửu
Hợi – Mão – Mùi
Dần – Ngọ – Tuất

Dựa trên những con giáp phù hợp bạn có thể chọn tên có ý nghĩa đẹp và gắn với con giáp Tam Hợp. Ngoài ra cần phải tránh Tứ Hành Xung:

Tí – Dậu – Mão – Ngọ
Thìn – Tuất – Sửu – Mùi
Dần – Thân – Tỵ – Hợi

Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

Giúp trẻ hình thành thói quen đi ngủ tối đúng giờ là một việc làm khó khăn đối với nhiều bà mẹ. Tuy nhiên, mẹ hoàn toàn có thể giúp trẻ trẻ hình thành thói quen có lợi này nhanh chóng nhờ áp dụng 8 bước sau đây:

1. Điều chỉnh bữa ăn tối

Thực đơn ăn tối có ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ của em bé nhà bạn. Nếu trẻ ăn quá nhiều, dạ dày sẽ phải chịu nhiều áp lực, trẻ cũng bị chứng khó tiêu và cảm thấy khó ngủ. Thêm nữa, một số loại thức uống và thuốc có chứa caffeine gây ra tình trạng tỉnh ngủ như cà phê và thuốc giảm đau. Vậy nên mẹ cần tránh cho trẻ sử dụng những chất trên trước giờ đi ngủ một vài tiếng.

2. Cho trẻ lên giường vào một giờ cố định

Đây là một trong những cách hiệu quả nhất giúp trẻ hình thành thói quen đi ngủ đúng giờ. Có thể bạn phải mất một vài tháng để rèn trẻ vào phòng ngủ sớm và bạn cần phải kiên trì thì mới giúp trẻ có thói quen này thành công. Mới đầu, trẻ sẽ không ngủ ngay khi bước chân lên giường và có thể bạn sẽ phải kể chuyện cho bé nghe, cùng xem TV với bé, ôm bé ngủ một lúc sau đó bé mới tự chìm sâu vào giấc ngủ được.

3. Tạo không gian yên tĩnh và thoải mái để bé ngủ

Tiếng ồn, ánh sáng chói có thể làm bé khó chịu và không thể ngủ ngay được. Trong thời gian rèn bé đi ngủ đúng giờ, bạn cần chú ý đến các yếu tố không gian yên tĩnh, dễ chịu để con chìm vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

4. Cho trẻ ôm gấu bông khi ngủ

Một chú gấu teddy nhỏ hoặc gối ôm mềm có thể giúp bé điều chỉnh thói quen ngủ nhanh chóng hơn.

Giai đoạn đầu khi cho trẻ ngủ một mình vô cùng khó khăn vì bé đã quen với việc ôm mẹ và có cảm giác thiếu an toàn khi phải ở một mình. Một chú gấu teddy nhỏ hoặc gối ôm mềm có thể giúp bé điều chỉnh thói quen ngủ nhanh chóng hơn.

5. Ngủ cùng con 

Khi gấu bông và gối ôm không thể thay thế được mẹ, mẹ sẽ vất vả hơn để cho con ngủ theo thời khóa biểu cố định. Cách tốt nhất lúc này là nằm với trẻ cho đến khi trẻ ngủ sâu và bạn trở về phòng ngủ của riêng mình. Hãy làm như vậy một vài tuần/tháng cho đến khi trẻ tự giác lên giường đi ngủ mà không cần đến mẹ.

6. Điều chỉnh nhiệt độ phòng

Ngoài vấn đề về ánh sáng và tiếng ồn, nhiệt độ phòng không thích hợp cũng khiến trẻ khó ngủ. Hãy chắc chắn rằng bạn không để nhiệt độ phòng quá nóng hay quá lạnh để con cảm thấy khó chịu khi ngủ và ảnh hưởng đến sức khỏe.

7. Khích lệ trẻ ngủ đúng giờ và thưởng

Súp muốn ngon thì không thể thiếu gia vị. Nếu áp dụng công thức trên vào việc dạy trẻ đi ngủ sớm thì ngoài đề nghị là muối, hạt tiêu, còn cần sự động viên ngọt ngào là đường. Hãy nói với con những lời yêu thương ngọt ngào để dỗ con đi ngủ và trao phần thưởng xứng đáng cho con.

8. Đừng bao giờ đánh đập trẻ

Không ít bà mẹ tỏ ra thiếu tinh tế và thiếu kiên nhẫn với con khi dạy con đi ngủ đúng giờ. Họ đã dùng bạo lực và những lời quát mắng.

Đây thực sự là một sự bạo hành về tinh thần lớn khiến trẻ bất an khi ngủ, hậu quả là ảnh hưởng đến sự phát triển sinh lý và tâm lý của trẻ em trước tuổi dậy thì như chậm phát triển chiều cao, tự ti, thiếu gắn kết tình cảm với mẹ…

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

Giai đoạn con cái đến tuổi dậy thì là giai đoạn hết sức nhạy cảm vì tâm lý lứa tuổi này rất phức tạp. Là cha mẹ, bạn hãy phòng xa và uốn nắn kịp thời để định hướng con mình phát triển toàn diện, khỏe mạnh và vui vẻ nhất. Những điều bố mẹ cần quan tâm khi con đến tuổi dậy thì sau đây sẽ giúp bạn có phương pháp “đối phó” với tuổi ẩm ương này của con mình.

Thiết lập các tiêu chuẩn

Trong thời gian mà con cái đang chuyển giao nửa trẻ con nửa người lớn thế này, cha mẹ tỏ ra nghiêm khắc quá cũng không được mà thả lỏng quá cũng không xong. Cha mẹ không nên tỏ ra quản lý con cái quá mức khiến chúng cảm thấy tù túng, mất tự do. Giai đoạn này trẻ thể hiện cái tôi nhiều nhất nên chúng rất muốn tự quyết định những vấn đề liên quan đến cuộc đời mình.

Tốt nhất bạn nên cho trẻ tự quyết những gì chúng có thể, với điều kiện là chúng đã thảo luận vấn đề đó với bạn và bạn đã phân tích cho chúng hiểu vấn đề đó là đúng hay sai. Sau đó, bạn đề nghị chúng phải tự chịu trách nhiệm nếu vấn đề chúng làm là không đúng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thỏa thuận với chúng một số nguyên tắc bất di bất dịch:Phải về nhà trước 10 giờ đêm, không bia rượu, thuốc lá, không giao du với các bạn bè xấu, đưa bạn khác giới về khi bố mẹ không có nhà.
Hãy cho trẻ hiểu rằng cần phải tôn trọng những giới hạn

Khi một đưa trẻ đến tuổi dậy thì mà bố mẹ không quan tâm hoặc thả cho tự do làm bất kỳ điều gì mình muốn, chúng sẽ cảm thấy không ai buồn quan tâm đến mình mà tuổi này lúc nào cũng muốn được người khác chú ý. Chính vì thế chúng sẽ thu hút sự quan tâm của người khác và chứng tỏ bản thân bằng những cách tiêu cực do không được định hướng như ăn mặc thiếu vải, tiếp xúc với những người bạn giang hồ, tham gia đánh nhau, gây sự, gây rối mất trật tự. Dễ sa đà vào các tệ nạn như ma túy, mại dâm…

Nếu đứa trẻ luôn có bố mẹ người thân ở bên đồng hành trong suốt quá trình dậy thì, trẻ sẽ được hướng đến những việc làm, suy nghĩ đúng đắn. Và các em sẽ biết được rằng những giới hạn cha mẹ đặt ra cũng chỉ vì muốn tốt cho các em. Do đó, một trong những điều bố mẹ cần quan tâm khi con đến tuổi dậy thì là hãy trở thành một người bạn, một người thân luôn quan tâm, để ý, đồng ý những việc đúng đắn và trách phạt những việc làm sai lầm của chúng.

Thiết lập những quy định nghiêm ngặt nhưng luôn vị tha với những lỗi lầm

Hãy đưa ra những nguyên tắc hợp lý đối với bọn trẻ, càng tỉ mỉ càng tốt. Nhưng với bọn trẻ, thời gian đầu do chưa quen với những quy tắc này, chúng sẽ liên tục vi phạm tuy nhiên đừng mắng mỏ trẻ mà hãy tỏ ra bao dung, độ lượng, dùng những lời lẽ nhẹ nhàng để phân tích cái đúng cái sai trong hành động hay suy nghĩ của trẻ. Đồng thời, tỏ ra hơi thất vọng khi biết chúng đã làm như vậy và bày tỏ thái độ mong rằng lần sau chúng sẽ không mắc lỗi thêm một lần nào nữa.

Sự bao dung, độ lượng của bạn sẽ khiến con bạn tôn trọng bạn hơn. Hãy luôn cố gắng là tấm gương của trẻ để có thể tâm phục khẩu phục bạn. Nóng nảy và giận dữ không bao giờ là thái độ đáng hoan nghênh khi dạy trẻ ở lứa tuổi này. Hãy giúp con mình trưởng thành hơn qua những sai lầm.

Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2015

Xây dựng sức đề kháng cho trẻ là việc vô cùng quan trọng để trẻ có sức khỏe tốt đồng thời hạn chế được bệnh tật ở trẻ. Để nâng cao sức đề kháng ở trẻ bên cạnh việc cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng thì bạn cũng cần nên tập cho trẻ một thói quen sinh hoạt tốt, hãy cùng tham khảo một sốcách giúp bé tăng sức đề kháng dưới đây nhé.
Cách giúp bé tăng sức đề kháng

1. Thói quen sinh hoạt lành mạnh

– Thường xuyên vuốt ve trẻ .Viêc vuốt vẻ trẻ sẽ cải thiện được khả năng tuần hoàn máu, nâng cao được khả năng miễn dịch ,giúp trẻ hấp thụ tốt, bớt khóc và ngủ ngon hơn.
– Cho trẻ uống nhiều nước. Việc uống nhiều nước giúp trẻ sạch ruột và tiêu hóa tốt hơn.
– Cho trẻ tiếp xúc thường xuyên với môi trường xung quanh. Khi đó sẽ sẽ có sức đề kháng tự nhiên tốt hơn do cơ thể đã làm quen với các tác nhân gây hại bên ngoài nếu có.
– Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Việc này giúp cho trẻ tránh được các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bé. Hãy tập cho bé thói quen tắm rửa sạch sẽ, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh ,..
– Nên cho trẻ đi ngủ sớm và thức đúng giờ tập thể dục
– Không nên tùy ý dùng thuốc kháng sinh: Hệ thống miễn dịch của cơ thê quen với một số vi khuẩn để trẻ khỏi mắc bệnh. Việc dùng quá nhiều thuốc kháng sinh sẽ làm cơ thể trẻ phụ thuộc vào thuốc. Điều này sẽ làm cho cơ thể trẻ không thể chống lại vi khuẩn của môi trường xung quanh.

2. Nắm rõ thông tin về các loại bệnh dịch

Một trong những cách giúp bé tăng sức đề kháng là nắm rõ những thông tin về các loại bệnh dịch. Bệnh dịch thường bùng phát theo mùa. Chính vì thế bạn cần theo dõi và nắm rõ tình hình dịch bệnh. Đồng thời cũng cần có đầy đủ thông tin về bệnh cũng như cách nhận biết và xử lí bệnh. Một số bệnh bùng phát theo mùa sau :
– Mùa hè: Tiêu chảy cấp ,viêm đường hô hấp, tay chân miệng, mắt đỏ,..
– Mùa thu: cảm cúm, sốt phát ban, tiêu chảy cấp,…
– Mùa đông xuân: sởi, thủy đậu, cúm A/H5N1,..

3. Các loại thực phẩm tăng cường sức đề kháng

– Óc chó : có chứa nhiều omega-3 giúp cơ thể chống lại đau ốm, giảm một số bệnh nhiễm trùng hô hấp ở trẻ.
– Rau và trái cây: Nên lựa chọn loại có chứa nhiều Vitamin C như : cam, quýt, dâu tây, bông cải, khoai lang,…Hàm lượng vitamin C sẽ giúp trẻ chống lại cảm lạnh và cúm .
– Thịt nạc: giúp cho cơ thể trẻ tăng cường hệ thống miễn dịch, trong thịt nạc có một loại protein giúp duy trì sức khỏe, và một loại kẽm giúp tế bào bạch cầu chống nhiễm khuẩn.

4. Phòng bệnh hơn là chữa bệnh

Cần nắm rõ lịch tiêm chủng ở trẻ và đưa trẻ di tiêm phòng đầy đủ các loại bệnh nguy hiểm như viêm não, viêm gan siêu vi, bạch cầu, uốn ván, ho gà,…Trong thời gian dịch bệnh diễn ra nghiêm trọng không nên đưa trẻ đến nơi công cộng có quá nhiều người hoặc tiếp xúc với các trung gian truyền bệnh .

Hy vọng, với những chia sẻ về cách giúp bé tăng sức đề kháng sẽ giúp ích cho những ông bố, bà mẹ có những thông tin bổ ích trong việc chăm sóc bé yêu nhà mình luôn khỏe mạnh và ngoan ngoãn. Có thể bạn quan tâm: Cách phòng tránh bệnh sởi cho trẻ em, xử lý khi trẻ bị sởi

Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

Những gợi ý cách đặt tên cho con trai 2016 dưới đây sẽ rất hữu ích để bố mẹ có thể chọn được một cái tên thật ưng ý cho cục cưng của mình.

Đặt tên cho con sinh năm 2016 theo tính cách

Các bé sinh năm 2016 – tương đương với năm Bính Thân theo âm lịch – cầm tinh con khỉ – được cho là có tính cách vui vẻ, hoạt bát, hiếu động và thông minh. Ngoài ra, nhanh nhẹn, tinh anh, khỏe mạnh và có cái nhìn lạc quan cũng là những đặc điểm tượng trưng cho tính cách bé tuổi Thân. Do đó, khi đặt tên cho bé sinh năm 2016, cha mẹ nên cân nhắc những cái tên thuộc bộ Cân, Mịch, Sam, Y như: Ảnh, Chương, Duyên, Đồng, Hồng, Hi, Hình, Sư, Ngạn, Phàm, Ước, Tố,… để mang đến cho bé tướng mạo khôi ngô, tài đức song toàn.


Bé tuổi Thân thường hoạt bát, nhanh nhẹn, hiếu động và rất thông minh, lanh lợi. (Ảnh minh họa) 

Tham khảo thêm cách dat ten cho con gai 

Đặt tên cho con năm 2016 theo tam hợp

Theo tam hợp thì Thân tam hợp với Thìn, Tý; do đó nếu tên của bé tuổi Thân có chứa các chữ trong tam hợp đó sẽ có vận mệnh tốt đẹp, được trợ giúp. Ngoài ra, Thân thuộc hành Kim, mà Thủy tương sinh Kim nên bố mẹ có thể dùng các chữ thuộc bộ Thủy để đặt tên cho bé tuổi thân sẽ mang lại vận mệnh tốt.

Gợi ý tên theo tam hợp cho bé tuổi Thân là: Băng, Cầu, Chân, Giang, Giá, Hiếu, Học, Hải, Hồ, Hồng, Nguyên, Khánh, Lân, Tuyền, Thìn, Nông, Tự, Tôn, Tân,…
Đặt tên cho con theo quy luật tự nhiên

Khỉ thường sống trong rừng, trên cây, do đó các chữ thuộc bộ Mộc sẽ rất hợp để đặt tên cho bé tuổi Thân. Bố mẹ có thể lựa chọn những gợi ý thuộc bộ Mộc như: Bản, Bình, Cúc, Dương, Đào, Đỗ, Đông, Tùng, Liễu, Lâm, Khôi, Quỳnh, Thảo, Trúc, Bách, Phương, Quý, Hạnh, Xuân, Chi, Phúc, Phước, Lê, Mai …

Tuy nhiên, có một trở ngại là Thân thuộc hành Kim, mà Kim lại khắc Mộc nên cần cẩn trọng khi dùng những tên thuộc bộ Mộc. Thay vào đó, bạn có thể chọn các chữ thuộc bộ Miên, Mịch, Khẩu như: An, Bảo, Dung, Đài, Đồng, Đường, Gia, Hòa, Hoành, Hựu, Hướng, Ninh, Nghi, Thực, Thiện, Quân, Trung, Sử, Tư, Tông, Thất,… vì những bộ này có liên quan đến “cái hang khỉ”, do đó sẽ giúp bé tuổi Thân được bình an, thảnh thơi trong cuộc sống.

Mẹ cũng nên lưu ý tránh các bộ chữ xung khắc để giữ vận mệnh tốt cho bé. (Ảnh minh họa) 

Một điều nổi bật nữa là loài khỉ rất thích bắt chước những cử chỉ, lời nói của con người, là động vật cao cấp gần với con người nhất ở nấc thang tiến hóa, do đó tên chứa các chữ thuộc bộ Nhân, Ngôn cũng thích hợp để đặt tên cho con sinh năm 2016. Các tên thuộc bộ Nhân, Ngôn bạn có thể tham khảo là: Bảo, Đại, Nhân, Giới, Hà, Huấn, Nghi, Nhiệm, Thành, Kim, Trọng, Tín, Hưu, Từ, Ngữ, Thành, Mưu, Nghị, Cảnh…

Những cái tên “cấm kị” cho bé tuổi Thân

Ngoài những tên hay và hợp với tính cách, tam hợp hay quy luật tự nhiên, còn có những cái tên không nên đặt cho bé tuổi thân chút nào. Chẳng hạn:

- Các chữ thuộc bộ Kim, Dậu, Điểu, Đoài, Mãnh, Nguyệt: Như đã nói ở trên, Thân thuộc hành Kim, do đó không nên dùng những chữ thuộc các bộ trên (thuộc hành Kim) để đặt tên cho bé vì dễ dẫn đến hình khắc và những điều không mấy tốt lành khi Kim tụ lại quá nhiều. Các chữ thuộc bộ Kim, Dậu, Điểu, Đoài, Mãnh, Nguyệt bao gồm: Cẩm, Cương, Chung, Ngân, Xuyến, Nhuệ, Phong, Thoa, Trân, Trâm, Kim,…
- Các chữ thuộc bộ Cốc, Điền, Hòa, Mễ, Mạch, Tắc: Do các bộ này chỉ những loại ngũ cốc trên đồng ruộng – đối tượng phá hoại của khỉ; nếu đặt tên chứa chữ trong các bộ đó sẽ gây ra sự xung khắc, không mấy tốt đẹp. Các chữ thuộc bộ Cốc, Điền, Hòa, Mễ, Mạch, Tắc bao gồm: Chủng, Bỉnh, Do, Đương, Đường, Đạo, Giới, Nam, Khoa, Thân, Thu, Tùng, Tú, Tinh, Lương, Lượng,…
- Các chữ có liên quan đến Dần, Hợi vì Thân xung khắc với Dần, Hợi và Thân thuộc “lục hại”. Do đó không nên đặt tên con chứa các chữ: Dần, Hổ, Báo, Hợi, Tượng, Gia, Duyên, Hàn, Lư, Hiệu, Mạo,…
- Những chữ thuộc bộ Khẩu (kìm hãm) như: Cát, Huynh, Hòa,…; các chữ Quân, Đao, Tướng, Lực,… cũng không thích hợp để đặt tên cho bé tuổi Thân.

Theo kienthuc